lundi 19 novembre 2012

Philippines bác bỏ tuyên bố của Campuchia về vấn đề Biển Ðông

Cảnh sát Campuchia canh gác trước 
Cung điện Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh.

Philippines công khai không tán thành tuyên bố của Campuchia rằng các nước ASEAN đạt đồng thuận về cách giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
“Lãnh đạo ASEAN quyết định từ nay sẽ không quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, mà hoàn toàn tập trung vào cơ chế hiện thời giữa ASEAN với Trung Quốc ở cấp bộ trưởng và lãnh đạo...
Tại thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nước chủ nhà tuyên bố tất cả 10 nước thành viên Hiệp hội Đông Nam Á nhất trí không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, vốn có thể là một thắng lợi cho Trung Quốc vì Bắc Kinh luôn phản đối các nước tìm hậu thuẫn từ Hoa Kỳ trong tranh chấp Biển Đông.

Quốc vụ khanh bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kimhourn phát biểu:

“Lãnh đạo ASEAN quyết định từ nay sẽ không quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, mà hoàn toàn tập trung vào cơ chế hiện thời giữa ASEAN với Trung Quốc ở cấp bộ trưởng và lãnh đạo, từ đó sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề Biển Đông.”

Tuyên bố của Campuchia bị Philippines bác bỏ. AFP ngày 19/11 dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết Manila và một nước khác nữa, mà các nhà ngoại giao cho là Việt Nam, không đồng tình với tuyên bố của Campuchia. Tổng thống Philippines nói Campuchia không nên rêu rao điều gọi là ‘đồng thuận của ASEAN’.

GMA News cùng ngày trích phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario nhấn mạnh rằng một số quan điểm thể hiện sự đoàn kết của ASEAN bị nước chủ nhà Campuchia diễn giải thành ‘sự đồng thuận’ của ASEAN.

Tổng thống Philippines nhấn mạnh dù Manila vì sự đoàn kết của ASEAN, nhưng hoàn toàn có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia khi cần. Ông Aquino cũng cam kết sẽ tiếp tục nêu vấn đề Biển Đông ra trước các khán đài quốc tế.

Ngoại trưởng Philippines cho biết phái đoàn nước ông đã gửi thư tới tất cả các lãnh đạo ASEAN để nhấn mạnh rằng không có sự đồng thuận giữa các nước Đông Nam Á về việc không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Philippines đã tính tới chuyện nhờ tới một cơ quan hòa giải trung gian trong Liên hiệp quốc trong tranh chấp chủ quyền giữa Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông.




TQ 'không muốn quốc tế hóa Biển Đông'

Cập nhật: 15:07 GMT - thứ hai, 19 tháng 11, 2012
Ông Ôn Gia Bảo, Nguyễn Tấn Dũng và Hun Sen
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gặp các lãnh đạo Asean

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói với các nước Đông Nam Á hôm 19/11 rằng thương lượng về tranh chấp Biển Đông không nên được “quốc tế hóa”.
 
Ông Ôn nhấn mạnh lại lập trường của Bắc Kinh tại hội nghị với 10 thành viên Asean tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Người phát ngôn của Bắc Kinh, Tần Cương, nói ông Ôn đã dẫn lại thỏa thuận năm 2002 giữa Asean và Trung Quốc, đồng thuận chỉ giới hạn đàm phán với các nước “liên quan trực tiếp”.
Thủ tướng Trung Quốc nói một nguyên tắc của tuyên bố 2002 là “phản đối quốc tế hóa vấn đề”.
Tranh cãi “quốc tế hóa” lại tái diễn ở Phnom Penh tuần này khi Philippines nhấn mạnh không nên bị ràng buộc chỉ đàm phán với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, vừa đến Phnom Penh tối thứ Hai 19/11, dự kiến cũng có thể nêu lo ngại về Biển Đông.
Nếu điều này xảy ra, nó có thể khiến Trung Quốc giận dữ.


Tranh cãi
Cũng hôm thứ Hai, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda làm mất lòng chủ nhà Campuchia khi tuyên bố không đồng tình với dự định hạn chế thảo luận về Biển Đông.

“Thủ tướng Noda đã nêu vấn đề Biển Nam Trung Hoa, ghi nhận việc này là lo ngại chung cho cộng đồng quốc tế, có tác động trực tiếp đến hòa bình và ổn định của châu Á – Thái Bình Dương,” theo thông cáo của Nhật sau khi ông Noda gặp 10 nước trong Asean.
Mới hôm Chủ nhật, Campuchia ra thông cáo nói Đông Nam Á “quyết định từ nay sẽ không quốc tế hóa Biển Nam Trung Hoa”.
Trong dấu hiệu tranh cãi, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng phản bác tuyên bố của Campuchia.
Ông nói chưa hề có thỏa thuận như vậy giữa các nước Đông Nam Á.

Trong lúc Thủ tướng Campuchia chuẩn bị kết thúc cuộc gặp chung với Thủ tướng Nhật, ông Aquino bất ngờ giơ tay và phát biểu.
Người phát ngôn của ông kể lại: “Có nhiều quan điểm thể hiện hôm qua về tính đoàn kết của Asean mà chúng tôi không thấy sẽ biến thành đồng thuận Asean.”
“Con đường Asean không phải là con đường duy nhất cho chúng tôi. Là một nước tự chủ, chúng tôi có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia.”
Trong khi đó, người phát ngôn Trung Quốc, Tần Cương, nhắc lại thông cáo của Campuchia rằng Asean đã đạt “lập trường chung” là không quốc tế hóa tranh chấp.
Campuchia đã dùng vị trí chủ tịch Asean năm nay để hạn chế thảo luận về Biển Đông.

