Hai câu chuyện phụ nữ Việt Nam Tuesday, May 29, 2012 7:09:43 PM |
Ngô Nhân Dụng
Hai bản tin liên quan đến phụ nữ Việt Nam khiến mọi người phải xúc động. Tin ở Mỹ cho biết cô Diane Trần bị một quan tòa ở Texas kết án một ngày tù, sau khi cô đã bỏ học nhiều lần, một bản án khiến nhiều người phẫn nộ, không riêng gì người gốc Việt Nam. Nếu theo luật cưỡng bách giáo dục, một học sinh trung học 17 tuổi phạm lỗi nghỉ học thì phải truy tội cha mẹ. Không hiểu sao hệ thống pháp luật không dự trù và quan tòa không nghĩ tới điều đó? Cha mẹ cô đã ly dị và cả hai bỏ đi xa, nhưng tòa án có quyền truy nã họ, trước khi bắt tội cô gái nhỏ. Dư luận cả nước Mỹ phải cảm thương hình ảnh Diane Trần lau nước mắt khi được nhà báo phỏng vấn. Họ đã đã bày tỏ lòng cảm phục đối với cô học sinh lớp 11 vốn đã được nhà trường công nhận thuộc hàng xuất sắc. Họ đã ký kiến nghị xin xóa bản án cho cô. Cô đã làm hai công việc để giúp anh em trong lúc thiếu cha mẹ. Cô nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến mình. Diane Trần là tấm gương cần mẫn, hy sinh, cho tất cả các bạn trẻ Việt Nam, ở trong nước hay ngoài nước học theo. Bản tin thứ hai cũng khiến mọi người phải xúc động, kể chuyện về hai phụ nữ ở Cần Thơ đã cam chịu nhục nhã để phản đối cường quyền cướp đất. Bà Phạm Thị Lài và con gái là Hồ Nguyên Thủy, ngụ ở phường Hưng Thạnh Quận Cái Răng đã bị cướp đất trắng trợn, không có cách nào khác phải đến mảnh đất của mình ngăn cản việc công ty đầu tư đem máy móc đến san bằng đất. Hai người phụ nữ phải tự khỏa thân để cho thấy tình trạng cùng quẫn của họ, không có phương tiện nào chống cự với cường quyền. Bà Phạm Thị Lài, 52 tuổi nói: “Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối.” Khi chiếm đất này, công ty chủ đầu tư CIC 8 chỉ bồi thường cho gia đình bà 500,000 đồng một mét vuông. Hiện CIC 8 đang chào bán đất của bà Lài với giá hơn 5 triệu đồng một mét vuông. Bà cho biết: “Ðất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. (Công ty) CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được (thảo luận giá cả theo thủ tục) thỏa thuận mua bán. Chính quyền Quận Cái Răng dùng lực lượng công an cưỡng chế đất giao cho CIC 8.” Ðảng Cộng Sản hiện đang nhiều phương pháp cướp của cải do người dân tạo ra. Các ngân hàng trả lãi suất rất thấp cho người ký thác, rồi cho các doanh nghiệp nhà nuớc vay mà không biết bao giờ trả được. Ðó là một cách cướp tiền của dân cho các cán bộ cộng sản hưởng. Các xí nghiệp quốc doanh chiếm độc quyền không cho tư doanh cạnh tranh trong nhiều lãnh vực, khiến cho người tiêu thụ phải mua với giá cao hơn trong một thị trường có cạnh tranh. Ðó cũng là một cách cướp tiền của dân nuôi các cán bộ bất tài. Ðó là những phương pháp ăn cướp ẩn hình không phải ai cũng nhìn ra. Nhưng cướp đất của dân, bồi hoàn với giá rẻ mạt, rồi bán lại cho các chủ đầu tư, để các ông chủ này khai thác với giá trị cao gấp hàng chục, hàng trăm lần, đó là phương pháp ăn cướp trắng trợn và dễ thấy nhất. Các nạn nhân bị cướp phải nhìn ra sự thật này mà chống lại. Nỗi uất ức của những nông dân bị cướp đất đang bùng lên, biến thành hành động. Ông Ðoàn Văn Vươn chống bọn cướp đất, đã dùng đến chất nổ để phản đối. Nhân dân ở Văn Giang, Dương Nội đang tiếp tục biểu tình phản đối chính sách cướp đất trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Ông chồng bà Lài không dám dùng vũ khí, đã tìm cách tự tử để bày tỏ thái độ. Hai mẹ con bà Lài không có cách nào khác là phản đối bằng cách tự mình chịu nhục. Một phụ nữ bất đắc dĩ phải khỏa thân trước công chúng là một điều ai cũng thấy đáng hổ thẹn. Hai mẹ con bà Lài, cô Thủy đã nói họ “chịu nhục để phản đối.” Nhưng tất cả mọi người Việt Nam đọc bản tin này phải tự hỏi: Ai là những kẻ đáng bị sỉ nhục? Ký giả Ông Bút, trên mạng lưới “danlambaovn” đã trả lời: “Giá như bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam có một chút liêm sỉ, vâng, một chút thôi, thì sự nhục nhã này thuộc về đảng, không thuộc hai tấm thân lõa lồ này. Ðã đang tâm ăn cướp làm gì biết liêm sỉ?” Nhưng liệu đám lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam còn chút liêm sỉ để biết chính họ đang nhục nhã trước hai phụ nữ phẫn uất gặp bước đường cùng hay không? Nguyễn Tấn Dũng khi lên làm thủ tướng đã lập ra cả một ủy ban chống tham nhũng, rồi lớn tiếng thề nguyền nếu không diệt được tham nhũng thì sẽ từ chức. Nhưng cũng chính Nguyễn Tấn Dũng tạo cơ hội cho những vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử với các công ty Vinashin, rồi Vinalines. Tự bản chất, chế độ cộng sản không biết hổ thẹn. Năm 1956, sau vụ Cải Cách Ruộng Ðất giết chết hàng trăm ngàn người oan khuất, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp chỉ biết ngỏ lời xin lỗi. Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói thẳng trong một phiên họp công khai: “Xin lỗi không phải là một hành động có tính chất pháp lý. Giết người rồi không thể chỉ xin lỗi rồi xí xóa đi được.” Nói những lời đanh thép đó, giống như Nguyễn Mạnh Tường đã chỉ thẳng vào mặt Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và nhóm lãnh đạo cộng sản mà lên án. Giết hàng trăm ngàn người, đâu có thể xin lỗi rồi xí xóa? Nhưng tất cả bọn họ đã lờ đi như không hiểu. Họ không làm gì hết ngoài việc “sửa sai.” Nhà văn Lưu Quang Vũ sau này đã viết: “Có những cái sai không thể sửa được!” Một mạng người chết, bị giết trong oan khuất, làm sao sửa sai cho sống lại được? Nếu không đưa thủ phạm ra trước công lý thì còn đâu là luật pháp và tinh thần trách nhiệm? Khi nói thẳng đến hành động “xin lỗi” của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, nhắc lại đến hai lần liên tiếp, “Xin lỗi không phải là một hành vi pháp lý. Giết người rồi không thể chỉ xin lỗi mà xí xóa;” hành động của Nguyễn Mạnh Tường giống như “nhổ nước bọt” vào mặt tất cả hàng ngũ lãnh đạo thời đó. Nếu những người này biết hổ thẹn thì họ đã gượng “rửa mặt” bằng cách theo ý kiến của luật sư, bảo Quốc Hội của họ mở một cuộc điều tra, đưa một số người chịu trách nhiệm ra tòa xét xử. Nhưng chính bọn lãnh đạo cộng sản thời 1956 đã không biết xấu hổ. Họ lờ đi như tai điếc; giả bộ ngớ ngẩn không hiểu ý. Ðám con cháu họ ngày nay làm sao biết đến hổ thẹn? Báo chí “lề phải” trong nước bây giờ hay dùng chữ “Dân Oan.” Nói theo lối Nguyễn Mạnh Tường, “Dân Oan” cũng không phải là một danh từ pháp lý. Nếu một quốc gia có pháp luật thì chỉ nói đến những nạn nhân đi kiện và những thằng ăn cướp mà thôi! Dân Oan là một danh từ phân biệt dưới là Dân kêu oan còn trên là Quan bệ làm cha dân. Cứ viết Dân Oan, Dân Oan mãi chỉ chứng tỏ thời phong kiến đang sống lại, một cách các nhà báo kín đáo sỉ nhục cả chế độ. Phạm Thị Lài, Ðoàn Văn Vươn, đồng bào Văn Giang, đồng bào Vụ Bản trở thành Dân Oan vì họ không biết kiện cáo vào đâu cả! Luật pháp về đất đai thì do bọn bù nhìn nghị gật và cường hào bầy ra phục vụ quyền lợi của các đại gia. Dùi cui, doi điện nằm trong tay cường quyền. Tòa án cũng do bọn cường quyền sai bảo nốt. Những phụ nữ như Phạm Thị Lài và Hồ Nguyên Thủy biết làm cách nào để tỏ nỗi oan ức? Ngoài cách mà nhà báo mạng Ông Bút gọi là “tụt quần lòi mặt đảng!” Khi cơn giận nổi lên mà tự thấy mình bất lực, người ta còn một cách là “văng tục vào mặt chúng nó!” Các nhà báo biết giận nhưng không dám văng tục đành quay ra “văng tục vào mặt nhau!” Các tờ Sài Gòn Giải Phóng, Phụ Nữ cùng báo Ðời Sống và Pháp Luật ở Sài Gòn đang công kích lẫn nhau, ông này chỉ mặt ông kia gọi là “Báo Lá Cải.” Có báo nào thử suy nghĩ tại sao dân oan lắm thế hay không? Dân còn chịu oan khuất cho đến bao giờ? Hai bà Phạm Thị Lài và Hồ Nguyên Thủy cho thấy phản ứng của con người trong lúc “cùng