vendredi 9 novembre 2012

Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam bị tụt hạng


Hoà Ái, phóng viên RFA
2012-11-08


Kết quả mới nhất của nhóm nghiên cứu SCImago công bố về năng lực và chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam tiếp tục bị tụt hạng. 


Source vnu.edu.vn
Trong phòng thí nghiệm (ảnh minh hoạ)

   

  Tải xuống - download  


 Có phải hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đang ở mức báo động? Hòa Ái phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn thuộc viên nghiên cứu Y Khoa Garvan và Đại học New South Wales xoayquanh đề tài này. Cuộc phỏng vấn được phát trong 2 kỳ. 


Phương thức đánh giá 


Trả lời câu hỏi đầu tiên về kết quả công bố của viện SCImago, một tổ chức uy tín về đánh giá khoa học, có phản ánh đúng thực tiễn tình hình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hay không?  



  GS.TS Nguyễn Văn Tuấn: Trước hết thì giới báo chí nói chung có một hiểu lầm ở đây. Tổ chức SCImago của Tây Ban Nha là họ nói rất rõ là họ không có xếp hạng đại học và nghiên cứu trên thế giới. Họ chỉ cung cấp thông tin liên quan đến nghiên cứu khoa học và chất lượng nghiên cứu khoa học để các nhà chức trách cũng như giáo sư tự quyết định và đánh giá để biết mình đang ở đâu trên bảng đồ khoa học thế giới. 



 Qua báo cáo đó, tôi nghĩ rằng chúng ta cũng có thể biết một trung tâm hay một đại học đang đứng ở đâu trong vùng và trên thế giới. Trong lần này họ có đưa vô danh sách 4 trường, viện của Việt Nam. Đó là Viện Khoa học và Công Nghệ ở Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mỗi một trường, họ đánh giá qua 7 chỉ số.
Họ chỉ cung cấp thông tin liên quan đến nghiên cứu khoa học và chất lượng nghiên cứu khoa học để các nhà chức trách cũng như giáo sư tự quyết định và đánh giá để biết mình đang ở đâu trên bảng đồ khoa học thế giới
GS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Thứ nhất là đầu ra về nghiên cứu khoa học, 


thứ hai là tỉ lệ hợp tác quốc tế, 


thứ ba là số công trình được công bố trên các tập san được xem như hàng đầu trong mỗi chuyên ngành, 


thứ tư tôi tạm dịch là chỉ số tác động tức là chỉ số phản ảnh mức độ ảnh hưởng của công trình nghiên cứu như thế nào,


 thứ năm là chỉ số chuyên biệt hóa, thứ sáu là chỉ số xuất sắc và mới đây nhất là chỉ số lãnh đạo.


  Sở dĩ tôi phải nói ra 7 tiêu chí bây giờ là bởi vì nếu dựa vào một tiêu chí thì một đại học này có thể được xếp hạng nhất, đại học kia được xếp hạng ba, nhưng nếu ví dụ dựa vào tiêu chí chất lượng thì đại học đó có thể xếp hạng ba thay vì hạng nhất. Tức là thay đổi tùy theo tiêu chí mình sử dụng. 



Do đó chuyện các đại học Việt Nam bị thay đổi vị trí tăng hay giảm tùy theo tiêu chí nào cũng không có ngạc nhiên.  Tuy nhiên, nhìn mặt tổng thể thì bảng xếp hạng cung cấp thông tin cho dù ở tiêu chí nào thì các đại học Việt Nam vẫn ở vị trí rất thấp so với các nước trong vùng như Thái Lan hay Malaysia, còn so với thế giới thì thấp hơn nữa. Ở đây tôi phải thêm một chú ý (note) mang tính tích   


