lundi 30 juillet 2012

Mẹ bà Tạ Phong Tần chết vì 'tự thiêu'

Cập nhật: 09:00 GMT - thứ hai, 30 tháng 7, 2012

Gia đình Tạ Phong Tần
Bà Liêng (áo đen) đã qua đời sau khi
 tự thiêu phản đối chính quyền

Thân nhân của Tạ Phong Tần nói BBC rằng mẹ bà Tần qua đời vào sau khi đã "châm lửa tự thiêu để vì nhiều chuyện buồn" ở Bạc Liêu.
Trước đó, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ bà Tần, đã "tự châm lửa vào mình ngay trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu" sáng thứ Hai ngày 30/7, theo nguồn tin từ gia đình.
Khoảng 15h30 cùng ngày, Tạ Minh Tú, em gái của Tạ Phong Tần, nói với BBC bà vừa nhận được tin mẹ vừa qua đời ở Cần Thơ khi đang trên đường chuyển viện từ Bạc Liêu lên Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhưng con gia đình cũng nói bà mẹ tự thiêu do gần đây gặp nhiều chuyện buồn, trong đó có việc tranh chấp đất đai với láng giềng và việc Tạ Phong Tần sắp phải ra tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước.
Bà Liêng hưởng dương 64 tuổi.
Hiện tại xe cứu thương chở bà Liêng đang trên đường quay trở lại Bạc Liêu và dự kiến sẽ về đến nhà nội buổi chiều hôm nay.
Bà Tú cùng gia đình hiện đang rất bối rối chuẩn bị hậu sự cho mẹ.
Bình luận về tin mẹ bà Tần qua đời, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch, tổ chức đã trao giải thưởng nhân quyền cho bà Tần trong năm 2011, nói đây là chuyện "bi thảm".
Ông cũng nói bà Tần chỉ làm theo đúng những gì có trong khuôn khổ các nguyên tắc nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã thông qua và đáng ra cần được bảo vệ thay vì trấn áp.

‘Đủ thứ chuyện buồn’

Vụ tự thiêu này xảy ra chỉ vài ngày trước khi diễn ra phiên tòa xét xử bà Tần cùng hai cây viết blog khác trong Câu lạc bộ nhà báo Tự do là Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (tức Anhbasaigon) dự kiến vào ngày 7/8 tới.
Bà Tú cho biết trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi nhập viện, nhà thương Bạc Liêu đã quyết định chuyển bà Liêng lên Chợ Rẫy.
“Mới tức thời đây quay về thì nói là đã qua đời,” bà Tú nói trong nước mắt.
Bà nói trong gia đình không ai biết gì về ý định tự thiêu của bà Liêng dù gần đây bà có ‘đủ thứ chuyện buồn’.
Khi công an phường đến báo thì anh bà Tú được vào thăm mẹ ở bệnh viện, bà Tú nói và cho biết mẹ bà đã tự thiêu trước ‘trung tâm ủy ban’.
Theo lời người anh mô tả lại thì bà Liêng bị phỏng nặng đến 90% và trong tình trạng hôn mê.
“Gần đây (mẹ) cũng có tâm sự là thưa gửi không ai giải quyết,” bà Tú nói, “Con cái lại bị vậy nữa nên buồn.”
Theo bà Tú thì mẹ bà buồn bực một phần vì chuyện của Tạ Phong Tần, một phần vì tranh chấp đất đai nhà cửa.
Bà Tạ Phong Tần
Con gái bà Liêng, bà Tạ Phong Tần, 
bị bắt hồi tháng Chín năm ngoái

“Đi thưa thì không ai giải quyết,” bà nói, “Họ chỉ xuống đo đạc chút đỉnh rồi nín thinh chứ không giải quyết gì hết.
BBC cũng đã liên lạc luật sư Lê Quốc Quân, người đã thông báo thông tin bà Liêng tự thiêu trên trang mạng xã hội Facebook của ông thì cũng được ông xác nhận tin này.
Ông cho biết ông biết tin này qua hai người cha xứ thân cận với Tạ Phong Tần.
Theo ông Quân thì bà Liêng đã được đưa lên nhà thương Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đã được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình của bà Liêng ‘có thể là rất nặng’, theo lời ông Quân.
Ông Quân cho biết theo như ông được kể lại thì trong mấy ngày qua bà Liêng thể hiện thái độ rât buồn bực vì đã gần đến ngày xử bà Tạ Phong Tần mà bà vẫn chưa được gặp mặt con gái.
Tuy nhiên, ngoài các nguồn tin trên, cho đến chiều ngày thứ Hai, BBC còn tiếp tục phải tìm hiểu thêm về vụ việc, nhất là câu hỏi có đúng đây là một vụ để tỏ thái độ với chính quyền hay không.

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
 VRNs (30.07.2012) - Bạc Liêu – 
Truyền thông Chúa Cứu Thế xin báo tin Bà Đặng Thị kim Liêng đã qua đời trên xe, từ Bạc Liêu về Sài Gòn. Hiện nay xe cứu thương chở bà đã quay trở về Bạc Liêu. Xin quý vị hiệp ý cầu siêu cho Bà.

Tin VRNs vừa nhận từ Bạc Liêu cho biết, lúc hơn 11 giờ trưa nay, bà Đặng Thị Kim Liêng đã được đưa ra khỏi bệnh viện tỉnh Bạc Liêu đi về hướng Sài Gòn. Hiện nay, người nhà đang bám theo xe. Xe chở bà Liêng đã qua thành phố Cần Thơ. Nếu dự đoán không nhầm, thì bà Liêng sẽ được đưa vào cấp cứu ở khoa phỏng của bệnh viện Chợ Rẫy, quận 5, Sài Gòn. Như vậy tạm thời trong lúc này bà Liêng tuy rất nguy kịch, nhưng chưa chết.

Bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu chị Tạ Phong Tần, đã tự thiêu ngay sau khu hành chánh thành phố Bạc Liêu, gần nhà của bà. Đây là tin do con gái bà Đặng Thị Kim Liêng, em chị Tạ Phong Tần vừa cho VRNs biết qua điện thoại.
Sự việc được tường trình như sau:

Khoảng hơn 9 giờ sáng nay, 30.07.2012, công an xã đến báo cho các con của bà Đặng Thị Kim Liêng hiện đang cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu. Khi các con của bà đến bệnh viện thì bị nhiều công an ngăn cản không cho vào, chỉ cho một người con trai của bà tên Tạ  Hoà Phú được vào. Khi trở ra gặp người nhà, anh con trai này nói “cháy đen thui”. Tức khắc công an bắt anh này mang đi, và không còn ai khác là thân nhân của bà Đặng Thị Kim Liêng được vào trong bệnh viện với bà.



Những người dân ở đây cho biết đây là một tình trạng nguy hiểm, 

nhưng không cho biết rõ nguy hiểm như thế nào.

Được biết nhà cầm quyền Bạc Liêu, cụ thể là công an thường xuyên đến gia đình gây áp lực cho bà Liêng về chị Tần. Có lần họ đã mang đài truyền hình xuống để quay và yêu cầu bà phải kể tội của chị Tạ Phong Tần, nhưng bà đã từ chối. Bà cho biết, bà đi đâu, công an cũng theo dõi để khủng bố bà, dù là đi chùa hay đi siêu thị.

Hiện chúng tôi chưa biết chắc bà đang còn sống hay đã qua đời.

Chúng tôi kính xin anh chị em, tuỳ theo tôn giáo của mình, cầu nguyện và chúc lành đặc biệt cho bà Đặng Thị Kim Liêng trong những giấy phút đặc biệt này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức này, ngay sau có tin mới.



PV.VRNs

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Bà Kim Liêng kể lại suốt từ khi chị Tần bị bắt giữ, gia đình chưa một lần được gặp mặt thăm hỏi. Điều này trái với lời của các viên công an tại số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh cho hay gia đình đã được thăm gặp. Ngay sau khi việc bắt bớ xảy ra, bà đã lặn lội đi xe đò từ Bạc Liêu lên Saigon hai lần, rồi sau đó hàng tháng cô Tạ Minh Tú (em gái chị Tần) cũng khăn gói vượt quãng đường hơn ba trăm cây số lên thăm chị mình, nhưng không lần nào được gặp mặt. Họ chỉ được phép gởi lại một số vật dụng cá nhân cần thiết cho chị Tần mà thôi.

Cũng theo lời kể của bà, cách đây khoảng bốn, năm năm, gia đình bà đã phải hứng chịu những ngăm đe, doạ nạt của nhà chức trách địa phương, rằng con bà “phản động”, nhà bà sẽ bị tịch thu, gia đình bà sẽ không còn đất sống, sẽ bị tan nát,… Cứ như thế, những luận điệu này đã khủng bố tinh thần gia đình bà suốt từ đó đến nay. 
 
Tin Khẩn : " Tình hình hết sức căng thẳng. Công an đã không cho đưa xác cụ bà Liêng về nhà mà đã buộc xe quay lại đưa vào bệnh viện (có thể để phi tang hoặc xóa dấu vết ) mặc dù gia đình kiên quyết phản đối và buộc đưa xác về nhà để xem rõ thực hư. Ba người nhà của chị Tạ Phong Tần hiện đang bị công an bắt nhốt trên xe không cho ra để đòi lại xác bà cụ. Tình hình đang khẩn cấp, xin mọi người loan tin. Chỉ có thông tin mới phá vỡ được sự việc mà chính quyền đang cố tình bưng bít."
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^ 
Tin tức mới nhất liên quan đến trường hợp Mẹ blogger Tạ Phong Tần
Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần vừa qua đời vào lúc 3:35 chiều ngày 30/7. Công an cho biết bà tự thiêu ngay trước trụ sở UBND tỉnh Bạc Liêu.

Photo courtesy of VRNs
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại trong một lần thăm Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần tại thị xã Bạc Liêu ngày 12 tháng 1 năm 2012.
Vào khoảng 9:30 tối cùng ngày, những người thân quen của gia đình blogger Tạ Phong Tần cho chúng tôi biết hiện công an đã ép gia đình phải đưa xác của bà cụ vào bệnh viện tỉnh Bạc Liêu mà không cho đem về nhà. Còn hai người con của bà đang bị nhốt trong xe cấp cứu.
Đến khoảng 12 giờ đêm, gia đình chị Tạ Phong Tần cho biết đã đưa xác của bà Liêng về nhà.
Chị Tạ Khởi Phụng, con gái bà Liêng, cho Khánh An biết:

Chị Tạ Khởi Phụng: Mới đưa về lúc khoảng 8 giờ, 9 giờ gì đó, không có coi đồng hồ.

