Đô thị sinh thái... chăn bò!
Lấy đất nông nghiệp giá rẻ rồi phân lô, bán nền, nhiều dự án bất động sản ven đô đang biến những vùng đất nông nghiệp phì nhiêu của Hà Nội thành những vùng đất "chết".
Trong số hơn 100 dự án hạ tầng và đô thị mà UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND các quận, huyện tiến hành kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư năm 2012 có dự án Vườn sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận do Công ty TNHH Kim Thanh làm chủ đầu tư (trên địa bàn huyện Phúc Thọ) đang được giới đầu tư đặc biệt quan tâm. Dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) từ tháng 8/2007, là một trong những Khu đô thị sinh thái đầu tiên trên cả nước. Nhiều khách hàng đã bỏ hàng tỉ đồng để mua biệt thự sinh thái tại đây.
Một dự án đô thị có diện tích chiếm đất "khủng" khác cũng nằm trong kế hoạch giám sát đầu tư năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội là dự án Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) rộng gần 200 ha.
Theo thông tin từ chủ đầu tư dự án thì khu đô thị hiện tại đã cơ bản làm xong hạ tầng. Tuy nhiên, trên thực địa, dự án vẫn hết sức ngổn ngang. Hạng mục hồ điều hoà của dự án được thực hiện dở dang nhiều năm nay tạo nên các hố sâu, không có rào chắn gây nguy hiểm cho người dân và gia súc chăn thả trong khu vực dự án.
Hàng trăm héc ta đất nông nghiệp của người dân các thôn An Khánh, An Thượng được thu hồi để xây dựng dự án Khu đô thị Nam An Khánh nhưng đã không đem lại giá trị sử dụng như dự kiến (làm nhà ở, khu đô thị) trong nhiều năm qua. Nằm trong chuỗi đô thị gần dự án Nam An Khánh của Sudico còn có dự án Khu đô thị Nam An Khánh - An Thượng của Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô, dự án The Golden An Khánh, Diamond Tower... cũng trong tình trạng "nuôi bò" tương tự.
Một dự án bất động sản hỗn hợp khác nằm giữa ngã tư Trần Phú - Yết Kiêu cũng bị cơ quan chức năng "soi" lần này là dự án Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây. Dự án được giới đầu tư bất động sản đánh giá là có vị trí đắc địa vào bậc nhất trên địa bàn quận Hà Đông nhưng điều đáng buồn là sau gần 6 năm được chấp thuận đầu tư, đến thời điểm hiện tại, hiện trường dự án vẫn là một bãi đất trống, chưa có hạng mục xây dựng nào được tiến hành.
Theo quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt, dự án có quy mô 29 tầng với tổng vốn đầu tư 29,2 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó phía chủ đầu tư đã lập hồ sơn đề nghị điều chỉnh quy mô dự án với 2 toà tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD cho "xứng tầm" với Thủ đô Hà Nội mở rộng. Khu vực chiếm đất của dự án Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây nguyên là khu trụ sở của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội và một phần Khu tập thể Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 2009, Công ty TSQ Việt Nam đã cương quyết yêu cầu chính quyền quận Hà Đông tổ chức cưỡng chế, di dời các đơn vị này để lấy mặt bằng xây dựng dự án. Tuy nhiên, sau khi các tổ chức, cá nhân di dời thì toàn bộ khu đất lại bị bỏ hoang từ đó đến nay.
Băm vằm đất lúa
Khoảng 2 năm trở lại đây, khi việc tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án bất động sản nội đô ngày một khó khăn, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư ra khu vực ngoại vi Hà Nội. Mục tiêu hướng đến của các dự án dạng này là xây dựng các biệt thự nhà vườn, nhà liền kề phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân đô thị. Đi kèm theo các bản vẽ dự án là hàng loạt chiến dịch truyền thông nhằm tạo nên một trào lưu sở hữu "ngôi nhà thứ hai" nhắm đến những người dân giàu có và thành đạt ở đô thị và cũng đã có không ít người đổ tiền vào các dự án dạng này với hy vọng kiếm lời từ "làn sóng" đầu tư này.
Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có gần 50 dự án nhà ở, khu đô thị mới được xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất lúa 2 vụ. Tập trung nhiều nhất tại các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh, Thanh Lâm với các dự án quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm héc ta như: Khu đô thị Minh Giang Đầm Và, Khu đô thị Tiền Phong, Phúc Việt, Hà Phong, Cienco 5, Chi Đông, Diamond Park New, River land, AIC ... Các dự án được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay hạ tầng vẫn dang dở.