 
Phòng thí nghiệm trọng điểm của ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG/TTre
Phòng thí nghiệm trọng điểm của ĐH Quốc gia TP.HCM - Photo: Nhu Hung/TTre
cực hơn là mặc dù Đại Học Quốc Gia TP. HCM kém về số lượng hơn so với các đại học khác trong vùng nhưng về chất lượng nghiên cứu thì cao hẳn hơn. Tôi nghĩ rằng đó là điều hình như báo chí Việt Nam không để ý. Cái nào kém thì nói kém, cái nào tốt thì cũng nên ghi nhận ở đây.
Tuy nhiên, nhìn mặt tổng thể thì bảng xếp hạng cung cấp thông tin cho dù ở tiêu chí nào thì các đại học Việt Nam vẫn ở vị trí rất thấp so với các nước trong vùng như Thái Lan hay Malaysia, còn so với thế giới thì thấp hơn nữa
GS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Nguyên nhân xa gần Hòa Ái: Dạ thưa GS thì theo như báo chí trong nước đăng tải thì các nhà nghiên cứu khoa học nêu lên các công trình nghên cứu khoa học của họ không được theo như ý muốn vì rất nhiều nguyên nhân. Có thể nói là không có các hội đồng đánh giá độc lập hay là khâu đào tạo tổ chức không hợp lý hay thậm chí vì cơ chế tài chính khắt khe nên có thể nhà khoa học phải nói dối để theo đuổi công trình nghiên cứu của mình. Theo GS. đánh giá thì cái gốc của vấn đề là ở chổ nào? 



 GS.TS Nguyễn Văn Tuấn: Tôi nghĩ đây là một câu hỏi chắc có lẽ cần đến một hội thảo khoa học để mổ xẻ vấn đề cho đến nơi đến chốn. Riêng tôi thì cũng chỉ có một số nhận xét cá nhân thôi. Tôi nghĩ khá nhiều về những lý do các đồng nghiệp trong nước vừa nêu, tôi nghĩ đều đúng cả. Theo tôi, là người ở ngoài nhìn vào, thì có lẽ có 5 lý do chính. 



 Lý do thứ nhất có lẽ ai cũng thấy là các đại học ở Việt Nam chưa chú trọng vào nghiên cứu khoa học như là một cứu cánh. Các đại học lớn như Đại Học Quốc Gia và Đại Học Bách Khoa thì cũng có nghiên cứu nhưng các giảng viên, giáo sư ở đó xem giảng dạy là nhiệm vụ chính, nghiên cứu là phụ thôi. Do đó, họ không có động cơ để theo đuổi nghiên cứu khoa học.
 
Các đại học lớn như Đại Học Quốc Gia và Đại Học Bách Khoa thì cũng có nghiên cứu nhưng các giảng viên, giáo sư ở đó xem giảng dạy là nhiệm vụ chính, nghiên cứu là phụ thôi.
GS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Thứ hai, một điều nhiều người nói đi nói lại rất là nhiều lần là sự tách rời giữa các trường đại học với các viện nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam có rất nhiều viện nghiên cứu khoa học, có thể đếm tới hàng trăm, có người nói là hàng ngàn viện nghiên cứu khoa học độc lập mà người ta không biết họ làm nghiên cứu gì.



  Lý do thư ba về vấn đề phân phối tài trợ, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam không thiếu tiền cho nghiên cứu khoa học đâu. Tại sao tôi nói như vậy? Hiện nay nhà nước Việt Nam đầu tư 2% ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học, tức là 500 triệu mỹ kim, đó không phải là con số nhỏ đâu, nhất là trong tình trạng kinh tế còn nghèo nàn như bây giờ.
Có nhiều người thích học bằng tiến sĩ hay thạc sĩ thì những người này học không phải vì khoa học mà mục tiêu của họ học để có bằng cấp tiến thân trong quản lý hành chính hay gì đó, không phải vì mục tiêu sáng tạo tri thức
GS.TS Nguyễn Văn Tuấn



Vậy mà mỗi năm, Bộ Khoa học Công nghệ vẫn phải trả lại cho ngân sách nhà nước khoảng mười mấy, hai chục triệu, năm nào cũng vậy. Vấn đề ở đây như vậy thì không phải là thiếu tiền, nhưng mà cách phân phối làm sao cho hợp lý thì đó là vấn đề. Mà nói đến vấn đề này thì nói nhiều lắm. Vấn đề ở tổ chức xét duyệt rồi phân phối tài trợ không hợp lý, bất bình đẳng và rất là nhiêu khê. Có lần tôi nêu trước đây là về vấn đề phân bố ngân sách nghiên cứu. Một số các ngân sách nghiên cứu lớn như cấp bộ, cấp nhà nước thì hầu như không đến tay các đồng nghiệp trong các tỉnh phía nam. Đó là điều rất khó hiểu.   