Khánh An: Nghe nói lúc chị ở trên xe, (gia đình) muốn đưa xác của bà về nhưng người ta bắt phải đưa đến bệnh viện, điều này có đúng không?
Chị Tạ Khởi Phụng: Dạ đúng. Em có kêu tài xế lái đưa về nhà mà ổng không chịu. Ổng lái vô bệnh viện. Em mới lên bẻ tay lái ổng mà ổng cứ lái vô. Hai ba người nắm em lại. Em leo lên trước bẻ vô-lăng mà ba người nắm em lại.
Khánh An: Những người đó là ai?
Chị Tạ Khởi Phụng: Nó nói là bác sĩ nhưng mình đâu có biết. Có một người quen, mình biết là “người đó” đó. Người của mấy người đó đưa vô nhưng nó giả bộ. Mình biết nhưng mà mình giả bộ luôn.
Khánh An: Dạ. Sau đó nghe nói chị và một người khác là anh Phú (con trai bà Liêng) đã bị nhốt ở trên xe có đúng không?
Chị Tạ Khởi Phụng: Không, không phải anh Phú mà là em. Nó chạy xe luôn vô bệnh viện rồi nó để trong bệnh viện. Một hồi sau nó mới mở cửa ra. Lúc đó mình tức quá mình quăng đồ, đập thằng tài xế, mình liệng mấy hũ chao vô chỗ nó quá trời luôn. Nó nói với mình là nó chở mẹ mình về. Mình mới nói: “Tui nói cho anh nghe, anh phải chở mẹ tôi về tại nhà. Anh không được chở vô nhà thưong tại vì mẹ tôi chết rồi, không cần chở vào nhà thương nữa”. Nó giả bộ ừ, ừ rồi tới ngã tư quốc tế nó vọt luôn. Em mới nhào lên bẻ vô-lăng của nó, em cắn nó. Ba người là thằng tài xế, một thằng nó nói là bác sĩ nhưng em nghĩ không phải là bác sĩ đâu, và một người giả bộ đi chung, giả bộ nói là quen với gia đình quen với mẹ em hồi xưa, nhưng em biết bà đó là vợ của ông công an, giả bộ lại nhìn nhìn, từ cái lúc mà chị Tần bị tai nạn. Em biết nhưng giả bộ luôn.
Khánh An: Đưa đến bệnh viện rồi sau đó thì sao?
Chị Tạ Khởi Phụng: Đến bệnh viện thì nó bỏ xe nó đi mất tiêu. Rồi mình quậy lên, mình la um sùm, rồi anh mình cũng tới. Mấy ổng lại kêu là phải xét nghiệm tử thi gì gì đó,. Em không cho xét nghiệm mà em kêu chở về nhà nhưng nó không chịu. Nó bắt mấy anh em của em phải ký vô cái đơn thì nó mới cho chở xác về.
Khánh An: Cái đơn đó là đơn gì?
Chị Tạ Khởi Phụng: Xác nhận là tại mẹ em uất ức cho nên tự vẫn. Em mới nói là “Uất ức tự vẫn nhưng mà uất ức cái gì chứ? Chứ tự nhiên nói uất ức tự vẫn?!?” Nhưng mà anh của em lên khuyên là ký giấy đi rồi nhận xác mẹ về vì mình cũng không làm lại nó đâu. Cho nên em thấy vậy cũng đúng nên thôi kệ đi. Chứ bây giờ xác mẹ em từ sáng tới giờ nó bự lên thật bự rồi…
Khánh An: Tin mẹ chị chết do tự thiêu là do ai báo?
Chị Tạ Khởi Phụng: Công an lại nhà báo.
Khánh An: Trong gia đình trước đó không ai hay biết gì hay sao?
Chị Tạ Khởi Phụng: Mẹ em thường thường 5:30 giờ đi uống cà phê. Em ngủ trên gác, em nghe tiếng mở cửa, em cũng thức sớm lắm nhưng em không xuống. Lúc này em cũng không khỏe. Em bị liệt thần kinh số 7, hiện giờ mặt vẫn còn méo, cho nên em nghe tiếng mở cửa mà em không xuống.
Khánh An: Trước đó có bao giờ bà đề cập đến chuyện tự thiêu không?
Chị Tạ Khởi Phụng: Có nói một lần, vào lúc mẹ em đi thưa mấy cái vụ đất đai. Bà tức quá nên có về nói với em một lần.
Khánh An: Khi nào thì gia đình sẽ báo tin này cho chị Tần?
Chị Tạ Khởi Phụng: Nó đâu có cho vô thăm đâu mà báo tin. Hằng ngày đi thăm thì chỉ cho gửi đồ thôi.
Khánh An: Nhưng cũng sắp đến ngày xử chị Tạ Phong Tần rồi?
Chị Tạ Khởi Phụng: Cũng không biết nữa. Đâu có nghe nói gì đâu. Đâu có ai điện báo gì đâu. Gia đình em cơm ngày hai bữa là phải chạy hàng ngày. Nhà em đâu có mạng (internet) đâu, chỉ có cái ti vi nhỏ thôi. Mà nó là cơ quan nhà nước mà, xử cái gì thì phải báo cho gia đình, mà cái này nó không có báo cái gì hết cho nên không biết gì hết.
Khánh An: Vâng. Em cám ơn chị.

Trong khi đó, hiện nay trong dư luận cũng đặt nghi vấn về cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng. Một trong những người quen của chị Tạ Phong Tần đặt thẳng vấn đề:
“Lúc nghe tin này, mình rất đau nhưng nghĩ lại thì mình thấy có nhiều điềm khả nghi. Những nghi vấn mình đặt ra, thứ nhất là bà cụ tự thiêu trước ủy ban. Vậy thì cụ tự đi lên ủy ban hay là có giấy mời lên làm việc, bởi vì cũng sắp đến ngày xét xử (chị Tạ Phong Tần). Trước đó cũng nghe nói là cụ bị áp lực từ chính quyền rất nhiều về vấn đề khai những điều bất lợi cho chị Tần. Điểm thứ hai là một mình cụ làm sao có thể tự thiêu, trong khi nếu cụ có ý định tự thiêu thì cụ sẽ thông báo cho cả nhà, ít nhất là những người con hoặc một người thân nào đó biết. Vậy một mình cụ có thể tự thiêu hay không? Và khi cụ tự thiêu ở một ủy ban, nơi đông người như vậy, thì theo người duy nhất thấy xác của cụ là anh Tú, con của cụ, thì nói là “cháy đen thui luôn”, chứng tỏ là cháy rất lâu. Cháy lâu như vậy mà ở một nơi như ủy ban mà không có ai cản hay không có một phương pháp nào hay sao, lại để cho cụ nằm đó?

Tin từ trong nước cũng cho biết hiện nhiều người quan tâm đang kéo nhau về Bạc Liêu để tìm hiểu chân tướng của vụ việc.”
Cũng cần nhắc lại, blogger Tạ Phong Tần là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do từ năm 2007. Với nhiều bài viết đăng tải trên blog cá nhân và trên một số trang mạng xã hội khác, chị Tần bị bắt vào tháng 9 năm 2011 với cáo trạng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng công nghệ thông tin… để tuyên truyền xuyên tạc sự thật chống nhà nước.
Thông tin cho biết phiên tòa xử blogger Tạ Phong Tần, blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, và blogger AnhbaSaigon Phan Thanh Hải sẽ diễn ra vào ngày 7/8 tới đây.
Đài Á Châu Tự Do sẽ tiếp tục cập nhật các chi tiết mới nhất về vụ tư thiêu của bà Đăng Thị Kim Liêng, cũng như những phản ứng tại Việt Nam về vụ tư thiêu này, tại trang web: RFATiengViet.net
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^ 
...Khi được hỏi về vụ tự thiêu này, ông Phil Robertson, giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch nói rằng đây là một bi kịch nhưng vấn đề lớn hơn nữa là nguyên do dẫn tới việc này. Ông cho rằng chính quyền Việt Nam đang đưa dân chúng vào tình trạng tuyệt vọng qua việc gia tăng đàn áp nhân quyền. Ông nói thêm rằng đây không phải là một bi kịch cho một gia đình mà là bi kịch của cả một nước.
Blogger Tạ Phong Tần là một trong 17 nhân vật bất đồng chính kiến đang bị giam cầm được nêu tên trong một thỉnh nguyện thư mới đây của Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford, được đệ lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD).