Điển hình như dự án Khu nhà ở cao cấp Ba Đình giai đoạn I (rộng 8,2 ha) tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Dự án được chủ đầu tư tiến hành huy động vốn từ năm 2010 nhưng đến nay, nhiều diện tích vẫn chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhiều tỷ đồng của khách hàng được huy động từ nhiều tháng nay không có cách gì rút ra được do thị trường hầu như không có giao dịch.
Theo ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, mặc dù mới xuất hiện khoảng 5 năm trở lại đây nhưng phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đã có hàng trăm dự án lớn nhỏ khác nhau, quy mô chiếm đất từ vài chục đến hàng trăm ha. Đối tượng khách hàng mà các dự án này nhắm đến là những người dân ở Hà Nội. Tuy nhiên, hầu hết các dự án hiện nay đều chưa có hạ tầng nên không hấp dẫn khách mua. Mặc khác, trong tình hình thị trường bất động sản như hiện nay, không mấy ai dám mạo hiểm đầu tư vào các dự án dạng này khiến các dự án bị bỏ hoang!
GS Tôn Gia Huyên (Hội Khoa học Đất Việt Nam) cho biết, hình thức đầu tư kể trên thực sự là "siêu lợi nhuận" đối với chủ đầu tư khi đất nông nghiệp được đền bù với giá rẻ và phân lô, bán nền với giá cao (giá đền bù đất nông nghiệp chỉ trên dưới chục triệu đồng/sào (360 m2) nhưng khi bán, chủ đầu tư có thể bán được hàng chục triệu đồng/m2 - PV).
Nhưng tác hại của cách đầu tư này cũng không hề nhỏ khi các dự án đã biến hàng ngàn héc ta đất nông - lâm nghiệp trở thành những vùng đất bị băm vằm nham nhở rồi bỏ hoang. Kèm theo đó là hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư bị "chôn" vào đất mà không tạo nên bất cứ giá trị gia tăng nào cho xã hội!
Theo thông tin từ chủ đầu tư dự án thì khu đô thị hiện tại đã cơ bản làm xong hạ tầng. Tuy nhiên, trên thực địa, dự án vẫn hết sức ngổn ngang. Hạng mục hồ điều hoà của dự án được thực hiện dở dang nhiều năm nay tạo nên các hố sâu, không có rào chắn gây nguy hiểm cho người dân và gia súc chăn thả trong khu vực dự án.
Hàng trăm héc ta đất nông nghiệp của người dân các thôn An Khánh, An Thượng được thu hồi để xây dựng dự án Khu đô thị Nam An Khánh nhưng đã không đem lại giá trị sử dụng như dự kiến (làm nhà ở, khu đô thị) trong nhiều năm qua. Nằm trong chuỗi đô thị gần dự án Nam An Khánh của Sudico còn có dự án Khu đô thị Nam An Khánh - An Thượng của Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô, dự án The Golden An Khánh, Diamond Tower... cũng trong tình trạng "nuôi bò" tương tự.
Một dự án bất động sản hỗn hợp khác nằm giữa ngã tư Trần Phú - Yết Kiêu cũng bị cơ quan chức năng "soi" lần này là dự án Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây. Dự án được giới đầu tư bất động sản đánh giá là có vị trí đắc địa vào bậc nhất trên địa bàn quận Hà Đông nhưng điều đáng buồn là sau gần 6 năm được chấp thuận đầu tư, đến thời điểm hiện tại, hiện trường dự án vẫn là một bãi đất trống, chưa có hạng mục xây dựng nào được tiến hành.
Theo quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt, dự án có quy mô 29 tầng với tổng vốn đầu tư 29,2 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó phía chủ đầu tư đã lập hồ sơn đề nghị điều chỉnh quy mô dự án với 2 toà tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD cho "xứng tầm" với Thủ đô Hà Nội mở rộng. Khu vực chiếm đất của dự án Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây nguyên là khu trụ sở của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội và một phần Khu tập thể Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 2009, Công ty TSQ Việt Nam đã cương quyết yêu cầu chính quyền quận Hà Đông tổ chức cưỡng chế, di dời các đơn vị này để lấy mặt bằng xây dựng dự án. Tuy nhiên, sau khi các tổ chức, cá nhân di dời thì toàn bộ khu đất lại bị bỏ hoang từ đó đến nay.
