Chuyến công du hỏa tốc của Tổng thống Hoa Kỳ sang ĐNÁ
Việt-Long - Thanh Quang - Nam Nguyên
2012-11-22
Đông Nam Á là nơi Tổng thống Mỹ mở chuyến công du tiên sau khi vừa thắng cử, mà không phải là châu Âu hay Trung đông, là những nơi được nói đến rất nhiều trong thời gian tranh cử vất vả vừa qua. Và chuyến đi hỏa tốc này đem lại kết quả nào?
Việt-Long:
TT Obama chọn ĐNÁ là nơi đến đầu tiên sau khi thắng cử. Hai anh nghĩ sao?
Thanh Quang:
Theo tôi thì lý do đầu tiên là hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã được dự trù từ lâu nên Tổng thống Obama phải đi Cambodia, nhưng điều đáng chú ý là ông đã nhân dịp này đi qua Thái Lan và Miến Điện, nhất là Miến Điện, là nước mà Hoa Kỳ còn do dự trong sự công nhận và ủng hộ hoàn toàn. Và chuyến công du của Tổng thống Mỹ cũng diễn ra ngay sau khi hai Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ đi Úc, và ông Panetta cũng đến Thái Lan trước Tổng thống một bước. Vì thế tôi cho là chính phủ Hoa Kỳ muốn nhân dịp này xác định mạnh mẽ chính sách đặt trọng tâm chiến lược vào châu Á, mà họ thường gọi là chuyển trục chiến lược sang châu Á.
Việt-Long:
Anh có thể giải thích rõ hơn là vì sao chuyến đi ba nước Đông Nam Á lại xác định mạnh mẽ chính sách chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á.
Nam Nguyên:
Tôi xin tiếp lời anh Thanh Quang ở chỗ này. Trước hết chúng ta thấy, như anh Thanh Quang vừa nhắc, là Tổng thống Mỹ đã đến Miến Điện dù Hoa Kỳ chưa ngỏ ý hoàn toàn công nhận và ủng hộ chính phủ của Tổng thống Thein Sein. Chúng ta nhớ rằng dù sao đó cũng là thể chế dân cử đầu tiên ở xứ Miến kể từ mùng 2 tháng 3 năm 1962 khi tướng Ne Win đảo chính và đưa Miến Điện trở thành một nước xã hội chủ nghĩa, với chế độ
TT Obama chọn ĐNÁ là nơi đến đầu tiên sau khi thắng cử. Hai anh nghĩ sao?
Thanh Quang:
Theo tôi thì lý do đầu tiên là hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã được dự trù từ lâu nên Tổng thống Obama phải đi Cambodia, nhưng điều đáng chú ý là ông đã nhân dịp này đi qua Thái Lan và Miến Điện, nhất là Miến Điện, là nước mà Hoa Kỳ còn do dự trong sự công nhận và ủng hộ hoàn toàn. Và chuyến công du của Tổng thống Mỹ cũng diễn ra ngay sau khi hai Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ đi Úc, và ông Panetta cũng đến Thái Lan trước Tổng thống một bước. Vì thế tôi cho là chính phủ Hoa Kỳ muốn nhân dịp này xác định mạnh mẽ chính sách đặt trọng tâm chiến lược vào châu Á, mà họ thường gọi là chuyển trục chiến lược sang châu Á.
Việt-Long:
Anh có thể giải thích rõ hơn là vì sao chuyến đi ba nước Đông Nam Á lại xác định mạnh mẽ chính sách chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á.
Nam Nguyên:
Tôi xin tiếp lời anh Thanh Quang ở chỗ này. Trước hết chúng ta thấy, như anh Thanh Quang vừa nhắc, là Tổng thống Mỹ đã đến Miến Điện dù Hoa Kỳ chưa ngỏ ý hoàn toàn công nhận và ủng hộ chính phủ của Tổng thống Thein Sein. Chúng ta nhớ rằng dù sao đó cũng là thể chế dân cử đầu tiên ở xứ Miến kể từ mùng 2 tháng 3 năm 1962 khi tướng Ne Win đảo chính và đưa Miến Điện trở thành một nước xã hội chủ nghĩa, với chế độ
cai trị độc đảng đưa đến đói nghèo từ đó đến nay. Và người lãnh đạo hiện nay, tướng Thein Sein, là người đã dày công xoay chuyển được Miến Điện từ một nước quân phiệt với ảnh hưởng sâu đậm của Trung Quốc, bứt khỏi sự liên kết với Bắc Kinh để trở thành một chế độ dân chủ mới mẻ như ngày nay. Vì vậy khi Tổng thống Obama đến Miến Điện và nói đó là một sự nhìn nhận Miến Điện đã chuyển theo đường lối dân chủ, nhưng chưa phải là công nhận chế độ này, thì tôi nghĩ thông điệp của Hoa Kỳ là Washington đón nhận và sẽ xem xét giúp đỡ một nước Miến Điện đã bứt khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh. Đó chính là sự xác nhận rằng chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á là một chính sách nhất quán và lâu dài.
Việt-Long:
Đó là Miến Điện, còn ở Thái Lan và Cambodia thì người ta có thấy dấu hiệu nào về điều như anh Nam Nguyên vừa nói?