đường,” không có cách gì khác được. Hành động của họ là một cách xỉ mắng nặng nề hơn là văng tục hoặc nhổ nước bọt vào mặt băng đảng cướp đất. Bọn ăn cướp vẫn nín lặng làm thinh. Trước sau họ vẫn học theo lối Lâu Sư Ðức đời Ðường. Lâu Sư Ðức làm tể tướng, giống như chức thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng bây giờ. Vào thời nhà Ðường bên Tàu không có những ngân hàng hay xí nghiệp quốc doanh để xếp đặt cho anh em con cháu vào làm chủ tịch. Cũng không có “Ðoàn Thanh Niên Tôn Quân” để đưa con em vào đóng vai lãnh đạo. Con đường làm giầu duy nhất thời đó là làm quan. Sư Ðức đã cử người em trai đi trấn thủ Ðại Châu. Khi tiễn em lên đường, Lâu Sư Ðức nhắc nhở: “Ta vốn không tài cán gì mà làm đến tể tướng. Chú lại sắp sửa đi làm đô đốc Ðại Châu. Nhà mình giầu sang quá, người ta sẽ ghét. Chú nghĩ phải làm thế nào?” Người em đáp: “Ðể anh bớt lo lắng, từ nay trở đi nếu có ai nhổ nước bọt lên mặt, em cũng cứ lờ như không biết, tự mình chùi mặt lấy là xong.” Lâu Sư Ðức dạy em: “Chính vì thế mà ta lo đấy. Người ta nhổ nước bọt đầy mặt tức là họ thù oán mình. Nếu chú lại chùi mặt đi thì chỉ khiến người ta tức thêm. Nước bọt nhổ lên mặt thì dù mình không chùi tự nó cũng sẽ khô. Sao không cứ vui vẻ coi như không có gì cả?” Ông em cúi đầu nhận lỗi: “Xin nghe lời chỉ giáo của anh!” Bao nhiêu đoàn nông dân lớp lớp biểu tình phản kháng bọn ăn cướp đất. Mỗi biểu ngữ, mỗi lời kêu than là một bãi nước bọt nhổ vào mặt đảng Cộng sản. Bao nhiêu bạn trẻ viết lên mạng đã phỉ nhổ, nguyền rủa bọn tham nhũng cướp ngày. Người dân đang nhổ nước bọt vào mặt tất cả hàng ngũ lãnh đạo đảng và nhà nước. Nhưng đám lãnh tụ này không hề có khái niệm nào về danh dự, về trách nhiệm. Họ không hề biết xấu hổ. Cô Diane Trần mới 17 tuổi nhưng đã có ý thức về danh dự cho nên cô đã biết chia sẻ cả sự hổ thẹn của gia đình. Khi chuyện cô ra tòa lên báo, lên đài, cô ân hận đã làm xấu mặt cả cha và mẹ; chứng tỏ cô luôn kính yêu cha mẹ. Diane Trần là một phụ nữ Việt Nam đáng kính trọng. Bà Phạm Thị Lài và cô Hồ Nguyên Thủy là những phụ nữ Việt Nam đáng thương xót và cần được mọi người bảo vệ chống lại bạo lực cường quyền. Các bạn sinh viên, học sinh đọc tin tức về những người mẹ, người chị đó, thử nghĩ mình phải làm gì để được hãnh diện làm người Việt Nam. |
mercredi 30 mai 2012
Khoả thân phản kháng ở Cần Thơ: Những bi kịch đau lòng sẽ còn tiếp diễn
Tôi thật sự bàng hoàng, sau đó lặng người đi, suy ngẫm, khi nhận được tin hai người phụ nữ đã khỏa thân, ngăn cản phương tiện thi công đi vào phần đất của gia đình mà trên đó họ đã sống mấy chục năm, tại Cần Thơ, trưa ngày 22/5/2012.
Phần đất của họ nằm trong khu vực cưỡng chế thu hồi cho dự án xây dựng Khu dân cư Hưng Phú, do Công ty Cổ phần Xây dựng số 8, thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư.
Thực ra hình thức khoả thân phản kháng đòi hỏi quyền lợi, hoặc biểu lộ chính kiến chằng có gì lạ, không những được áp dụng bởi nữ giới mà cả nam giới.
Trước khi nói về sự kiện đau lòng tại Cần Thơ, chúng ta xem một số hình ảnh của hình thức phản kháng này trên thế giới. Và cuối cùng tại Cần Thơ:
Nữ hoàng Carnival Brazil Viviane Castro với hình Tổng thống Barack Obama được vẽ trên đùi trái trong lễ hội Carnival ở Sao Paulo, Brazil, ngày 21/2/2009. Chữ Bồ Đào Nha “Vendese” trên bụng của Viviane có nghĩa là “For Sale” (Ảnh: Folha Imagem, Lalo de Almeida).
Những người mẫu của Playboy Victoria Eisermann (L) và Monica Harris trong ngày “PETA World Water Day” trên Quảng trường Trafalgar tại London, Anh quốc, ngày 22/3/2011. PETA là tổ chức bảo vệ động vật nổi tiếng (Ảnh: Getty Images).
Hàng trăm gái mại dâm và chủ chứa Hàn Quốc mặc đồ lót và phủ sơn cơ thể, một số mặc đồ tang, có người đã tự thiêu không thành công, tại khu đèn đỏ ở Seoul, để phản đối sự đàn áp của cảnh sát vào nhà thổ, ngày 17/5/2011 (Ảnh: AP).
Các nhà hoạt động nhân quyền của “Anima Naturalis” chống giết động vật để làm áo khoác lông thú tại Plaza de Espana, Madrid, Tây Ban Nha, ngày 4/12/2011 (Ảnh: Getty Images).
Phụ nữ El Salvador phản đối chi phí sinh hoạt cao và chênh lệch mức sống giữa người giàu và người nghèo trong ngày Lao động Quốc tế 1/5/2011 tại thành phố San Salvador (Ảnh: AP).
Tổ chức nữ quyền Ukaine Femen phản đối Euro 2012 tạo ra điều kiện phát triển mại dâm và buôn bán phụ nữ, Kiev ngày 16/11/2011 (Ảnh: Wikimedia Commons).
Dân oan Việt Nam phản đối chiếm đoạt đất đai,
tại Cái Răng, Cần Thơ, ngày 22/5/2012
(Ảnh: Blog Lê Hiền Đức):
Hai người phụ nữ Việt Nam trong 2 tấm hình cuối, một là bà Phạm Thị Lài, sinh năm 1960, ngụ tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, người thứ hai là bà Hồ Nguyên Thủy, sinh năm 1979, con ruột của bà Lài, hiện đang làm kế toán ở một công ty kinh doanh vật tư xây dựng.
Như chúng ta thấy, hình thức khoả thân phản kháng khá phổ biến trên thế giới, nhưng trong thực tế không quốc gia nào khuyến khích nơi công cộng.
Tuy nhiên, trong những trường hợp với phụ nữ, ở các nước dân chủ, văn minh phương Tây, lực lượng giải tán biểu tình của nhà cầm quyền thường cố gắng tối đa để không bị dư luận cáo buộc có hành động thô bạo.
Thẳng tay đàn áp, bất kể là phụ nữ hay trẻ em, thường xảy ra ở các nước có chế độ độc tài, chuyên chế. Việt Nam là một trong số đó. Các ví dụ rất nhiều và có thể chứng minh dễ dàng qua công cụ tìm kiếm Google.
Khoan hãy nói đồng tình hay phản đối hình thức phản kháng của bà Lài và bà Thuỷ, nhìn hình ảnh những người phụ nữ trần truồng, yếu đuối và đáng thương bị kéo lê lết trên đất đá như một con vật, quả là đám vệ sĩ đã mất hết tính người!
Người có một chút lương tâm thôi sẽ đặt câu hỏi vì sao nên nỗi mà người dân phải chống lại bất công bằng cách sử dụng hình thức đau xót, xa lạ với thuần phong mỹ tục của người Việt như thế, và sẽ ý thức được hành động thích ứng của mình.
Cụ bà Lê Hiền Đức, một công dân chống tham nhũng nổi tiếng và có uy tín với đông đảo dân oan, đang quan tâm tới việc này, viết trên Blog mình:
“Đang trong trạng thái “lõa thể”, bà Lài nói trong nước mắt uất nghẹn: “Đất của gia đình vợ chồng tôi dành dụm, mua bằng tiền mồ hôi nước mắt để cất nhà sinh sống, làm ruộng, trồng rau, nuôi gà… cả mấy chục năm rồi. Công ty địa ốc vào đây tự đưa ra giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. Ủy ban còn hỗ trợ Công ty, dùng lực lượng Công an cưỡng chế đất tôi giao cho công ty. Chồng tôi sức yếu thế cô chỉ biết tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột hết đồ đạc, ráng chịu nhục nhã để phản đối họ?! Nhục lắm mấy cô mấy chú ơi!”.
Tại sao những kẻ đại diện cho quyền lực, lợi ích của chế độ hôm nay lại có thể tàn nhẫn, dã man với nhân dân như thế? Trong giai đoạn còn phải ăn nhờ ở đậu vào dân, họ có vẻ thích thú hình thức này lắm cơ mà!
Tôi nhớ hồi chiến tranh chống Mỹ, những người sống ở miền Bắc kể cho nhau nghe và tự hào về “Đội quân tóc dài” ở miền Nam. Báo chí còn hả hê thuật lại những cuộc biểu tình chống chế độ Sài Gòn trong đó những người phụ nữ miền Nam “phẫn nộ không ngần ngại tụt quần trước mặt những tên ác ôn mặt dày mày dạn làm chúng phải cúi mặt bỏ đi“.
Trong bài “Hành xử trong chế độ ta và chế độ Ngụy“, blogger Đông A mỉa mai:
“Dưới chế độ Ngụy những tên ác ôn mặt dày mày dạn đã cúi mặt bỏ đi trước những người phụ nữ lõa thể, nhưng ở chế độ ta những người ngày ngày được nghe tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn hăng hái xông vào lôi kéo những người phụ nữ trần truồng. Đấy là điểm khác nhau giữa chế độ ta và chế độ Ngụy. Không biết những người phụ nữ trong đội quân tóc dài ngày xưa đấy giờ ra sao, có kinh nghiệm gì truyền lại cho chị em hôm nay không và khi xuôi tay có nhắm mắt được không?“.
