Không ai biết chính xác hiệu quả, đưa ra những cảnh báo sớm về những sai phạm, thua lỗ của các DNNN. Nguyên nhân đơn giản là giám sát quá yếu kém. Có nhiều đầu mối nhưng không ai nắm rõ về các DNNN.
Không quản nổi?
Một người theo sát doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhưng ông Phạm Đức Trung, Phó Trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương than phiền: “chúng tôi được giao tổng hợp thông tin về DNNN nhưng không Bộ nào có đủ thông tin và đánh giá đều phải dựa vào các báo cáo của DN gửi Bộ Tài chính”.
Chuyên gia này nói: “Chính vì thiếu minh bạch nên các chủ sở hữu Nhà nước rất khó kiểm soát hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh của mình tại các DN. Thậm chí đối với từng DN cụ thể, rất khó nắm bắt các thông tin một cách kịp thời, chính xác, nhất là các Tập đoàn, Tổng công ty”.
Theo ông Trung, ngay cả Chính phủ, hiện cũng chưa có hệ thống báo cáo tổng hợp toàn bộ các DNNN trong nền kinh tế để có thể minh bạch hóa và cung cấp thông tin cho công chúng, Quốc hội. Vì vậy, chúng ta không có được bức tranh rõ ràng về hiệu quả và sự phát triển của khu vực này”.
Về phương diện tài chính, ông Trung cũng khẳng định: hiện không ai có thể biết chính xác hiệu quả tài chính và giá trị của DNNN trong toàn bộ nền kinh tế như thế nào, bởi Việt Nam chưa từng đánh giá giá trị của DNNN 100% vốn theo giá thị trường.
Tiền kiểm và hậu kiểm đối với hoạt động của DNNN đều đang có quá nhiều khoảng trống. Vì thế mới có chuyện, trong 4 - 5 năm qua, các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phình to, với hàng trăm công ty con, cháu; đầu tư ngành ngoài vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản, tài chính… nhưng cơ quan Nhà nước lại không nắm được, cũng không kiểm soát được.
Số liệu điều tra về hậu WTO đối với DNNN cho thấy, có tới 42,1% DNNN không có căn cứ, tiêu chí giám sát, kiểm tra về hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh. 44,7% DNNN không có tiêu chí giám sát hoạt động tài chính. Đặc biệt, có tới 78,9% DNNN không có tiêu chí giám sát về DN bị coi là độc quyền trong kinh doanh, 73,7% không có giám sát tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và 38,5% không có tiêu chí về tính minh bạch, công khai trong quản trị.
Ông Trung dẫn chứng tiếp: “Trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp hạng DNNN hiện nay, chỉ những DNNN có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước tăng so với năm trước, không có nợ phải trả quá hạn, không vi phạm pháp luật mới xếp hạng A… Nhưng ở Vinashin, Vinalines, trước khi các vụ việc sai phạm bị phơi bày thì 2 đơn vị này vẫn xếp hạng A. Và suốt từ năm 2009 đến nay, vẫn còn nhiều tranh luận về thực hư về tài sản, vốn Nhà nước, các khoản nợ và mức độ thua lỗ của tập đoàn Vinashin”.
“Rốt cục là, khi truy trách nhiệm trên diễn đàn Quốc hội về một số vụ đổ vỡ Tập đoàn, một loạt các bộ liên quan như Bộ GTVT, bộ Tài chính, bộ KHĐT đều không ai chịu trách nhiệm. Thậm chí, có bộ trưởng còn đổ tội là vì Tập đoàn được giao nhiều quyền quá”, ông Trung nói.
Giám sát nhưng không chịu trách nhiệm
Có vẻ như, những cái “không” được liệt kê trên là hệ quả tất yếu khi ông “chủ” nhà nước hiện giám sát DNNN rất yếu kém.