Asean có đồng thuận hay không về Biển Đông?


Tổng thống Obama: Mỹ ưu tiên cho việc can dự vào Châu Á


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-11-19
Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, hiện đang có mặt tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia để tham dự một số sự kiện quan trọng của khối các nước Đông Nam Á, ASEAN, cùng với những quốc gia đối tác trong đó có Hoa Kỳ.

AFP
Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama và tổng thống Thein Sein tại buổi gặp gỡ ở Rangoon hôm 19 tháng 11, 2012.

Hai diễn đàn quan trọng nhất mà ông Barack Obama tham dự tại Phnom Penh, Campuchia là Đối thoại ASEAN- Hoa Kỳ và Thượng đỉnh Đông Á.

Chuyến đi sau khi tái đắc cử vào chức vụ tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ hai của ông Barack Obama được cho biết nhằm khẳng định lại chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Nhà Trắng.

Đích thân tổng thống Obama khi đến Thái Lan, tại cuộc họp báo chiều hôm qua 18 tháng 11, đã nhắc lại đường lối đó:
Như quí vị đã chỉ ra Châu Á là chuyến đi đầu tiên của tôi kể từ cuộc bầu cử vừa rồi, Thái Lan là chặng dừng chân đầu tiên. Đó không phải là ngẫu nhiên, tôi từng nói nhiều lần Hoa Kỳ sẽ luôn là một quốc gia Thái Bình Dương. Là một khu vực phát triển tốt nhất trên thế giới, khu vực Á Châu- Thái Bình Dương sẽ định hình rất nhiều cho tình hình an ninh và thịnh vượng trong thế kỷ trước mắt với vai trò quan trọng tạo công ăn việc làm và cơ hội cho người Mỹ. Đó là lý do vì sao tôi, trong cương vị tổng thống nước Mỹ đặt ưu tiên cho việc can dự của Hoa Kỳ vào Châu Á. ‘
Hoa Kỳ sẽ luôn là một quốc gia Thái Bình Dương.
Tổng thống Obama
Tổng thống Hoa kỳ  Barack Obama và nữ thủ tướng Thái Lan, Yongluck Shinawatra  hôm 18 tháng 11, 2012.
Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama và nữ thủ tướng Thái Lan, Yongluck Shinawatra hôm 18 tháng 11, 2012. 
 
Tổng thống Hoa Kỳ nêu ra hướng mà ông nhắm tới tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương: Cuối cùng mục tiêu của chúng tôi trong khu vực lả bảo đảm có một cấu trúc quốc tế hay khu vực hoạt động như Đối thoại ASEAN- Hoa Kỳ hay như Thượng đỉnh Đông Á cho phép chúng ta làm việc qua những căng thẳng, xung đột, bất đồng một cách xây dựng; cách mà cho phép giải quyết những bất đồng một cách hòa bình và trật tự. 

Dù đến thăm ba nước trong chuyến đi này, thế nhưng theo đánh giá của giới quan sát thì Miến Điện là trọng tâm chính mà tổng thống Barack Obama muốn nhắm đến.
Trong buổi họp báo tại Thái Lan vào chiều trước khi sang Miến Điện, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhắc lại những diễn biến tại xứ Miến trong thời gian qua:
Trước hết theo tôi quan trọng là sự công nhận, chứ không phải xác nhận, của chính phủ Miến Điện đang có một tiến trình đang diễn ra tại nước này mà một năm rưỡi trước đây không ai nghĩ đến.
Thay đổi có thể được diễn ra một cách nhanh chóng khi mà những đổi thay trong một đất nước được thấy rõ, và dân chúng tại đó bắt đầu nhận thấy là tiếng nói của họ được thế giới lắng nghe.
Tổng thống Obama
Tổng thống Miến Điện có những bước đưa đến hướng tốt đẹp hơn, bà Aung San Suu Kyi được bầu vào quốc hội, quí vị chứng kiến tù nhân chính trị được trà tự do, có một cam kết rõ ràng là sẽ tiến hành thêm những cải tổ chính trị nữa. Tuy nhiên tôi không nghĩ là bất cứ ai có ảo tưởng rằng Miến Điện đã đến nơi mà nước này cần phải đến. Nói cách khác, chúng ta chờ đợi can dự cho đến khi nào nước này có được một nền dân chủ hoàn hảo và một chinh phủ dân chủ hơn.

Tổng thống Hoa Kỳ nói đến vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc hổ trợ cho những thay đổi tại đất nước Miến Điện:
Một điểm mà tôi học được từ các quốc gia trên thế giới là thay đổi có thể được diễn ra một cách nhanh chóng khi mà những đổi thay trong một đất nước được thấy rõ, và dân chúng tại đó bắt đầu nhận thấy là tiếng nói của họ được thế giới lắng nghe. Một điểm theo tôi mà cộng đồng thế giới có thể làm được là  bảo đảm rằng người dân Miến Điện biết chúng ta chú ý,lắng nghe và quan tâm đến họ 

Thời gian đến thăm Miến Điện của tổng thống Barack Obama chỉ kéo dài sáu tiếng đồng hồ; tuy nhiên đó là chuyến thăm lịch sử vì ông là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm xứ Miến.