Băm vằm đất lúa
Khoảng 2 năm trở lại đây, khi việc tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án bất động sản nội đô ngày một khó khăn, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư ra khu vực ngoại vi Hà Nội. Mục tiêu hướng đến của các dự án dạng này là xây dựng các biệt thự nhà vườn, nhà liền kề phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân đô thị. Đi kèm theo các bản vẽ dự án là hàng loạt chiến dịch truyền thông nhằm tạo nên một trào lưu sở hữu "ngôi nhà thứ hai" nhắm đến những người dân giàu có và thành đạt ở đô thị và cũng đã có không ít người đổ tiền vào các dự án dạng này với hy vọng kiếm lời từ "làn sóng" đầu tư này.
Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có gần 50 dự án nhà ở, khu đô thị mới được xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất lúa 2 vụ. Tập trung nhiều nhất tại các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh, Thanh Lâm với các dự án quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm héc ta như: Khu đô thị Minh Giang Đầm Và, Khu đô thị Tiền Phong, Phúc Việt, Hà Phong, Cienco 5, Chi Đông, Diamond Park New, River land, AIC ... Các dự án được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay hạ tầng vẫn dang dở.
Điển hình như dự án Khu nhà ở cao cấp Ba Đình giai đoạn I (rộng 8,2 ha) tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Dự án được chủ đầu tư tiến hành huy động vốn từ năm 2010 nhưng đến nay, nhiều diện tích vẫn chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhiều tỷ đồng của khách hàng được huy động từ nhiều tháng nay không có cách gì rút ra được do thị trường hầu như không có giao dịch.
Theo ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, mặc dù mới xuất hiện khoảng 5 năm trở lại đây nhưng phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đã có hàng trăm dự án lớn nhỏ khác nhau, quy mô chiếm đất từ vài chục đến hàng trăm ha. Đối tượng khách hàng mà các dự án này nhắm đến là những người dân ở Hà Nội. Tuy nhiên, hầu hết các dự án hiện nay đều chưa có hạ tầng nên không hấp dẫn khách mua. Mặc khác, trong tình hình thị trường bất động sản như hiện nay, không mấy ai dám mạo hiểm đầu tư vào các dự án dạng này khiến các dự án bị bỏ hoang!
GS Tôn Gia Huyên (Hội Khoa học Đất Việt Nam) cho biết, hình thức đầu tư kể trên thực sự là "siêu lợi nhuận" đối với chủ đầu tư khi đất nông nghiệp được đền bù với giá rẻ và phân lô, bán nền với giá cao (giá đền bù đất nông nghiệp chỉ trên dưới chục triệu đồng/sào (360 m2) nhưng khi bán, chủ đầu tư có thể bán được hàng chục triệu đồng/m2 - PV).
Nhưng tác hại của cách đầu tư này cũng không hề nhỏ khi các dự án đã biến hàng ngàn héc ta đất nông - lâm nghiệp trở thành những vùng đất bị băm vằm nham nhở rồi bỏ hoang. Kèm theo đó là hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư bị "chôn" vào đất mà không tạo nên bất cứ giá trị gia tăng nào cho xã hội!
Một số dự án phát triển đô thị kiểm tra, giám sát đầu tư năm 2012 tại Hà Nội - Dự án Vườn sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận do Công ty TNHH Kim Thanh làm chủ đầu tư (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) - Trung tâm thể thao đa năng Vân Đình do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hoà Nam (huyện Ứng Hoà, Hà Nội) - Bệnh viện quốc tế Hà Đông do Công ty TNHH đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long làm chủ đầu tư (xã Dương Nội, quận Hà Đông) - Trung tâm dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm do Công ty cổ phần phát triển An Việt làm chủ đầu tư (xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm) - Khu đô thị Nam An Khánh do Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà - Sudico làm chủ đầu tư (xã An Khánh, huyện Hoài Đức) - Khu chức năng đô thị Ao Sào do Công ty Xây dựng Lũng Lô làm chủ đầu tư (quận Hoàng Mai) - Toà tháp Thiên niên kỷ do Công ty Công ty TNHH TSQ làm chủ đầu tư (phường Mỗ Lao, quận Hà Đông) |