Đơn cử như chuyện lương thưởng trong DNNN. Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động- Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giãi bày: “Khi xem xét kế hoạch tiền lương, chúng tôi dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN thông báo, với những con số dự kiến lợi nhuận tới mấy nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng xác nhận con số đó. Một năm sau, kiểm toán vào, phát hiện lỗ cả ngàn tỷ trong khi lương thì đã trả rồi!”
Bởi thế, Quốc hội nóng chuyện tại sao lỗ mà lương cao là có nguyên cớ! Mà sâu sa hơn, cơ chế giám sát là có vấn đề, bà Minh phân tích.
Theo nghiên cứu của ông Trung, nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ đã quy định DNNN phải có nghĩa vụ công khai tài chính, công khai kết quả giám sát, đánh giá DNNN như Quyết định 192 ban hành 2004 hay Quyết định 224 ban hành 2006 của Thủ tướng. Nhưng DNNN lại chỉ thực hiện nghĩa vụ này qua các báo cáo tài chính hàng năm, hàng quý gửi đến một loạt cơ quan ban ngành như Bộ tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh và chủ sở hữu.
Bộ KHĐT cho biết, tới 80% DN không gửi báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Vì thế, rất khó cho cơ chế hậu kiểm. Đó là chưa kể, báo cáo của chính các DNNN thường không đầy đủ, tính chính xác thì bỏ ngỏ! Cơ chế thẩm định độ tin cậy của các báo cáo này cũng chưa có.
Bà Nguyễn Kim Toàn, nguyên là chuyên viên của Ban đổi mới DN, Văn phòng Chính phủ cũng xác nhận, các văn bản giám sát DNNN đã có từ năm 2003 nhưng thực hiện có nghiêm túc, đầy đủ hay không là một vấn đề khác.
Ví dụ, yêu cầu của Quyết định 224 của Thủ tướng là quý II năm sau phải có đánh giá của năm trước nhưng nhiều năm gần đây là không thực hiện được. Bộ Tài chính thu thập thông tin rất tản mạn. Trong 4 năm nay, năm nào Chính phủ cũng phải yêu cầu thực hiện đúng quy định nhưng thực tế, công tác tự giám sát vẫn không nghiêm túc”.
Bà Toàn thừa nhận, theo quy định, sau khi gửi Bộ Tài chính, bản đánh giá giám sát DNNN phải công khai. Nhưng thực hiện thì khác, chỉ công bố phần kết luận của Chính phủ và cũng không đầy đủ. Vì vậy, dư luận, người dân không thể nào biết được thực hư DNNN là thế nào?
Trong khi đó, theo bà Minh, cơ chế giám sát nội bộ coi như bị vô hiệu. trong Tập đoàn, trước theo Luật DNNN, có ban kiểm soát là phục vụ cho HĐQT, nay theo Luật DN hiện nay, có kiểm soát viên do chủ sở hữu cử đến để giám sát. Nhưng các kiểm soát viên này lại ăn lương theo kết quả hoạt động của DN, do DN trả. Chưa kể, kiểm soát viên lại là kế toán trưởng, ăn lương kế toán trưởng thì không bao giờ kiểm soát được.
Theo Bộ KHĐT cho thấy, năm 2012, chỉ có 3,2% DNNN 100% vốn Nhà nước có sự tách bạch hoàn toàn chức danh Tổng giám đốc không phải là thành viên của Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty. Có trên 60% DNNN có Tổng giám đốc là chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty. Người đứng đầu bộ máy quản lý lai là người đứng đầu bộ máy điều hành.
Vậy nên, cho đến nay, DNNN luôn là một ẩn số. Cơ quan nhà nước thực hiện giám sát không hiệu quả và khi “có chuyện”, luôn thấy mình vô can. Theo ông Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, nếu cơ quan Nhà nước làm sai trong giám sát DNNN thì cũng cần có quy định chịu trách nhiệm, bị xử lý liên đới.