Không có gì chính xác hơn để xác định bản chất của nhà cầm quyền và tất cả những kẻ đang cộng sinh trên nó, là sự trở mặt và phản bội. Họ đã thực sự biến thành những con thú man rợ trong cuộc tranh giành lợi ích từ những hợp đồng mua bán đất-quyền-tiền.
Giờ đây trên đất nước Việt Nam “cả một thời đểu cáng đã lên ngôi” (thơ Bùi Minh Quốc) với “ngút trời tiếng khóc xé vành môi bà mẹ, chị em tôi, những người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, để kiếm hạt thóc nuôi con khôn lớn đi đánh giặc giữ nước giữ làng. Giờ Làng Nước có rồi nhưng Đất lại bị đưa vào cuộc bán buôn kiếm chác của những kẻ chức quyền tham lam vô độ, vô nhân” (nhà văn Thuỳ Linh).
Đến mức một nguời đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) từ những ngày đầu, vinh dự được Hồ Chí Minh đặt cho cái tên với hai chữ “Hiền” và “Đức” (cụ Lê Hiền Đức), đã phải thốt lên:
“Tình cảnh người dân Việt Nam hiện nay còn kém cả thời chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít“. [5]
Nếu có một quốc gia nào giống Việt Nam thì cũng vô cùng hiếm hoi, nơi mà chỉ trong vòng 4 năm thôi (2008-2011) “đã
có hơn 1,57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để
khiếu nại tố cáo, với gần 673 ngàn đơn thư, trên 70% liên quan đến đất
đai, còn ở Bộ Tài nguyên – Môi trường, tới 98% hàng năm.Bất công và oán hận ngút ngàn, người nông dân phải vùng lên bằng mọi khả năng có thể của thân phân nô lệ. Tiếng súng từ Tiên Lãng (Hải Phòng), của gia đình Đoàn Văn Vươn như một chất xúc kích, chỉ trong khoảng một tháng sau, số lượt người khiếu kiện tăng 50%, số đoàn đông người tăng 30%“.
Biết bao nhiêu bị kịch đã xảy ra, máu của nông dân, trong đó có cả phụ nữ trẻ em, đã đổ xuống trên những cánh đồng. Nhiều trường tự tử vì quá thất vọng, uất ức và cùng quẫn. Mới hôm 8/5, bà con nông dân ở Vụ Bản (Nam Định) đồng loạt mang vòng tang trắng giữ đất, thì hơn hai tuần sau, ngày 22/5, vụ khoả thân ở Cần Thơ lại mang đậm màu sắc đau thương…
Trên hết mọi khía cạnh, chưa cần nói đến đúng sai của các cuộc cưỡng chế, với hàng núi đơn khiếu nại “cao hơn cả dãy Trường Sơn” từ hơn hai thập niên qua và hệ quả là “dân phải nổ súng, đặt bom, hay tự tử, lột đồ để giữ đất. Nói cách gì cũng là lỗi của chính quyền đã đẩy họ vào bước đường cùng” – Blogger Đào Tuấn viết.
Tôi đồng ý với blogger Đào Tuấn, nhưng nói “lỗi của chính quyền” là quá nhẹ! Chắc vì sống trong nước nên ông không muốn dùng ngôn ngữ mạnh hơn. Còn tôi, tôi gọi đây là tội ác của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN.
Trong vấn đề xây dựng và phát triển, ở quốc gia nào cũng có vấn đề tranh chấp đất đai, nhưng nơi nào nhà nước công nhận quyền tư hữu và có toà án độc lập phân xử quyền lợi khi có tranh chấp, nơi đó sẽ được giải quyết đúng pháp luật, thoả đáng với lợi ích công cộng, nhưng cũng công bằng với lợi ích của công dân.
Lấy danh nghĩa đất là sở hữu của toàn dân và thống nhất quản lý vào tay nhà nước, ĐCSVN với độc quyền cai trị, trong thực tế đã chiếm đoạt toàn bộ lãnh thổ đất nước làm của riêng cho một đảng phái thiểu số trong 90 triệu người và giữ cho mình toàn quyền ban phát lợi ích.
Cốt lõi của tất cả vấn đề nằm ở đây! Và bất công đi liền với tội ác cũng nằm ở đây!
Cỏ vẫn mọc khi chưa nhổ tận gốc. Sẽ còn nhiều nữa Tiên lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Cần Thơ… ●
© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog
Đan Mạch hủy bỏ các dự án tài trợ cho Việt Nam vì có gian lận
Hình: Wikimedia commons - Chlordk
Đan Mạch hủy bỏ các khoản viện trợ để giúp Việt Nam ứng phó với hiện
tượng biến đổi khí hậu, và nói rằng các ngân khoản này đã bị sử dụng sai
trái.
Bản tin của The Copenhagen Post hôm nay loan tin là Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch, Christian Friis Bach, đã đưa ra quyết định đó sau khi tin tức tường trình về nhiều hành động gian lận.
Bộ trưởng Friis đã cắt nguồn tài trợ cho tất cả 3 dự án giúp Việt Nam, sau khi một cuộc điều tra độc lập của công ty Price Waterhouse Coopers phát hiện ra vô số “những điểm bất thường.”
Viết trên trang web của Bộ Phát triển Đan Mạch, Bộ trưởng Friis nói rằng: “Điều quan trọng là phải hành động chống những kẻ đã sử dụng sai mục đích các quỹ viện trợ của Đan Mạch để chứng tỏ rõ rệt về hệ quả của các hành động đó. Những kẻ đã có hành động gian lận phải bị ngăn chận và trừng phạt.”
Số tiền viện trợ đó có liên quan tới một cuộc nghiên cứu về hiện tượng biến đổi khí hậu do Danida, cơ quan viện trợ của Bộ Ngoại giao Đan mạch cung cấp. Được biết ngân khoản tiền viện trợ bị sử dụng sai trái lên tới 3 triệu 300,000 kroner, đơn vị tiền tệ của Đan Mạch.
Bộ trưởng Friis đã yêu cầu chính phủ Việt Nam tiếp tay trong cuộc điều tra này.
Nguồn: The Copenhagen Post, Denmark Foreign Affair Ministry website
Bản tin của The Copenhagen Post hôm nay loan tin là Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch, Christian Friis Bach, đã đưa ra quyết định đó sau khi tin tức tường trình về nhiều hành động gian lận.
Bộ trưởng Friis đã cắt nguồn tài trợ cho tất cả 3 dự án giúp Việt Nam, sau khi một cuộc điều tra độc lập của công ty Price Waterhouse Coopers phát hiện ra vô số “những điểm bất thường.”
Viết trên trang web của Bộ Phát triển Đan Mạch, Bộ trưởng Friis nói rằng: “Điều quan trọng là phải hành động chống những kẻ đã sử dụng sai mục đích các quỹ viện trợ của Đan Mạch để chứng tỏ rõ rệt về hệ quả của các hành động đó. Những kẻ đã có hành động gian lận phải bị ngăn chận và trừng phạt.”
Số tiền viện trợ đó có liên quan tới một cuộc nghiên cứu về hiện tượng biến đổi khí hậu do Danida, cơ quan viện trợ của Bộ Ngoại giao Đan mạch cung cấp. Được biết ngân khoản tiền viện trợ bị sử dụng sai trái lên tới 3 triệu 300,000 kroner, đơn vị tiền tệ của Đan Mạch.
Bộ trưởng Friis đã yêu cầu chính phủ Việt Nam tiếp tay trong cuộc điều tra này.
Nguồn: The Copenhagen Post, Denmark Foreign Affair Ministry website
Các "đại gia" DNNN đang nợ ngân hàng hơn 400 nghìn tỷ
(Dân trí) - Tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay
ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước lên trên 415.000 tỷ đồng, chiếm
tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng. PetroVietnam dẫn đầu 12 tập đoàn kinh tế
của nhà nước với khoản nợ lên tới 72.000 tỷ đồng.Bộ Tài chính vừa hoàn thiện
Đề án
“Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng
công ty nhà nước”. Nội dung đề án đề cập khá chi tiết về tình hình tài
chính, hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện
nay, cũng như phân tích những điểm tồn tại và là những vấn đề mà quá
trình tái cơ cấu phải xử lý.
Theo đánh giá từ đề án, tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng
công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, tiềm tàng nhiều
nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả. Khối doanh nghiệp
này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của hệ thống các tổ chức
tín dụng.
Tính đến tháng 9/2011 dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà
nước là 415.347 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó,
chỉ riêng 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước dư nợ đã lên tới 218.738 tỷ
đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66% dư nợ
cho vay doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với
72.300 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đứng thứ hai với 62.800
tỷ đồng; thứ ba là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) với
20.500 tỷ đồng; kế đến là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) với
19.600 tỷ đồng.
Ngoài ra, đề án cho biết có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ
lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần, đặc biệt có 7 tập
đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần, như: Tổng công ty Xây dựng
Công nghiệp, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty
Xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty Xây dựng công trình giao
thông 8, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng công ty Thành An và Tổng
công ty Phát triển đường cao tốc.
An Hạ
Tập đoàn Sông Đà xin vay tiền nhà nước trả nợ ngân hàng ngoại.
(Dân trí) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị
Bộ Tài chính xin ý kiến Thủ tướng về việc cho Tập đoàn Sông Đà vay từ
Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để hỗ trợ trả nợ Ngân hàng ngoại trong dự
án Xi măng Hạ Long của công ty con.
Theo
đó, Công ty CP Xi măng Hạ Long (Tập đoàn Sông Đà chiếm 59% cổ phần)
liên tục lỗ trong nhiều năm. Dư nợ vay vốn để đầu tư, sản xuất và trả nợ
vay của Công ty này là rất lớn (trung bình là 7.000 tỷ đồng/năm), lãi
suất vay vốn ngân hàng tăng cao (từ 20 - 27%/năm).
Theo báo cáo, tập đoàn Sông Đà có công nợ phải thu lên tới 10.000 tỷ đồng
Trong khi giá bán tăng không đủ bù chi phí dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2011 lỗ: 581,268 tỷ đồng; năm 2012 lỗ kế hoạch: 495,976 tỷ đồng.