Thanh Quang:
Tại Thái Lan thì khi họp báo chung với Thủ tướng Yingluck Shinawatra, Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng: theo như ông đã nói nhiều lần, Hoa Kỳ luôn luôn vẫn là một quốc gia Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh Châu Á Thái Bình Dương là khu vực phát triển nhanh chóng nhất thế giới, và sẽ hình thành rất nhiều cho nền an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ trong thế kỷ tới, và đó là lý do mà với cương vị Tổng thống Hoa Kỳ ông phải đặt ưu tiên hàng đầu cho việc tái xác định rằng chính sách can dự vào châu Á của Hoa Kỳ là chính sách lâu dài và chắc chắn.
Việt-Long:
Còn tại Phnom Penh với hội nghị thượng đỉnh Đông Á, hai anh có thấy Hoa Kỳ làm nổi bật được sự cam kết đó không?
Nam Nguyên:
Phnom Penh không phải là nơi chốn và thời gian để Tổng thống Mỹ nhấn mạnh chiến lược đặt trọng tâm vào châu Á, và cũng là nơi mà các viên chức của tòa Bạch Ốc nói là nếu không có hội nghị thượng đỉnh thì Tổng thống Mỹ đã không muốn tới. Đó là nơi mà chính quyền Phnom Penh cố tình tỏ sự lạnh nhạt đối với Tổng thống Mỹ, đối chọi hẳn với sự nồng nhiệt đối với Thủ tướng Trung Quốc.
Tại dinh Hoà Bình là nơi nhóm họp hội nghị thượng đỉnh người ta chỉ thấy đúng hai biểu ngữ, một cái ghi "Chào mừng Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo" , cái kia viết là "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm." Không một nước nào khác dự hội nghị được chào mừng hay nói tới1 Vì vậy Tổng thống Obama chỉ đề cập đến thương mại và kinh tế với Thủ tướng Trung Quốc, và nói chuyện kinh tế, an ninh với Thủ tướng Nhật.
Thanh Quang:
Tôi muốn nói thêm về hội nghị thượng đỉnh Đông Á, vì đó là nơi mà Phnom Penh đã tiếp tay Trung Quốc gạt bỏ nghị trình về an ninh và tranh chấp lãnh hải, chặn đứng cuộc thảo luận về dự thảo Bản quy tắc ứng xử COC, tránh hết mọi chỉ trích của Hoa Kỳ về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Lời tuyên bố sau cùng của Hun Xen không đả động gì tới biển Đông, trong khi đó Philippines phải lên tiếng phản đối lời lẽ ....
... của Phnom Penh nói rằng ASEAN không đặt ra vấn đề quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển Đông. Giới quan sát nhận định rằng Bắc Kinh hoàn toàn chiến thắng về ngoại giao tại hội nghị thượng đỉnh. Tuy nhiên cùng lúc đó Tổng thống Obama cũng có dịp xác nhận sự can dự và ủng hộ của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.
Việt-Long:
Đó là trong hội nghị với năm nước ở hạ lưu vực sông Mekong, ở đó có diễn tiến có gì đáng chú ý, để gọi là "xác nhận chính sách của Hoa Kỳ", thưa anh?
Nam Nguyên:
Thông cáo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Việt Nam, Thái Lan, Cambodia, Lào, Miến Điện đã gặp gỡ và chụp ảnh chung vào hôm thứ ba để đánh dấu quyết tâm phát triển công cuộc hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết vấn đề sông Mê Kông cho các nước Đông Nam Á này, do chương trình được gọi là “Kết nối Mê Kông” mà Hoa Kỳ đề xướng. Chương trình này kết hợp với các kế hoạch đã đi trước, gọi là “Trụ cột văn hóa-xã hội-kinh tế ASEAN” và “Kế hoạch liên kết ASEAN”. T hông cáo cho biết mục đích tối hậu của chương trình “Kết nối Mekong” là trợ giúp và hướng dẫn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, giáo dục để tăng tiến cuộc sống cho người dân ở năm quốc gia này.
Việt-Long:
Theo tôi hiểu thì việc này có ý nghĩa ở chỗ năm nước ở hạ lưu vực Mekong là Việt, Lào, Cambodia, Thái, Miến đã có mâu thuẫn với Trung Quốc và cả với nhau về vấn đề đập nước và dòng chảy của sông Mekong, nên việc Hoa Kỳ can dự vào vấn đề Mekong có thể được hiểu là giúp họ đối phó với Trung Quốc đồng thời trợ giúp phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và cuộc sống người dân.
Và kết luận, thưa quý thính giả , chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ cũng đạt mục đích xác định tính cách lâu dài và nhất quán của chiến lược chuyển trọng tâm chính sách của Mỹ sang châu Á Thái Bình Dương, tiếp nối hoạt động của hai bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ tại Australia như chúng ta thảo luận kỳ trước. Riêng các nước ASEAN can dự vào tranh chấp lãnh hải biển Đông thì hoàn toàn thất bại vì sự trung thành của Thủ tướng Hun Xen đối với Trung Quốc.