Trong thỉnh nguyện thư ngày 25/7, Giáo sư Allen Weiner đã yêu cầu Ủy Ban UNWGAD thúc giục Hà Nội phóng thích ngay lập tức tất cả những người bị giam giữ để khắc phục những vi phạm nhân quyền liên quan tới việc bắt giữ và giam cầm tùy tiện.

Thỉnh nguyện thư gửi cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên điều tra về tình trạng bắt giam tùy tiện nói rằng 17 nhà hoạt động này bị vi phạm quyền được có quy trình tố tụng thích hợp và quyền được xét xử công bằng mà thế giới đã đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị và trong các văn bản luật pháp quốc tế khác.

Theo Giáo sư Weiner, 17 nhà hoạt động bị bắt giữ chỉ vì họ tham gia các hoạt động kêu gọi nhà nước Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và công bằng xã hội, trong đó có những bức xúc về môi sinh, y tế, luật pháp, chính trị, đất đai, và tham nhũng...

=====> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/07/khi-uoc-hoi-ve-vu-tu-thieu-giam-oc-bo.html
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

HRW nói về vụ thân mẫu Tạ Phong Tần

Cập nhật: 13:39 GMT - thứ hai, 30 tháng 7, 2012

Ông Phil Robertson
Ông Robertson gửi lời chia buồn 
tới gia quyến và những người liên quan.

Khi biết tin thân mẫu bà Tạ Phong Tần tự thiêu, tổ chức theo dõi nhân quyền từng trao giải thưởng cho bà Tần nói đây là 'tấn bi kịch' và gửi lời chia buồn.
Nghe thông báo tin bà Đặng Thị Kim Liêng qua đời vì tự thiêu, ông Phil Robertson, Giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch, tổ chức đã trao giải nhân quyền cho bà Tần trong năm 2011 nói: "Đó là điều bi thảm khi bà thấy phải có hành động như vậy.
"Điều chính là bà Tạ Phong Tần đáng ra không phải ra tòa.
"Bà không làm gì trái với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.
"Viết blog, thực hiện quyền tự do biểu đạt, nói ra quan điểm của mình... - tất cả những điều này phải được bảo vệ thay vì trấn áp."
"Ở đây chúng ta thấy sự thiếu dung tha của chính quyền Việt Nam đối với những quan điểm trái với cái nhìn của chính quyền."
Dự kiến phiên xử bà Tần cùng hai thành phiên khác của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sẽ diễn ra vào ngày 7/8.
Gia đình bà Liêng nói bà muốn gặp bà Tần trước phiên xử nhưng chính quyền không cho phép và cũng có cáo buộc bà bị chính quyền dọa nạt.

'Dũng cảm và kiên định'
Ít ngày sau khi bị bắt hồi tháng Chín năm 2011, bà Tần cùng bảy nhà hoạt động nhân quyền khác đã được Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman Hammett.
Human Rights Watch nói giải thưởng "ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị."
"Đây không phải là cách đi lên của một đất nước đang phát triển nhanh."
Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của Human Rights Watch
Ông Robertson nói Human Rights Watch nhận thấy sự thắt chặt kiểm soát của chính quyền và Đảng Cộng sản đối với người dân kể từ sau Đại hội Đảng XI hồi đầu năm 2011.
Theo Human Rights Watch, ngày càng có nhiều người bị xét xử và bỏ tù bởi những cáo buộc vô lối của chính quyền.
Ông Robertson nói:
"Đây không phải là cách đi lên của một đất nước đang phát triển nhanh.
"Nó tạo ra tình trạng trong đó tham nhũng và những hành vi sai trái của chính quyền bị che đậy vì người ta sợ bị trừng phạt khi công khai những gì mình biết."

'Nêu ra lo ngại'
Trong phỏng vấn với BBC hôm 30/7, ông Robertson cũng kêu gọi các nước chú ý hơn tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam như Hoa Kỳ đã và đang làm.
Ông nói Ngoại trưởng Hillary Clinton mới đây đã nêu ra vụ trấn áp các nhà báo của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong đó có bà Tạ Phong Tần với chính quyền Hà Nội.

Bà Tạ Phong Tần (trong trang phục cảnh sát) 
được giải thưởng nhân quyền của Human Rights Watch

Ông nói: "Có nhiều điều khác mà các nước khác có thể làm và đó là điều rất quan trọng.
"Các nhà tài trợ không nên chấp nhận tình trạng nhân quyền hiện nay như chuyện đã rồi.
"Họ cần chú ý tới việc công khai nêu ra lo ngại về chuyện chính quyền Việt Nam hạn chế quyền tự do lập hội, bày tỏ chính kiến và tự do hội họp.
Human Rights Watch nói các nước tài trợ cho Việt Nam đã không tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền của chính họ khi để mặc chính phủ Việt Nam hạn chế quyền tự do của người dân.
Tổ chức này cũng nói các nước cũng không giúp gì cho chính người dân Việt Nam khi họ im lặng vì "sự quản trị tốt ở Việt Nam suy cho cùng vẫn phụ thuộc và chính người dân nói ra và hành động dựa trên những kiến thức họ có."

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
 Vietnam blogger's mother 'dies in self-immolation'

The mother of a prominent Vietnamese blogger has died after setting herself on fire ahead of her daughter's trial for propaganda against the Communist state, people close to the family said Monday.