Kế
hoạch trả nợ trong năm 2012 của Xi măng Hạ Long do xây dựng nhà máy xi
măng thì công ty này phải trả gần 500 tỷ đồng của các đối tác tài chính
ngước ngoài là Ngân hàng Natixis (CH Pháp) và Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu
(NIB).
Theo
báo cáo của Tập đoàn Sông Đà, tổng số tiền Tập đoàn đã hỗ trợ trả nợ
thay cho Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long tính đến ngày 31/3 vừa qua là
hơn 1.200 tỷ đồng, bao gồm: trả nợ Ngân hàng Natixis gần 41 triệu euro
(tương đương với 1.157 tỷ đồng); trả nợ cho Ngân hàng NIB số tiền gần
1,9 triệu euro (tương đương 53,1 tỷ đồng).
Tuy
nhiên, hiện nay Sông Đà đang kêu khó vì giá trị khối lượng dở dang và
công nợ phải thu của Tập đoàn lên đến hơn 10.000 tỷ đồng do các chủ đầu
tư không có vốn để thanh toán, Tập đoàn đang phải cân đối để thanh toán
các khoản nợ vay đến hạn trả nên không thể tiếp tục hỗ trợ Công ty cổ
phần Xi măng Hạ Long trong việc trả nợ khoản vay của các Ngân hàng nước
ngoài năm 2012, 2013.
Thông Chí
World Bank cảnh báo nợ của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.
(Dân trí) - Theo WB, sự không chắc chắn lớn nhất
đối với bền vững nợ xuất phát từ các DNNN - không được thống kê vào nợ
Chính phủ hay nợ được Chính phủ bảo lãnh - làm hạn chế khả năng của
Chính phủ trong quản lý các rủi ro liên quan.
Những
khoản nợ của các DNNN không được liệt kê trong các con số thống kê của
nợ Chính phủ hay nợ được Chính phủ bảo lãnh. Do đó, không có một ước
tính đáng tin cậy nào về những khoản nợ này.
Các chính sách thắt chặt làm nản lòng giới đầu tư và chi tiêu cá nhân
Theo đánh giá tại bản báo cáo cập nhật của Ngân hàng Thế giới (WB)
về tình hình kinh tế Việt Nam được công bố sáng nay (23/5), mức tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 sẽ rơi vào khoảng 5,7%
trước khi tăng trưởng 6,3% vào năm 2013. Trong khi đó, Chính phủ sẽ đạt
được mục tiêu kiềm lạm phát dưới 10%.
Trên thực tế, tăng trưởng GDP đã giảm từ 6,8% năm 2010 xuống còn
5,9% trong năm 2011 và tiếp tục tụt dốc xuống 4% trong quý I/2012. Nhu
cầu trong nước chững lại ảnh hưởng đến ngành xây dựng, dịch vụ và các
ngành tiện ích khác.
Trước đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đánh giá kinh tế Việt Nam
2012 tăng trưởng dưới 6%. Trong khi đó, bộ phận phân tích và tư vấn kinh
tế (EIU) của tạp chí Nhà Kinh tế (Economist) dự báo, GDP Việt Nam 2012
chỉ tăng 5,6%, lạm phát ở mức13,8%. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam
trong 2012 là giữ tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5%, lạm phát dưới 10%.
WB cho rằng, việc thắt chặt các chính sách trong nước hồi năm ngoái
đã làm nản lòng giới đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và
bất động sản, cũng như với tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, tác động tích
cực của các biện pháp này, cộng với hiện tượng giá lương thực giảm, lạm
phát đã giảm xuống còn 10,5% trong tháng 4/2012 từ mức đỉnh điểm 23% hồi
tháng 8/2011 (lạm phát tính theo năm).
Áp lực lên tỷ giá tiếp tục giảm trong quý I, khi niềm tin vào tiền
đồng đã dần được cải thiện. Theo đó, tỷ giá hối đoái không chính thức
vẫn ở tiệm cận dưới của chênh lệch +/-1% xung quanh tỷ giá chính thức kể
từ khi tiền đồng mất giá 8,5% so USD hồi tháng 2/2011. Nguồn cung tăng
của USD trên thị trường cũng đã cho phép NHNN bổ sung dự trữ ngoại hối
trong những tháng đầu năm 2012, được báo cáo lên đến gần 7,5 tuần nhập
khẩu.
Tạo lòng tin bằng minh bạch và trách nhiệm công bố thông tin
Thâm hụt ngân sách năm 2012 được dự báo chiếm 6% GDP, so với con số
ước tính 6,5% năm 2011. Nợ công được kỳ vọng vẫn ở mức ổn định, và
Chính phủ sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt tài khóa. Theo Phân tích về
tính ổn định nợ của quốc gia thu nhập thấp của WB, Việt Nam thuộc nhóm
chịu ít rủi ro nợ công.
Đối tác đa phương lớn nhất của Việt Nam cũng cảnh báo rằng, sự
không chắc chắn lớn nhất đối với bền vững nợ lại xuất phát từ các doanh
nghiệp nhà nước - tuy nhiên, những khoản nợ của các doanh nghiệp này
không được liệt kê trong các con số thống kê của nợ Chính phủ hay nợ
được Chính phủ bảo lãnh. Do đó, không có một ước tính đáng tin cậy nào
về những khoản nợ này. Chính điều đó làm hạn chế khả năng của Chính phủ
trong quản lý các rủi ro liên quan - theo WB.
Tổ chức này cho rằng, tính minh bạch và trách nhiệm công bố thông
tin rất quan trọng để xây dựng lòng tin giữa các thành viên tham gia thị
trường.
Ngoài ra, theo WB, vấn đề của Việt Nam trong những năm tới tiếp tục
là vấn đề trong ngành ngân hàng. Ngoài ra, thách thức ngắn hạn về chính
sách với Việt Nam là làm thế nào để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và
khôi phục niềm tin nhà đầu tư.
Các biện pháp của Chính phủ đã dẫn đến sự suy giảm mạnh trong tăng
trưởng tín dụng, từ 32,4% vào cuối năm 2010 xuống đến 14,3% vào cuối năm
ngoái. Tuy nhiên, chất lượng tài sản đã xuống cấp một phần do tăng
trưởng tín dụng nhanh chóng vào thời điểm trước 2011 và suy giảm trong
lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Phần vay chính thức không hoạt động hiệu quả (nợ xấu) tăng từ 2,2%
trên tổng giá trị tài sản vào cuối năm 2010 lên 3,6% hồi tháng 3 năm
nay, và thậm chí có khả năng còn cao hơn nếu được đo bằng hệ thống các
tiêu chuẩn quốc tế. Chính sách thắt chặt tiền tệ cũng góp thêm căng
thẳng vào vấn đề thanh khoản tại một số ngân hàng nhỏ.
Hiện Chính phủ đang tiến hành tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Và
theo nhận định của WB, ngay cả khi chỉ thực hiện một phần của các cải
cách này, Việt Nam cũng cần phải trở lại với một môi trường kinh tế vĩ
mô bền vững hơn, đồng thời đặt nền móng cho hiệu quả và năng suất cao
hơn để thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Bích Diệp
Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh không giấy phép
Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú
được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn
sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao
như tôm hùm, cá mú.
Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng”
nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng
chính quyền tỏ ra lúng túng.
Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành.
|
Bè cá Trung Quốc hoành tráng
Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng
Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung
Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm
cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè
nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm
trị giá hàng tỉ đồng.
Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những
khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại
tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này
đóng cửa.
Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè
nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh
chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia
bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự
hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này
cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với
nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố
với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương
làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có
sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 lồng. Ngoài ra họ còn thu mua
cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.
“Người Trung Quốc ở đây ai cũng có thể nói được tiếng
Việt, bởi họ qua đây đã sáu, bảy năm rồi. Người Trung Quốc cân cá, mua
cá, xuất bán cá... còn em chỉ lo chăm sóc cá thôi. Mỗi năm có hàng ngàn
tấn cá được xuất đi, khi nào đủ số lượng thì sẽ có tàu của Trung Quốc
cập bè đưa cá về bên đó”, Huy nói.
Ông Đào Văn Hoà, chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh cho rằng vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đặc biệt đối với vùng biển của đất nước. Vịnh Cam Ranh đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, kinh tế. Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng vịnh Cam Ranh của Tỉnh uỷ Khánh Hoà cũng xác định quá trình phát triển kinh tế ở vịnh này phải vừa bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định đồng thời kết hợp hài hoà với quốc phòng. |
Chúng tôi quan sát thấy xung quanh bè thấy có chừng ba,
bốn chiếc tàu cá mang biển số Khánh Hoà, Bình Thuận đang chở cá đến để
bán cho người Trung Quốc. Trên bè các bảng thông báo, thẻ đánh số đều
được ghi bằng tiếng Trung. Tại một góc khác của bè, hai người đàn ông
Trung Quốc tự xưng là A Ngán và A Keng vừa hút thuốc lào vừa quan sát
những người Việt làm việc. A Ngán cho hay quê ở Quảng Châu, chuyên mua
và nuôi cá mú. Cá mú đen thu mua về rồi nuôi tiếp, đến khi cá nặng chừng
1kg mới bán; cá mú nghệ nặng 10kg thì bán, có thể đóng thùng đi đường
bộ hoặc tàu từ Trung Quốc qua thu mua tại bè. “Chúng tôi ở đây đã lâu,
có người lấy vợ Việt Nam và tách ra làm riêng rồi”, A Ngán khoe.
Theo ông Hoàng Gia Ánh, chủ tịch hội nông dân phường Ba
Ngòi, thành phố Cam Ranh, giá cá mú đen thương phẩm loại 1kg tại Cam
Ranh hiện bán 200.000 đồng/kg, cá mú nghệ 250.000 đồng/kg. Thương lái
Trung Quốc tại các bè trên đang thu mua loại cá mú nhỏ 0,5 – 0,6kg với
giá bằng 1/2 giá cá thương phẩm. “Họ thu mua cá nhỏ sau đó nuôi thêm rồi
xuất khẩu, bởi làm như vậy lời hơn so với mua cá lớn rồi xuất ngay”.
