mercredi 30 novembre 2011

Khi niềm tin bị khủng bố



Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-29
Trong khi dư âm của phiên chất vấn Thủ tướng vẫn còn lan tỏa trên mạng thông tin cả lề trái lẫn lề phải, với sự phấn khởi của người dân khi biết rằng chủ trương của chính phủ đã được công khai và Luật Biểu tình cần được xem xét và soạn thảo.

RFA screen capture fr TTXVA
Công an Hà Nội bắt người ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 27/11/2011

Thế nhưng chỉ hai ngày sau phiên chất vấn, ít nhất 16 người đã bị bắt, bị đối xử thô bạo vì tụ tập tại Bờ Hồ vào sáng Chúa nhật 27 tháng 11. Dư luận phản ứng trước thái độ của chính quyền Hà Nội từ hành động này ra sao? Mặc Lâm theo dõi và ghi nhận.
Sáng Chúa Nhật 27 tháng 11 người dân Thủ đô có việc chạy ngang tượng đài Lý Thái Tổ chắc sẽ ngạc nhiên vì ngay từ sớm một số các loại xe công an, cơ giới có cả xe buýt và xe công nông đã hiện diện từ sớm tinh mơ. Người hiểu chuyện lại càng ngạc nhiên hơn vì thông tin trên mạng cho biết sáng hôm nay sẽ có một cuộc biểu tình ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua việc yêu cầu Quốc hội xem xét và soạn thảo Luật biểu tình. Ngạc nhiên bởi người biểu tình chưa xuất hiện mà công an và an ninh đã có mặt trước hẳn nhiên kịch bản bắt bớ, lôi kéo và thậm chí dùng các biện pháp mạnh bạo đối với người biểu tình chắc chắn sẽ xảy ra.

Tượng đài Lý Thái Tổ, chứng kiến đến bao giờ?

Kể từ khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc liên tiếp diễn ra thì Khu vực bờ hồ đã biến thành nơi nhạy cảm và nguy hiểm nhất Hà Nội đối với những người từng tới đây biểu tình. Tượng đài Lý Thái Tổ đã trở thành điểm tập kết và chứng kiến những cuộc biểu tình của nhiều tầng lớp cư dân thủ đô. Các cuộc đàn áp cũng bắt đầu từ đây và cả nước không còn lạ gì những hình ảnh của trí thức tay trong tay đối diện với  lực lượng an ninh bất kể các biện pháp mạnh đang chờ đợi họ.
Có thể từ hình ảnh này mà chính phủ đã chấp nhận xem việc biểu tình của người dân là một đòi hỏi bức thiết của thời đại. Không thể dằng dai trước các bức xúc này và sự lên tiếng của chính Thủ tướng Dũng đã biểu lộ thực thi dân chủ có tác dụng trấn an, và quan trọng hơn hết là nhằm hạ bớt áp lực ngày một lớn của các vấn 


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 25/11. Source chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 25/11. Source chinhphu.vn

đề liên hoàn với nhau từ trưng thu đất đai, bất công xã hội, tham nhũng cấp tập đoàn, kinh tế trì trệ và nhất là sự uy hiếp của Trung Quốc trước hồ sơ Biển Đông có khả năng gây bất ổn trên phạm vi cả nước.

Phấn khích hay phép thử?

Những thành viên trong các cuộc biểu tình trước đây đã ướm tin tức trên mạng sẽ biểu tình như một phép thử thiện chí của nhà nước. Phép thử này có kết quả không mấy lạc quan cho những ai tin rằng đã có cái nhìn khác về người biểu tình ít ra sau khi tuyên bố của Thủ tướng.
Lực lượng an ninh thì dày đặc, đủ các loại cho nên chúng tôi ngồi ở ghế đá và số người đang tụ tập ấy bị bắt hết tất cả. Vừa giương cờ lên thôi thì bị chộp luôn. Mười mấy người họ đã theo dõi sẵn rồi.
Nhạc sĩ Tạ Chí Hải
Nhạc sĩ Tạ Chí Hải người được cộng đồng mạng ưu ái do sự hiện diện liên tục của ông trong bất cứ cuộc biểu tình nào, sáng hôm nay cũng không ngoại lệ, ông kể việc ra tượng đài Lý Thái Tổ như sau:
-Tôi ra đến đấy thì đúng 9 giờ kém 5 cùng với một số anh em đã quen biết trong những lần biểu tình trước. An ninh họ không cho vào tượng đài Lý Tổ mà chỉ đứng bên Bờ hồ thôi. Lực lượng an ninh thì dày đặc, đủ các loại cho nên chúng tôi ngồi ở ghế đá và số người đang tụ tập ấy bị bắt hết tất cả. Vừa giương cờ lên thôi thì bị chộp luôn. Mười mấy người họ đã theo dõi sẵn rồi. Tôi thì họ tuyên bố luôn: ông không về thì tôi cho ông lên xe!

Họ bị bắt như thế nào?

Riêng anh Lê Dũng một blogger từng bị bắt và bạo hành nhiều lần trong các cuộc biểu tình trước đây kể lại chuyện anh bị bắt vào sáng Chúa Nhật 27 tháng 11 khi anh hoàn toàn không có ý định biểu tình:
-Tôi Lê Dũng, tôi đi một mình, tôi cầm cái túi sách to đùng mua sách cho con. Có những người phía ghế đá tít ngoài Bờ hồ cũng bị bắt như Người Buôn Gió. Nhà báo Đoan Trang tận bên kia đường cũng bị mấy thằng băng đỏ chạy sang bắt.
Một nhân chứng và cũng là nạn nhân khác là luật sư Lê Quốc Quân kể lại, tương tự như anh Lê Dũng, bị bắt lên xe khi vừa đặt chân xuống đường:
-Từ đầu lúc khoảng 9 giờ thì anh Phương vừa đưa cờ ra vừa đi một tí thì bị giải tán ngay. Dân họ tản ra và ngồi xuống ở những ghế, rồi đi lại quanh điểm khởi phát nhưng chưa hình thành được. Khi tôi ra thì không biết ai, không biết là có dân nhiều như thế đâu. Cũng giống như những người đi dạo chung quanh Bờ hồ, những người ngắm cảnh, du lịch thế thôi. Khi tôi đứng lại thì mọi người đến bắt tay vì họ là những người giáo dân mà tôi quen. Khi nghe họ nói đi đi thì mình cũng đi. Sau đó chung quanh họ đứng dậy, tụ họp lại và dần dần khá đông. Sau đó họ dừng xe lại hai người thường phục đến ngoắc tay vào tay mình và kẹp đưa lên 

xe buýt liền!
Tôi Lê Dũng, tôi đi một mình, tôi cầm cái túi sách to đùng mua sách cho con. Có những người phía ghế đá tít ngoài Bờ hồ cũng bị bắt như Người Buôn Gió. Nhà báo Đoan Trang tận bên kia đường cũng bị mấy thằng băng đỏ chạy sang bắt.
Blogger Lê Dũng kể lại việc xảy ra tại trại Phục hồi Nhân phẩm Lộc Hà nơi giam giữ 16 người bị bắt trong đó có anh như sau:
-Đầu tiên từng công an làm việc với mọi người. Họ bảo là vi phạm thế này thế kia thì bị người dân người ta đốt cho. Người ta nói thẳng vào mặt chính các anh là người vi phạm. Người ta đi dạo bờ hồ đẹp như thế mà bảo là tụ tập. Mấy người bị bắt toàn là nhà báo, trí thức cả. Thạc sĩ, kỹ sư anh em hầu hết là kỹ sư. Mười người thì có đến sáu bảy kỹ sư cả. Nhà báo Đoan Trang cũng bị túm vào đấy, mấy thạc sĩ học nước ngoài cũng bị bắt. Lãnh đạo công an cơ động chỉ tay bắt người này, bắt người kia cho bọn băng đỏ, tức là có chủ đích. Chắc người ta đã có danh sách.

Họ vẫn thế, không thể lung lay

Giáo sư Ngô Đức Thọ nhận xét việc an ninh Hà Nội hành xử đối với người dân sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá cao như sau:
-Tôi thấy phản ứng này là phản ứng không có gì mới mẻ. Nó thể hiện một cách nhìn vẫn là cũ xưa. Đó là một trong những dự đoán mà họ không kịp thời thay đổi. Chúng ta hình dung quốc hội phải như vậy, có đà lên, nhưng họ vẫn đối xử như câu chuyện của nhiều năm trước. Tôi nghĩ trong một xã hội đang chuyển biến để mà xây dựng một nền chính trị xã hội dân sự thì đấy là điều bình thường.
Nhận xét về việc bắt và giam giữ người của công an Hà Nội, với cái nhìn của một luật sư, ông Lê Quốc Quân cho biết:

Do sự bắt giữ của công an đã tạo ra sự gây rối, làm cho nhiều người tập trung hơn. Người ta bắt người như thế là vi phạm pháp luật. Ngang nhiên bắt ngươi không lệnh, không có lý do thì vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam.
LS.Lê Quốc Quân
-Cái chuyện bắt người như thế là hoàn toàn sai pháp luật, vi phạm quyền tự do thân thể của công dân. Cá nhân tôi đang đi dạo ở Bờ hồ một cách bình thường. Khi công an chặn đằng trước mình nhìn lại mới thấy một số người đi. Từ khi tôi bước xuống xe, bước xuống Bờ hồ rất là lác đác người cho đến khi bị bắt khoảng thời gian chỉ 10 phút thôi và chung quanh không có nhiều người.
Phiên họp Quốc hội khóa XIII.
Phiên họp Quốc hội khóa XIII. AFP 
Do sự bắt giữ của công an đã tạo ra sự gây rối, làm cho nhiều người tập trung hơn. Người ta bắt người như thế là vi phạm pháp luật. Ngang nhiên bắt ngươi không lệnh, không có lý do thì vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam.

Quá mức cần thiết

Dư luận ngạc nhiên không hiểu tại sao chính quyền Hà Nội không có cách hành xử nào khác để phù hợp với những hình ảnh mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạo ra trước quốc dân chỉ trước đó hai ngày. Bộ máy an ninh đã chạy hết tốc độ vào đêm Thứ Bảy trước đó cho thấy sự lo âu không căn cứ của chính quyền trước một nhóm người nhỏ bé hoàn toàn vô hại. Giáo sư Ngô Đức Thọ kể lại những gì ông biết:
-Họ chuẩn bị rất mạnh chứ không phải bình thương nhưng mình chưa biết rõ. Bởi vì có một chiến dịch rất quy mô mà tôi tình cờ biết được đó là họ cho công an khu phố đi thông báo hết từ tối hôm qua. Họ đi dặn từng nhà thông báo rằng hôm nay không nên ra khu phố cổ, chung quanh tượng đài Lý Thái Tổ, Bờ hồ. Dặn người dân ít đi ra đường, ít tập trung vào chỗ đó. Mục đích nếu ai đến đấy được hiểu là đến để biểu tình.
Với nhạc sĩ Tạ Chí Hải thì công an theo dõi và làm phiền ông lộ liễu hơn, ông kể:

họ cho công an khu phố đi thông báo hết từ tối hôm qua. Họ đi dặn từng nhà thông báo rằng hôm nay không nên ra khu phố cổ, chung quanh tượng đài Lý Thái Tổ, Bờ hồ. Dặn người dân ít đi ra đường, ít tập trung vào chỗ đó. Mục đích nếu ai đến đấy được hiểu là đến để biểu tình.
GS.Ngô Đức Thọ
-Vẫn có lực lượng theo dõi chăm sóc. Cứ một người thì có ba bốn nhân viên chính quyền theo dõi. An ninh đi kế bên áp sát luôn! Đêm hôm qua tôi chơi đàn ở Hồ Hoàn kiếm vừa được thông tin đó thì đếm được khoảng tám nhân viên an ninh đủ chủng loại bao chung quanh tôi rồi! Bám tôi tới 2 giờ đêm. Tôi biết rồi vì cái này tôi quen quá!