Ho Chi Minh City's 7th military zone stadium is seen in 2007. The mother of a prominent Vietnamese blogger has died after setting herself on fire ahead of her daughter's trial for propaganda against the Communist state, sources close to the family said.
Ta Phong Tan, a 43-year-old Catholic former policewoman, was arrested in September 2011 and has been held in detention along with two other bloggers, one of whose case has been raised by US President Barack Obama.
Tan's mother Dang Thi Kim Lieng set herself ablaze early Monday, according to Catholic activists and lawyers whose accounts to AFP were corroborated by reports on dissident blogs and the BBC's Vietnamese-language service.
"Her wounds were very serious and she died on the way to the hospital," said Dinh Huu Thoai, a priest close to the family of Tan, who is due in court in Ho Chi Minh City next week alongside the two other bloggers.

The trio are accused of "distorting the truth, denigrating the party and state" by posting hundreds of political articles on the banned website "Free Journalists Club" of Vietnam, as well as writing on their own blogs.
Lieng, 64, is reported to have set fire to herself in front of the offices of the People's Committee of Bac Lieu -- the local authorities in Tan's native province -- according the Chuacuuthe Catholic blog.
"She was very much worried about her daughter... she was very worried about her daughter's trial... she was worried she would never see her daughter again," Catholic activist Le Quoc Quan told AFP.
Repeated attempts to contact Tan's family members were unsuccessful, as their mobile phones and landlines were unreachable on Monday, while there was no official confirmation of the incident from the authorities.
Tan's lawyer, Nguyen Quoc Dat, said he had heard from several sources that his client's mother had died after setting herself on fire but he had not been able to speak to any family members to confirm it firsthand.
Tan used her blog to denounce corruption and injustice in Vietnam's legal system.
She was due to stand trial alongside Phan Thanh Hai, who blogged on highly sensitive topics including territorial disputes with China, and Nguyen Van Hai, better known by his online alias Dieu Cay.
President Obama raised Dieu Cay's case in a statement to mark World Press Freedom Day in May this year.
The hearing for the trio is set to start on August 7, Dieu Cay's lawyer Ha Huy Son told AFP previously.
They are due to be tried under article 88 of the Criminal Code, which covers conducting propaganda against the one-party communist state and carries a maximum sentence of 20 years' imprisonment, according to their lawyers.
In a January report, US-based Human Rights Watch said Hanoi had "intensified its repression" of dissidents in the last year, with dozens of peaceful activists being jailed under "vaguely defined articles" of the penal code.
"Obviously, it's a tragedy," Phil Robertson, HRW's Asia deputy director, told AFP in response to Lieng's death. "The larger issue is what prompted this."
The Vietnamese government "is driving people to desperation due to deepening crackdowns on human rights", he said.
"This was an act of desperation, trying to somehow signal to the government what its repression is doing to families," he said, calling on donors to do more to seek the release of the three bloggers currently facing trial.
"This is not just a tragedy for one family. This is a tragedy for the whole country," he added.
http://www.bangkokpost.com/news/asia/305077/vietnam-blogger-mother-dies-in-self-immolation

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Bùi Thi Minh Hằng




Sáng sớm nay vào trang blog riêng của tôi thì đọc được 1 comment của người lấy tên Nặc Danh viết: "vào lúc 6 giờ sáng mẹ của Tạ Phong Tần tự thiêu. Đang cấp cứu ở bệnh viện Bạc Liêu"


Tôi chạy vội vào các trang tìm thông tin thì lúc này trang Dòng Chúa Cứu Thế vừa đăng thông tin sơ bộ... rồi tiếp theo là DLB.


Cho tới giờ phút này tôi cũng chưa có thêm một thông tin gì ngoài việc gia đình cô Tần thông báo cho những người quen rằng: Họ đang trên đường chuyển mẹ cô Tần lên bệnh viện Sài Gòn. Như vậy, theo dự tính phải khoảng sau 6 giờ chiều mới có thể có thêm thông tin. Nhưng lúc này đây, tôi không thể ngồi yên mà ngóng đợi những thông tin chính xác thêm nữa. Tôi thấy cần phải viết, cần phải nói ra những suy nghĩ đang chất chứa, đang cuồn cuộn trong tôi.


Nếu chưa xảy ra vụ mẹ cô Tần tự thiêu hôm nay, thì chắc chắn chúng ta rất nhiều người cũng đã từng biết về những trò khủng bố, chèn áp, bức bách về tinh thần của chính quyền dành cho những nhà đấu tranh dân chủ và thân nhân của họ ra sao? Bởi từ nhiều năm nay, biết bao bài viết, bài tường thuật về những trò bỉ ổi, man rợ mà chính quyền áp dụng cho những người đấu tranh và cả gia đình cùng những người thân của họ đã được đăng tải. Nhưng thật sự nếu chúng ta không phải là người trong cuộc thì khó lòng hình dung ra sự thật TÀN KHỐC bên trong như thế nào.


Bản thân tôi, là người từng chọn quyết định tự thiêu, là người đã phát đi tuyên bố sẽ tự thiêu để phản đối sự hà khắc bức bách của nhà cầm quyền đối với dân chúng nên hơn ai hết tôi hiểu được việc TỰ THIÊU hôm nay của mẹ cô Tạ Phong Tần.


Chưa ai hiểu được diễn biến vụ việc ra sao? Xong, chúng ta đều có thể thấy rõ việc người dân uất ức, bế tắc đến độ bất chấp tính mạng này hoàn toàn có dính líu đến bàn tay của chính quyền. Theo những thông tin ban đầu cho thấy mẹ cô Tạ Phong Tần đã bị chịu những bức bách đốn mạt nhất mà chính quyền gây ra như bà tâm sự với người thân rằng: Họ (chính quyền) đưa cả đài truyền hình xuống yêu cầu bà tố con gái mình, nhưng bà đã không làm theo... Rồi bà liên tục bị khủng bố, gây áp lực lên cuộc sống bình thường, theo dõi từng bước... Cộng với những thông tin về con gái bị giam cầm, tuyệt thực dài ngày trong tù..vv..vv


Như vậy, đủ thấy rằng quá nhiều áp lực cho người mẹ trong hoàn cảnh đó. Mà những áp lực này do ai gây ra? Rõ ràng rằng hoàn toàn do CHÍNH QUYỀN đốn mạt đã gây ra cho bà cũng như họ đã, đang làm với biết bao gia đình và từng cá nhân khác ở khắp nơi mà chính tôi cũng là nạn nhân của đầy đủ những trò đê tiện, bẩn thỉu, dã man và khốn nạn nhất như những gì mọi người đã nghe, đã thấy.