Phạm Huyền
++++++++++++++++++++++++++++
DNNN nợ thuế hơn 7.000 tỷ
Không chỉ thua lỗ, nợ nần, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cũng nợ thuế với tổng số nợ lên tới 7.642 tỷ đồng, chiếm 16,2% tổng số nợ thuế của cả nước.
Báo cáo tới Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2011, DNNN nói chung đang còn nợ thuế 5.662 tỷ đồng. Trong đó, nợ khó thu là 455 tỷ đồng. Nợ chờ xử lý như chờ miễn giảm, chờ xóa nợ, đang có khiếu nại, khiếu kiện là 606 tỷ đồng. Nợ có khả năng thu là 4.598 tỷ đồng.
Năm 2012, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ ưu đãi cho các DN về thuế và vay vốn nhưng khối DNNN vẫn không giảm được số nợ thuế của mình.
Chỉ tính đến tháng 10/2012, con số nợ thuế của các DNNN nói chung vẫn tiếp tục tăng, lên tới 7.642 tỷ đồng. Như vậy, 10 tháng qua, đã có thêm 1.980 tỷ đồng nợ thuế "phát sinh" từ các DNNN. Trong đó, nợ khó thu tăng lên là 459 tỷ đồng, nợ chờ xử lý giảm chút ít còn 594 tỷ đồng. Nợ có khả năng thu hồi nhích lên là 6.589 tỷ đồng.
Cũng như năm 2011, hiện nay, DNNN Trung ương vẫn là khối chiếm tỷ trọng nợ thuế lớn nhất, 67% với số nợ 5.137 tỷ đồng, DNNN địa phương nợ thuế 2.505 tỷ đồng.
Nhiều công ty con của Vinashin liên tục xin gia hạn thuế (ảnh: Phạm Huyền) |
Với số liệu trên, DNNN hiện nay đang có tổng số nợ thuế bằng 2,8% so với nợ thuế của khu vực FDI và DN ngoài quốc doanh, đồng thời, chiếm khoản 16,2% tổng số nợ thuế của cả nước.
Bộ Tài chính nhận định, nợ thuế của khu vực DNNN không cao bằng nợ thuế của khu vực FDI và tư nhân và có xu hướng tăng lên so với năm 2011. Nhưng một điểm tích cực khác đáng được ghi nhận là số nợ thuế của các Tập đoàn, Tổng công ty đã giảm.
Nếu như tính hết năm 2011, số nợ thuế của Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước là 868 tỷ đồng thì tính hết tháng 10/2012, tổng số nợ thuế của nhóm này đã giảm được 99 tỷ đồng, còn 769 tỷ đồng.
Thua lỗ, không có tiền nộp thuế
Bộ Tài chính cho rằng, tình hình kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ chậm, hàng tồn kho nhiều, khách hàng nợ tiền hàng... nên đã đẩy các DNNN lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, dẫn đến không có nguồn để nộp thuế.
Chưa kể, gánh nặng nợ thuế còn có lỗi từ phía Nhà nước. Bộ Tài chính khẳng định, một số DNNN thực hiện thi công các công trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách nhưng lại chưa được Nhà nước thanh toán. Vì thế, những DN này cũng không thể có tiền nộp thuế.
Bên cạnh đó, các khoản nợ thuế truy thu thuế rất lớn, DNNN cũng không có khả năng nộp ngay được tiền thuế trong một lần mà chỉ có thể nộp dần nhiều lần.
Việc thu hồi thuế không tránh khỏi nhiều khó khăn khách quan. Cập nhật tại thời điểm 24/10/2012, số nợ thuế có khả năng thu hồi chiếm 86% tổng số nợ thuế của DNNN, tăng 1.991 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2012 và tăng chủ yếu là ở các khoản nợ chậm nộp quá 90 ngày.
Bộ Tài chính đang dự kiến trong tháng 11-12, sẽ phải thực hiện cưỡng chế thu hồi vào ngân sách Nhà nước.