Lý do thứ tư là thiếu các nhà khoa học có tài, có kinh nghiệm cao đẳng cấp quốc tế hoặc có thì cũng không có cơ hội làm việc đúng chổ đúng việc.   



Thứ năm, tôi nghĩ cũng rất là quan trọng, liên quan đến vấn đề văn hóa, đó là tôi gọi là thiếu tính thực học. 


Trong nước hiện nay có một vấn nạn, có nhiều người thích học bằng tiến sĩ hay thạc sĩ thì những người này học không phải vì khoa học mà mục tiêu của họ học để có bằng cấp tiến thân trong quản lý hành chính hay gì đó, không phải vì mục tiêu sáng tạo tri thức hay đi tìm sự thật gì đâu. Đó là một điều rất là đáng buồn. Đó là năm lý do tôi nghĩ rằng làm cho nền khoa học Việt Nam trì trệ cho đến ngày hôm nay.  



 Vừa rồi là phần trình bày của GS. TS Nguyễn Văn Tuấn về hiện trạng của nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Mời quý thính giả xem phần tiếp theo của buổi phỏng vấn về giải pháp nào trong tương lai để hoạt động nghiên cứu khoa học có bước đột phá. 

 

Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam bị tụt hạng. (Phần cuối)

Hoà Ái, phóng viên RFA 2012-11-08 Kết quả mới nhất của nhóm nghiên cứu SCImago công bố về năng lực và chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam tiếp tục bị tụt hạng. 

Photo VNN
Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano, 
Đại học quốc gia TP.HCM.

  Tải xuống - download  


Trong phần đầu của buổi phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn thuộc viên nghiên cứu Y Khoa Garvan và Đại học New South Wales, đã đánh giá cũng như liệt kê các nguyên nhân khiến nền khoa học Việt Nam bị tụt hậu. Sau đây, mời quý thính giả cùng đến với GS. TS. Nguyễn Văn Tuấn và Hòa Ái trong phần tiếp theo của buổi phỏng vấn.


  Giải pháp “cứu nguy” hoạt động nghiên cứu khoa học 


 Hòa Ái: Theo như GS chia sẻ về khía cạnh bên quản lý thì GS dùng từ mô tả là “rất bất bình đẳng”. Theo như kinh nghiệm của GS là một nhà nghiên cứu ở một trong những đất nước có nền nghiên cứu khoa học rất phát triển như ở Úc, thì chính phủ Việt Nam phải nên có những thay đổi chiến lược như thế nào để có bước đột phá mới trong khoa học?  



GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn: Tôi thì nghĩ rằng chắc chắn phải thay đổi, là phải có đổi mới. Nếu không có thay đổi thì tình trạng sẽ như thế này mãi mãi và sẽ cứ tụt hậu so với các nước trong vùng. Điều đó làm cho nhiều người, các đồng nghiệp trong nước cũng vậy, ở ngoài nước thì càng bức xúc là tại sao đất nước cứ đi xuống mà không thể đi lên? Thành ra là phải thay đổi. Tôi nghĩ rằng chỉ dám nói đến những vấn đề vĩ mô. 