VIẾT TỚI ĐÂY TÔI CÓ VIỆC ĐI RA NGOÀI.


Sau mấy giờ đồng hồ trở về thì ghe tin mẹ cô Tần đã mất trên đường đưa lên Sài Gòn cấp cứu, hiện xe chở bà đã quay đầu về Bạc Liêu.


Ngồi lặng đi và bàng hoàng trong cảm giác đau xót- nước mắt trào tuôn không sao ngừng lại . Tôi xin được số và gọi cho anh chị em cô TẦN. Chẳng nói được gì sau khi người nhà cô xác định thông tin rằng "Mẹ em đã mất rồi" Tôi gào lên uất ức, căm giận. Tôi khóc cho một đồng bào tôi vừa nằm xuống. Tôi khóc cho nỗi đau mất mẹ của một người em, người đồng đội tôi đang còn trong chốn lao tù.


Tôi gào thét trong nỗi căm giận uất ức đến tột độ bởi cái chết đau đớn vô cùng này không thể không có bàn tay BỨC HẠI tàn ác của những kẻ mất hết nhân tính đấy chính là những tên vô lại thường xuyên theo dõi, rình rập bà ở khắp nơi trong nhiều ngày qua, kể cả khi bà đi chùa, đi lễ (Như chính lời bà nói với người thân).


Đấy là những tên quỷ đội lốt người đã từng đến tận nhà bà yêu cầu bà đấu tố đứa con ruột thịt của bà đang trong lao tù nhưng bị bà phản đối (Màn này chúng đã làm thành công với gia đình tôi khi tôi bị giam cầm).


Đấy là những kẻ dầu trâu mặt ngựa từng đe dọa: "Sẽ tịch thu nhà rồi cho cả nhà bà ra đảo ở"


Đấy chính là những kẻ đốn mạt được Nhân Dân nuôi dưỡng để bây giờ chúng trở mặt Thảo khấu đàn áp khủng bố người dân, bức bách đến độ người dân phải dùng chính mạng sống của mình để đáp trả một cách phẫn uất đến cùng cực.


Là một người đấu tranh và từng bị bắt ở tù, từng bị tra tấn bằng đủ trò khủng bố tinh thần, bằng những chiêu trò đê tiện, bẩn thỉu và mất nhân tính nên tôi thật sự thấu hiểu cho tâm trạng của cụ Bà Đặng Thị Kim Liêng - mẹ của cô Tạ Phong Tần. Bản thân tôi là người hiểu rõ tâm địa của nhà cầm quyền nên mới có TUYÊN BỐ TỰ THIỂU khi tôi ra khỏi trại Thanh Hà. Bởi, ai cũng biết rằng những người cương quyết đấu tranh vạch trần bộ mặt sai trái, bẩn thỉu của chính quyền thì họ đâu dễ gì để yên?


Bản thân tôi trong những ngày qua cũng bị theo dõi, bị khủng bố tinh thần bằng đủ những MƯU HÈN - KẾ BẨN. Từ tung tin nói xấu, vu khống, bịa đặt, chụp mũ một cách vô căn cứ cho tới những trò theo dõi, tấn công, đe dọa, hòng làm cho tôi nhụt chí và im lặng. Cho tới những trò dùng kẻ mặc thường phục xông vào giật băng rôn khẩu hiệu với nội dung yêu nước, nội dung tố cáo sai phạm của những kẻ mang danh chính quyền. Hay thậm chí, họ còn dùng những chiêu thức bẩn thỉu được áp dụng trong nhiều năm qua mà đặc biệt dành cho những người bất đồng chính kiến, những nhà đấu tranh vì DÂN CHỦ -TỰ DO như trò "hạ đẳng" là ném mắm tôm trộn chất dơ bẩn vào nhà mà "lịch sử" đã" lưu danh" xuyên suốt từ thời cụ Hoàng Minh Chính cho tới chị Trần Khải Thanh Thủy và giờ đây là bản thân tôi cùng những anh chị em biểu tình chống Trung Quốc.


Họ cho những thành phần mặc thường phục bỏ công theo tôi ở khắp nơi một cách lén lút. Họ cho những kẻ này rỉ tai nói xấu vu tôi là phản động (Có tội sao không bắt đem ra tòa mà xử?)


Họ rình mò rồi thu giữ những đơn thư tôi tố cáo sai phạm trong chính quyền mà nhân dân đến tìm hiểu


Họ đe dọa "bỏ tù" những người quen biết và ngăn cấm họ đến với tôi.


Họ bắt những tiệm in không được in ấn hay photo những giấy tờ tôi cần (cản trở cuộc sống làm ăn của người dân)


Họ chặn đường bắt cóc tôi giữa thanh thiên bạch nhật, không cho tôi thực thi những công việc đời thường (vụ Lý Ngọc Thường bắt cóc tôi ngày 1/7/2012)


Họ lao vào điên cuồng tấn công chúng tôi và đập nát chiếc xa ô tô đêm 13/7/2012 tại Sài Gòn.


Tất cả những hành xử côn đồ mất nhân tính, bất chấp luật pháp như trên đều diễn ra với hầu hết những nhà bất đồng chính kiến cùng thân nhân của họ. Vậy thì thử hỏi mẹ của cô Tần làm sao chịu đựng nổi? Việc bà cụ TỰ THIÊU hay bất luận vì một tác động nào khác gây ra cái chết của Bà hôm nay rõ ràng khẳng định: NHÀ CẦM QUYỀN ĐÃ GÂY RA CÁI CHẾT CỦA BÀ LIÊNG.