Những người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh.
|
“Họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”
Theo ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị
trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở
nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên;
phường Cam Phúc Bắc có hai cơ sở, phường Cam Phú có một cơ sở. Riêng
tại phường Cam Linh có hai cơ sở, trong đó cơ sở nuôi bè trên biển của
công ty TNHH Song Phong. Song, ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường
Cam Linh cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với
khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty
TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người
Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho
phép”, ông Tính nói.
Ông Tính cho biết thêm ở khu vực lồng bè có người Trung
Quốc hoạt động, hiện nhiều lực lượng đang quản lý: trạm kiểm soát của
đồn Biên phòng cửa khẩu, đồn Biên phòng 384, công an… Rất nhiều cơ quan
quản lý, nhưng ông Tính phân bua: “Quá nhiều lực lượng song chúng ta
đang lúng túng trong phân cấp xử lý vấn đề người nước ngoài. Qua các
buổi giao ban chúng tôi đều có ý kiến về việc này, bản thân tôi thấy cần
phải rút kinh nghiệm”.
Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di
dời những người trên lồng bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó
khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ
không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không
chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên
những bè đó”, ông Tính nói.
Phó chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh Nguyễn Ngọc Sơn,
thừa nhận trên địa bàn có một số người nước ngoài nuôi trồng thuỷ sản.
“Tuy nhiên, trên thực tế đến nay chưa có doanh nghiệp hay người nước
ngoài nào xin phép nuôi trồng thuỷ sản tại vịnh Cam Ranh... Chúng tôi sẽ
xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Sơn nói.
bài và ảnh: Lê Anh
mardi 29 mai 2012
Làng đại học: thừa quán nhậu, thiếu tiệm sách
TTCT - Làng đại học (ĐH) TP.HCM tập trung rất nhiều
trường ĐH lớn với hàng chục ngàn sinh viên. Nhưng trái với sự tưởng
tượng về một “thành phố trí thức”, làng ĐH là nơi mà hiệu sách nhường
bước trước quán nhậu, karaoke, tiệm nét (Internet) chơi game… và hoạt
động giải trí đỏ đen.
Hiệu sách của chị Lê Thị Bích Nương chủ yếu cho thuê truyện tranh dù có nhiều tựa sách triết học, văn học... và ít ai mua - Ảnh: L.P. |
Chỉ một cung đường ngắn từ cổng ký túc xá ĐH Quốc gia
vòng qua các trường Khoa học tự nhiên, Thể thao, Khoa học xã hội &
nhân văn, Quốc tế…, chúng tôi dễ dàng đếm được 40 quán nhậu, karaoke,
tiệm nét chơi game. Nhưng cũng con đường ấy, sáu hiệu sách lèo tèo hiện
ra ở những vị trí ít ai ngờ nhất.
Sách sống nhờ nhu yếu phẩm
Nhà sách Nguyễn Văn Cừ hoành tráng nhất cả làng ĐH
nhưng chỉ có chừng 20 kệ sách, 2/3 diện tích còn lại của nhà sách là bán
quần áo, nước chấm, thịt đông lạnh, đồ dùng gia đình... Trong vòng 20
phút đứng tại nhà sách, chúng tôi chỉ thấy hai người mua sách cầm ra chỗ
tính tiền, sáu người còn lại mua quà lưu niệm, xem thử đồ ở quầy quần
áo và cầm ra tính tiền những món gia dụng. Ngay cả sách ở đây cũng được
bày rất lộn xộn. Tại kệ, những tựa sách không hề liên quan chủ đề với
nhau như Việt Nam - Tư liệu tóm tắt lại được xếp cạnh quyển truyện tranh
Rio - chàng ngố và... 280 giải đáp cách phòng chữa các bệnh về kinh
nguyệt. Tuy nhiên cách các kệ sách ấy chừng vài mét, quần áo, giày dép,
nước chấm, mì gói… được trưng bày một cách rất chỉn chu.
Bạn Đặng Thị Huyền, sinh viên năm 3 ngành quản trị kinh
doanh, ĐH Tin học và ngoại ngữ HUFLIT, đã ở làng ĐH với chị gái từ năm
đầu tiên vào ĐH cho biết: “Sách giáo trình tôi học do trường soạn, có
tìm thêm sách của bạn bè cùng ngành ở trường khác. Tiểu thuyết khoa học
viễn tưởng tôi chỉ tìm được ở các nhà sách tại quận 9, hoặc phải đi xe
buýt xuống Biên Hòa”. Huyền không phải là trường hợp duy nhất phải chịu
khó đến trung tâm thành phố cách làng ĐH 20km để có được cơ hội lang
thang tìm sách trong một nhà sách thật sự.
Cách nhà sách hoành tráng này vài trăm mét là vài hiệu
sách nhỏ. Bà chủ hiệu sách Trường Giang cho biết: “Ở đây sinh viên mua
chính là giáo trình cũ, sách học tiếng Anh, rẻ mà, xài xong hết học kỳ
bán lại”. Chính vì thế, bà kiêm luôn việc mua lại giáo trình photo, giáo
trình cũ của tất cả ngành học. Hơn chục kệ sách trong tiệm chủ yếu là
giáo trình photo, giáo trình triết học Mác - Lênin, sách ngữ pháp tiếng
Anh căn bản... Các loại sách học thuật, nghiên cứu khác hầu như không
có. Kệ sách văn học cũng chỉ có vài chục quyển kê sát tường ở góc ít
người lai vãng đến.
Ngay ngã ba dẫn vào tòa nhà mới của ĐH Khoa học tự
nhiên là một tiệm bán nón thời trang kèm bán sách. “Các bạn thích mua
nhiều là mấy quyển Phải lấy người như anh, Rừng Na Uy, Anh sẽ đợi em
trong hồi ức, Anh sẽ lại cưa em nhé, Kiếp sau, Tình dục của gấu trúc...
Nói chung là chuyện yêu đương thôi!” - cô sinh viên bán thuê cho quán
nói.
Lê Nguyễn Thu Thủy, sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế luật -
ĐH Quốc gia TP.HCM, kể: “Sách ở làng ĐH được cái rẻ hơn trong nhà sách,
mua ngoài vỉa hè cũng có, nhiều nhất là mấy quyển của Quỳnh Dao, Tào
Đình. Tôi đang đọc quyển Đắc nhân tâm cũng mua ngoài đó. Còn sách khoa
học phải lên mạng tìm thôi”.
Trong một tiệm sách nhỏ nhắn tên Gia Hân, chị chủ tiệm
tên Nương chỉ lên kệ sách nói: “Tôi chỉ bán được nhiều nhất là sách giáo
trình photo vào đầu kỳ học hoặc mùa thi học kỳ thôi, mấy bạn đi tìm tài
liệu ôn thi qua môn. Còn ngày thường cho thuê truyện tranh kiếm sống. Ở
đây, các bạn đọc truyện tranh nhiều lắm”.
Như một nỗ lực, chị Nương cũng trưng bày sách lịch sử,
triết học, kỹ thuật và văn học ra một số kệ bên ngoài, đẩy truyện tranh
xuống các kệ dưới cùng. Nhưng người ngoài nhìn vào cũng dễ dàng thấy
hàng trăm quyển truyện tranh “lép vế” nơi đáy kệ kia mới chính là thứ
nuôi sống tiệm sách của chị Nương.
Địa điểm nhóm thanh niên đánh người, đập xe tại quán nhậu Đại Bình lúc 20g ngày 7-5 - Ảnh: Anh Bảo
|
Huyên náo về đêm
Là địa phận nhạy cảm khi nằm giáp ranh với địa bàn Thủ
Đức, TP.HCM và tỉnh Bình Dương, làng ĐH từ lâu luôn là điểm nóng về an
ninh khu vực. Ở đây người ta nói về những con đường nhậu nhẹt, quán
karaoke vài chục ngàn đồng/giờ… Trước cổng ký túc xá ĐH Quốc gia giờ đây
là bốn quán nhậu liền kề nhau. Ở cổng Trường Khoa học xã hội & nhân
văn, những cậu sinh viên ngồi đánh bài cả ngày trong quán cà phê, đến
tối khuya thì chực chờ một trận cá độ bóng đá xem trực tiếp trên tivi.
Sau lưng một quán cà phê là dãy bàn bida dài sáng đèn cả ngày.
Nửa đêm 6-5, đèn đường đã tắt từ lâu nhưng hơn chục
tiệm nét chủ yếu kinh doanh trò chơi trực tuyến trên đoạn đường kéo dài
từ Trường ĐH Khoa học tự nhiên tới trước Trường ĐH Khoa học xã hội &
nhân văn vẫn cho chơi game thâu đêm suốt sáng, dù giờ đóng cửa là từ
23g. Mỗi tiệm trung bình có 30-40 game thủ. Trong ánh đèn tối mờ, các
sinh viên game thủ mình trần ngồi một dãy, phả khói thuốc mù mịt và liên
tục chửi thề do thua game.
Thu hút sinh viên không kém là hàng loạt quán nhậu rải
khắp làng ĐH. Nổi tiếng nhất là khu ăn nhậu ở ấp Tân Lập, P.Đông Hòa,
thị xã Dĩ An, Bình Dương, luôn huyên náo về đêm. Khoảng 20g ngày 7-5,
một tốp hai xe máy chở năm thanh niên tấp vào quán nhậu Đại Bình. Khoảng
30 phút sau, một thanh niên thấp lùn trong nhóm cởi phăng áo thách
thức: “Đằng kia có chiếc xe nhìn thấy ghét, thằng nào ra đập xe tao bao
chầu nhậu”. Vừa nghe xong, một thanh niên lấy cục gạch trước cửa quán
tiến lại đập vỡ nát hai bên sườn xe. Khi chủ nhân chiếc xe Nouvo đỏ mang
biển số 61 (Bình Dương) chạy ra can ngăn thì nhóm thanh niên trên nhảy
vào đấm đá túi bụi. Một số người dân hô hoán, thấy không ổn nhóm thanh
niên lao lên xe bỏ chạy về ngã ba Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân
văn mất dạng.