Đối với khoản 459 tỷ đồng nợ khó thu, cơ quan này cho biết chủ yếu là nhóm các DNNN giải thể, phá sản, đã chấm dứt kinh doanh hoặc liên quan trách nhiệm hình sự. Một phần nợ khó thu còn tồn đọng là do cơ chế chính sách của Nhà nước.
Phạm Huyền
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Nợ xấu của DNNN lên tới 200.000 tỷ đồng
Trong số này, có tới 153.000 tỷ đồng thuộc về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Nguồn vốn của VDB đến từ phát hành giấy tờ có giá và nhận vốn ODA cho vay lại chiếm 72,4% trong năm 2009. Một phần lớn nguồn vốn này sau đó được VDB cho các doanh nghiệp nhà nước vay ưu đãi để đầu tư.
Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng...
Tiến sĩ Minh trích dẫn lời ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB), rằng “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 - 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…”.
Ông Minh nhận xét, nguyên nhân chính khiến cho khu vực doanh nghiệp nhà nước có nợ xấu nhiều là do khu vực này được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác.
Ông cũng cho rằng nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp rất khó giải quyết vì khu vực này khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Trong khi đó, trong bối cảnh tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức rất cao, khoảng 54,8% GDP năm 2011, và nguy cơ thâm hụt ngân sách trong năm 2012 tăng trở lại thì khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước để giảm nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ vô cùng khó khăn.
“Điều này hàm ý rằng việc giải quyết nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ thực sự là một công việc khó khăn đối với Việt Nam trừ phi có những thay đổi quyết liệt về chính sách liên quan đến việc mua bán tài sản tại khu vực này”, ông nói.
(Theo TBKTSG)
Đây là tính toán của tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho
Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp
tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) từ ngày 28 đến
29/9.
Tính toán trên của ông Minh dựa trên một bản báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 9/2012, mà ông không nêu nguồn. Báo cáo này thừa nhận: “ Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”.
Căn cứ báo cáo trên, và nợ xấu là 10% tổng dư nợ tín dụng, như công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiến sĩ Minh tính toán khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ xấu lên đến mức như trên.
Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 - 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012.
Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN - 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN - 62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin - 19.600 tỷ đồng).
Tính toán trên của ông Minh dựa trên một bản báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 9/2012, mà ông không nêu nguồn. Báo cáo này thừa nhận: “ Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”.
Căn cứ báo cáo trên, và nợ xấu là 10% tổng dư nợ tín dụng, như công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiến sĩ Minh tính toán khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ xấu lên đến mức như trên.
Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 - 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012.
Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN - 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN - 62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin - 19.600 tỷ đồng).
|
Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Nguồn vốn của VDB đến từ phát hành giấy tờ có giá và nhận vốn ODA cho vay lại chiếm 72,4% trong năm 2009. Một phần lớn nguồn vốn này sau đó được VDB cho các doanh nghiệp nhà nước vay ưu đãi để đầu tư.
Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng...
Tiến sĩ Minh trích dẫn lời ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB), rằng “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 - 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…”.
Ông Minh nhận xét, nguyên nhân chính khiến cho khu vực doanh nghiệp nhà nước có nợ xấu nhiều là do khu vực này được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác.
Ông cũng cho rằng nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp rất khó giải quyết vì khu vực này khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Trong khi đó, trong bối cảnh tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức rất cao, khoảng 54,8% GDP năm 2011, và nguy cơ thâm hụt ngân sách trong năm 2012 tăng trở lại thì khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước để giảm nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ vô cùng khó khăn.
“Điều này hàm ý rằng việc giải quyết nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ thực sự là một công việc khó khăn đối với Việt Nam trừ phi có những thay đổi quyết liệt về chính sách liên quan đến việc mua bán tài sản tại khu vực này”, ông nói.
(Theo TBKTSG)
.