15 Năm Đức Thống Nhất: Nhìn Người Lại Nghĩ Đến Ta
Viet Bao - Lê Hoàng Thanh - 04-10-2005
Khi nói hay nhắc đến nước Đức hoặc Đại Hàn, người Việt chúng ta thường nghĩ đến một quốc gia cũng chiến chinh và đặc biệt, cũng bị chia đôi như Việt Nam. Một bên là Cộng Hòa Liên Bang Đức (gọi nôm na là BRD hay Tây Đức) và Nam Hàn, nửa bên kia là DDR (Cộng Sản Đông Đức cũ) và Bắc Hàn. Trừ Đại Hàn vẫn còn bị chia đôi, hai quốc gia Việt Nam và Đức đều đã thống nhất đất nước.
Như chúng ta biết, Việt Nam sau khi Hiệp Định Gene được ký kết thì bị chia đôi từ 1954. Miền Nam theo chế độ Việt Nam Cộng Hòa do cố TT Ngô Đình Diệm lãnh đạo và miền Bắc thì theo chủ nghĩa Cộng Sản, với danh xưng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do Hồ Chí Minh cầm đầu. Trong khi đó thì Đức bị chia đôi sớm hơn sau khi nhà độc tài Hitler bị các cường quốc đánh bại và do tứ cường Nga, Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát. Dưới sự đòi hỏi và xếp đặt của Anh Pháp và Mỹ, Tây Đức hay Cộng Hòa Liên Bang Đức (BRD) được thành lập ngày 24.5.1949. Cuộc bầu cử quốc hội BRD lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 14.8.1949. Ba đảng CDU, CSU và FDP liên minh thành lập chính phủ và Konrad Adenauer được bầu lên làm vị thủ tướng đầu tiên của Tây Đức ngày 15.09.1949. Nga cũng đâu vừa, sau đó thì vùng Nga chiếm đóng cũng cho thành lập một quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản, DDR vào ngày 7.10.1949, rập khuôn theo đường lối của Nga sô, dưới sự lãnh đạo của Ulbricht, mãi tới năm 1971 mới bị Honecker thay thế cho đến khi Honecker từ chức trước khi DDR bị sụp đổ. Mỗi nước đều có quốc kỳ và quốc ca riêng tương tự như hai nước Việt Nam trước 1975.
Cuộc chiến tranh lạnh giữa các cường quốc, một bên gồm Anh Pháp Mỹ và bên kia là Nga vốn đã có từ sau 1945 ảnh hưởng nhiều đến tình hình chính trị BRD và DDR.
Nhằm bảo vệ chế độ chuyên chế vô sản và ngăn chận dân tìm cách trốn khỏi Đông Đức (DDR) để sang Tây Bá Linh hay Tây Đức, Cộng Sản Đông Đức, dưới sự điều hành và kiểm soát của cảnh sát và quân đội nhân dân, DDR đã cho xây bức tường ngăn cách hai bên Đông-Tây Bá Linh mà người Việt mình hay gọi là bức tường ô nhục vào năm 1963! Dầu vậy, vẫn có nhiều người dân DDR vì không chịu nổi sự kềm kẹp cuả Cộng Sản (CS) đã tìm cách vượt hàng rào kẻm gai, vượt qua bức tường ô nhục đi tìm tự do. Một số ít may mắn trốn thoát. Nhưng đa số bất hạnh bị bắt cầm tù hay bị bắn chết "giữa vùng đất cấm" giống như số phận những người Việt Nam từ Bắc, trước 1975 muốn tìm cách vượt qua vĩ tuyến 17 để vào Nam tìm tự do, trước khi Nam Việt Nam (NVN) chưa bị CS cưỡng chiếm.
Nhằm bảo vệ chế độ chuyên chế vô sản và ngăn chận dân tìm cách trốn khỏi Đông Đức (DDR) để sang Tây Bá Linh hay Tây Đức, Cộng Sản Đông Đức, dưới sự điều hành và kiểm soát của cảnh sát và quân đội nhân dân, DDR đã cho xây bức tường ngăn cách hai bên Đông-Tây Bá Linh mà người Việt mình hay gọi là bức tường ô nhục vào năm 1963! Dầu vậy, vẫn có nhiều người dân DDR vì không chịu nổi sự kềm kẹp cuả Cộng Sản (CS) đã tìm cách vượt hàng rào kẻm gai, vượt qua bức tường ô nhục đi tìm tự do. Một số ít may mắn trốn thoát. Nhưng đa số bất hạnh bị bắt cầm tù hay bị bắn chết "giữa vùng đất cấm" giống như số phận những người Việt Nam từ Bắc, trước 1975 muốn tìm cách vượt qua vĩ tuyến 17 để vào Nam tìm tự do, trước khi Nam Việt Nam (NVN) chưa bị CS cưỡng chiếm.
Tuy nhiên, sau hơn 40 năm theo chủ nghĩa CS, dưới sự chỉ đạo của đàn anh Nga sô, CS Đông Đức, một thời đã được xem như là thiên đàng của các nước CS vẫn bị sụp đổ! Điểm khác nhau rất đặc biệt là so với VN thì sụp đổ của Đông Đức (DDR cũ) và từ đó đưa đến sự thống nhất nước Đức gần như không đổ máu! Ngược lại, ở VN, trong suốt 21 năm sau bị chia đôi cho đến khi thống nhất, miền Bắc luôn tìm cách xâm chiếm NVN bằng vũ lực do các đàn anh Cộng Sản Tàu, Nga và Đông Âu cung cấp, giúp đỡ gây nên cảnh huynh đệ tương tàn mà CS miền Bắc đã thành công, đưa đến sự thống nhất đất nước ngày 30.4.1975.
* Nguyên nhân DDR sụp đổ, đưa dến sự thống nhất Đức
.... Trong mỗi chúng ta, hầu như ai cũng nghĩ rằng khi mà Cộng Sản đã ngự trị đâu đó rồi thì đừng mong gì đến chuyện lật đổ CS được! Nhưng trên đời này chẳng có gì là tuyệt đối cả nên thiên đàng CS Đức đã bị xóa tên, chuyện mà chẳng ai ngờ đến! Nguyên nhân là vì đàn anh Nga sô vĩ đại đã có ý định muốn cải tổ đường lối chính trị tại Nga vào giữa thập niên 90. Người đầu tiên có khuynh hướng này là ông Michail Gorbatschow, chủ tịch nhà nước kiêm Tổng bí thư đảng CS Nga. Vì muốn cứu vãn sự đổ vỡ của Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết nên Nga đã từ bỏ quyền thống trị cuả họ đối với các nước CS Đông Âu nằm dưới sự chỉ đạo của Nga thời bấy giờ. Và xa hơn nữa, Gorbatschow lại muốn thỏa hiệp, làm việc chung với các nước thuộc khối Tây Âu hơn xưa nay nên từ đó đã mở đường các phong trào dân chủ tại các nước Đông Âu ra mặt công khai hoạt động. Hung gia Lợi (Ungarn) bắt đầu trước hết vào tháng 5.1989, tạo nên một lỗ hổng giữa những bức tường sắt. Vào tháng 11.1989, Hung đã hoàn toàn mở toạt ranh giới nước mình với các quốc gia Tây Âu và kể từ thời điểm này, hàng người dân Đông Đức đã đi qua cửa ngõ Hung gia Lợi, vượt biên sang Tây Đức tìm tự do.
Song song với làn sóng vượt biên tìm tự do từ DDR (Đông Đức) ngày càng lên cao, các phong trào dân chủ đối nghịch với chính quyền CS tại Đông Đức cũng lớn mạnh thêm. Dân DDR và những người đối kháng thuộc giới trí thức, văn nghệ sĩ v.v... đã mạnh dạn xuống đường và công khai lên tiếng đòi hỏi, đặt điều kiện với chính quyền CS đương nhiệm, điển hình là các cuộc biểu tình rầm rộ tại thành phố Leipzig vào dịp kỷ niệm 40 năm thành lập CS Đông Đức, ngày 07.10.1989, đã làm cho CS Đông Đức đại bại (Fiasko). Bên cạnh sự tổ chức kỷ niệm của chính quyền CS, nhiều cuộc biểu tình qui mô chống chính phủ đã xảy ra tại nhiều nơi ở DDR. Cấp lãnh đạo CS Đông Đức đâm ra bối rối, họ không còn kiểm soát nổi tình hình. Tổng bí thư Erich Hoecker đã phải từ chức vào ngày 18.10.1989, bắt đầu cho sự sụp đổ chế độ CS Đông Đức. Tổng bí thư kế vị, Egon Krenz không thể bình thường hóa lại được tình trạng xáo trộn ở DDR vì ảnh hưởng của nhà nước đối với quần chúng, những người từng bị kiềm kẹp trong suốt 40 qua, không còn nữa. Cuối cùng, toàn bộ chính trị đảng CS Đông Đức (SED) từ chức vào ngày 08.11.1989. Chiều ngày 09.11.89, bức tường ô nhục Đông Bá Linh bị phá, mở tung ra và chuyện nước Đức thống nhất kể từ thời điểm này không còn ai có thể ngăn cản nổi nữa!
Ý định muốn thống nhất nhanh chóng cuả hai nước Đức đã được thể hiện qua kết quả cuộc bầu cử tự do bầu đại diện dân biểu nhà nước vào ngày 18.3.1990. Liên danh "Liên minh cho nước Đức", chủ trương muốn thống nhất với Cộng Hoà Liên Bang Đức, đã thắng cử một cách rõ ràng. Tân chính phủ của Đông Đức, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nhà nước Lothar de Maiziere liền bắt tay ngay vào chuyện hội thảo liên quan đến việc thống nhất nước Đức. Ngày 19.5.1990, một hiệp ước về kinh tế, tiền tệ và xã hội được ký kết. Bởi vì hệ thống kinh tế Đông Đức (DDR) không cho phép cải đổi nên Đông Đức đành chấp nhận hệ thống kinh tế của Tây Đức (BRD) vào ngày 01.7.1990. Ít lâu sau, hai bên thương thảo với nhau về hiệp ước thống nhất tại Bá Linh. Trước khi chấm dứt thương lượng, Hội đồng nhà nước Đông Đức trong một phiên họp đặc biệt vào ngày 23.8.1990 đã biểu quyết chấp thuận cho Đông Đức gia nhập vào Geltungsbereich des Grundgesetzes (xin tạm dịch là Luật cơ bản có giá trị cho khu vực) vào ngày 03.10.1990, lý do là nếu không có sự đồng ý của tứ cường đang kiểm soát Tây Bá Linh lúc đó thì chuyện thống nhất nước Đức không thể nào thực hiện được.
Ngay sau khi chính đàn anh Nga Sô nhận thấy cũng không thể ngăn cản nổi sự thống nhất cuả 2 nước Đức DDR (Đông Đức) và BRD (Tây Đức) tứ cường Anh, Pháp, Nga và Mỹ (những quốc gia đã chiến thắng Đức trong đệ nhị thế chiến) đành phải chấp nhận giải pháp thống nhất hai nước Đức vào tháng 2.1990 sau một phiên họp với hai nước "BRD và DDR", được gọi là phiên họp "2 cộng 4". Những điều kiện để thống nhất được qui định trong hiệp ước vào ngày 12.09.1990 và từ thời điểm này, Đức được trao trả lại quyền tự trị!
Tại Bá Linh, đêm 03.10.1990, hàng ngàn người Đức đã xuống đường vui mừng sự thống nhất nước Đức, sau hơn 40 năm bị chia đôi. Ngày hôm sau, 663 đại biểu của Quốc Hội Tây Đức (BRD) và Hội Đồng nhà nước Đông Đức (DDR) họp chung tại nghị viện (Reichstag). Lần đầu tiên kể từ năm 1933, cuộc bầu cử đại diện chung cho toàn nước Đức tại Quốc hội xảy ra vào ngày 02.12.1990. Đảng CDU, dưới sự lãnh đạo của Helmut Kohl, lúc đó là Thủ Tướng cuả Tây Đức (BRD), đã thắng cử một cách rõ ràng và ngày 17.01.1991, Helmut Kohl (CDU) được bầu lên làm Thủ Tướng, vị Thủ Tướng đầu tiên của một nước Đức thống nhất, không Cộng Sản!
* Ảnh hưởng của sự thống nhất đối với Đức
Vì quá vui mừng nước Đức bất ngờ được thốâng nhất nên Helmut Kohl và chính phủ do CDU cằm quyền lúc bấy giờ không nắm vững được những khó khăn do CS Đông Đức để lại sau hơn 40 năm áp đặt chế độ chuyên chính vô sản tại đây, nhất là trên bình diện kinh tế, nên Tây Đức đã thừa hưởng một gánh nợ không lồ do CS Đông Đức để lại vì vậy tình trạng kinh tế cuả Tây Đức, từ một cường quốc trên thế giới, đã xuống dốc một cách khủng khiếp vài năm sau đó. So với những quốc gia khác thuộc khối CS Đông Âu và đàn anh vĩ đại Nga Sô cũng theo chân Đông Đức bị sụp đổ sau đó thì người dân Đông Đức có phần may mắn hơn và nhờ vào sự tài trợ không ngừng của Tây Đức nên sau gần 15 năm thống nhất, đời sống cuả dân Đông Đức không còn chênh lệch với dân bên Tây Đức bao nhiêu. Tây Đức hàng năm đã đổ không biết bao nhiêu tỉ Đức Mã để giúp cho dân chúng thuộc vùng CS cũ, trên nhiều phương diện: từ việc kỷ nghệ hóa các hãng xưởng, sửa chữa và xây cất nhà cửa, đường xá, cầu cống v.v.. Ngoài ra, để cải tiến đời sống nghèo khổ bên phiùa Đông, chính quyền Helmut Kohl trước đây vì cần tài chánh nên phải sử dụng các biện pháp như tăng thuế, công nhân viên Tây Đức phải xuất lương hầu giúp đỡ đồng hương (Solidatitaetsbeitrag) bên Đông Đức. Một điểm khác rất cách biệt so với VN dựa theo các tài liệu tôi đọc được là VN đổi tiền năm ba bận nhằm bần cùng hóa thành phần tư bản và tiểu tư sản mà họ nghĩ rằng còn giấu đâu đó chưa kiểm soát được thì Tây Đức trái lại, ngay sau khi thống nhất họ đã ban lệnh đổi tiền DDR, một đồng tiền thời đó không có giá trị gì nhiều so với đồng Đức Mã với tỉ lệ 1:1, giúp cho dân DDR, không phân biệt họ là đảng viên, con ông cháu cha hay dân thường gì cả bỗng tự nhiên có tài sản, rồi sau đó dân DDR với số tiền "trời cho" lại còn xây nhà hay mua xe đôi khi còn ngon lành hơn những người dân bên phía Tây. Trong khi dân miền Nam VN thì bị đánh thuế tư sản mại bản làm nhiều gia đình mất hết cả tài sản thì ngược lại ở Đức, dân DDR được ưu đãi hầu hết trên mọi phương diện làm cho dân chúng vùng CS cũ hứng chí làm ăn nên nền kinh tế sau thời DDR mới từ từ khá lên. Đó là chưa nói đến chuyện dân Tây Đức đặc biệt không mang hận, trả thù dân Đông Đức sau khi thống nhất. Dựa theo nhiều tài liệu của Đức và các phóng viên báo chí từ các nước Âu Mỹ, Đức không trả thù dân cùng chủng tộc!
Cũng có vài vụ kiện tụng xử các đảng viên bắn chết hay bắn người bị thương khi dân DDR tìm cách vượt bức tường ô nhục để sang Tây Bá Linh tìm tự do nhưng bất cứ vụ kiện nào cũng có luật sư bào chữa. Lý do rất dễ hiểu, luật pháp Đức rất coi trọng quyền làm người. Hiến Pháp Đức đã qui định một cách rõ ràng: "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm". Vì thế không có chuyện đem hàng loạt đảng viên hay quân cán chính thời DDR cho đi học tập cải tạo hay tống giam, tẩy não (ngoại trừ thời Đức quốc Xã). Ngay cả Tổng bí thư cuối cùng của DDR, ông Egon Krenz cũng bị đưa ra tòa và chỉ bị phạt tù và nay đã được khoan hồng trả tự do. Không những thế chính những tay trùm mật vụ DDR, từng sát hại bao nhiêu dân DDR vô tội cũng bị đưa ra tòa án xét xử một cách công khai, có luật sư biện hộ. Ngay cả những đảng viên hay tay chính trị gia gộc thời DDR giờ cũng thoải mái tham chính như Gysi hay Bisky v.v... chẳng hạn. Đó, sự khác biệt giữa DDR và Việt Nam sau khi thống nhất nôm na như vậy đó! Chưa kể đến chuyện đảng PDS, hậu thân của đảng Cọng Sản Đông Đức cũng được tự nhiên hoạt động trên chính trường Đức không gặp một khó khăn nào, họ hiện đã và đang ngồi tại Quốc Hội hay nghị viện Đức với những chức vụ Nghị sĩ mà chẳng bị chính phủ Đức làm khó dễ. Ngay cả những nước CS thuộc khối Đông Âu cũ như Ba Lan, Tiệp, Hung gia Lợi, Ru Ma Ni v.v... cũng không có xảy ra những vụ tống giam rầm rộ hay trả thù những đảng viên, cảnh sát, quân đội và tay sai của chính quyền CS cũ, ngoài những vụ xử án lẻ tẻ. Những người CS ngày xưa họ vẫn được lập hội lập đảng ra tranh cử với những đảng phái dân chủ đối lập một cách tự nhiên. Thậm chí họ được quyền tiếp tục tuyên truyền chủ thuyết CS vốn đã lỗi thời và ai còn nghe theo đó là chuyện riêng của người đó, dựa trên tinh thần tự do tư tưởng và dân chủ mà họ phải chấp nhận vì nhân dân muốn thế. Nói chung, nhân dân các quốc gia này, dân DDR cũ chỉ muốn có một đời sống ấm no, bình đẳng như nhau, có đầy đủ các quyền tự do, được sống an lành không còn bị kìm kẹp hay muốn đi đâu thì đi không phải lo sợ bị theo dõi, ai làm nấy ăn v.v... Khi nào thì giới lãnh đạo VN chúng ta mới nhìn ra được cội rể của vấn đề để tạo cho dân Miền Nam nói riêng và dân VN nói chung có được một cơ hội tương tự như BRD đã thực hiện cho dân Đức ở DDR?
.... Tóm lại, trong suốt thời gian qua mặc dầu Tây Đức đã cố gắng đổ biết bao nhiêu tiền của và công sức nhằm mục đích nâng cao đời sống, nền kỷ nghệ và kinh tế DDR nhưng cho đến nay chính quyền Đức nói chung đã không đủ sức và khả năng để san bằng lỗ hổng khổng lồ về tài chánh và kinh tế do CS Đông Đức để lại sau 40 năm thống trị trong một khoảng thời gian 15 năm sau khi nước Đức thống nhất được, kể từ ngày 03.10.1990! Nhìn người lại nghĩ đến ta. Việt Nam kể từ khi cưỡng chiếm xong NVN đưa đến sự thống nhất ngày 30 tháng 4.1975, thời gian lâu gấp đôi so với Đức nhưng VN nói chung vẫn còn èo uột, chưa khả quan mấy trên tất cả mọi phương diện: kinh tế, tự do, nhân quyền v.v.... Nếu không có nguồn tài lực do những người tị nạn CS và số người VN được nhà nước cho phép xuất khẩu lao động từ hải ngoại gởi về không hiểu tình trạng kinh tế VN còn đi tới đâu? Những người có trách nhiệm đối với dân chúng VN hãy bỏ vài phút, bình tâm nhìn sang DDR, khối Đông Âu và khối Liên Hiệp Nga cũ thì rõ. Dân DDR nói riêng đâu ai bỏ quê hương xứ sở đi lánh nạn tránh Tây Đức đâu. Họ đâu có rời bỏ DDR như VN đã làm chấn động thế giới với hàng triệu người bất kể hiểm nguy tìm đường vươtï biên vượt biển? Họ an tâm ở lại quê hương xứ sở của họ. Một khi mà người dân được quyền tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tự do học hành và phát triển... nói chung có đời sống hoàn toàn tự do dân chủ thì họ mới có hứng thú làm việc và mới đóng góp tích cực vào sự phồn thịnh và phát triển quốc gia được. Ngược lại, nếu làm mà chẳng được gì hết thì họ sẽ thụ động là chuyện rất dễ hiểu và đây là lý do DDR và Tây Đức khác biệt nhau một trời một vực trên tất cả mọi phương diện.
Tôi còn nhớ có lần tình cờ được nói chuyện với một gia đình đến từ Đông Bá Linh vào cuối thập niên 70, họ đã nói với tôi: "Như ông thấy đó qua Ti Vi và báo chí, hiện tại khắp nơi ở DDR đâu đâu cũng treo cờ đỏ có búa liềm, ngay cả tại những nhà ga U-Bahn nhưng... nếu ngày mai họ có cơ hội hay có thể treo cờ Xanh thì ông sẽ thấy ngay mọi nơi đều treo cờ Xanh". Lúc đó tôi hoài nghi vì mấy ai ngờ nhưng 20 năm sau tôi mới nghiệm lại và thấy lời nói của gia đình kia hoàn toàn đúng. Dân DDR đã từ bỏ thiên đàng xã hội chủ nghĩa, đã vứt bỏ và đốt cờ Cộng Sản trong chốc lát và đã đạp đổ bức tường ô nhục chỉ vì họ muốn nhìn thấy ánh sáng tự do, chỉ vì trong tiềm thức họ từ lâu rồi muốn được sống thoải mái không bị kìm kẹp, muốn đi đâu chẳng ai cấm hay dò xét dưới một xã hội dân chủ thật sự! Một sự ao ước thầm kín nhưng chỉ chưa bộc phát ra thôi. Khi những yếu tố khách quan cho phép, họ không chần chờ, nắm lấy ngay thời cơ và làm sụp đổ cái thiên đàng xã hội chủ nghĩa DDR vốn đã được những đàn em CS không ngớt lời ca tụng trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Qua đó chúng ta học được những gì?
Chúng tôi trộm nghĩ, những gì mà một cá nhân, một tổ chức không hay chưa làm được, chúng ta có thể làm được nếu biết hợp quần gây sức mạnh, điển hình như ở Ba Lan, DDR, khối Đông Âu cũ ... Nhiều nước độc tài đảng trị tại Đông Âu đã bị lật đổ qua sự chống đối của người dân dưới sự điều hợp cuả những nhà chính trị đối kháng và gần đây nhất, ở Ulkrain, dầu được Nga hết lòng ủng hộ nhưng phải nhượng bộ khối đối lập tổ chức bầu cử lại và cuối cùng chính quyền thân Nga bị khối đối lập hất văng đi và tại Libanon, nguyên cả một chính quyền từng có khuynh hướng theo nước Xy Ri (Syrien) đã phải từ nhiệm sau nhiều cuộc biểu tình chống đối chính quyền rất rầm rộ, không ngừng nghỉ cuả dân chúng. Lý do Trung Cộïng đã phải tìm cách sa thải người tay chân của mình đang cầm quyền ở Hồng Kông cũng bắt đầu từ sự chống đối của người dân. Bằng từng đó thí dụ cũng đủ thấy tầm quan trọng của sức mạnh quần chúng. Các nước độc tài còn lại trước sau rồi cũng có ngày sẽ bị đào thải khi dân chúng đang bị kìm kẹp đồng loạt đứng dậy, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi như đã xảy ra trong quá khứ ở Chí Lợi hay tại Á Châu, Phi Luật Tân và tại Đông Âu nói chung, DDR nói riêng vào cuối thập niên 80 như chúng ta biết.
Hy vọng ngày ấy sẽ chẳng còn bao xa nữa đối với những nước còn độc tài đảng trị để dân chúng những quốc gia này sớm được có một cuộc sống đầy đủ nhân quyền, tự do và dân chủ như ở Đông Âu và DDR.
Mong lắm thay!* Lê Hoàng Thanh (Tháng 4 Năm Ất Dậu 2005)
-- Tài liệu tham khảo:
¢ Die deutsche Einheit von A. Gerlach