Lúc 1g sáng 6-5, bên trong một tiệm nét trước cổng Trường ĐH Khoa học tự nhiên vẫn nhộn nhịp sinh viên chơi game, dù ngoài cửa tiệm ghi giờ mở cửa từ 7g-23g - Ảnh: Chính Thành |
Đỏ đen, trộm cắp hoành hành
Ở làng ĐH có cả chục tụ điểm ghi đề phục vụ những sinh
viên máu mê cờ bạc. Cứ tầm 15-16g, họ lục tục kéo tới các mối để ghi
phơi đề. Để đề phòng công an bất ngờ kiểm tra, những điểm này chỉ ghi đề
cho sinh viên quen mặt, người lạ phải có bảo lãnh. Một sinh viên rành
số đề cho biết: “Chơi bao nhiêu cũng được. Nếu quen biết có thể ghi
thiếu từ 300.000 tới 1 triệu đồng”.
Ông Huỳnh Tấn Long, trưởng Công an P.Linh Trung, Thủ
Đức, cho biết có một số điểm ghi đề, cá độ bóng đá mới hoạt động bên
phường chưa nắm hết được. Tháng 3 năm nay, phường đã mời một hộ dân ở tổ
3, khu phố 6 tổ chức cho sinh viên ghi đề lên làm cam kết không tái
phạm. Chỉ riêng tháng 4-2012, công an phường đã bắt hai đối tượng trộm
cắp tại phòng trọ sinh viên, thu giữ một laptop trả lại cho chủ nhân.
Đặc biệt, công an phường đã bắt gọn sáu thanh niên sử dụng ma túy trong
một phòng trọ về đêm tại khu phố 6, P.Linh Trung.
Một đặc điểm chung là hầu hết đối tượng vi phạm đều là
những thanh niên ăn chơi từ các nơi khác vào làng ĐH. Để hạn chế tội
phạm ở làng ĐH, mỗi đêm từ 19g-5g sáng phường cử một cảnh sát khu vực,
hai công an cơ động và hai bảo vệ dân phố đi tuần tra. “Nhưng do tính
chất nhạy cảm của P.Linh Trung nằm giáp ranh với P.Đông Hòa, Bình Dương
nên an ninh nhìn chung vẫn còn rất phức tạp”- ông Long thừa nhận.
Bên phía P.Đông Hòa, Bình Dương, trung tá Nguyễn Vân
Hây, trưởng công an phường, cho biết do làng ĐH không đủ sân chơi nên
hầu như sinh viên muốn giải trí chỉ biết vào quán nhậu, cà phê, tiệm
nét, bida sau giờ học. Các loại hình cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá… phát
sinh từ đó. Trung tá Hây cho biết tại các tiệm nét, quán nhậu về khuya,
công an phường phối hợp với bộ phận văn hóa - thông tin thường xuyên
tuần tra, xử phạt hành chính các quán hàng vi phạm hoạt động quá giờ.
Tuy nhiên, do mức xử phạt theo quy định quá thấp nên không răn đe được.
PGS.TS Huỳnh Ngọc Sang, giám đốc Trung tâm Quản lý và
phát triển khu đô thị ĐH - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng làng ĐH tập
trung đến 52.198 sinh viên (số liệu tháng 4-2011) nhưng cơ sở hạ tầng,
khu vui chơi thiếu thốn, chưa đồng bộ. Để củng cố tình hình an ninh trật
tự trong khu đô thị ĐH, hướng đi sắp tới là sẽ liên hệ giữa trung tâm
điều hành ĐH Quốc gia với địa phương, giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên
và ban quản lý sinh viên của các trường ĐH hợp sức tuyên truyền đảm bảo
an ninh, văn hóa lành mạnh tới toàn bộ sinh viên.
Trên địa bàn khu phố Tân Lập (Đông Hòa, Dĩ An, Bình
Dương) hiện có 7 tiệm bida, 12 quán karaoke, 18 quán cà phê, 18 tiệm
nét, trong đó nhiều tiệm nét thường xuyên vi phạm hoạt động quá giờ,
quán nhậu khuya không có biển hiệu hoạt động đến 2-3 giờ sáng. Đầu năm
2012 đến nay, Công an P.Đông Hòa đã bắt hai vụ cướp giật tài sản (điện
thoại), 12 vụ trộm tài sản (xe gắn máy, điện thoại, laptop...), bắt 17
tên, bốn vụ bắt sáu đối tượng mang theo vũ khí thô sơ, xử lý bảy vụ gồm
17 đối tượng gây rối trật tự công cộng.
|
KHẢI ĐƠN - CHÍNH THÀNH - ẢNH BẢO
"Bộ đội cụ Hồ” đánh dân
Chiều ngày 27/5, khoảng 4h30 tại xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam đã xảy ra một vụ đụng độ giữa một bên là bộ đội thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đang đồn trú tại địa phương và một số thanh niên trong khu vực. Cuộc xô xát đã dẫn đến việc hai thanh niên bị thương trong đó có một người bị thương nặng ở mắt tên là Nguyễn Đình Chinh, hiện đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Thân nhân của nạn nhân cùng với những người họ hàng và cư dân trong làng đã kéo đến trước cổng Ban chỉ huy Quân sự đòi hỏi những người có trách nhiệm phải giải quyết thỏa đáng vụ việc. Tuy nhiên, Ban chỉ huy quân sự vẫn kiên quyết bao che cho các binh sĩ dẫn đến việc thân nhân của nạn nhân bức xúc chửi bới và phản ứng rất dữ dội. Dân địa phương cũng tập trung trước cổng khu quân sự để bày tỏ sự đồng tình với thân nhân của nạn nhân.
Huỳnh Trọng Hiếu đã kịp thời có mặt tại chỗ, và trực tiếp theo dõi diễn tiến vụ việc để trình bày cùng quý vị.
Liên lạc với thân nhân của anh Nguyễn Đình Chinh, người chú của nạn nhân, và một số người trực tiếp có mặt trong vụ đụng độ để hỏi về sự việc, họ đã cung cấp cho tôi những thông tin sau:
HTH: Dạ, tôi là Huỳnh Trọng Hiếu, là thành viên của Tổ chức phóng viên không biên giới. Vừa qua, tôi được biết, tại nơi gần khu Quân đội Nhân dân đang đồn trú tại xã Tam Phú đã xảy ra cuộc đụng độ giữa bộ đội và một số thanh niên hiện đang sống nơi đây có đúng không anh? Xin anh hãy tường thuật một cách chi tiết để mọi người được biết.
Thân nhân: Dạ thưa anh, tôi xin nói thế này, chiều hôm nay khoảng 4h30, cháu tôi là Nguyễn Đình Chinh cùng với một người bạn khác tên là Nguyễn Thanh Văn đang trên đường đi chơi về thì gặp một nhóm lính đi ngược chiều, họ mặc đồ quân đội chặn đầu xe của cháu tôi để xin vài điếu thuốc lá. Bất ngờ trước việc làm vô lý, cháu tôi không đồng ý với thái độ của họ dẫn đến lời qua tiếng lại và sau đó xô xát. Tôi nghĩ rằng, đây là một vụ đánh người thì đúng hơn. Bộ đội đi ngênh ngang ngoài đường, chặn đầu xe của dân xin đểu, không được thì đánh người, bên phía quân đội thì được đào tạo chuyên nghiệp, có khoảng vài chục người, còn chúng tôi chỉ có hai thanh niên đang ngồi trên xe. Người bạn của nó ngồi phía sau kịp thời bỏ chạy để kêu cứu, còn cháu tôi đang ngồi trên xe, không phản ứng kịp nên bị đánh túi bụi… thấy cảnh xô xát xảy ra, một nhóm lính khác đang ngồi nhậu nhẹt trong quán cũng chạy ra hỗ trợ. Một số người dân có mặt tại chỗ nhảy vào can ngăn nhưng không được, cháu tôi bị chúng đánh bị thương nặng ở mắt.
HTH: Thưa anh, vậy tình hình sức khỏe của anh Nguyễn Đình Chinh hiện nay ra sao?
Thân nhân: Dạ cháu tôi bị thương ở nhiều nơi, toàn thân bị đánh thâm tím, anh cứ tưởng tưởng vài chục người đánh một người thì chỉ cần nhổ một bãi nước miếng cũng đủ chết chứ huống gì họ ra sức đánh đấm. Bác sĩ chẩn đoán một bên mắt bị thương nặng, không biết còn giữ lại được không, hiện đang được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh QN.
HTH: Dạ thưa anh, từ trước đến giờ, tại đây có xảy ra tình trạng tương tự như thế này không?
Thân nhân: Dạ tại chỗ chúng em, bộ đội trú đóng khá đông, họ thường ra ngoài khu quân sự để uống cà phê và nhậu nhẹt, ngày nào cũng thế, ở đây thu nhập chủ yếu của bọn em là nhờ bộ đội. Việc bộ đội đánh dân không phải là lần đầu tiên, va chạm vẫn thường xuyên xảy ra. Họ mặc đồ quân đội nên làm gì người dân cũng không dám phản ứng, vì sợ làm to chuyện, bất lợi cũng thuộc về dân thôi. Nhưng tôi nghĩ việc quân đội và người dân sống quanh khu vực đóng quân xảy ra xung đột cũng dể hiểu vì ở đây đa số là thanh niên, bộ đội cũng là thanh niên, nên rất dể dẫn đến va chạm. Có điều, sau khi xảy ra va chạm, thiệt thòi đều thuộc về chúng tôi, lực lượng của họ rất đông, lại được huấn luyện nên không ai làm gì được. Lần nào chúng tôi yêu cầu Ban chỉ huy quân sự giải quyết và bồi thường, họ đều phớt lờ, không quan tâm, không giải quyết.
Anh không biết đó thôi, chúng tôi tiếp xúc nhiều với bộ đội nên chúng tôi biết, quân đội VN có hai loại, lính đỏ và lính xanh, lính đỏ phải đồn trú ở những vùng xa xôi hẻo lánh, là con cái của thường dân nhập ngũ. Còn khu quân sự ở những thành phố lớn, hay ở đây cũng gần thành phố, binh lính sống rất sướng, ho chẳng làm gì cả, suốt ngày đi chơi, chúng tôi biết mấy người lính này thuộc diện “5C”, nghĩa là “Con Cháu Các Cụ Cả”, chính vì vậy, chúng tôi sợ rằng BCH Quân sự cũng sẽ không giải quyết việc này như họ đã làm với những trường hợp trước đây thôi, thiệt thòi vẫn thuộc về người dân.