Thứ nhất, như tôi nói là tách rời giữa viện nghiên cứu và trường đại học, thành ra biện pháp thứ nhất tôi nghĩ là phải tổ chức lại các nhóm nghiên cứu. Tiếng Anh gọi là “key laboratory”, tức là những phòng thí nghiệm trọng điểm chứ không thể nào để viện nghiên cứu tách rời đại học. Cứ nhìn qua các nước chung quanh thì mình sẽ thấy.
Các nước như Mỹ, Úc, Pháp, rồi Anh thì họ đã tổ chức lại hệ thống nghiên cứu khoa học của họ thành từng nhóm nhỏ. Nhóm nhỏ ở đây hiểu là khoảng từ 5 đến 30 chục người. Và mỗi một nhóm chuyên biệt về một đề tài nào đó
GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Các nước như Mỹ, Úc, Pháp, rồi Anh thì họ đã tổ chức lại hệ thống nghiên cứu khoa học của họ thành từng nhóm nhỏ. Nhóm nhỏ ở đây hiểu là khoảng từ 5 đến 30 chục người. Và mỗi một nhóm chuyên biệt về một đề tài nào đó trên khắp đất nước. Những nhóm nhỏ như vậy sẽ dễ quản lý và họ tập trung làm rất cụ thể và rất hiệu quả. Trung Quốc mới đây họ bắt chước mô hình này và họ rất thành công. Hàn Quốc cũng vậy.  


Thứ hai là thiếu những chuyên gia có kinh nghiệm cao thành ra bây giờ phải thu hút nhân tài. Do đó, phải thu hút những chuyên gia có kinh nghiệm cao trên thế giới, chứ không phải là chỉ ở Việt Nam. Singapore đã làm rồi. Phải bắt đầu với con người, phải thu hút những người có thực tài. 


Thứ ba là cần phải khuyến khích chính sách công bố quốc tế, rất là quan trọng. Ở Việt Nam, người ta khi làm ra nghiên cứu người ta không nghĩ đến công bố quốc tế đâu, người ta chỉ nghĩ đến nghiệm thu thôi, mà nghiệm thu không phải là công bố quốc tế. Khi xong nghiên cứu thì không thể nào xem là xong nếu như chưa công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trên thế giới. Và khi công bố xong, người ta còn thưởng tiền cho các tác giả bài báo các công trình ngiên cứu trên tạp chí quốc tế.

 
Phòng nghiên cứu, thí nghiệm của đại học Y Dược TPHCM. (minh họa)
Phòng nghiên cứu, thí nghiệm của đại học Y Dược TPHCM. (minh họa)


Thành ra vấn đề kế tiếp nữa là phải có thiết chế để đánh giá khoa học cho khách quan và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, không phải nghiệm thu như hiện nay. 


Điều thứ năm là phải tạo cơ chế đơn giản sao cho nhà khoa học quản lý tài chính của người ta. Tôi rất là sốc khi tôi đọc được bình luận của một vị thứ trưởng nói là “chính cơ chế này làm cho nhà khoa học phải giả dối”.   Nhà khoa học mà giả dối thì kinh khủng lắm, chúng tôi không thể nào tưởng tượng được chuyện đó nhưng mà tôi hiểu vị đó nói gì và rất thông cảm. 


Tôi nghĩ nhà nước phải tin vào khoa học, phải tạo điều kiện cho người ta làm chứ đâu phải như kiểu hiện nay chủ yếu hành là chính. Thành ra đó là năm biện pháp tôi có thể suy nghĩ ra.
Khi xong nghiên cứu thì không thể nào xem là xong nếu như chưa công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trên thế giới.
GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Thế nào là một nhà khoa học thành công  


Hòa Ái: Còn về phía nhà khoa học thì sao? Nếu như chính phủ thay đổi cách quản lý để việc nghiên cứu được tốt hơn thì khía cạnh nhà khoa học cần phải có những tố chất nào, thưa Giáo sư?


  GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn: Cách đây một hai năm tôi có viết một cuốn sách đi vào nghiên cứu khoa hoc thì trong đó tôi có đưa ra một số tố chất của người làm khoa học. Nói chung có một số tố chất chủ yếu, chẳn hạn như là một nhà khoa học thành công thì thứ nhất phải sáng tạo ra ý tưởng mới hay một phương pháp mới, làm khoa học rất quan trọng là mình phải đi tiên phong.  


Tố chất thứ hai là lúc nào cũng phải mở rộng biên cương về kiến thức. Tất nhiên là khoa học thì phải tập trung vào một đề tài chủ yếu nhưng lúc nào cũng cần nghĩ đến và mở rộng địa hạt nghiên cứu, suy nghĩ đến khả năng ứng dụng của chuyên ngành đang theo đuổi, phải có một bức tranh lớn, phải đọc nhiều, có nhiều thông tin, tham gia nhiều dự án cùng một lúc và tìm những phương pháp mới để mở rộng lãnh vực nghiên cứu của mình. 



