mardi 3 juillet 2012

31,000 doanh nghiệp giải thể,

93 ngàn DNNN "ma"


RFA
2012-07-02

Tính đến đầu năm 2012, Việt Nam có trên 541 ngàn doanh nghiệp tồn tại về mặt pháp lý. Tổng Cục Thống Kê công bố số liệu vừa nêu hôm cuối tháng sáu vừa qua.
Tính tới thời điểm 1/1/2012, có 375 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Có17.500 doanh nghiệp đăng ký nhưng chưa hoạt động.
Khoảng 5,3% tạm ngừng sản xuất và 7% chờ giải thể trong tổng số doanh nghiệp. Tỉ lệ này được đánh giá là khá cao ở các trung tâm kinh tế như Đà Nẵng, TP.HCM và Hà Nội.
Cũng theo Tổng Cục Thống kê, có đến 93 ngàn doanh nghiệp không thể xác minh được, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước.
Tỉ lệ này chiếm 20% tổng số doanh nghiệp hiện có. Đã có hơn 60 ngàn doanh nghiệp bỏ trốn hay mất tích vào thời điểm thống kê đầu năm 2012.

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Tổng nợ DNNN trên 1 triệu tỷ đồng

2012-07-02
Theo số liệu của Bộ Tài Chánh thì tổng số nợ của 30 các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là trên 1 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư-Bùi Quang Vinh, trong chương trình “Dân hỏi_ Bộ Trưởng trả lời” hôm 1/7, đã trấn an dư luận rằng không nên quá lo ngại về tổng số nợ như thế.
Theo phân tích của Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư thì nếu tính trên vốn sở hữu thì mức đó là 1,36 lần, chưa bằng một nửa so với quy định của chính phủ ban hành, không được vượt quá 3 lần.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh không nên đánh giá các doanh nghiệp nhà nước là gánh nặng của ngân sách và nền kinh tế. Cũng theo ông Vinh có nhiều trường hợp tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao là do phục vụ yêu cầu sản xuất.
Trong việc để xảy ra các các sai phạm tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như Vinashin, Vinalines, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho là do người quản lý trực tiếp cố ý làm trái.
Về giải pháp, Bộ trưởng cho rằng cần chế tài mạnh mẽ hơn kể cả kiểm toán bắt buộc hằng năm để các doanh nghiệp nhà nước công khai, minh bạch hơn trong sản xuất, kinh doanh và tình hình tài chính.
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

VN không đủ sức cứu các doanh nghiệp phá sản

Trong bối cảnh có hàng ngàn doanh nghiệp hiện ngừng hoạt động hay trước nguy cơ bị phá sản, chính phủ VN đề ra biện pháp cứu vãn bằng cách cho giãn, giảm thuế, thậm chí miễn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp.
RFA
Công ty Cổ Phần Chứng Khoán TPHCM ở Hà Nội.

Theo ông Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng VN, thì bây giờ chính phủ không đủ sức và cũng không nên cứu doanh nghiệp một cách tràn lan, trong khi mục tiêu chính của VN hiện là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong khi đó, tập đoàn công nghiệp tàu thủy VN Vinashine đã chào bán hàng loạt công ty con trong số 200 công ty thành viên của tập đoàn.
Theo kế hoạch gọi là tái cơ cấu, thì Vinashin, cho đến năm 2013, chỉ giữ lại 15 công ty con, 2 liên doanh, 1 công ty liên kết và 2 đơn vị sự nghiệp.
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Hiện tượng công ty nước ngoài “thâu tóm” doanh nghiệp Việt Nam

2012-06-11
Để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh, nhất là như tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay, khi tình trạng phá sản và thua lỗ của các doanh nghiệp lên đến mức báo động, thì hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang được xem là một trong những biện pháp cứu gỡ.
RFA photo
Bộ tài chính Việt Nam 


Gần đây những hoạt động này tại Việt Nam là do sự thúc đẩy của các công ty đầu tư từ nước ngoài. Hiện tượng này tốt hay xấu?

Biện pháp sinh tồn

Trong thời buổi lãi suất cao, tín dụng bị siết chặt, doanh nghiệp khó vay vốn để phát triển như hiện nay, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) đang trở thành lối ra cho nhiều doanh nghiệp.
Nói một cách đơn giản nhất, M&A có thể hiểu là các doanh nghiệp sáp nhập vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Vì thế, khi môi trường kinh doanh càng trở nên cạnh tranh khó khăn, thì hiện tượng các doanh nghiệp “dựa vào nhau” để sống càng có đất phát triển.
Ngành dễ đi vào sáp nhập- RFA photo
Ngành dễ đi vào sáp nhập- RFA photo
 
Hoạt động M&A hình thành và phát triển tại Việt Nam từ khoảng năm 2005, đến thời điểm này các lĩnh vực mà M&A tập trung mạnh nhất hiện nay là vào các ngành tài chính, ngân hàng, công nghiệp, công nghệ thông tin viễn thông và gần đây nhất là lĩnh vực bất động sản. Lý do cũng thật dễ hiểu, vì những ngành này tại Việt Nam hiện là những ngành đang có sức cạnh tranh mạnh nhất, đồng thời cũng chính là những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các chính sách lãi suất, tín dụng của Chính phủ, họ cần đến M&A để tái cấu trúc, tồn tại và phát triển.
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trần Quang Huy, thành viên sáng lập và là Giám đốc Bộ phận Dự án của công ty Luật Bross và Cộng Sự chuyên về các hoạt động tư vấn M&A và đầu tư tài chính, nhận xét bức tranh chung về hoạt động mua bán sáp nhập tại Việt Nam thời điểm gần đây:
"M&A hiện tại xuất hiện ở nhiều lĩnh vực nhưng nổi lên ở lĩnh vực ngân hàng bởi với tình hình tài chính Việt Nam như bây giờ thì có rất nhiều các ngân hàng nhỏ đang gặp rất khó khăn trong việc hoạt động và xu hướng sáp nhập lẫn nhau là một xu hướng tất yếu. Tôi nghĩ thời gian tới, năm nay và sang năm tới, xu hướng này càng rõ nét hơn, vì tại Việt Nam không dễ dàng thực hiện thủ tục phá sản. Vì thế ngân hàng có xu hướng sáp nhập lớn nhất, sau đó sẽ là các công ty liên quan đến bất động sản vì các nhà phát triển bất động sản của Việt Nam vốn rất ngắn và không có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển bất động sản tương đối ngắn hạn và chụp giật, vì thế các công ty bất động sản sẽ phải mua bán, sáp nhập để tồn tại trong chuyện này."
Ngoài ra luật sư Huy còn giải thích thêm những công ty hiện đang sử dụng vốn vay ngắn hạn, chịu tác động của lãi suất vay quá cao cũng chính là đối tượng của hoạt động mua bán sáp nhập.

65% do nước ngoài

Theo thông tin ghi nhận, số lượng các vụ mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trong những lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, công nghiệp và công nghệ thông tin chiếm đến hơn 90% thị trường M&A tại Việt Nam. Riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, mức doanh thu từ mảng M&A tăng trưởng đến 24% trong năm ngoái tại Việt Nam, giữa lúc doanh thu của toàn khu vực Châu Á lại sụt giảm tới 10%.
Việt Nam hiện đang được xếp thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Dự kiến tốc độ tăng trưởng của toàn bộ hoạt động M&A trong thời gian tới sẽ tiếp tục ở mức trên 30% ở Việt Nam.
Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu như Thomson Reuters hay IMAA và AVM – là những tổ chức chuyên nghiên cứu về M&A, năm 2011, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 4 tỷ đô la, tăng hơn gấp đôi so với con số 1,7 tỷ đô la của năm 2010. Trong tổng số 4 tỷ đô la này thì có đến 2,6 tỷ là các giao dịch liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài.
Điểm đặc biệt trong xu thế M&A tại Việt Nam năm vừa qua là chính các doanh nghiệp nước ngoài đã thúc đẩy hoạt động này. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nước ngoài là những người tham gia với nguồn lực tài chính mạnh hơn cũng như có kinh nghiệm quản trị kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp nội địa, họ được tạo điều kiện bình đẳng khi gia nhập vào cuộc chơi M&A tại Việt Nam.
Giải thích về điều này, bà Phương Anh, trưởng phòng chính sách tài chính của một Ngân hàng thương mại tại Hà Nội cho biết:
"Sân chơi sát nhập và cạnh tranh là sân chơi rất bình đẳng, Việt Nam đã gia nhập WTO, nên cũng có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia vào sân chơi này. Vì các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều vốn và kinh nghiệm quản lý hơn nên họ chiếm ưu thế trong việc sát nhập và cạnh tranh. Theo tôi, nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý là yếu tố chính, đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp nước ngoài chiếm ưu thế hơn trong thời gian gần đây."
Hình thức M&A đang nở rộ tại Việt Nam, ngoài những vấn đề cần tìm hiểu như bên bán, bên mua, thì vấn đề đáng quan tâm hơn lại là bối cảnh “hậu” M&A, nghĩa là những hoạt động sau khi hai công ty đã trở thành một. Vì khi hợp nhất các công ty khác biệt về nhân sự, đường hướng kinh doanh, thị phần, chưa kể cả sổ sách kế toán, tài chính thì khâu “hậu” M&A sẽ là bài toán mà các doanh nghiệp đang thực sự quan tâm. Ghi nhận tiếp về những vấn đề này, luật sư Trần Quang Huy cho biết thêm:
"Hậu M&A là một quá trình nhiều vấn đề, để sao cho hoà hợp bộ máy của đơn vị sát nhập và đơn vị được sát nhập. Rõ ràng sẽ có một loạt vấn đề liên quan đến việc chuẩn hoá về các vấn đề từ nhân sự, đào tạo, chuẩn mực form mẫu, các hệ thống quy trình nội bộ. Những vấn đề tiếp theo là liên quan đến hệ thống tài chính, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, khớp với nhau, chạy theo một mô hình chuẩn. Vì thế, phải khớp nối những vấn đề từ nhân sự, tài chính, pháp lý. Chẳng hạn những vấn đề pháp lý như: đăng ký biến động đất đai, tên chủ sở hữu khác nhau, một loạt các tài sản của đơn vị bị sát nhập, bị mất đi, chưa kể là những vấn đề liên quan đến văn hoá doanh nghiệp, thương hiệu, xây dựng hình ảnh cả các chiến thuật và chiến lược marketing nữa." 

Lãi suất mới hạ
Lãi suất mới hạ
 
M&A là vấn đề tất yếu của nền kinh tế thị trường. Hoạt động mua bán sáp nhập này đã tồn tại rất lâu từ các thị trường trên thế giới. Ở Việt Nam, xu hướng này sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Ở những lĩnh vực càng nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, như tài chính ngân hàng, bất động sản, thì sẽ càng xuất hiện nhiều hiện tượng M&A. Có thể thấy, các công ty có vốn tốt, hoạt động quản trị tốt, tài chính minh bạch thì sẽ dần dần ngày càng chiếm ưu thế hơn trong cuộc chơi này, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chuẩn bị về nguồn lực tài chính, kỹ năng quản lý… thì đến một lúc nào đó, họ cũng sẽ bị thâu tóm như một lẽ đương nhiên.