HTH: Sau khi nạn nhân được đưa đến bệnh viện, chúng tôi thấy có rất đông dân chúng tập trung trước khu quân sự để cùng với gia đình nạn nhân đòi giải quyết vụ việc, thì Ban chỉ huy quân sự họ đã nói gì thưa anh?
Thân nhân: Dạ, gia đình em cùng với rất nhiều người trong làng đến trước cổng khu quân sự yêu cầu BCH giải quyết, em được mời vào trong để trực tiếp làm việc. Ông chỉ huy trưởng cố tình bao che cho nhóm lính đã gây thương tích đối với cháu của em, ông ta còn nói lỗi là do Nguyễn Đình Chinh gây ra trước, và không giải quyết bất kỳ khiếu nại nào. Cũng ở trong phòng làm việc, có một sĩ quan quân đội, người này ăn nói mềm dẻo hơn, không biết anh ta chức vụ gì, anh ta hứa hẹn sẽ giải quyết thỏa đáng và khuyên chúng tôi nên về.
Ra đến ngoài cổng thì trời cũng vừa tối, bạn bè của tôi kể lại, BCH quân sự đã huy động lực lượng công an và dân phòng đến giải tán đám đông, tên công an chỉ huy còn dọa nạt người dân chúng tôi, nếu còn ở lại đây lâu sẽ bắt chúng tôi vì tội cố ý gây rối trật tự công cộng.
HTH: Trong vài ngày tới, anh và gia đình sẽ làm gì để đòi ban chỉ huy quân sự giải quyết thỏa đáng?
Thân nhân: Chúng tôi cùng với dân địa phương sẽ tập trung trước cổng khu quân sự đến khi nào họ giải quyết thỏa đáng, họ phải bồi thường tiền viện phí cho cháu tôi và xữ lý kỷ luật đối với những binh lính tham gia hành hung cháu tôi. Tôi biết điều này sẽ không thể thực hiện được, cũng như những lần trước, BCH QS địa phương sẽ đứng ra bao che cho những binh lính thuộc diện “5C” này. Những chúng tôi sẽ làm mọi cách có thể để đòi hỏi Ban chỉ huy giải quyết thích đáng. Nếu đòi hỏi mãi mà không giải quyết thì bộ đội nên cử người ra đây đánh nhau với dân chúng tôi cho công bằng. Nếu có chuyện gì xảy ra với cháu tôi, thì mấy ông chỉ huy một mạng, chúng tôi một mạng.
HTH: Dạ xin cảm ơn anh đã giành cho tôi buổi trao đổi này. Chúc anh và gia đình anh nhiều may mắn!
Tôi cũng có cuộc nói chuyện với anh Nguyễn Thanh Văn, là người đi cùng anh Nguyễn Đình Chinh khi xảy ra vụ hành hung chiều hôm qua.
HTH: Xin chào anh! Tôi là Huỳnh Trọng Hiếu, thành viên của Tổ chức phóng viên không biên giới. Tôi được biết, chiều hôm nay, một nhóm Bộ đôi hiện đang đồn trú tại địa phương anh ở đã hành hung hai người thanh niên, trong đó có anh phải không? Vậy xin anh hãy tường thuật lại cho mọi người rõ?
Anh Thanh: Dạ, tôi là Nguyễn Thanh Văn, chiều hôm nay tôi và Chinh đang đi chơi về thì gặp khoảng ba mươi lính đang mặc đồng phục, họ đi ngược chiều với chúng tôi. Tôi nói Chinh lái xe tránh nhóm quân này để khỏi rắc rối nhưng họ vẫn cố tình tiến về hướng chúng tôi và chặn đầu xe lại. Họ chặn xe chúng tôi lại và xin vài điếu thuốc lá…Chinh bực mình không cho, rồi lớn tiếng cãi cọ, và hai bên đánh nhau. Chúng tôi có hai người không thể đánh lại bọn họ nên tôi chạy đi kêu cứu.
HTH: Và sự việc diễn ra sau đó như thế nào thưa anh?
Anh Thanh: Sau khi tôi chạy đi gọi bạn bè và nhiều người đến ứng cứu, lúc quay lại thì bạn tôi nằm lăn ra đất rồi. Bọn chúng đã bỏ về hết rồi, bây giờ tôi cũng không còn nhớ mặt những người đánh chúng tôi nữa, lúc đó chúng tôi quá hoảng loạng. Tôi phải chở cậu ấy đến bệnh viện và sau đó tôi đòi vào gặp Ban chỉ huy quân sự để giải quyết.
HTH: Ban chỉ huy Quân sự đóng tại xã Tam Phú nói là họ sẽ giải quyết chuyện này như thế nào thưa anh?
Anh Thanh: Họ vừa khuyên tôi bình tĩnh và chờ đợi công an điều tra làm rõ vụ việc, vừa có ý đe dọa tôi…lúc này tôi có cảm giác giống như mình là người phạm tội. Tôi không tin là họ sẽ giải quyết chuyện này thỏa đáng đâu. Những nhân viên công an điều tra ăn nói rất trịch thượng, họ cố ý ép chúng tôi nói theo cách họ muốn.
Mong anh có thể giúp đỡ chúng tôi lấy lại công bằng cho bạn tôi.
HTH: Dạ, xin cảm ơn anh đã giành cho tôi buổi trao đổi ngày hôm nay.
Huỳnh Trọng Hiếu, thành viên Tổ chức Phóng viên không Biên giới
Tam Kỳ, ngày 27 tháng 5 năm 2012
HTH: Dạ, xin cảm ơn anh đã giành cho tôi buổi trao đổi ngày hôm nay.
Huỳnh Trọng Hiếu, thành viên Tổ chức Phóng viên không Biên giới
Tam Kỳ, ngày 27 tháng 5 năm 2012
Hơn một ngàn nông dân Văn Giang, Dương Nội, Nghĩa Tân lại kéo đến trụ sở nhà nước khiếu nại
5/28/2012Thứ hai, ngày 28 tháng năm năm 2012
Hơn một ngàn nông dân Văn giang, Dương nội, Nghĩa Tân lại kéo đến trụ sở nhà nước khiếu nại.
Sáng nay, lại có hơn ngàn dân kéo đến số 1 Ngô Thì Nhậm - trụ sở tiếp dân của TW đảng và Nhà nước - để khiếu nại!
Họ đến đông quá nên không có chỗ ngồi, phải tràn ra cả hè đường ngoài cổng số 1 Ngô Thì Nhậm.
Ba dân oan Thanh Oai từ sáng sớm
đã ngồi ở vườn hoa chờ đến giờ.
đã ngồi ở vườn hoa chờ đến giờ.
Dân oan áo đỏ Dương nội ở vườn hoa
Mai Xuân Thưởng bị bắt lên xe biển xanh
chở về Ngô Thì Nhậm.
Mai Xuân Thưởng bị bắt lên xe biển xanh
chở về Ngô Thì Nhậm.
Tống hết về Ngô Thì Nhậm lúc 11 giờ.
khi đó dân Văn Giang đã về hết.
khi đó dân Văn Giang đã về hết.
Dân các nơi tại trụ sở tiếp dân.
Cả tiểu thương Cầu giấy.
Lực lượng đối phó với bà con Văn giang
đi về sau khi bà con đã về hết.
đi về sau khi bà con đã về hết.
Nào, kéo nhau vào ăn nhậu, mát xa thôi!
Trong
một diễn biến khác, hôm nay Thủ tướng Dũng yêu cầu Hưng yên báo cáo lại
chi tiết vụ cưỡng chế hôm 24 tháng 4 tại Văn Giang. Lần đầu lãnh đạo
Hưng yên báo cáo lăng nhăng tưởng qua mặt được Thủ tướng nhưng họ đã
nhầm, các kênh khác của lãnh đạo Trung ương cho thấy qua mặt Thủ tướng
là điều không thể.
Liệu
Hưng yên có bị trảm như Tiên lãng hay không? câu trả lời còn đang ở
phía trước, ngay cả VOV cũng còn đang phải chờ kết quả điều tra về việc
hai phóng viên Ngọc Năm và Phi Long bị đánh tàn bạo cơ mà.
Theo
thông tin bằng kênh riêng của phóng viên cho thấy: Lãnh đạo Hưng yên
sẽ bị trảm trong vòng hai tháng nữa, chuyện trảm vài vị và bán ghế mới
cũng là một cơ hội cho một số cá nhân cấp cao, vẹn cả đôi đường: được
lòng dân, có thu nhập từ bán ghế.
lundi 28 mai 2012
Dự án khu Đô thị mới Thủ Thiêm:
Dự án 6 không = Dự án ma
1. Không quyết định thu hồi đất
2. Không phương án đền bù
3. Không có tiền
4. Không tái định cư
5. Không có chủ đầu tư
6. Không tuân thủ theo bất kỳ luật nào
Bà
LÊ THỊ NGA, thương binh hạng 4/4, thương tật 21%, bệnh binh 61%. Phải
đi biểu tình vì bị cướp nhà đất! Không còn chỗ nương thân! Hình ảnh
trước trụ sở UBND TP HCM.
Họ đã cướp hết nhà đất của dân nghèo! Nay cướp luôn nhà đất của đảng
viên, thương binh; là những người hy sinh xương máu, giành ghế cho họ
ngồi yên vị; để rồi:
Ăn cháo đá bát!!! Dự án 6 không = Dự án ma
Dự Án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm sai phạm nghiêm trọng! Cố tình cướp đất
của dân nghèo, chia cho các Công Ty kinh doanh thu lợi bất chính!
Trong mấy năm vừa qua các Báo đã đăng tải nhiều kỳ, nêu lên những sai
phạm nghiêm trọng, cố tình lách Luật chỉ với mục đích là cướp được
nhiều đất nhất, trong thời gian nhanh nhất để chia cho các công ty sân
sau, công ty một nhà… đẩy dân nghèo vào chỗ mất nhà, mất đất!
