30 tàu của ngư dân Trung Quốc tới khu vực quần đảo Trường Sa vào chiều qua sau khi xuất hành từ tỉnh Hải Nam, trong lúc căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền gia tăng.
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP. |
Tân Hoa Xã cho biết, đoàn tàu cá, bao gồm một
tàu cung ứng có trọng tải tới 3.000 tấn, rời khỏi tỉnh Hải Nam hôm
12/7. Các tàu này đã tới đảo Đá Chữ thập, một đảo san hô có chiều cao
chưa tới 1 m so với mặt biển, để đánh cá trong 5 tới 10 ngày.
Tàu Ngư chính 310, tàu lớn nhất của lực lượng này, đã có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá".
Đội tàu đánh cá trên là đội lớn nhất từng rời khỏi tỉnh Hải Nam để tới Trường Sa, và do các hiệp hội nghề cá của họ tổ chức.
Hôm 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30
tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành
động phi pháp.
"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư
dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung
Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền,
lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên
giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xinhua |
Sự việc diễn ra sau khi Trung Quốc trục vớt
chiến hạm mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa vào sáng hôm 15/7.
Chính phủ Philippines cho biết, họ sẽ không phản đối về mặt ngoại giao
đối với Bắc Kinh bởi vụ mắc cạn của chiến hạm chỉ là một tai nạn, trong
vùng nước mà Philippines nói họ có chủ quyền.
Trước đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã tiến
xuống Trường Sa, thuộc khu vực bãi đá Châu Viên và đá Chữ Thập. Truyền
thông Trung Quốc còn loan tin cho rằng tàu của họ đã đuổi tàu của Việt
Nam, tuy nhiên tin này bị truyền thông chính thức của Việt Nam hoàn toàn
bác bỏ.
Sau việc thành lập "thành phố Tam Sa" mà Việt Nam đánh
giá là phi pháp, Trung Quốc đã tăng cường những hành động xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam, mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa Việt Nam, đưa tàu hải giám vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ
quyền.
Việt Linh
Theo hãng tin Đài Loan CNA hôm nay 06/05/2012, Trung Quốc đã
điều một tàu công xưởng và một đội tàu hỗ trợ đến Biển Đông, nhập vào
đoàn tàu đánh cá hiện có của Trung Quốc tại đây. Sự kiện này diễn ra
trong lúc việc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng ở Biển Đông
đang căng thẳng.
Trung Quốc đưa tàu công xưởng khổng lồ đến Biển Đông
Tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 - Trung Quốc
DR
Theo hãng tin Đài Loan CNA hôm nay 06/05/2012, Trung Quốc đã
điều một tàu công xưởng và một đội tàu hỗ trợ đến Biển Đông, nhập vào
đoàn tàu đánh cá hiện có của Trung Quốc tại đây. Sự kiện này diễn ra
trong lúc việc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng ở Biển Đông
đang căng thẳng.
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001, một tàu chế biến hải sản khổng lồ
32.000 tấn, và một chiếc tàu dầu 20.000 tấn, hai tàu vận tải 10.000 tấn
và ba tàu hỗ trợ có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn sẽ đến tăng cường
cho đội tàu đánh cá hiện có từ 300 đến 500 chiếc của Trung Quốc tại vùng
biển tranh chấp. Hãng tin CNA dẫn nguồn tin từ Văn Vị Báo, tờ báo Hoa
ngữ có trụ sở tại Hồng Kông cho biết như trên.
Hải Nam Bảo Sa là tàu công xưởng chế biến hải sản lớn nhất của Trung
Quốc, loại tàu này hiện nay trên thế giới chỉ có bốn chiếc. Trên tàu có
bốn nhà máy chế biến, 14 dây chuyền sản xuất và khoảng 600 công nhân.
Tàu mẹ và các tàu hỗ trợ sẽ cung ứng các phương tiện cần thiết để chế
biến đến 2.100 tấn hải sản mỗi ngày.
Hiện nay, đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc không thể ở lâu trong khu
vực vì thiếu phương tiện chế biến. Đội tàu bổ sung này sẽ giúp các tàu
cá Trung Quốc có thể đánh bắt tại Biển Đông suốt 9 tháng.
Bên cạnh đó, hôm 26/4 Quốc gia Hải dương Cục của Trung Quốc cũng đã đồng ý « trên nguyên tắc
» cho chính quyền tỉnh Hải Nam xây dựng bến cảng tại quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam. Sở Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ước tính bến tàu này sẽ
giúp sản lượng hải sản trong khu vực đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2015,
thu về 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỉ đô la).
Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo
Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ
quần đảo Hoàng Sa ngày 20/01/1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt
Nam Cộng Hòa.