Dù trực tiếp hay gián tiếp, nhưng cái chết của Bà bắt nguồn từ những sự bức hại đến không thể chịu đựng nổi và Bà đã chọn cái chết thật ĐAU ĐỚN PHẪN UẤT này để phản đối những hành xử mất nhân tính mà chính quyền đã, đang làm với gia đình bà.


Tôi cực lực lên án và tỏ rõ sự phẫn nộ tột cùng trước những hành xử BỨC TỬ người dân của nhà cầm quyền Bạc Liêu nói riêng và tất cả những nơi đang dùng cách hành xử này để chén ép, áp bức những người yêu nước hay đấu tranh dân chủ.


Tôi kêu gọi đồng bào khắp nơi hãy dũng cảm đứng lên! Đấu tranh ngăn chặn cách hành xử bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng người dân của nhà cầm quyền.


Tôi khẩn thiết lên tiếng với giới chức lãnh đạo bằng "quyền lực cho phép" của mình mà dừng ngay bàn tay tội ác của những kẻ mang danh chính quyền đang bất chấp pháp luật để đàn áp khủng bố gây ra những cái chết cho người dân như những người bị đánh chết trong đồn công an, những người cùng quẫn phải chọn cái chết đau đớn uất hận mà lên án bằng cách tự thiêu như thế này.


Ai ra lệnh cho những kẻ mặc thường phục đe dọa đàn áp, quấy nhiễu, tấn công người dân?


Ai đang bất chấp pháp luật kỷ, cương đất nước để gây nên thảm cảnh phẫn nộ trong nhân dân như lúc này?


Toàn thể nhân dân chúng tôi đang bừng bừng oán giận chờ đợi cách giải quyết và câu trả lời của những người lãnh đạo đất nước này.


Các ông muốn đưa đất nước và Dân Tộc này đi ĐẾN ĐÂU?


Thắp nén tâm nhang và rung hồi chuông nguyện cầu cho linh hồn Mẹ của Tạ Phong Tần


90 triệu bàn tay kính cẩn vuốt mắt cho Bà ĐẶNG THỊ KIM LIÊNG - Cầu xin bà Ngậm Hờn yên nghỉ


Thét tiếng khóc căm hờn uất nghẹn thay cho người em - Người đồng đội trong chốn lao tù. TẦN ơi! NỢ NƯỚC THÙ NHÀ.


Vũng Tàu, ngày nhận tin Mẹ Tạ Phong Tần TỰ THIÊU PHẢN ĐỐI CHÍNH QUYỀN


^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Bà Tạ Phong Tần xin được ban "Phép xức dầu"

Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-05-15


Vụ việc ba blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, AnhbaSaigon Phan Thanh Hải và Công Lý & Sự Thật Tạ Phong Tần đang khiến dư luận quan tâm.


Photo courtesy of danlambao

Từ trái qua: Anh Ba Saigon, 
Blogger Điếu Cày, bà Tạ Phong Tần.


Lý do là vào sáng ngày 4 tháng 5 có quyết định của Tòa án nói sẽ đưa cả ba ra xét xử vào ngày 15 tháng 5; tuy nhiên đến chiều thì các luật sư được thông báo sẽ hoãn.
Tình trạng đáng báo động

Một trong ba người là bà Tạ Phong Tần, blogger Công Lý & Sự Thật vào thời điểm đó được luật sư bào chữa cho hay tuyệt thực tại trại giam đã 35 ngày và sức khỏe rất yếu. Bà này muốn được các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, nơi bà được rửa tội vào Đạo Công giáo, đến làm các bí tích cuối cùng cho bà. Linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh đã gửi thư đến cho cơ quan chức năng để được vào trại theo yêu cầu của bà Tạ Phong Tần.

Đến nay yêu cầu đó được đáp ứng ra sao, Gia Minh hỏi chuyện linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh và được ông cho biết như sau:

LM An tôn Lê Ngọc Thanh: Luật sư của chị Tạ Phong Tần đến báo cho chúng tôi biết là tình trạng sức khỏe của chị rất yếu bởi vì đến thời điểm đó đã qua 35 ngày tuyệt thực - còn đến lúc này chúng tôi không có thông tin, không biết chị còn tuyệt thực hay không; nếu còn thì đã trên 40 ngày, gần 50 ngày rồi nên tình trạng rất đáng báo động.

Nguyện vọng xin xức dầu mà chính chị Tạ Phong Tần nói với luật sư là một bí tích rất quan trọng đối với người Công Giáo. Tất cả các linh mục dù bận đến cách mấy khi có yêu cầu đó phải đáp ứng yêu cầu cho giáo dân. Do đó tất cả các cha Nhà Dòng chúng tôi, trong đó Cha Tín và tôi đứng làm đơn, đều sẵn sàng vào trại tạm giam để làm bí tích xức dầu cho chị Tạ Phong Tần.

Gia Minh: Dòng Chúa Cứu Thế đã có đơn, và đơn đó được phản hồi chưa?

LM An tôn Lê Ngọc Thanh: Từ ngày gửi đơn là 6/5 đến nay chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin gì. Trong đơn chúng tôi có để số điện thoại để có thể thông tin miệng cho chúng tôi; không nhất thiết phải có văn bản cho phép, vì đây là việc cần phải làm ngay; nhưng đến nay chúng tôi không nhận được bất cứ tin tức gì.
Chưa từng có tiền lệ




Bà Tạ Phong Tần 
 
Gia Minh: Đây là sự việc chưa có tiền lệ, vậy Nhà Dòng có hy vọng gì không?

LM An tôn Lê Ngọc Thanh: Tôi nghĩ đây là một nhu cầu chính đáng của công dân.Thậm chí nếu chị Tạ Phong Tần đã ra tòa và có án thì vấn đề tự do tôn giáo vẫn được bảo hộ cho những người tù nhân theo Công ước của Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế. Tôi nghĩ, từ trước đến giờ không có người nào nêu ra như một nhu cầu cần thiết; nhưng bây giờ có người nêu ra như nhu cầu cần thiết, theo tôi nghĩ cần phải đáp ứng thôi. Không có tiền lệ vẫn phải thực hiện thôi.