Khiếu nại thì bị cho là chống đối, bị giao cho công an theo dõi; hù dọa, điều tra!
Các Báo nhận được chỉ thị không được phép đăng bài! Các báo của thanh
phố HCM như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động … chỉ dám viết bài
theo lề phải, các Báo Trung Ương như, Tiền Phong, Lao Động. Đại Đoàn
Kết … thì bị cảnh cáo, cách chức Ban Biên Tập vì đã dám đăng nhiều bài
báo nêu rõ những sai phạm, cố tình vi phạm Pháp Luật trong KĐTMTT.
Đặc biệt Báo Đại Đoàn Kết bị nặng nhất khi dám đăng nhiếu Bài, nhiều
Kỳ … nên bị đánh năng nhất trong các năm 2007, 2008.
Trong năm vừa qua, không một Báo nào dám mạo phạm! Nay Báo Tuổi Trẻ
Thủ Đô dám xé rào: Vì lợi ích của dân nghèo, can đảm dám bảo vệ Luật
pháp và dân oan đã viết một Bài nói tóm tắt một số sai phạm nghiêm
trong trong KĐTMTT.
Tổng Thanh tra Chính phủ có 3 Kết luận số: 2908/TTCP-CIII ngày
25/12/2008 do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào ký, Kết luận số:
2574/BC-TTCP ngày 20/10/2009 do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn
Đức Hạnh và mới nhất là Công Văn 813/TTCP-VP ngày 15/04/2011 xác định:
Chính
sách bồi thường Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm của UBND thành phố Hồ Chí
Minh và Quận 2 cố tình Vi phạm Pháp Luật CÓ HỆ THỐNG! Làm thiệt hại cho
nhà nước và gây căm thù trong nhân dân! Phá Nát quy họach, làm biến
mất 160ha tái định cư của dân, thu hồi tràn lan ngoài 5 phường trên
ngàn ha!
Chỉ
đền bù chưa tới 5% giá trị, sau đó bán cho nước ngoài với giá cao gấp
20 lần! Khu đất vàng thì tùy tiện giao cho các công ty một nhà… Cụ
thể đền cho dân khoảng trung bình 2.300.000 VNĐ, sau đó giao cho các dự
án, bán lại khoảng 100.000.000 VNĐ/ 1m2.
Vậy Ai là người dám coi thường Luật Pháp Nhà Nước? Coi thường quyền lợi hợp Pháp của nhân dân?
Ai là người mà Ông Mai Quốc Bình Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ, Nguyên
Đại Biểu Quốc Hội đơn vị Quận 2 Khóa trước, đã phải thú nhận: Vây cánh
của nó lớn lắm! Không đủ sức đánh!
Ai là người mà Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nước, Đại Biểu Quốc Hội
đơn vị quận 2, long trọng hứa với cử tri quận 2 là sẽ để cử một Đoàn
Thanh Tra đủ mạnh để thanh tra toàn diện KĐTM Thủ Thiêm! Nhưng đã 5
năm rồi không giữ đúng lời hứa với cử tri mà nay “cà lăm…”?
Muốn biết Ai là người phá nát KĐTM Thủ Thiêm, các Bạn chỉ cần tim kiếm
trên yahoo hay google với từ khóa: Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm, hay: Cử
Tri quận 2, sẽ có hàng trăm bài nêu đích danh:
Tên tham nhũng họ “Lã” Thanh Hải
(Tư Bản Đỏ, Cường hào ác bá mới) hiện đang dùng bàn tay sắt cưỡng
chiếm, truy sát dân nghèo biến họ thành: Giai cấp vô sản thực sự!
Nay cử tên đệ tử ruột là Tất Thành Cang (ảnh trái),
mua cho biệt thự, cử vào trung ương đảng, thành ủy viên, bí thư kiêm
chủ tịch UBND quận 2; tên này hung ác nhất trong các đời chủ tịch quận
2 từ trước tới nay! Nhân dân quận 2 gọi là tên ác ôn, cường hào ác
bá, trùm khủng bố không còn tính người...
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2 TP HCM theo Quyết Định 367/ TTg
ngày 04/ 06/ 1996 Thủ Tướng chính phủ hợp ý Đảng lòng dân. Nhưng bị
Tất Thành Cang, ủy viên dự khuyết TW Đảng, thành ủy viên, chủ tịch
UBND quận 2 biến thành dự án cướp đất của dân nghèo! Cố tình vi phạm
nghiêm trọng đường lối chủ trương của Đảng và Luật Pháp Nhà Nước! Huy
động cả hệ thống chính trị, để biến thành dự án bóc lột và dùng cường
quyền cưỡng chế; cướp đất của dân nghèo.
*
Tôi tên: LÊ THỊ NGA, thương binh hạng 4/4, thương tật 21%,bệnh binh 61%
và chồng: NGUYỄN THẾ VINH, thương binh hạng 3/4, thương tật 41%
Địa chỉ: B9/8, khu phố 1, phường Bình An, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
Có căn nhà và đất, diện Tích: 28,94 m2 Đã sử dụng ổn định và lâu dài,
hoàn toàn hợp pháp. Tại Ả7/7F, tổ 61, khu phố 5, phường An Khánh, quận
2, TP HCM. Đã bị ông Cang đánh cướp vào sáng ngày 21/12/2011.
Gia đình tôi liên tục khiếu nại & tố cáo tới các cấp thẩm quyền đã
hơn 7 năm! Bản thân tôi là gia đình chính sách; thông hiểu chủ
trương, đường lối của Đảng!
Nhưng
ông Tất Thành Cang, bí thư kiêm chủ tịch quận 2, không giải quyết
theo theo Pháp luật! Những người sau giải phóng còn trong bụng mẹ cũng
được cấp đến 150 m2 đất. Những người kháng chiến như chúng tôi mà ông
Tất Thành Cang và Nguyễn Cư còn chà đạp như vậy, thì dân thường còn
bị hành hạ, cưỡng đoạt như thế nào!
Cảnh người dân khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2; biểu tình trước cửa UBND RP HCM sang ngày 19/12/2011.
Gia đình tôi & gần 15.000 hộ dân, thuộc các Phường:
An Lợi Đông, An Khánh, An Phú, Bình An, Bình Khánh, Cát Lái, Thảo Điền
và Thủ Thiêm, Quận 2, Thành Phố Hồ chí Minh nhiệt tình hưởng ứng chủ
trương của Nhà Nước: V/v xây dựng Khu Đô Thị mới Thủ Thiêm và phát
triển Quận 2. Đảng và Nhà Nước đã quan tâm đến mọi quyền lợi của người
dân khi đã dành 160 ha để tái bố trí tái định cư cho người dân bị
giải toả! thuộc dự án Thủ Thiêm. Chúng tôi vô cùng biết ơn và sẵn sàng
đóng góp sức người, sức của, để xây dựng đất nước.
Nhưng thực tế, những người có chức vụ và trách nhiệm. Đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn, tước đoạt quyền lợi chính đáng của nhân dân: Lấy đất
của người nghèo, chia cho người giầu! Lấy đất của dân! chia cho người
có chức vụ, quyền hạn! Thành phố HCM và Quận 2 hành dân, vô cảm và lừa
dối cấp trên, lừa đảo nhân dân, đi ngược lại chính sách của Đảng và
Nhà Nước, ngang nhiên phá vỡ quy họach Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm! Tự
quyền cấp đất cho các công ty gia đình! Cưỡng chiếm đất đai mà nhân
dân đang sử dụng! Sau đó chia cho nhau: Theo kết luận thanh tra thành
phố số: 445/KL-TTTP-KLI ngày 01/10/2008: Lấy 169 ha tái định cư của
dân, chia cho 64 dự án phân lô bán nền! Tham nhũng lớn như vậy, nhưng
được che chắn, bảo vệ, bưng bít! Nên không được dư luận, báo đài và
các cấp thẩm quyền điều tra... Bản thân gia đình tôi liên tục tố cáo
nhiều năm nay! Nhưng không được giải quyết! Nay lại bị tiêu diệt: Đánh
cướp nhà đất của gia đình tôi.
Lời ông Vinh bà Nga: Chúng tôi sẽ biến khu đô thị mới Thủ Thiêm thành một Điện Biên Phủ thứ hai …
Nhân dân Quận 2 tha thiết kêu cứu Đảng và Nhà Nước! Xin lắng nghe
tiếng kêu gào khẩn thiết của dân nghèo! Xin cử Đoàn công tác Liên
Ngành về Quận 2 và cho Công An điều tra, tiếp xúc và lắng nghe cụ thể
những vụ việc mà nhân dân phát hiện! Nếu chúng tôi tố cáo sai! Chúng
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp Luật! Và Chịu mọi chi
phí cho Đoàn Công Tác Liên Ngành! Nếu không, hậu quả sẽ khó lường! Như
lời các vị lão thành chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa: Cán Bộ và Nhân
dân quận 2, sẽ nổi dậy và biến Khu ĐT Thủ Thiêm thành một Điện Biên
Phủ thứ hai, nhằm bảo vệ lợi ích của mình và của Đảng & Nhà Nước!
Quyết chống lại bọn quan liêu tiêu cực! bóc lột nhân dân, làm thiệt
hại về mọi mặt cho Nhà Nước!!! Hiện nay nhân dân rất bức xúc và bất
bình… dồn nén lại lâu ngày, không biết phát nổ lúc nào, một khi đã
bùng nổ là vô cùng lớn! Vì nhân dân bị cưỡng chiếm tài sản, không còn
đường sống! Chết là điều dễ chấp nhận hơn! Vì sống tủi nhục khi mất
hết đât đai, nhà cửa, thì thà chết còn sung sướng hơn!
Tôi xin cam kết chiu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp Luật! Nếu có gì sai sót, tôi xin được chặt và bêu đầu trước chợ!
Hình ảnh quân ta, chuẩn bị đánh quân mình!
Dù bị thương, nhưng vẫn đánh cướp!
Quân ta chuẩn bị đánh nhà 2 vợ chồng thương binh ngày 21/12/2011
Inscription à :
Articles (Atom)