Thứ ba là phải kiên trì theo đuổi ý tưởng.
Một nhà khoa học thành công thì thứ nhất phải sáng tạo ra ý tưởng mới hay một phương pháp mới, làm khoa học rất quan trọng là mình phải đi tiên phong.
GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Thứ tư, tôi nghĩ là nhà khoa học phải chọn đề tài nghiên cứu mà xã hội quan tâm hay là có tác động đến thực tiễn. 



Thứ năm nữa là nhà khoa học thành công phải là một người độc lập. Độc lập ở đây hiểu theo nghĩa là sau thời gian hậu tiến sĩ thì sẽ trở nên người đứng đầu một phòng thí nghiệm (lab) hay một chuyên ngành gì đấy. 



Thứ sáu là phải thu hút được một thế hệ nghiên cứu sinh mới. Yếu tố này rất quan trọng vì khoa học mang tính tiếp nối, thành ra phải đào tạo được thế hệ tiếp nối.  



Thư bảy là phải hợp tác với các đồng nghiệp trong và ngoài nước. Thứ tám cũng rất quan trọng là công bố quốc tế, một chuyên gia không có một công trình nào công bố quốc tế thì người ta không coi mình là nhà khoa học đâu. Thì đó là một số tố chất tôi có đề cập trong cuốn sách hồi năm rồi để đánh giá thế nào là một nhà khoa học thành công.  



Hòa Ái: Vậy thì câu hỏi sau cùng, theo những kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học trong một thời gian dài của Giáo sư và Giáo sư cũng có những công trình nghiên cứu rất thành công thì những yếu tố có thể nói vừa khách quan vừa chủ quan trong quản lý cũng như là riêng về những tố chất của các nhà khoa học thì nếu như Giáo sư chia sẻ như vừa rồi thì ở Việt Nam mà thay đổi được như vậy thì những công trình nghiên cứu khoa học ở trong nước sẽ có kết quả tốt đẹp và sẽ thành công trong một tương lai gần, Giáo sư có niềm tin như vậy không, thưa Giáo sư?
(nhà khoa học)là phải hợp tác với các đồng nghiệp trong và ngoài nước...và rất quan trọng là công bố quốc tế, một chuyên gia không có một công trình nào công bố quốc tế thì người ta không coi mình là nhà khoa học đâu
GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn: Tôi nghĩ là không ai có thể tiên đoán tương lai ra sao. Mình chỉ có thể nhìn sang các nước mà dự báo thôi. Hàn Quốc hay gần hơn là Thái Lan và Malaysia, theo như tôi nghĩ là những quốc gia này cung cấp những bài học quý báo về những cải cách trong nghiên cứu khoa học và họ đã thành công. Ý tôi muốn nói rằng khoảng năm 1975 thì những quốc gia này có mức độ cũng như trình độ nghiên cứu khoa học chỉ bằng mình thôi, thậm chí là thấp hơn nhưng chỉ cần 20 năm sau họ đã vượt mình quá xa. 


Tại sao học có bước nhảy rất thành công như vậy? Là bởi vì học áp dụng một số biện pháp mà tôi đã đề cập đến. Tức là tổ chức lại phòng lab về nghiên cứu rồi thu hút người có tài, có chế độ khuyến khích nhà khoa học công bố quốc tế… Thành ra họ đã thành công. Tôi nghĩ rằng Việt Nam chỉ cần cải cách làm sao để có một cơ chế thông thoáng cho các nhà khoa học thì tôi nghĩ sẽ có rất nhiều lý do để hy vọng về nghiên cứu khoa học sẽ cất cánh một ngày không xa. Còn nếu vẫn cứ giữ như tình trạng hiện nay thì có lẽ bức tranh có vẻ ảm đạm. 



  Hòa Ái: Chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn dành cho đài ACTD cuộc phỏng vấn này.