Gia Minh: Từ năm 1975 đến nay ở miền Nam và trước đây ở miền Bắc, linh mục có biết là giới tu sĩ có được vào trại giam để thực hiện thiên chức của họ theo yêu cầu của tù nhân không?

LM An tôn Lê Ngọc Thanh: Suốt 37 năm qua về mặt chính danh để tu sĩ đến tại nhà giam, nhà tù để làm nhiệm vụ của họ thì không có; nhưng trong thực tế vào thời kỳ cải tạo, thì giữa các linh mục và giáo dân cũng như giữa các linh mục và tù cải tạo khát khao học giáo lý trong các trại cải tạo đã cùng nhau học giáo lý, cùng nhau rửa tội, cùng nhau cử hành các nghi thức phụng vụ, cùng nhau xức dầu bệnh nhân, và ban Phép Mình Thánh Chúa là phổ biến. Tuy nhiên đó là việc làm ‘chùng lén’ với nhau, không làm công khai. Nhưng chính phủ phải xem lại chính sách khi để người ta phải thực hành những hoạt động tôn giáo một cách ‘chùng lén’ như vậy; khi mà chính phủ nói ‘nhất quán’ về vấn đề tự do tôn giáo. Chính phủ phải giải quyết chuyện đó chứ.


Nguyện vọng xin xức dầu mà chính chị Tạ Phong Tần nói với luật sư là một bí tích rất quan trọng đối với người Công Giáo. Tất cả các linh mục dù bận đến cách mấy khi có yêu cầu đó phải đáp ứng yêu cầu cho giáo dân. LM An tôn Lê Ngọc Thanh


Gia Minh: Đối với những cáo buộc đối với blogger Tạ Phong Tần và qua những việc làm thực tế của bà, thì linh mục có nhận xét thế nào?

LM An tôn Lê Ngọc Thanh: Tôi thấy những cáo buộc đó hết sức vô lý. Thứ nhất, Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do là một danh nghĩa gọi với nhau chứ không phải là một tổ chức. CLB này không có điều lệ, không có ban điều hành, không có quĩ nên không thể coi đó là một tổ chức được. Từ đó không thể cáo buộc chị Tạ Phong Tần cũng như anh Điếu Cày, AnhbaSaigon là những người trong một tổ chức tuyên truyền, chống phá Nhà Nước.

Qua theo dõi tôi biết đây chỉ là một danh xưng như một nhóm bạn mà thôi chứ không phải một tổ chức xã hội gì cả. Không biết sau này nhóm có thành tổ chức hay không, chứ đến thời điểm nay nó chưa phải tổ chức. Tôi hỏi đi hỏi lại rất nhiều người, và cũng từng hỏi chị Tần và chị nói với tôi rằng ai mà nói là người điều hành của CLB Nhà báo Tự Do đó là người nói láo. Lý do chưa hề bao giờ có bầu bán hay bất cứ hình thức mang tính tổ chức của CLB Nhà báo Tự do đó cả. Nên tôi nghĩ kết án họ là những người tuyên truyền chống Nhà nước có tổ chức như vậy là hoàn toàn sai. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của anh Điếu Cày và Chị Tần cho rằng họ vô tội nếu nói về tội đó.
Vì sao đình hoãn phiên tòa?

Gia Minh: Còn những bài viết mà họ đưa lên mạng?

LM An tôn Lê Ngọc Thanh: Tôi nghĩ phải coi lại cách đánh giá. Một mặt ‘mình’ nói xã hội cần phải lên tiếng để phản biện, giúp đóng góp xây dựng đất nước; tôi nghĩ đó là bằng chứng rõ nét sự tham gia của dân vào tiến trình xã hội hóa. Tôi nghĩ không có gì là phản động cả. Có nhiều khi ‘mình’ nghĩ rằng đất nước này là ưu tiên của mình, chứ không phải của toàn dân, bị lấn quyền gì đó thì ‘mình’ mới thấy bị xúc phạm.

Còn đây là đất nước Việt Nam, của toàn dân Việt Nam, ‘mình’ là một người lãnh đạo trong một giai đoạn nhất định, thì đó là điều ‘mình’ phải nghe tiếng dân, chứ tại sao xem đó là điều phản động. Có thể có những cách nói không khôn khéo, không khôn ngoan làm cho mình khó nghe. Điều quan trọng phải xem đó có phải là sự thật hay không. Nếu đó là sự thật thì phải đón nhận chứ.

Gia Minh: Đối với việc đưa ra quyết định xử ba blogger vào ngày 15 tháng 5, sau đó hoãn lại thì linh mục nhận định ra sao?


Tôi có cảm giác ‘rất cá nhân’, một cơ sở trực giác chứ không phải là lý luận gì, ‘họ’ còn dây dưa việc này nhiều lần nữa để tạo dư luận kéo dư luận vào việc đó. Còn vì sao thì tôi không biết rõ.
Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh

Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh: Tôi có nghe một vài người bàn về chuyện đó. Họ nói không chắc chắn lắm, tôi cũng nói lại theo tinh thần không chắc chắn lắm, chỉ để lấy thông tin mà suy nghĩ: ‘họ’ nói việc đưa ra rồi rút lại đó là do lỗi của bộ phận hành chánh. Tức văn bản đã ký xong nhưng chưa có quyền phát hành; nhưng bộ phận hành chánh phát hành sớm nên phải thu hồi lại.

Còn có tin nói là luật sư của chị Tạ Phong Tần khi gặp chị thì chị hỏi là đã nhận được ‘bản’ đó chưa. Điều đó chứng tỏ lệnh xử vào ngày 15 tháng 5 đã không được thông báo đến cho ‘tù nhân’ ; nên lý giải là do lỗi của người làm hành chính là không đúng lắm. Mà có lẽ đằng sau đó là có can thiệp gì quan trọng hơn, nên họ phải dừng lại. Tôi có cảm giác ‘rất cá nhân’, một cơ sở trực giác chứ không phải là lý luận gì, ‘họ’ còn dây dưa việc này nhiều lần nữa để tạo dư luận kéo dư luận vào việc đó. Còn vì sao thì tôi không biết rõ.

Gia Minh: Cám ơn linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh.