Thủy điện: Thảm họa được báo trước
Chủ nhật 20/05/2012 09:00
Đã đến lúc nhiều vị lãnh đạo ở các tỉnh miền Trung phải
ngửa mặt kêu trời: “Chúng tôi quá ân hận, đã sai lầm khi cho xây dựng
nhiều dự án thủy điện...” (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đinh Văn
Thu).
Hàng loạt các di hại - mặt
trái của việc xây dựng, khai thác thủy điện như nạn phá rừng, bất ổn
tái định cư, xả hồ thủy điện gây ngập lũ hạ du, nứt thân đập đe dọa cả
vạn dân (Sông Tranh 2)... liên tục xảy ra nhiều năm nay. Và bây giờ,
Quảng Nam, Đà Nẵng đang đối mặt với nạn hạn hán, thiếu nước ngọt sinh
hoạt, tưới tiêu, sản xuất công nghiệp, đối mặt với nguy cơ biến đổi hệ
sinh thái, sự đa dạng sinh học ở hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn...
Cảnh báo
Khi phát hiện thiết kế xây dựng nhà máy thủy điện ĐắkMi 4 (tại huyện Phước Sơn, Quảng Nam) cắt hoàn toàn dòng ĐắkMi để phát điện, nhưng không trả nước về dòng cũ, từ đầu năm 2009, UBND TP.Đà Nẵng đã liên tục gửi công văn khiếu nại lên Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Chính phủ để “đòi” ĐắkMi 4 trả nước về dòng cũ. Theo chính quyền Đà Nẵng và các chuyên gia về thủy lợi, sông ĐắkMi chiếm 1/3 lưu vực dòng Vu Gia, nhưng chiếm 50% lưu lượng nước của hệ thống sông chính này. Nếu thủy điện ĐắkMi 4 không trả về dòng cũ sau khi cắt nước ở thượng nguồn phát điện, sẽ gây cạn kiện hạ lưu, ảnh hưởng nội thủy TP.Đà Nẵng. Ngoài những hệ lụy về môi sinh, môi trường, gần 1,7 triệu người dân vùng hạ lưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp.
Đây là vụ tranh chấp nguồn nước đầu tiên ở VN, nhưng diễn biến phức tạp và kéo dài. Những nỗ lực quyết liệt của Đà Nẵng liên tiếp không được đáp ứng từ phía nhà đầu tư thủy điện ĐắkMi 4 - Tổng Cty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp VN (IDICO) cũng như các bộ, ngành trung ương. Đầu năm 2010, Chính phủ mới có kết luận buộc IDICO xây dựng cống (ở thân đập chính), trả nước về dòng cũ với lưu lượng 8m3/s. Kết quả này không được Đà Nẵng chấp thuận và Bộ TNMT đã phải vào cuộc, làm trọng tài từ đầu tháng 4.2010.
Sau khi xem xét, tính toán cân bằng nước, Bộ TNMT đã tham mưu Chính phủ, buộc IDICO phải xây dựng cống lớn hơn, tăng lưu lượng nước trả về dòng cũ là 25m3/s. Theo tinh thần này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo (tại công văn 2840/VPCP-KTN), buộc ĐắkMi 4 phải trả về dòng cũ ít nhất 25m3/s, tương đương với lưu lượng mùa kiệt tại dòng sông ĐắkMi. Nhưng thỏa thuận này chỉ nằm trên văn bản...
Đối mặt
Trước nguy cơ sẽ xảy ra thảm họa khi thủy điện ĐắkMi 4 cắt hẳn dòng ở thượng lưu để phát điện mà không trả lại dòng cũ, chính quyền Đà Nẵng không chỉ cảnh báo, khiếu nại mà còn tranh chấp quyết liệt đến tận cùng. Nhiều chuyên gia thủy lợi, khí tượng thủy văn, môi trường đã dày công nghiên cứu, để đi đến việc tham mưu chính xác cho Chính phủ.
Thế nhưng, chỉ vì quyền lợi của nhà đầu tư, của ngành điện mà NM thủy điện ĐắkMi 4 đã bất chấp chỉ đạo của Chính phủ, cắt dòng nước của thượng nguồn sông Vu Gia. Ngày 10.5.2012, Thủy điện ĐắkMi 4 phát điện tổ máy thứ 2, cũng là lúc nhà máy này chặn tiệt dòng sông. Từ sau thân đập chính, ĐắkMi rồi Vu Gia dần trở thành dòng sông chết. Gần 2 triệu dân cư vùng hạ lưu cùng hệ sinh thái môi trường đa dạng ven sông đang đối mặt với thảm họa sa mạc hóa.
Đúng như những cảnh báo trước đấy, TP.Đà Nẵng - cuối nguồn của dòng sông này là nơi gánh chịu hệ lụy trực tiếp, bộc lộ những thiệt hại rõ nhất. Nhà máy nước Cầu Đỏ - nơi cung cấp nguồn nước ngọt sinh hoạt cho 90% dân số cả TP đã phải điêu đứng. Liên tiếp mấy tuần qua, các họng nhận nước đã phải dừng hoạt động vì nhiễm mặn, vẩn đục và cạn dòng. Để “cấp cứu” nhà máy, đáp ứng cơn khát đột ngột của cả triệu dân thành phố, nhà máy đã phải khởi động hết công suất trạm bơm ở đập ngăn mặn An Trạch - cách hồ chứa chính gần 10km - để đưa nước về. Đồng thời, đưa 3 máy đào, xúc trên thượng nguồn để nạo vét, thông dòng. Hàng trăm hécta đất nông nghiệp đã bị khô cằn, một số bị nhiễm mặn.
Cả chục nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy dệt, nhuộm... tại Đà Nẵng cũng đang bị đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng nếu nguồn nước bị nhiễm mặn, thiếu hụt. Những thiệt hại hữu hình, trực tiếp này các DN và người dân Đà Nẵng đang phải gánh chịu. GĐ Cty Cấp nước Đà Nẵng, ông Nguyễn Trường Ảnh cho biết, thường niên, hạn hán chỉ xuất hiện cuối tháng 6 đến tháng 8, nhưng do thủy điện chặn dòng, năm nay mới tháng 3, nguồn nước kiệt dòng. Chúng tôi đã phải huy động các trạm bơm, tăng cường nhân lực... hiệu quả kinh doanh rõ ràng kém đi. Tuy vậy, Cty cũng chỉ mới dừng lại việc... “chịu trận”, làm báo cáo gửi sở NN&PTNT, UBND TP.Đà Nẵng chứ chưa khởi kiện, đòi thủy điện bồi thường.
Chính quyền Quảng Nam ngày 14.5 đã phải họp khẩn để yêu cầu các nhà máy thủy điện ĐắkMi 4, A Vương, Sông Bung... xả nước cứu hạ du. Nhưng ngày 15.5, thủy điện ĐắkMi 4 cũng chỉ “bắt ống kỹ thuật”, trả lại dòng cũ lưu lượng 10m3/s, không đủ “giải khát” cho một đoạn sông khi bị cắt kiệt những ngày qua. Thảm họa về môi trường từ việc “giết chết” một dòng sông bắt đầu từ thời điểm này...
Cảnh báo
Khi phát hiện thiết kế xây dựng nhà máy thủy điện ĐắkMi 4 (tại huyện Phước Sơn, Quảng Nam) cắt hoàn toàn dòng ĐắkMi để phát điện, nhưng không trả nước về dòng cũ, từ đầu năm 2009, UBND TP.Đà Nẵng đã liên tục gửi công văn khiếu nại lên Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Chính phủ để “đòi” ĐắkMi 4 trả nước về dòng cũ. Theo chính quyền Đà Nẵng và các chuyên gia về thủy lợi, sông ĐắkMi chiếm 1/3 lưu vực dòng Vu Gia, nhưng chiếm 50% lưu lượng nước của hệ thống sông chính này. Nếu thủy điện ĐắkMi 4 không trả về dòng cũ sau khi cắt nước ở thượng nguồn phát điện, sẽ gây cạn kiện hạ lưu, ảnh hưởng nội thủy TP.Đà Nẵng. Ngoài những hệ lụy về môi sinh, môi trường, gần 1,7 triệu người dân vùng hạ lưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp.
Đây là vụ tranh chấp nguồn nước đầu tiên ở VN, nhưng diễn biến phức tạp và kéo dài. Những nỗ lực quyết liệt của Đà Nẵng liên tiếp không được đáp ứng từ phía nhà đầu tư thủy điện ĐắkMi 4 - Tổng Cty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp VN (IDICO) cũng như các bộ, ngành trung ương. Đầu năm 2010, Chính phủ mới có kết luận buộc IDICO xây dựng cống (ở thân đập chính), trả nước về dòng cũ với lưu lượng 8m3/s. Kết quả này không được Đà Nẵng chấp thuận và Bộ TNMT đã phải vào cuộc, làm trọng tài từ đầu tháng 4.2010.
Sau khi xem xét, tính toán cân bằng nước, Bộ TNMT đã tham mưu Chính phủ, buộc IDICO phải xây dựng cống lớn hơn, tăng lưu lượng nước trả về dòng cũ là 25m3/s. Theo tinh thần này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo (tại công văn 2840/VPCP-KTN), buộc ĐắkMi 4 phải trả về dòng cũ ít nhất 25m3/s, tương đương với lưu lượng mùa kiệt tại dòng sông ĐắkMi. Nhưng thỏa thuận này chỉ nằm trên văn bản...
Đối mặt
Trước nguy cơ sẽ xảy ra thảm họa khi thủy điện ĐắkMi 4 cắt hẳn dòng ở thượng lưu để phát điện mà không trả lại dòng cũ, chính quyền Đà Nẵng không chỉ cảnh báo, khiếu nại mà còn tranh chấp quyết liệt đến tận cùng. Nhiều chuyên gia thủy lợi, khí tượng thủy văn, môi trường đã dày công nghiên cứu, để đi đến việc tham mưu chính xác cho Chính phủ.
Thế nhưng, chỉ vì quyền lợi của nhà đầu tư, của ngành điện mà NM thủy điện ĐắkMi 4 đã bất chấp chỉ đạo của Chính phủ, cắt dòng nước của thượng nguồn sông Vu Gia. Ngày 10.5.2012, Thủy điện ĐắkMi 4 phát điện tổ máy thứ 2, cũng là lúc nhà máy này chặn tiệt dòng sông. Từ sau thân đập chính, ĐắkMi rồi Vu Gia dần trở thành dòng sông chết. Gần 2 triệu dân cư vùng hạ lưu cùng hệ sinh thái môi trường đa dạng ven sông đang đối mặt với thảm họa sa mạc hóa.
Sông chết từ sau chân đập thủy điện - ảnh: Thanh Hải |
Đúng như những cảnh báo trước đấy, TP.Đà Nẵng - cuối nguồn của dòng sông này là nơi gánh chịu hệ lụy trực tiếp, bộc lộ những thiệt hại rõ nhất. Nhà máy nước Cầu Đỏ - nơi cung cấp nguồn nước ngọt sinh hoạt cho 90% dân số cả TP đã phải điêu đứng. Liên tiếp mấy tuần qua, các họng nhận nước đã phải dừng hoạt động vì nhiễm mặn, vẩn đục và cạn dòng. Để “cấp cứu” nhà máy, đáp ứng cơn khát đột ngột của cả triệu dân thành phố, nhà máy đã phải khởi động hết công suất trạm bơm ở đập ngăn mặn An Trạch - cách hồ chứa chính gần 10km - để đưa nước về. Đồng thời, đưa 3 máy đào, xúc trên thượng nguồn để nạo vét, thông dòng. Hàng trăm hécta đất nông nghiệp đã bị khô cằn, một số bị nhiễm mặn.
Cả chục nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy dệt, nhuộm... tại Đà Nẵng cũng đang bị đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng nếu nguồn nước bị nhiễm mặn, thiếu hụt. Những thiệt hại hữu hình, trực tiếp này các DN và người dân Đà Nẵng đang phải gánh chịu. GĐ Cty Cấp nước Đà Nẵng, ông Nguyễn Trường Ảnh cho biết, thường niên, hạn hán chỉ xuất hiện cuối tháng 6 đến tháng 8, nhưng do thủy điện chặn dòng, năm nay mới tháng 3, nguồn nước kiệt dòng. Chúng tôi đã phải huy động các trạm bơm, tăng cường nhân lực... hiệu quả kinh doanh rõ ràng kém đi. Tuy vậy, Cty cũng chỉ mới dừng lại việc... “chịu trận”, làm báo cáo gửi sở NN&PTNT, UBND TP.Đà Nẵng chứ chưa khởi kiện, đòi thủy điện bồi thường.
Chính quyền Quảng Nam ngày 14.5 đã phải họp khẩn để yêu cầu các nhà máy thủy điện ĐắkMi 4, A Vương, Sông Bung... xả nước cứu hạ du. Nhưng ngày 15.5, thủy điện ĐắkMi 4 cũng chỉ “bắt ống kỹ thuật”, trả lại dòng cũ lưu lượng 10m3/s, không đủ “giải khát” cho một đoạn sông khi bị cắt kiệt những ngày qua. Thảm họa về môi trường từ việc “giết chết” một dòng sông bắt đầu từ thời điểm này...