Tại sao khủng bố niềm tin chúng tôi?

Rất nhiều ý kiến của người dân có quan tâm đến vấn đề cho rằng nếu để yên cho cuộc biểu tình ngày 27 tháng 11 diễn ra thì không những nhà nước được lợi vì đã thực tâm trong cách đối phó với người biểu tình hơn là có những ngăn ngừa thái quá.
Sự phấn khích của người dân trước tuyên bố của Thủ tướng là có thật bởi sau nhiều năm sống trong bức màn thưa, che lấp và làm thông tin biến dạng thì lời lẽ của thủ tướng có tác dụng xóa bớt những vết đen trong thời gian qua.
Việc còn lại của các cơ quan an ninh là thực tập bảo vệ cho người dân trong khu vực có biểu tình bằng các biện pháp nghiệp vụ chứ không thể tiếp tục hành xử như cách mà người dân quen gọi “trên bảo dưới không nghe”.
Chính quyền địa phương nghi ngờ sự phấn khích của người dân sẽ là một lực cản cho bất cứ nỗ lực nào từ các chính sách do chính phủ đưa ra mà sự đồng thuận của người dân được xem là kết quả của nhà nước đó.
Trong khi hai chữ “biểu tình” vẫn được trân trọng bàn luận trên mặt báo cả nước thì đâu đó người dân có quan tâm tới vấn đề này đã nảy sinh câu hỏi mới: “Tại sao lại khủng bố niềm tin của người dân như thế?”


mardi 29 novembre 2011

5 năm nữa chúng ta sống bằng gì đây, các em?

mardi 29 novembre 2011, 06:36
LTS: Cái gọi là ‘VN phát triển” thật ra chỉ dựa vào 3 yếu tố ngoại lai: (1) Kiều hối, (2) Mượn nợ ngoai quốc bơm vào nền KT, (3) Bán tài nguyên. VN không thể tiếp tục nhập xăng dầu 10 tỉ lít/ năm, tốn 10 tỉ đô la. VN có xe đạp đi là may, sợ còn không xứng đáng.

Thật vậy, chỉ cần 1 trong 3 nguồn tiền lớn trên đây bớt 50% vào VN, thì KT VN sụp đổ ngay, mức sống giảm ngay, như nay đang thấy rõ. Kiều hối vẫn còn khá, khoảng 8 tỉ USD/ năm, nhưng bán tài nguyên và mượn nợ ngoại quốc đang ngày càng giảm. Bài này nói đúng, sau 5 năm, VN sẽ không còn tài nguyên để bán, tiền để mượn.

Chúng tôi tiên đoán: 1 thời kỳ kinh tế cực độ khó khăn, còn tệ hại hơn thời 1978-1987 sắp trở lại trên toàn cõi VN.

Đó là câu mà TS Nguyễn Thành Nam đem ra để hỏi mỗi khi có cơ hội nói chuyện với sinh viên về ảo tưởng nhân công giá rẻ ở Việt Nam. Đất nước đang dần hết mỏ để đào, hết tài nguyên để bán nhưng nhân lực chất lượng cao thì vẫn ùn ùn đổ vào các ngành sản xuất phi vật chất.


5 năm sau ngày rời ghế nhà trường phổ thông, những học sinh này sẽ sống như thế nào? Ảnh: Lê Anh Dũng

TS Nguyễn Thành Nam kể lại: “Trong buổi nói chuyện với sinh viên ĐH đầu năm học vừa rồi, tôi chia sinh viên chia thành từng nhóm theo ngành yêu thích. Nhóm thì thích làm kinh doanh, nhóm thích quản trị, quảng cáo, marketing, bán hàng, ngân hàng…tuyệt nhiên không có ngành nào liên quan đến sản xuất vật chất. Nguyên nhân phổ biến nhất là những ngành này dễ kiếm tiền và ra trường có thể kiếm tiền được ngay. Tôi bàng hoàng hỏi lại: Thế thì vài năm nữa chúng ta sống bằng gì đây các em? Đất nước không còn mỏ để đào, không còn tiền để vay nữa?

Theo anh, thế hệ trẻ vẫn cả tin vì nhiều năm qua, nền kinh tế vẫn phát triển theo kiểu bong bóng xà phòng. Tài nguyên đào lên rất nhiều , tiền kiếm được rất dễ. Hoạt động tạo ra của cải vật chất thực sự không liên quan nhiều mà những hoạt động sinh lợi lớn nhất là quan hệ, ngoại giao, buôn bán, phân phối…

Thế hệ trẻ ngồi ở trường đại học không yên tâm để học cái gì cả. Chúng thấy kỹ sư ra trường lương quá thấp. Bác sĩ học 5,7 năm rồi có khi cũng chết đói. Đó là những ngành rất khó. Ngành sản xuất vật chất nào cũng lỗ, người nông dân vẫn nghèo. Trong khi người ta chẳng học hành gì đi kinh doanh này nọ cũng kiếm được khối tiền.

“Vậy nên ở Việt Nam mới có ảo tưởng rằng nhân công giá rẻ. Thực chất ở Việt Nam làm gì có nhân công giá rẻ. Những nhân công rẻ chẳng qua vì tương xứng với giá trị của nó thôi.”- TS Nguyễn Thành Nam nói.

Anh kể lại hai câu chuyện mà thực tế có lẽ nhiều người đã gặp những kiểu tương tự:
Khi hãng thời trang nổi tiếng của Pháp Hermes mở một showroom ở Hà Nội, họ đã thuêmột nhóm thợ đến để trát một bờ tưởng chỉ mấy mét vuông. Nhưng không nhóm nào trát đạt yêu cầu của họ. Hãy nhìn bờ tường của các nhà cao tầng xem, cứ lượn sóng và không phẳng được. Và cuối cùng, họ phải đưa một đội trát từ Pháp sang để trát bức tường đó.

Một người bạn của tôi mua một máy bơm nước tăng áp. Thợ đến lắp xong thì lấy tiền và cô ấy tặng thêm 50 nghìn đồng. Hai hôm sau máy bị hở nước. Cô ấy gọi một người khác đến, họ làm đúng như thế và lại thêm 50 nghìn đồng… Đến người thứ 6, máy vẫn hở nước. Lần cuối, tôi đến và gặp người lắp máy, tôi bảo họ mở máy móc ra, yêu cầu thay một số cái bằng sắt chứ không dùng ống nhựa nữa.

Vấn đề là họ không có tay nghề thật hay họ đang ngóng đến một món thu nhập khác? Cô bạn tôi, số tiền chi cho mỗi lần sửa đã gần bằng mua một máy mới. Hai câu chuyện phản ánh cùng một vấn đề: chất lượng lao động quá thấp.

TS Nguyễn Thành Nam nhấn giọng: “Tôi muốn nói với các sinh viên rằng: nếu các em ra trường không có tay nghề thì các em sẽ không có chỗ đứng đâu.”

“Khi tiền đầu tư hết, tài nguyên hết, thì nền kinh tế phải quay về dựa trên những ngành sản xuất ra của cải vật chất, tức là dựa vào nguồn lao động được đào tạo tốt, có kỹ năng thật thì lấy đâu ra. Việt Nam bây giờ bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới và những người có nghề bắt đầu ăn lương rất cao, trong khi số đông còn lại chết đói. Doanh nghiệp Việt Nam bây giờ đang phải trả giá lớn vì chuyện ấy .”

“Vậy ai là người nói những điều này cho học sinh, sinh viên biết. Những người thầy, dù rất trẻ, có chuyên môn tốt nhưng đụng đến vấn đề khác là họ chịu chết. Họ rất lỗi thời về mặt tư duy và cách nhìn nhận xã hội.”

“Tôi quan niệm, người thầy phải là người trí thức thực sự, không chỉ truyền kiến thức, mà còn dẫn đường nhận thức cho bọn trẻ. Vì vậy, mỗi buổi giảng, tôi thường dành 30 phút nói chuyện có chủ đề. Nếu người thầy không nói với chúng thì bọn trẻ sẽ nghe ai nói bây giờ?”

Theo TS Nguyễn Thành Nam, đây là hướng đi mà anh chọn và từ đó, anh từng hạnh phúc vì một câu nói của học sinh trên diễn đàn: “Mình nghĩ, thầy Nam bây giờ là đại diện cho những thế hệ của bọn mình”.
Nguyễn Hường (ghi)

Nguồn: Vietnamnet
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/49873/nam-nam-nua-chung-ta-song-bang-gi-day--cac-em-.html

TIN NÓNG: CÔNG AN TP HCM NGĂN CHẶN, CẤM CHIẾU PHIM VỀ HOÀNG SA

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho biết, chiều 29-11-2011, tại cafe Ami Art, Khu du lịch Văn Thánh, TPHCM, các ông André Menras Hồ Cương Quyết, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, v.v.. tổ chức chiếu phim "Hoàng Sa-Việt Nam: Nỗ đau mất mát", nhưng đã bị các cơ quan chức năng đình chỉ.

Đặc biệt chiều nay có ông David Cyranoski, Biên tập viên chính của Tạp chí Nature, người đã có bài phản biện “đường lưỡi bò” vô lý của các học giả Trung Quốc trên tạp chí này. Dưới đây là hình ảnh tại phòng chiếu phim.


 

Nguồn: Ba Sàm
VN Báo Nguy Nợ Xấu Tăng Vọt, Tư Bản Quốc Tế Vơ Vét Tìm Mua
 
(11/27/2011) 
Báo VN tóm gọn: Giá chứng khoán rẻ như rau, cơ nguy bị thâu tóm
HANOI (VB) -- Kinh tế Việt Nam vẫn liên tục dao động, tuy nhiên các viên chức cao cấp của chính phủ đã trấn an rằng mọi chuyện đang trong tầm kiểm soát.
Bản tin từ trang web thông tin doanh nghiệp CafeF ghi lời Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình  cho biết nợ xấu cuả các ngân hàng Việt Nam liên tục  tăng.
Bản tin CafeF nói:
“Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến nay là khoảng 3,3% trên tổng dư nợ cho vay. Dự kiến đến cuối năm 2011 là từ 3,6-3,8%.”
Dù vậy, ông Bình nói rằng tình hình nợ xấu dù có tăng, nhưng kiểm soát được.
Như thế là nợ xấu tăng bao nhiêu? Bản tin CafeF không ghi số liệu để so sánh.
Trong khi đó, bản tin từ trang Anh ngữ Canada.com cho biết, ông Bình nói trước Quốc Hội rằng lúc khởi đầu năm nay, nợ xấu là 2.14%.
Như thế, là nợ xấu tăng đáng ngại. Tuy nhiên, Canada.com ghi rằng, ông Bình nói mọi chuyện vẫn trong vòng kiểm soát.
Trong khi đó, nợ xấu của Việt Nam đang được nhiều công ty quốc tế vào tìm mua, nhằm chinh phục thị trường tương lai của VN.
Tờ Thời báo Kinh Tế Sài Gòn trong bản tin “Hấp dẫn... nợ xấu” đã cho biết:
“Sự tham gia của giới đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam đang chuyển động theo hướng mới: không chỉ mua lại các dự án bất động sản, thâu tóm và đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) công ty niêm yết trên sàn và ngoài sàn, mà cả tìm mua các khoản nợ xấu.
“Việt Nam đã lên bậc trong mối quan tâm mua bán nợ xấu của giới tài chính quốc tế theo khảo sát của chúng tôi” - Debtwire viết trong báo cáo “Nợ xấu khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2011” (Asia-Pacific Distressed Debt Outlook 2011 - Debtwire) - “Nếu năm ngoái chỉ có 2% và 13% những tổ chức tham gia khảo sát cho rằng “có đáng kể cơ hội” và “nhiều cơ hội” trong giao dịch nợ xấu ở Việt Nam, thì năm nay con số tăng lên tương ứng là 5% và 21%”...”(hết trích)
Một đặc điểm cho thấy, nhiều công ty VN có nguy sẽ lọt vào tay tư bản quốc tế (và có thể cả tư bản Bắc Kinh), với giá chứng khoán sụt tệ hại.
Báo Vef.vn chuyên về kinh doanh tại VN nói trong bản tin “Công ty niêm yết lũ lượt tính chuyện bỏ sàn” hôm 26-11-2011.
Bài viết ghi rằng:
“Không chỉ xót ruột vì tài sản sụt giảm theo giá cổ phiếu, nhiều ông chủ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán còn có một mối lo ngại lớn hơn nhiều đó là bị thâu tóm. Phải chăng đây là một trong những lý do khiến một số công ty đã tính tới chuyện rời sàn?
Vụ Masan-VCF: Thâu tóm quá nhanh
Có thể thấy rõ nguy cơ này ngay hồi giữa tháng 9 vừa qua. Khi đó HĐQT Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa (HOSE: VCF) đã không khỏi giật mình khi nhận được đề nghị chào mua công khai hơn 50% vốn điều lệ.
Người đưa ra đề nghị này là một đại gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng - CTCP hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer-MSF), cũng ở trên sàn chứng khoán HOSE.
HĐQT VCF đã ngay lập tức có một cuộc họp bất thường nhưng chốt lại VCF vẫn phải gửi công văn đến HOSE xin hoãn công bố thông tin về quan điểm chào mua công khai của Masan Consumer thêm 14 ngày bởi chưa nhận định được mục đích chào mua cũng như kế hoạch phát triển VCF của Masan sau khi chào mua thành công.
Vụ việc đã nhanh chóng đi đến hồi kết sau đó chỉ hơn 1 tháng với việc Masan đã mua được số cổ phần mong muốn và ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Masan) và ông Trương Công Thắng (Tổng giám đốc Masan Consumer - MSF) đã ngồi vào HĐQT của VCF.
Mục đích của Masan cũng đã được phân tích một cách rõ ràng đó là chiếm lĩnh thị trường café hòa tan mà trong 30 năm qua VCF đã vươn lên thành người dẫn đầu thị trường với một hệ thống mạng lưới phân phối rộng lớn.”(hết trích)
Đó là tình hình mà Vef ghi nhận tóm gọn: “Cổ phiếu rẻ như rau, nguy cơ bị thâu tóm lớn.”

Giáo xứ Mỹ Lộc bị tấn công



Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-11-27
Vào những ngày qua, tại xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đã có xảy ra vụ việc giữa chính quyền địa phương với tín đồ Công giáo xứ Mỹ Lộc, giáo phận Vinh.

Photo courtesy of Nữ Vương Công Lý
Một giáo dân Mỹ Lộc bị đánh trọng thương.

Lại chuyện đất đai

Đất đai được nói là nguyên nhân bề nổi của vụ việc mới nhất xảy ra tại địa phương xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có xứ đạo Mỹ Lộc của những người theo đạo Công Giáo.
Một giáo dân tại đó cho biết lại sự việc và tình hình của họ trong những ngày qua:
“Vừa rồi là chính quyền cũng làm nhiều cái cũng ách tắc đường sá giao thông. Giáo xứ muốn hỗ trợ xã dân nhưng mà không được.
Vừa rồi là xã huyện tổ chức đưa dân quân đến, 13 xã mỗi xã mười người gì đấy, đến rồi thì dùng biện pháp cưỡng bức để đưa máy vào ủi. Xã đưa máy vào rồi còn đưa người dân của các nơi đến, kẻ xẻng người cào cuốc, nói là để làm thủy lợi, nhưng đến đó thì có một số họ bỏ về bởi vì họ thấy là có công an dân phòng nên e sợ đổ máu.
Họ ùa vào rồi thì ném đá, xô đẩy, đánh đập làm bên giáo dân bị thương cũng 6 người mãi đến chiều nay mới về.
Một giáo dân Mỹ Lộc
Rốt cục đồng bào bà con mình hoảng sợ hết, đến ông trưởng bối trong ban thánh giá cũng không dám ra. Họ ùa vào rồi thì ném đá, xô đẩy, đánh đập làm bên giáo dân bị thương cũng 6 người mãi đến chiều nay mới về.
Khi huyện tổ chức như thế, lúc đầu tưởng là đơn giản nhưng sau đó đổ máu rồi thì huyện họ sợ, họ mới tác động rồi là bàn bạc, khi ấy đòi chúng tôi ra bàn rồi khi nớ mới cho thêm nói chung được 6 mét nữa. Giờ thì họ đào mương.
Nhưng mà cái khổ nhất là bây giờ có một số nào là dân nghiện ngập nì, rồi thì cắp trộm nì, rồi thì là đủ các thành phần khi hôm đến phá nhà của bà con mình người giáo ở lẻ tẻ đấy. Tối qua phá, tối nay cũng đả phá mà gọi chính quyền thì họ tắt máy hết, cho nên những gia đình họ rất là khổ! Rất là khổ! Thế thôi! Nói chung họ dữ quá mà trong tay mình chẳng có gì cả, cũng không dám làm gì cả, trẻ con cũng không dám đi học, chúng tôi cũng không dám ra đường.”

Họ tự dựng lên đấy

giao-xu-my-loc-250.jpg
Nhà giáo dân Mỹ Lộc bị ném đá tối hôm 23/11/2011. Photo courtesy of Nữ Vương Công Lý.
Phía chính quyền mà cụ thể là ông Phan Khắc Cử, Trưởng công an xã Bình Lộc, có những phản bác đối với những điều mà phía giáo dân trình bày. Gia Minh: Dạ thưa, có phải ông Phan Khắc Cử không ạ?
Ông Phan Khắc Cử: Phải ạ. Tôi nghe đây.
Gia Minh: Dạ. Chúng tôi cũng muốn hỏi thăm ông ở chỗ xã Bình Lộc đó mà, những giáo dân xứ Mỹ Lộc đó họ nói vừa rồi có xô xát và công an thì vẫn chưa có giải quyết cho họ đó, thưa ông?

Ông Phan Khắc Cử: Ông là phóng viên ở đâu, ở báo nào ạ?
Gia Minh: Dạ, tôi là phóng viên của Đài RFA và tôi đang gọi từ bên Hoa Kỳ, thưa ông ạ.
Ông Phan Khắc Cử: À, tôi xin trả lời như thế này nghe.
Gia Minh: Dạ.
Ông Phan Khắc Cử: Vào ngày 15 tháng 11 năm 2011 là hiện nay Ủy Ban xã Mỹ Lộc thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất lần hai, dồn điền đổi thửa, từ ngôi thửa nhỏ thành ngôi thửa lớn, do đó cho nên quá trình làm là múc mương để làm thủy lợi nội đồng, múc mương chống úng, tiêu nước cho bà con để sản xuất.
Khi làm đến giáo xứ Mỹ Lộc chiều ngày 15 lúc 14 giờ máy tiến hành làm thì đến nhà phòng, nhà ăn của giáo xứ Mỹ Lộc đó, là bà con giáo dân bu đến không cho làm và đồng thời lấy bùn ném vào mặt cán bộ lãnh đạo địa phương, kể cả chủ tịch, rồi thì là một số thành viên của đoàn chống không cho tiến hành làm…
A lô!
Gia Minh: Dạ, tôi nghe. Ông nói tiếp ạ.
Một số đó là họ tự đổ lên đầu, thì là tự bắn bỏ, rồi thì ngất xỉu, làm để rồi ngất xỉu này kia, chứ thực ra cái việc đó chúng tôi không có một thái độ, không có một hành động chi với bà con giáo dân hết.
Ô. Phan Khắc Cử
Ông Phan Khắc Cử: Không cho tiến hành làm, đến 17 giờ chúng tôi rút máy về và đồng thời là lực lượng về không làm. Cho đến sáng ngày 17 chúng tôi lại tiếp tục cho múc mương tiếp ở phía bên kia chứ không làm ở đó nữa.
Trong ngày 17 chúng tôi tiếp tục làm việc với Hội đồng mục vụ thì thống nhất là đo cách nhà ăn của giáo xứ Mỹ Lộc ra là 6 mét để đào mương, thì được Hội đồng mục vụ thống nhất rồi. Cho đến ngày 22 chúng tôi tiến hành là huy động lực lượng xuống để đào mương, dân quân, quân sự, rồi thì là một số nhân dân đến là để đào mương, đồng thời thực hiện cái chuyển đổi ruộng đất lần 2.
Vì thời vụ đã đến cho nên không có thời gian nữa, cho nên tiến hành làm. Khi làm đến đó rồi thì bà con giáo dân tập trung đến rồi đánh kẻng, rồi ném đá vào gây chấn thương cho lực lượng của chúng tôi, của địa phương. Hiện nay có người đang bị chấn thương, gãy xương mũi, cho nên đang phải đi bệnh viện Hà Nội để điều trị, và 2 người đang điều trị ở bệnh viện huyện, và một số người thì bụi xây xát nhẹ thì về điều trị tại trạm y tế xã.
Gia Minh: Dạ. Nhưng mà phía bên giáo dân thì họ nói là họ cũng có người bị ném đá vô bị thương thì như thế nào, thưa ông?
Ông Phan Khắc Cử: Cái số đó chẳng qua là cái số đó ăn vạ thôi, thưa ông ạ. Cái số bà con giáo dân đó là chính bà con con giáo dân ném trúng. Chúng tôi có cho bà con nhân dân ném vào đâu mà bị thương. Mà đứng ngoài ruộng thì là bùn lấy chứ có đất đá đâu mà ném.
Thì ông thấy chúng tôi đứng giữa ruộng thì đất đá đâu mà ném vào cho bà con bị thương. Chúng tôi cũng không cho nhân dân ném vì làm như vậy là gây gổ, chúng tôi không cho nhân dân gây gổ mà. Một số đó là họ tự đổ lên đầu, thì là tự bắn bỏ, rồi thì ngất xỉu, làm để rồi ngất xỉu này kia, chứ thực ra cái việc đó chúng tôi không có một thái độ, không có một hành động chi với bà con giáo dân hết. Vì bà con giáo dân cũng là công dân của chúng tôi, chúng tôi cho người xuống hành hạ làm vấn đề đó làm gì?
thai-ha-250.jpg
Giáo xứ Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Lộc tối hôm 26/11/2011. Photo courtesy of GX Thái Hà.
Gia Minh: Thì hai bên mỗi bên nói mỗi khác cho nên chúng tôi cũng phải hỏi phía công an, và phía giáo dân họ cũng nói là sau những vụ việc như vậy thì ngày 22 có một số người đến buộc dây kéo cái tượng ở trong nhà thờ của họ thì điều đó như thế nào, thưa ông? Ông Phan Khắc Cử: Tượng nhà thờ của họ cũng là tượng, họ nói thế chứ nếu ông có điều kiện về thăm thì biết nhà thờ của họ cũng không có một cái tượng nào được dựng độc lập ở nhà thờ hết. Chẳng qua có một cái tượng dựng trái phép trên đất canh tác của nhân dân đấy. Nhưng mà việc làm đấy là không có. Họ vu khống, họ tự dựng lên thôi để làm cho nóng tình hình lên thôi, cho nên các ông làm báo thì các ông phải biết để rồi nắm cho cụ thể để làm thế nào xây dựng mối đoàn kết, chứ không nên nghe một chiều để làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Gia Minh: Đúng. Dạ vâng, đúng. Cho nên bây giờ hôm nay chúng tôi mới nói chuyện với ông đây. Đó, lại thêm một điểm nữa là ông nói họ dựng một cái tượng trái phép, và điểm nữa là họ nói rằng sau vụ việc của ngày 22 vừa rồi thì hôm nay là 24 rồi, thì họ nói rằng con cháu của họ đi học thì cũng bị phân biệt đối xử, bà con giáo dân đi chợ đi búa thì cũng bị phân biệt đối xử, và khi mà ban đêm thì bị ném đá, bị có những hành động sách nhiễu thì họ gọi….
Ông Phan Khắc Cử: Họ tự vu khống, họ tự dựng lên đấy, chứ cái việc học sinh đi học bị chận đường, bị đánh đập thì không bao giờ có.
Gia Minh: Vâng.
Ông Phan Khắc Cử: Chính bà con giáo dân tự dựng lên. Chứ còn cái việc ném đá đó họ cũng tự dựng lên để làm cho nóng tình hình lên thôi. Không có một cái chủ trương mô và không có ai gây ra những cái mâu thuẫn gì để làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương cả. Chỉ có bà con tự dựng lên để làm cho nóng tình hình.
Gia Minh: Vụ việc tại giáo xứ Mỹ Lộc không phải là một vụ mới, mà tại một số xứ đạo khác ngay ở giáo phận Vinh cũng đang gặp một số trường hợp bị sách nhiễu tương tự. Và một vụ việc mà dư luận đang quan tâm, đó là tình hình tranh chấp cơ sở tại Thái Hà, Hà Nội. Đó là nơi mà nhiều thông tin được đưa lên mạng Internet cho thấy dân phòng, lực lượng an ninh địa phương và cả công an có dính líu vào hoạt động sách nhiễu giáo dân thay vì bảo vệ pháp luật và an ninh tại địa phương của họ.

Cái bẫy mà đảng csvn đang chờ đợi con mồi nhân dân bị sập


Lời phi lộ của Kim Oanh, người chuyển bài : "Nguyễn Hữu Vinh bị hố rồi!."
So sánh 2 bài đọc của J.B Nguyễn Hữu Vinh & Hành Khất (danlambao) . Tôi thấy Nguyễn Hữu Vinh nầy sao chưa  mở mắt sau bao nhiêu lần bị CA ,bộ hạ của Dũng xà mâu đánh đập cho u đầu sứt trán, vậy mà vẫn tin vào lời nói của Dũng về việc làm luật cho biểu tình ! nhưng mà chi tiết luật ấy như thế nào thì chưa ai được rõ.
Cái xứ vn xạo hết chỗ nói , có hàng đống luật chúng nó đặt ra trên văn bản thì ôi thôi thật là công bằng bác ái , nhưng dân chúng và giáo hội Công Giáo vẫn phải ôm đầu máu tức thấu tâm gan.
Còn Hành Khất (danlambao) , thì phân tích lợi hại cái luật cho biểu tình của Dũng xà mâu , nó nguy hiễm như thế nào , để cho mọi người sáng mắt ra.
Nếu nước vnxhcn láo toét đó mà cho biểu tình , theo đúng nghĩa của nó là đúng với với công lý ,công bằng ,công tâm của lương tâm con người thì còn gì là cộng sản vn nữa.

Kim Oanh

        Ủng hộ Luật Biểu Tình là tự viết bản án!
LUẬT BIỂU TÌNH :Cái bẫy mà đảng csvn đang chờ đợi con mồi nhân dân bị sập

 
Vừa qua có thông báo về cuộc biểu tình trên blog của Xuân Diện nhằm ủng hộ Luật biểu tình sớm được soạn thảo; điều nầy không khác gì tự viết bản án cho chính mình, và đồng ý xóa bỏ những quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp Việt Nam mà nguyên văn bản đó "trót" đã vay mượn từ Hiến pháp Hoa Kỳ. Một lần nữa, chúng ta nên nhìn vào thực trạng của xã hội Việt Nam (VN) hôm nay, để xét lại vấn đề về ủng hộ Luật biểu tình theo như lời kêu gọi trên blog Xuân Diện.

A. Mục đích của cuộc khẩu chiến trong Quốc hội VN

Cuộc khẩu chiến giữa hai nhóm trong Quốc hội vừa qua chỉ là một bi hài kịch có hai mục đích như sau:

1. Nhằm khích động người dân chống đối việc "bác bỏ Luật biểu tình":

Qua vai trò của Đại biểu Hoàng Hữu Phước (Đb P), người thủ vai "kẻ xấu", dường như rất thành công trong vai diễn "kép độc" bằng những lời sỉ nhục thậm tệ tự ái dân tộc, khiến cho đại đa số người dân nổi nóng bị đánh lạc hướng và "sập bẫy" khi họ bày tỏ ý kiến đả kích mãnh liệt vào Đb P, mà quên rằng chính Đb P đưa ý kiến là bác bỏ Luật biểu tình.

Sự phản đối của dân bị khích động bởi câu "dân trí còn thấp, nên chưa cần có Luật biểu tình", cũng có nghĩa là "dân đồng ý muốn có Luật biểu tình để chứng tỏ là dân trí không thấp".

Đây chính là cái bẫy mà đảng csvn đang chờ đợi con mồi nhân dân bị sập. Đảng sẽ nói với toàn thế giới rằng: "Nhân dân VN quyết tâm muốn có Luật biểu tình, và điều nầy hoàn toàn thể hiện tính dân chủ".

Bằng chứng là hàng ngàn ý kiến chống đối ý kiến "bác bỏ Luật biểu tình" của Đb P. Và đảng chỉ vì ý dân mà làm ra Luật biểu tình.
2. Nhằm hoàn toàn ủng hộ đảng csvn trong việc ban hành Luật biểu tình:

Qua vai trò tiêu biểu của Đại biểu Dương Trung Quốc (Đb Q), trong cương vị một nhân sĩ trí thức miền Nam được lòng dân nhiều nhất, dường như cũng thành công không kém trong vai diễn "kép mùi" bằng những lời tranh biện, phản kháng ý kiến của Đb P, khiến cho đại đa số người dân đồng cảm hơn trong việc "muốn có Luật biểu tình càng sớm càng tốt".

Sự đồng tình trong việc ban hành Luật biểu tình được chính một trong những nhân sĩ trí thức đương thời, được ngưỡng mộ, và tín nhiệm nhất, nói lên nên lòng dân luôn luôn sẵn sàng ngả theo mà không cần suy xét sâu hơn. Với cương vị đó, Đb Q đã đứng về phía dân, bênh vực rằng "dân trí đủ cao để cần có Luật biểu tình", khiến dân cảm thấy hả hê thỏa mãn mà không biết rằng họ đang ủng hộ dự kiến của đảng csvn từ lâu.

Đây cũng chính là khoảng trống hé mở cho con mồi nhân dân chui vào, trước khi cái bẫy sập xuống. Đảng cũng sẽ nói với toàn thế giới rằng:

"Nhân dân VN quyết tâm muốn có Luật biểu tình, và điều nầy hoàn toàn thể hiện tính dân chủ". Bằng chứng là hàng ngàn ý kiến tán đồng ý kiến của Đb Q. Và đảng chỉ vì ý dân mà làm ra Luật biểu tình. 

Tóm lại 2 mục đích cũng chỉ là một: "Ban hành Luật biểu tình càng sớm càng tốt, theo chủ trương của đảng csvn".
B. Ai sẽ có lợi trong Luật biểu tình: đảng hay nhân dân?

Tại sao "càng sớm càng tốt"? Cho mục đích cấp bách gì trong hiện tình xã hội hôm nay? Và có lợi ích gì cho dân hay cho đảng nói chung, và cho công an nói riêng?

Nếu có Luật biểu tình, bao nhiêu người dám tự tin vào luật đó cho phép người dân tham gia biểu tình để phản ảnh những bất công trong xã hội: từ tham nhũng, lạm quyền giết người, cướp đất, cướp của, đến phải quỳ lạy kẻ xâm chiếm vùng biển mình?

Đừng nói chi đến vấn đề "vận mệnh đất nước" hay "chủ quyền vùng biển Đông", v.v. mà nhà cầm quyền csvn sáng tác hai chữ "nhạy cảm" để lấp liếm, khỏa lấp, thoái thác khi bị đối chất nhằm tránh khỏi phải ngượng miệng vì không thể trả lời và phải phơi bày sự gian xảo, dối trá, vô lương tâm.

Sự kiện mới nhất làm chấn động thế giới, trong và ngoài nước, là đảng quyết tâm muốn chiếm đoạt vùng đất khác của giáo dân Thái Hà lần nữa. Nhưng lần nầy, đảng csvn không có đủ cớ hay lý do để tuyên truyền bịa đặt cho sự chiếm đoạt, nên phải ngang nhiên cưỡng bức, đàn áp bằng bạo lực côn đồ như trước đây vẫn hay áp dụng (mà ngay cả những công an cũng vọt miệng cho là "chỉ một nhóm giáo dân cứng đầu mà không dẹp được sao?"). Dù có luật lệ về quyền sở hữu đất đai của giáo xứ, và có chứng minh, chứng nhận rõ ràng trên văn bản, dấu tích thuộc quyền sở hữu của ai, nhưng nhà cầm quyền csvn bất chấp tất cả vì cho rằng những luật đó cũng do đảng viết ra thì đảng có quyền muốn sử dụng hay không, và tất cả đất đai là thuộc về của đảng csvn.

Có phải chăng đảng muốn tung ra thêm Luật biểu tình càng sớm càng tốt để đối phó với vấn đề đau đầu, nhức nhói nầy?

Hãy thử nghĩ, đảng csvn sẽ dùng Luật biểu tình để lôi kéo quần chúng khắp nước trương biểu ngữ, khẩu hiệu, tuần hành hàng ngàn ngàn người từ 3 miền đồng loạt để chống đối một nhóm nhỏ giáo dân Thái Hà qua tuyên truyền rằng giáo dân chiếm bệnh viện nhân dân trái phép và chống đối nhà nước làm nhà máy thảy nước vì lợi ich chung cho nhân dân, mà không cần nói ra sự thật là "chính nhà nước mượn đất, trang diện của nhà dòng Chúa Cứu Thế trên văn bản, để làm bệnh viện tạm thời".

Đây có thể là bước đầu tiên của sự thử nghiệm thực thi Luật biểu tình. Và chắc chắn sẽ còn rất nhiều ứng dụng rất thiết thực mà lợi ích chính là quyền lực của đảng, của công an thêm mạnh hơn khi nắm trong tay luật nầy như thêm một vũ khí lợi hại khác trong việc đàn áp, cưởng bức dân.

Mỗi khi nhà cấm quyền địa phương muốn quy hoạch vùng đất nào mà dân phản đối hay khiếu kiện về mức giá bồi thường thấp xa hơn giá thị trường, thì chỉ cần đem cái Luật biểu tình nầy ra để răn đe, khủng bố, khép tội một cách hợp pháp hợp hiến qua việc nhà cầm quyền địa phương tổ chức những cuộc biểu tình chống ngược lại đám dân kêu oan đó.

Nếu nói đến vấn đề to lớn như về quốc sự, thì càng… trầm trọng hơn trong sự bó buộc của những điều khoản mà trong Luật biểu tình sẽ đưa ra vì viện lý do: làm trở ngại qua hệ ngoại giao; làm trì trệ sự phát triển tình đồng chí trong hợp tác, đối tác; không được biểu tình chống đối chính sách của nhà nước; không được biểu tình ủng hộ kẻ thù địch theo nhận định của nhà nước v.v.

Tóm lại, với nhà cầm quyền độc tài chuyên chế như csvn hôm nay, không bao giờ ban hành Luật biểu tình có lợi cho quyền cơ bản của dân hơn là thêm quyền lực cho đảng  
Người dân đang thoi thóp chờ chút giọt mưa dân chủ, thì đây là biểu hiện dân chủ nhất mà đảng ban ân sủng cho toàn dân, theo ý dân, vì dân. Không ai sẽ phải kêu ca sau nầy, mà tất cả dân phải tuân hành đúng theo luật lệ mà chính dân đã biểu đồng tình, nhất trí. Đây là chứng minh hùng hồn cho cái gọi là dân chủ mà đảng csvn sẽ nêu lên trước thế giới, trong đó những nước tư bản kiêu hãnh thích rêu rao rằng chế độ cộng sản làm gì có dân chủ, tự do, nhân quyền. D. Bình kết

Luật biểu tình chắc chắn không phải như một trong những cải cách mà Mikhail Sergeyevich Gorbachev, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã viết ra: glasnost ("openness": "mở cửa"), perestroika ("restructuring": "cải tổ"), uskoreniye ("acceleration" of economic development: "tăng tốc", phát triển kinh tế), and demokratizatsiya ("democratization": "sự dân chủ hoá") (theo wikipedia, bản tiếng Anh.

Riêng bản tiếng Việt dường như cố tình không có nhắc đến demokratizatsiya ("democratization": "sự dân chủ hoá")), mà những nhân sĩ trí thức VN dĩ nhiên phải biết đến chúng. Và họ còn biết rất rõ sự khác biệt như thế nào giữa Luật biểu tình và những cải cách của Gorbachev! Không lẽ những nhân sĩ trí thức VN đang mơ đến một Gorbachev Nguyễn Tấn Dũng (NTD)?

Có một biểu hiện, hành động, hay lời nói nào của NTD đủ để tạo chút niềm tin vào vai trò cải cách của một Gorbachev VN hay không?

Dĩ nhiên là không. Hoàn toàn là không. Tuyệt đối là không. Vì người ta chỉ thấy tư sản kết sù và quyền lực, lợi lộc phân chia trong gia đình NTD. Thử hỏi, NTD có đủ can đảm trở thành bần cố nông, vô sản chuyên chính không?

Trong khi là một đại diện cao cấp nhất của đảng cộng sản vô sản nhưng NTD có vô số tài sản tư hữu! thì những thành phần đảng viên cs "ăn theo" cũng phải có tài sản, tư hữu cho xứng với vai trò lãnh đạo vô sản. Dĩ nhiên chỉ có dân nghèo mạt, kêu oan là vô sản hay chỉ vài cái gọi là tư sản mà đám dân phòng hạng "sai gì làm nấy" cũng không thèm nhìn đến, nói gì đến đám công an "sai gì làm đó".

Sự ủng hộ Luật biểu tình là sự chấp nhận một bản án hợp pháp hợp hiến, được viết đúng theo ý muốn của đảng csvn. Và Luật nầy không khác gì những cuộc đấu tố long-trời-lở-đất (theo cách csvn tán dương) trong Luật Cải cách Ruộng đất 1946-1956.

Và sẽ có những màn đứa con trong nhóm biểu tình (giống như kiểu đấu tố) chống đối cha mẹ; anh em cùng gia đình tham dự biểu tình để chống đối nhau; tín đồ biểu tình theo ý đảng nhằm phá bỏ giáo hội; học trò biểu tình theo ý cán bộ giáo dục để tố cáo, chụp mũ phản động thầy cô nào khó ưa, không biết biếu xén, nghe lời; v.v.

Đây là một hình thức đấu tố hợp pháp, toàn diện, tân tiến theo tinh thần gọi là dân chủ như trong Hiến pháp quy định.


C. Tại sao đảng csvn muốn tạo nên sự sôi động trong Quốc hội?

Trong bối cảnh hôm nay, VN đang là thành viên trong Liên Hợp Quốc, đang bị ràng buộc bởi khá nhiều điều lệ, và nhiều tổ chức quốc tế không ngừng dõi mắt quan sát tình hình xã hội VN.

Để giữ thể diện trước thế giới, csvn cần bày tỏ những phong cách văn minh như những nước tiến bộ Âu Mỹ qua những ban hành quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp.

Vì vậy, bằng mọi cách nhằm che đậy những hành vi đàn áp, cưỡng bức, bóc lột dân của đảng csvn, Luật biểu tình đáp ứng điều nầy.

Không những nó được Quốc hội bàn thảo sôi nổi giữa hai phe chống đối và đồng tình, mà ngay cả hàng ngàn ý kiến của dân trên nhiều trang mạng cũng tham gia qua thống kê hay comments. Mà đa số qua sự kiểm soát của hệ thống truyền thông của đảng đã vẻ nên bức tranh nhân dân đang đồng ý với chủ trương của nhà cầm quyền csvn trong việc ban hành Luật biểu tình. 


Hành Khất (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com

Ý Kiến người dân trong nước về vấn đề trên

* 05:55 Ngày 26 tháng 11 năm 2011

Mục đích của luật biểu tình:

- nhằm kiểm soát những phong trào nhân dân phản kháng đang bùng phát hiện nay vì những lý do như ngoại xâm, đất đai, đàn áp tôn giáo, quyền lợi công nhân, công an lạm quyền v.v.

- Trong đó sẽ có những điều khoản: Mục đích biểu tình ? Ai đứng đơn đại diện tổ chức biểu tình? Thành phần tham dự là ai? Bao nhiêu? Khi nào ? Ở đâu ?

Khi biết được thành phần chủ chốt rồi, công an chỉ việc theo dõi, bắt nóng, bắt nguội hoặc cho côn đồ tới thanh toán là xong . Rất tiện lợi . Mọi cuộc phản kháng sẽ bị dập từ trong trứng nước .

Tại sao chúng ta phải xin xỏ những quyền mặc nhiên chúng ta phải có và được hiến định ?

Nhà nước này đã bao giờ tôn trọng pháp luật và hiến pháp ?

Vài thiển ý, xin bà con nghĩ lại

samedi 26 novembre 2011

Vấn đề lương bổng trong giáo dục


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-25
Trong khi Quốc hội vẫn đang bàn cãi về mức lương tối thiểu cho toàn dân thì hai bộ phận quan trọng nhất của đất nước là giáo dục và y tế vẫn chưa có dấu hiệu được sự quan tâm đúng mức của các nhà làm luật.

RFA PHOTO
Đại học Công Nghiệp TPHCM, chi nhánh tại TP Quảng Ngãi, 
ảnh chụp ngày 05-07-2011.

Có thể sống được không?

Với tình hình hiện nay liệu sự phát triển bền vững có thể thực hiện được hay không khi mức lương cho các đơn vị xã hội sự nghiệp vẫn được xếp ngang hàng với những lĩnh vực khác? Mặc Lâm có bài viết sau đây mời quý vị theo dõi.
Lương tối thiểu tiếp tục là đề tài nóng trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự án Bộ luật Lao động sửa đổi sáng ngày 22/11 nhưng có lẽ trong phiên thảo luận này sẽ chưa đạt tới một kết quả nào vì xem ra còn quá nhiều bất cập trong hệ thống điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay đã kéo đồng lương của người lao động nằm ở mức an toàn cho ngân sách nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân hay quốc doanh nhưng ngày càng thách thức cuộc sống của người dân trước mức sống cho dù là tối thiểu.
Tính theo phương pháp nhu cầu tối thiểu, lương tối thiểu của năm 2011 phải là 1,4 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu chung 830 nghìn đồng/tháng từ tháng 5/2011 mới chỉ bằng 59,3% mức lương tối thiểu tính theo phương pháp này.
Lương cấp 3 cũng có người được 3 hoặc 4 triệu nếu lâu năm. Nói chung lương trung bình của giáo viên trung học phổ thông chỉ hơn hai triệu mà thôi.
GS Văn Như Cương
Cả xã hội đều nhìn thấy cơ chế đồng lương hiện nay đã tạo ra những lổ hổng rất lớn trong cách chi trả của nhà nước đối với công chức và các đơn vị phục vụ sự nghiệp như y tế và giáo dục. Hai mảng y tế và giáo dục vừa là phúc lợi vừa là phát triển nhưng đồng lương trả cho cán bộ hành chính của hai ngành này không thể nói là sòng phẳng với công sức của họ.
Đồng lương hiện nay đối với cán bộ hành chánh phản ánh một hình ảnh rất lớn trong toàn xã hội. Với đồng lương này họ phải cố xoay sở bằng mọi cách để sống còn, và không phải ai cũng có cơ hội làm thêm công việc thứ hai một cách lương thiện. Từ vấn nạn đồng lương nảy sinh vấn đề tham nhũng, móc ngoặc và gian lận cùng khắp xã hội đã tạo những mảnh đất màu mỡ cho đủ loại ký sinh đục khoét và băng hoại một cách chậm chạp nhưng rõ rệt ở nhiều lãnh vực quan trọng và cụ thể nhất là Giáo dục và Y tế.

Lương giáo viên trung và đại học

Sự phát triển bền vững của một quốc gia luôn căn cứ vào thành quả giáo dục của quốc gia đó. Thừa nhận và đãi ngộ tinh hoa trong ngành Giáo dục qua mức lương hợp lý là bước khởi đầu không thể thiếu để khởi động và tận dụng năng lực nhằm đóng góp hiệu quả trong việc vận hành cả một guồng máy đào tạo. Liệu mức lương trả cho giáo chức có đáp ứng đúng với đòi hỏi này hay chưa nếu so với toàn bộ mức lương chung của xã hội hiện nay?
Giáo Sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường Trung học tư thục Lương Thế Vinh cho biết mức lương mà một giáo viên mới ra trường như sau:
“Theo như tôi biết một sinh viên vừa mới tốt nghiệp trường đại học Sư phạm ra làm giáo viên phổ thông trung học thì lương khoảng độ hai triệu gì đó. Đây là lương chính còn nếu đang tập sự thì ít hơn chỉ được 85% gì đấy. Còn lương cấp hai tức là phổ thông cơ sở thì thấp hơn, đó là vào khởi điểm. Lương cấp 3 cũng có người được 3 hoặc 4 triệu nếu lâu năm. Nói chung lương trung bình của giáo viên trung học phổ thông chỉ hơn hai triệu mà thôi.
Dai-hoc-Y-khoa-1-250.jpg
Trường Đại học Y Hà Nội, ảnh chụp ngày 05-10-2011. RFA PHOTO.


Lương ở các trường dân lập thì cao hơn bởi vì người ta có thu học phí, ví dụ như trường chúng tôi thì lương mỗi tiết dạy 45 phút thì thầy được 100.000. Nếu một tuần thầy dạy 15 tiết thì lương tháng khoảng 6 triệu.”
Mức lương của những giảng viên đại học có nhỉnh hơn một chút mặc dù người sinh viên đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn cho một tấm bằng Tiến sĩ. GSTS Nguyễn Thế Hùng hiện giảng dạy tại trường Đại Học Bách khoa Đà Nẵng cho biết:
“Bậc tiến sĩ mới bước vào bậc giảng viên thấp nhất vào khoảng 2 triệu rưỡi 3 triệu. Với giảng viên trung bình thì khoảng 4 triệu một tháng. Giảng viên chính trung bình khoảng 6 triệu còn giảng viên cao cấp hiện nay xấp xỉ 8 triệu con số này gần như cao nhất trong Đại học Bách khoa Đà Nẵng.”

Và lương của công nhân điện

Dư luận mới đây rộ lên nhiều bình phẩm khi giám đốc tập đoàn điện  lực EVN Phạm Lê Thanh cho rằng rất đau lòng khi nhân viên của tập đoàn này lãnh mức lương 7 triệu 300 ngàn một tháng và ông cho biết mức lương này không thể sống được ở thành phố. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên tư vấn cho Văn phòng Thủ tướng cho biết:
Các ngành khác cũng có lương cao hơn giáo dục chứ không riêng gì điện lực. Tất nhiên giảng viên họ cũng thấy đó là các ngành kinh tế thì họ làm nhiều họ hưởng nhiều.
Ths. Ngô Tấn Lực
“Không lẽ ông ấy không hiểu được bối cảnh kinh tế chung của kinh tế Việt Nam khi mức thu nhập chung trong xã hội Việt Nam bây giờ là như  thế nào ư? Mà ổng lại mang ra con số như vậy và bày tỏ sự đau lòng của ông ấy! Ông ấy chỉ đau lòng cho riêng ngành ông ấy mà không hề biết đau lòng cho những ngành khác làm việc vất vả không kém mà thu nhập thấp hơn rất nhiều lần. Chẳng hạn những lãnh vực phục vụ chung cho cả xã hội và vị trí của nó rất lớn trong việc phát triển đất nước như giáo dục và y tế. Mức lương bình quân của các ngành đó thấp hơn rất nhiều lần. Những ngành đó ảnh hưởng rất sâu rộng tới cuộc sống của người dân không phải chỉ thế hệ hôm nay mà những thế hệ mai sau của đất nước nữa.”
Riêng Thạc sĩ Ngô Tấn Lực, hiệu trưởng Đại học Tiền Giang thì hy vọng vào nghị quyết về trí thức của đảng sẽ cải thiện vấn đề và dưới cái nhìn của ông thì tư duy cho rằng người làm kinh tế có ưu tiên hơn về lương bổng là điều mà xã hội vẫn chấp nhận:
“Thật ra các ngành khác cũng có lương cao hơn giáo dục chứ không riêng gì điện lực. Tất nhiên giảng viên họ cũng thấy đó là các ngành kinh tế thì họ làm nhiều họ hưởng nhiều còn họ vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng tất nhiên bao giờ cũng muốn đồng lương có thể nuôi sống bản thân thậm chí phải nuôi gia đình nữa.
Chắc chắn đồng lương hiện nay là một vấn đề lớn theo tôi nghĩ đã có nghị quyết về trí thức thành ra người ta cũng chờ đợi đồng lương của người lao động trí óc sẽ được giải quyết thế nào. Cán bộ giảng viên của trường thấy rằng mình là một đơn vị công lập cho nên nhà nước có khả năng bao nhiêu thì trả mình bấy nhiêu nên phải dạy thêm hay tìm cách nào đó để vừa rèn luyện tay nghề vừa cải thiện thêm đời sống.”
MG_0052-250.jpg
Đại học Tôn Đức Thắng, ảnh chụp ngày 03-07-2011 tại Nha Trang. RFA PHOTO.

Kiếm sống và nghiên cứu cái nào hơn?

Đại học là nơi đào tạo trí thức, nguồn nhân lực cao cấp nhất của quốc gia vì vậy không thể vắt kiệt sức của người thầy từ đồng lương như đối với các giai cấp khác của toàn xã hội. Bên cạnh việc giảng dạy thì công tác nghiên cứu chính là xương sống cho sự phát triển do đó không thể ngược đãi họ bằng cách gián tiếp đẩy giảng viên đại học vào con đường kiếm sống trong khi con đường mà họ chọn để đóng góp cho giáo dục là nghiên cứu khoa học để phát triển đất nước. GSTS Nguyễn Thế Hùng bộc bạch:
“Có thể nói rằng giáo sư ở Việt Nam rất là cực. Ngay những ngày lễ ngày tết, Thứ Bảy Chúa Nhật nhiều lúc mình cũng phải dành thời gian đó để mà làm việc. Cho nên có thể nói rất nhiều giáo sư người ta không nghiên cứu mà người ta làm những đề tài công nghệ không mất thời gian nhiều có nghĩa là họ chủ trì đề tài nào đó rồi họ tập hợp những người khác vào làm, họ chỉ đôn đốc và viết báo cáo và quan hệ. Thật ra chủ trì đề tài rất dễ nên đa số người ta đi theo con đường đó.
Trong việc nghiên cứu khoa học thì người ta không an tâm làm nghiên cứu bởi vì không đủ sống, người ta phải kiếm cách tăng giờ dạy.
GS Văn Như Cương


Mình phải đầu tư rất nhiều thời gian công sức. Mình phải âm thầm chịu đựng hy sinh. Những giáo sư bên khoa học kỹ thuật, nghiên cứu khoa học cơ bản có thể nói là đếm trên đầu ngón tay tại Việt Nam vì vậy có thể nói tiềm lực khoa học tại Việt Nam là không có để cạnh tranh với thế giới và đây là một trong những cái chết của đất nước.”
Giáo Sư Văn Như Cương cũng đồng quan điểm khi cho biết ý kiến của ông về việc này:
“Nhiệm vụ thầy giáo ở đại học thì phải giảng dạy là một, nghiên cứu khoa học là hai. Trong việc nghiên cứu khoa học thì người ta không an tâm làm nghiên cứu bởi vì không đủ sống, người ta phải kiếm cách tăng giờ dạy. Do đó các thầy dạy ở đại học phải chạy sô đi dạy thêm ở ngoài để kiếm thêm thu nhập vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu khoa học của người giáo viên đại học. Việc nghiên cứu khoa học sẽ làm người thầy tốt hơn. Thí dụ thầy đang làm luận án nghiên cứu về một cái gì đó thì đương nhiên nó tốt hơn trong khi thầy đứng lớp giảng dạy cho các em.”
Câu hỏi về vấn đề tăng lương cho các đơn vị Giáo dục và Y tế vẫn đang còn ở phía trước. Người dân không khỏi lo lắng khi Bộ trưởng Tài chánh Vương Đình Huệ mới đây công bố rằng nếu chỉ tăng lương cho mỗi người 50 ngàn thôi thì ngân sách cần phải bỏ ra mỗi năm là 11 ngàn tỷ.
Số tiền này sẽ lấy từ đâu ra để chia đều cho toàn xã hội? Xin mời quý thính giả theo dõi bài kế tiếp nói về khu vực thứ hai cũng đang rất cần sự chú ý của chính sách lương bổng đó là ngành y tế, nơi được xem là đồng lương đang làm thui chột nhiều bác sĩ cũng như cán bộ điều dưỡng Việt Nam.

vendredi 25 novembre 2011

Công An XHCN >> Còn Đảng Còn Mình

Một bị can chết trong trại tạm giam

Thứ Tư, 23/11/2011 19:19

(NLĐO) – Theo người nhà của bị can Nguyễn Chí Tâm, Tâm đã tử vong trong trại tạm giam Công an huyện Tiên Phước – Quảng Nam sáng 23-11.

Người nhà của bị can Nguyễn Chí Tâm (28 tuổi, trú huyện Bắc Trà My -Quảng Nam) cho biết cách đây 2 tháng, Tâm bị Công an huyện Tiên Phước khởi tố và bắt tạm giam về hành vi “trộm cắp tài sản”.
Sau khi phát hiện Tâm chết, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã mổ pháp y tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước để xác định nguyên nhân tử vong.
Hiện vụ việc đang được công an tiếp tục điều tra.
Tr.Tam - Th.Phương

chuyện dài CA XHCN

mardi 22 novembre 2011

Hiệp định an ninh, quốc phòng Mỹ-Úc


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-17
Chuyến công du hai ngày của Tổng Thống Barack Obama tại Úc đang là tâm điểm chú ý của các nước trong khu vực vì vai trò quan trọng của Úc đối với Châu Á Thái bình dương.
AFP
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và bà Thủ tướng Úc Julia Gillard
trả lời báo chí tại Canberra, Australia ngày 16 tháng 11, 2011.

Thỏa thuận để Hoa Kỳ đặt quân đội thường trực tại Úc cũng như xét lại việc bán Uranium cho Ấn Độ là hai đề tài có thể gây bất lợi cho Trung Quốc. Mỹ, Úc, Ấn đang tạo vành đai Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương nhằm khống chế những ý đồ quân sự của Trung Quốc là điều đang diễn ra công khai.

Mặc Lâm phỏng vấn ông Lưu Tường Quang nguyên giám đốc hệ thống phát thanh SBS toàn liên bang Úc để tìm hiểu thêm chi tiết

Một Okinawa tại Úc?

Mặc Lâm: Thưa anh, Tổng thống Barak Obama đang có mặt tại Úc và thế giới theo dõi rất kỹ những hoạt động của ông trong chuyến đi này. Anh nhận xét thế nào về chuyến công du của Tổng thống Obama trong bối cảnh hiện nay?

Lưu Tường Quang: -Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Barack Obama tại Úc. Nếu nói một cách vắn tắt thì tôi nghĩ rằng chuyến đi này có ba mục tiêu. Thứ nhất là hợp tác hữu nghị về quốc phòng và an ninh giữa Mỹ và Úc dưới hiệp định hợp tác quốc phòng gọi là ANZUS nhân dịp kỷ niệm 60 năm của hiệp ước này.

Đây là lần đầu tiên mà Hoa kỳ và Úc đã đồng ý để cho quân đội Mỹ đồn trú thường trực trên lãnh thổ Úc và thứ ba là tổng thống Obama nhân chuyến đi vùng Nam bán cầu này nêu lên chính sách của Mỹ mà người ta người ta có thể xem đó là tuyên bố về chính sách Thái Bình Dương tức là Pacific declaration đối với toàn thể Á châu và đặc biệt nhắm vào Trung Quốc.

Mặc Lâm:
Dư luận quốc tế rất chú ý tới việc ông Obama đạt được thỏa thuận của Úc cho phép Hoa Kỳ có sự hiện diện quân đội thường trực tại miền Bắc nước này. Anh có thể cho biết thỏa thuận này có ý nghĩa gì với cả hai phía?

Lưu Tường Quang: -Sự hợp tác này được đặt trên căn bản thường trực tức là kể từ năm nay và trong vài năm sắp tới thì Hoa Kỳ sẽ lần lượt chuyển quân đóng tại miền Bắc nước Úc căn cứ ở gần Darwin,
Vị trí căn cứ Darwin ở Australia. RFA graphic-map Australia Gov.
Vị trí căn cứ Darwin ở Australia. RFA graphic-map Australia Gov.

một quân số khởi đầu là 250 thủy quân lục chiến, tức là ở cấp đại đội và sau đó sẽ tăng lên 2.500 người tương đương ở cấp chiến đoàn. Sự quan trọng ở sự phối trí quân đội này là có tính cách thường trực tức là trong vài năm nữa miền Bắc nước Úc sẽ có sự hiện diện thường trực của Hoa Kỳ cũng giống như tại Okinawa của Nhật hay Guam ở Thái Bình Dương.

Sự khác biệt Guam là lãnh thổ của Hoa Kỳ và Okinawa là căn cứ của Mỹ tại Nhật nhưng tại Úc thì sự hiện diện thường trực của Mỹ nếu nhìn vào vấn đề thuần túy quân số thì 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ không thể là một lực lượng quan trọng. Nhưng đứng về phương diện chính trị và chiến lược thì đây là diễn tiến quan trọng theo nghĩa không những Hoa kỳ có căn cứ thường trực tại Nam Thái Bình Dương mà Úc nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một vị trí chiến lược quan trọng.

Trong trường hợp có cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chẳng hạn thì Trung Quốc có khả năng sử dụng phương tiện hỏa tiển, phi cơ hay hải quân để tấn công Okinawa hay Guam, Nhưng với khả năng hiện nay thì Trung Quốc không thể tấn công các vị trí ở miền Bắc nước Úc là chuyện khó xảy ra vì vấn đề địa lý. Miền Bắc nước Úc ở khá xa Trung Quốc nhưng tương đối gần với Mỹ, vì vậy Mỹ có thể vận dụng đề đối phó với bất cứ đe dọa nào từ Trung Quốc.

Về phương diện chính trị và chiến lược thì đây là diễn tiến quan trọng theo nghĩa không những Hoa kỳ có căn cứ thường trực tại Nam Thái Bình Dương mà Úc nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một vị trí chiến lược quan trọng.
Lưu Tường Quang

Mặc Lâm: Hôm nay theo tin tức thì Tổng thống Obama có bài diễn văn trước quốc hội lưỡng viện Úc, dư luận đánh giá về bài diễn văn này ra sao?

Lưu Tường Quang: Thông điệp gửi cho các nước Châu Á Thái Bình Dương rõ ràng trong cuộc thăm viếng này thì Tổng thống Obama, ngày thứ Năm 17 tháng 11 tức là ngày hôm nay đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại lưỡng viện Quốc Hội Úc trong đó ông nhắn gửi đến tất cả các quốc gia tại Châu Á Thái Bình Dương là Hoa Kỳ chưa bao giờ rời khỏi Châu Á Thái Bình Dương vì Mỹ lúc nào cũng coi mình là một cường quốc hay nói cách khác coi mình là một siêu cường trong vùng này.

Hoa Kỳ xem thế kỷ Thái Bình Dương mà chúng ta thường nói thế kỷ của Châu Á là một thế kỷ quan trọng. Phải có sự lãnh đạo và góp sức của Hoa Kỳ trong việc phát triển của thế kỷ này. Sứ điệp mà ông Obama gửi cho châu Á Thái Bình Dương và đặc biệt là cho Trung Quốc là Hoa Kỳ có mặt tại đây trên căn bản thường trực và vấn đề an ninh là quan trọng số 1 mà Mỹ muốn đóng vai trò lãnh đạo để ổn định an ninh trong khu vực và do đó có thể giúp Châu Á Thái Bình Dương phát triển về kinh tế.

Thế liên hoàn Mỹ-Úc-Ấn

Sứ điệp mà ông Obama gửi cho châu Á Thái Bình Dương và đặc biệt là cho Trung Quốc là Hoa Kỳ có mặt tại đây trên căn bản thường trực và vấn đề an ninh là quan trọng số 1 mà Mỹ muốn đóng vai trò lãnh đạo để ổn định an ninh trong khu vực
Lưu Tường Quang
Mặc Lâm: Trước khi Tổng thống Obama đến Úc một ngày, Thủ tướng Julia Gillard cho rằng bà sẽ tìm sự đồng thuận để chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu uranium cho Ấn Độ. Anh đánh giá việc này ra sao?

Lưu Tường Quang: -Đây là sự xoay chiều, thay đổi chính sách rất quan trọng của chính phủ lao động Úc do bà Julia Gillard làm thủ tướng. Chúng ta còn nhớ rằng vào năm 2007 đã có những quyết định song hành giữa Washington và Canberra theo đó Tổng thống George W. Bush đã đồng ý trao đổi Uranium và viện trợ kỹ thuật nguyên tử năng phụng sự hòa bình với Ấn Độ, và thủ tướng Úc lúc bấy giờ là ông John Howard đã thỏa hiệp trên căn bản nguyên tắc là Úc bằng lòng bán Uranium cho Ấn Độ.

Úc là nước có trữ lượng Uranium giàu nhất trên thế giới, khoảng 40% trữ lượng của toàn thế giới.

Từ trước tới nay cho tới năm 2007 Úc theo đuổi chính sách chỉ bán Uranium cho những nước tham gia ký tên trong công ước chống bành trướng vũ khí nguyên tử mà thôi. Cho tới khi thủ tướng John Howard thỏa thuận với tổng thống Mỹ bán Uranium cho Ấn Độ. Tuy nhiên vào năm 2008 thì thủ tướng Úc lúc bấy giờ là Kevin Rudd đã đảo ngược chính sách của ông John Howard không bán Uranium cho Ấn Độ nữa vì lý do Ấn Độ chưa phải là thành viên của hiệp ước chống vũ khí nguyên tử.

Việc bà Thủ tướng Julia Gillard loan báo một ngày trước khi Tổng thống Obama tới Úc là một việc làm có ý nghĩa vì công luận sẽ không có thời giờ để lên tiếng chống đối quyết định mới này của chính phủ Lao động.

Mặc Lâm:
Những sự kiện mà cả Úc và Hoa Kỳ sắp tiến hành có thể làm Trung Quốc lo ngại hoặc giận dữ, theo anh thì Bắc Kinh có thể áp lực lên sự trao đổi mậu dịch với Canberra hay không?

Lưu Tường Quang: Cả Úc cũng như Trung Quốc đều là những quốc gia kinh doanh, giao thương trên căn bản rất thực tế. Nếu Trung Quốc không cần tới tài nguyên thiên nhiên, quặng mỏ, khí đốt hay Uranium thì có ve vãn Trung Quốc thế nào đi nữa thì nước này cũng không mua hàng hóa của Úc.

Về mặt Úc phát triển bang giao và quốc phòng với Hoa Kỳ Trung Quốc vẫn cần thiết trong việc phát triển của chính họ. Lúc nào Trung Quốc còn cần thiết phát triển thì dù Úc có đi với Hoa Kỳ thì Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục mua hàng hóa của Canberra. Trao đổi giữa Trung Quốc và Úc đã lên tới 100 tỷ đô la mỗi năm và Trung Quốc là khách hàng số 1 của Úc. Trước kia thì Hoa Kỳ và Nhật là khách hàng số 1 bây giờ là Trung Quốc.

Vị trí số 1 là do nhu cầu của Trung Quốc chứ không phải là do lòng tốt của Trung Quốc.

Tôi nghĩ trong ngắn hạn có thể có những căng thẳng nho nhỏ. Cũng như trước đây vào năm 2009 khi Úc phổ biến bạch thư về quốc phòng ám chỉ Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh và quốc phòng tại Châu Á Thái Bình Dương trong vòng hai hay ba thập niên tới thì lúc đó Bắc Kinh tỏ ý rất bất bình về nhận xét này nhưng vẫn tiếp tục mua hàng và trở thành khách hàng số một của Úc.

Do đó tôi nghĩ rằng mặc dù bán Uranium cho Ấn Độ và cho phép Hoa Kỳ có sự hiện diện quân đội trên đất Úc thì tôi nghĩ Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục mua hàng hóa của Úc như trước vì họ cần cho sự phát triển cho chính họ.

Mặc Lâm: Xin cám ơn anh Lưu Tường Quang.

Trung Quốc:hàng ngàn biểu tình phản đối “độc tài” và “tham nhũng”



Hàng ngàn người hôm nay biểu tình tại vùng phiá Nam Hoa Lục để phản đối việc giới cầm quyền điạ phương cưỡng chiếm đất đai.

Cuộc diễn hành ôn hoà này diễn ra ở tỉnh Quảng Đông hai tháng sau khi những người chống đối ở đó bạo động cũng vì lý do tương tự, tấn công một đồn công an và đập phá xe cộ.
Theo một người biểu tình họ Trương thì có khoảng 4.500 người đã ký tên ủng hộ cuộc chống đối mới nhất tại Quảng Đông.
Dân điạ phương cáo giác giới cầm quyền cưỡng chiếm đất đai cuả họ mà không bồi thường, trong khi phiá cầm quyền nhất mực cho rằng tiến trình này là hợp pháp.
Tình trạng chiếm đất cuả dân hiện là vấn đề xã hội bức xúc tại Hoa Lục vào khi người dân tố giác quan chức điạ phương thông đồng với các công ty phát triển điạ ốc qua những hợp đồng đem lại cho họ những khoản tiền kết sù.





dimanche 20 novembre 2011

Công An XHCN >> Còn Đảng Còn Mình

 Chuyện dài CA XHCN đánh chết dân.

Hành trình đi tìm Công Lý

Nguyễn Thị Thanh Tuyền - "Tôi nghĩ mình hiểu rất rõ cảm giác bị mất đi một người yêu thương là như thế nào, tôi mất chồng, Tiến mất cha. Có lẽ đó là lý do duy nhất khiến chúng tôi, dù không nói nhiều với nhau, nhưng đủ hiểu và cùng im lặng đồng hành đi trên một con đường... Nhìn thấy mẹ khóc lòng tôi đau biết chừng nào, Tôi tự nhủ trong lòng "Con xin lỗi mẹ vì chuyện chồng con mà mẹ phải khóc. Con hứa sẽ lấy lại nước mắt mà Mẹ đã khóc cho chồng con..." 

Ngày đầu tiên bước chân đến Hà Nội trời hơi se lạnh, cảm giác trong lòng tôi thật khó tả. Mọi vật xung quanh tôi điều rất lạ, và tôi thấy dường như lòng mình đang nghi ngại khi phải đứng trước nhiều khó khăn không tên ở lúc sắp bắt đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý trong cuộc sống lần này. 

Tôi thấy mình ngơ ngác như một đứa trẻ khi nghĩ trong lòng mình không biết rồi hai mẹ con tôi sẽ đi đến đâu về đâu giữa thủ đô đất lạ quê người. 

Sáng ngày 17 tháng 11, hai mẹ con tôi đã đến Bộ Công An để nộp đơn kêu oan cho chồng nhưng ở đây không nhận đơn. Tình cờ tôi cũng gặp nhiều người khác đi kêu oan. Hoàn cảnh mà giống tôi nhất là em Trịn Kim Tiến. 

Thật là đau lòng biết bao! 

Tôi đi kêu oan cho chồng bị Công an Bình Dương đánh chết còn em Tiến thì đi kêu oan cho Bố bị Công an Hà Nội đánh chết. 

Tôi nghĩ mình hiểu rất rõ cảm giác bị mất đi một người yêu thương là như thế nào, tôi mất chồng, Tiến mất cha. Có lẽ đó là lý do duy nhất khiến chúng tôi, dù không nói nhiều với nhau, nhưng đủ hiểu và cùng im lặng đồng hành đi trên một con đường. 

Con đường mà chúng tôi đi tìm là con đường “công lý “. 

Chúng tôi đã chầm chậm bước đi qua những con đường của Hà Nội, những tiếng xì xầm xung quanh chúng tôi: 

- “Bị sao thế ? À, vụ ông Tùng đó à? Thật là tội nghiệp cho cái Tiến!” 

- “Còn ai thế kia?” 

Có một người khác trả lời: “Đây là vụ anh Nguyễn Công Nhựt bị Công an Bình Dương đánh chết, hai mẹ con lặn lội hàng ngàn cây số để ra đến tận Hà Nội đi kêu oan cho con, cho chồng đấy. Thật là tội mẹ con họ...!” 

Khi nhận được chia sẻ của bà con đi trên đường, tôi thấy lòng mình đỡ bớt hiu quạnh. Giữa thành phố Hà Nội không một ai thân thích nhưng ở đây ít nhiều tôi đã được thông cảm, an ủi bởi những con người có tấm lòng bác ái. 

Tuy được mọi người chỉ dẫn nhiệt tình đi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, nhưng đến đây tôi thấy bảng treo trước cửa hôm nay không có tiếp dân. Hai mẹ con tôi lại tiếp tục lặng lẽ bước đi cùng em Tiến đi qua biết bao nhiêu con đường để đến Tòa án Thành phố Hà Nội vì theo tin trên báo đưa hôm nay là ngày xử vụ án của bố Tiến.


Khi không nhận được thông tin chính thức về phiên tòa, tôi biết nỗi lòng của em hiện giờ như thế nào. 

Đến đây biết bao nhiêu con người đi qua đi lại nhìn chúng tôi trước tòa án. Họ nhìn chúng tôi bằng đôi mắt thương cảm, Họ bảo chúng tôi cố gắng vượt qua nỗi dau mất mát này, những chặng đường chúng tôi đi tìm công lý còn dài lắm... phải cố gắng. 

Đáp lại những lời động viên của bà con là những giọt nước mắt chạy dài trên đôi má của Mẹ và tôi. 

Nhìn thấy mẹ khóc lòng tôi đau biết chừng nào, Tôi tự nhủ trong lòng "Con xin lỗi mẹ vì chuyện chồng con mà mẹ phải khóc. Con hứa sẽ lấy lại nước mắt mà Mẹ đã khóc cho chồng con." 



Đứng im lặng trước tòa án một hồi lâu, chúng tôi lại đi tiếp đến phòng Thanh Tra của Bộ Công An để nộp đơn kêu oan. 

Đến đây tôi đã vào được phòng tiếp nhận hồ sơ, các anh công an hứa sẽ chuyển lên cấp trên giải quyết rồi nói tôi ra về. 
Vậy là đơn khiếu nại và tố cáo khẩn cấp lần 11 của tôi đã được nhận sau một hành trình xa xôi từ Bình Dương. Dù không biết là những lá đơn của tôi có thực sự đến tay của người cần đến không, nhưng cũng như em Tiến, tôi và gia đình mình luôn đặt niềm hy vọng là công lý sẽ được thực thi. 

Sáng 8h30 ngày 18/11/2011, tôi đến VKSND Tối Cao rất nhiều người ở đó cũng đang chờ nộp đơn kêu oan như tôi. 

Hầu hết những lá đơn kêu oan là về đất đai: Có một bác trạc khoảng 65 tuổi đã nộp đơn kêu oan đến lần 155 nhưng vẫn không được giải quyết dù đến đây nhiều lần nhưng chưa một lần gặp bất kỳ một lãnh đạo nào ở đây, Bác ấy nói rất bức xúc. Nhiều người khác cũng giống như Bác. 

Mọi người nghe mẹ con tôi nói giọng miền Nam nên họ đã biết chúng tôi từ Sài Gòn ra. Nhiều người đến hỏi thăm và chia sẻ và họ cũng bức xúc trước cái chết của anh Nhựt. Đến đây tôi cũng nhận được sự chia sẻ của chị Ngọc làm trong Văn phòng tiếp nhận hồ sơ của VKSND Tối Ca. Chị hứa sẽ chuyển hồ sơ của tôi lên cho ông Nguyễn Hòa Bình Viện Trưởng VKSNDTC. Nghe chị nói thế tôi cũng thấy yên tâm và tin rằng mình sẽ gặp được người tốt. 

Sau đó tôi qua Văn phòng Quốc Hội nhưng qua đây người trực cổng bảo ở đây không tiếp nhận đơn mà phải về số 01 Ngô Thị Nhậm, Hà Đông, Hà Nội cách đây khoản 20 cây. Tôi đón xe để đi đến đường 01 Ngô Thị Nhậm nhưng anh Taxi chở một vòng thả chúng tôi xuống bảo đến chỗ đó nhìn xung quanh tôi không thấy đường Ngô Thị Nhậm đâu mà tôi thấy đường Ngô Quyền. 

Thế là tôi bị lừa rồi. 

Tôi tiếp tục đón xe đến Văn phòng Chính Phủ, các anh Công An bảo ở đây không có tiếp nhận đơn phải về số 01 Ngô Thị Nhậm, Hà Đông, Hà Nội cách đây hơn 15 cây nhưng bây giờ là 10h45 thì đi không kịp rồi, giờ này đến đó là hết giờ làm việc. 

Thế là hết một buổi sáng tôi chỉ nộp được một đơn tại VKSNDTC. Tiếng thở dài của Mẹ tôi làm tôi chạnh lòng. Tôi an ủi và nói với Mẹ đi tìm công lý là vậy đó Mẹ à. Mẹ đừng buồn nữa Mẹ. 

13h trưa, tôi và Mẹ đón taxi đi đến 01 Ngô Thị Nhậm, Hà Đông. Cuộc hành trình lại tiếp tục gian nan. 

Người lái xe chở tôi đến Ngô Thị Nhậm, Hai Bà Trưng. Tôi bảo: “Ở đây không phải, ở tận 

Hà Đông cơ? Tại sao chở tới chỗ này?? 

Thật ra tôi đâu biết Hà Đông là chỗ nào đâu. 

Thế là tiếp tục hành trình đi đến Hà Đông, khi đến văn phòng Trung Ương Đảng và Nhà Nước là gần 15h, tôi đã mất hai tiếng đồng hồ đi taxi. 

Tôi đã lỡ khóc lỡ cười lại bị lừa một lần nữa. 

Khi đến đây tôi không đem theo CMND, anh tiếp dân không đồng ý tiếp nhận đơn của tôi, tôi đã giải thích hết lời vì tôi đã đưa cho khách sạn giữ rồi. 

Tôi đã khóc vì tốn quá nhiều thời gian vậy mà xuống đây lại bị như thế này tôi chứng minh cho anh: “Tôi là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ của anh Nguyễn Công Nhựt bị Công an Bình Dương đánh chết”. Nói đến thế những giọt nước mắt của tôi tuôn ra cũng làm động lòng một anh trong phòng tiếp dân và anh ấy nói đã biết vụ án của tôi. Anh bảo tôi bình tĩnh và sẽ giải quyết cho tôi. Anh vào hỏi cấp trên sau đó mời tôi làm việc. Khi được các anh tiếp đón một cách nhiệt tình và được chia sẻ nỗi đau mất mát của tôi. 

Các anh ấy bảo vụ này các anh cũng đang theo dõi và các anh đã hướng dẫn tôi nhiệt tình sau đó cho tôi giấy hẹn bảo tôi sáng thứ 2 đến phòng tiếp dân của cơ quan Văn Phòng Quốc Hội nộp đơn. Bởi vì chiều nay Vp Quốc hội nghĩ làm. 

Thế là tôi phải ra về vừa vui và vừa buồn. 

Vui vì đã có giấy hẹn cho sáng thứ 2, buồn vì chiều nay không kịp đến cục điều tra VKSNDTC cùng luật sư Trần Đình Triển. Chuyến này tôi không chọn taxi làm phương tiện nữa mà tôi chọn xe bus làm phương tiện để tôi đo đoạn đường như thế nào để thứ 2 tiếp tục hành trình. Sự thật là tôi chỉ tốn 6.000 đồng đi xe bus và đi bộ một đoạn đường mới về đến khách sạn. Trên đường đi tôi gặp chú xe ôm hỏi đường, chú đã nhận ra tôi là Tuyền, tôi hỏi: “Sao chú biết cháu?”. Chú nói: “Vụ chồng cháu là nguyễn Công Nhựt bị Ca Bình Dương đánh chết chú đang theo dõi vụ này mà”. 

Lúc ấy nhiều chú xe ôm kế bên cất giọng: “Cháu là Tuyền à, cháu phải cố lên đòi công lý cho chồng cháu, các chú luôn bên cạnh cháu và ủng hộ tinh thần cháu.” 

Nghe các chú nói thế tôi cũng thấy vui vui làm sao, dù không hề quen biết nhưng các chú nói chuyện giống như tôi là người thân của các chú ấy. 

Đi đến ngõ tư tôi gặp một cô gái tôi đoán chắc là sinh viên tôi đã hỏi đường, Em đã nhận ra tôi và hỏi: “Chị là Tuyền vợ Anh Nhựt đúng không? Em đọc báo và biết hoàn cảnh của chị, Chị cố gắng lên chị nhé!”. 

Tôi về ghé qua một quán ăn nhỏ trên lề đường, tôi không ngờ ở đây cô bán quán ăn này cũng nhận ra tôi và cô đã chia sẻ nỗi buồn cùng tôi. 

Khi về đến khách sạn tôi đã ngồi yên lặng và suy nghĩ việc anh Nhựt chồng tôi bị Công an Bến Cát, Bình Dương đánh chết, sau hơn 7 tháng chờ đợi câu trả lời công bằng nghiêm mình của pháp luật, điều mà tôi nhận được là sự im lặng của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương. 

Thì ở đây, tại thủ đô Hà Nội, nhiều tầng lớp trong xã hội điều biết sự việc này, tôi mong rằng Văn phòng Quốc Hội và các cơ quan chức năng cấp cao hơn hãy vào cuộc đem lại sự công bằng cho Anh Nhựt để cho những người dân như tôi luôn luôn có niềm tin và công lý.
______________________________________

Cảnh sát đặc nhiệm TPHCM 'bắn gục dân' !



Cập nhật: 12:01 GMT - thứ ba, 1 tháng 11, 2011


Công an tìm vỏ đạn sau vụ bắn người ở Đại lộ Võ Văn Kiệt, TPHCM-hình của VietnamNet

BBC - Dư luận TP Hồ Chí Minh đang xôn xao với vụ cảnh sát nổ súng bắn gục một người đi đường trên địa bàn Quận 6.
Theo báo chí Việt Nam vụ việc xảy ra hôm 28/10 khi ông Lê Minh Long, một công nhân làm nghề bốc vác bị cảnh sát mặc thường phục rút súng bắn gục trên phố sau va chạm nhỏ.
Trang  VietnamNet hôm 1/11 cho hay người cầm súng tên là K. cảnh sát hình sự đặc nhiệm thuộc Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự nạn xã hội, thuộc Công an Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.

Theo nạn nhân Lê Minh Long, đã vào viện vì vết thương nặng kể lại thì sau khi va chạm trên đường với một xe máy tay ga, anh bị người chạy chiếc xe đó vốn bịt mặt rút trong người ra một khẩu súng và la lớn 'mày muốn gì?'


Có vẻ như vì trong người có tiền, nạn nhân đã chống lại.


Người thanh niên bịt mặt, theo mô tả của báo Việt Nam đã "giương súng lên trời nổ một phát rồi chĩa thẳng súng vào ngực Long bóp cò phát thứ hai ở cự ly gần, làm anh đổ gục tại chỗ".


Truyền thông Việt Nam cho hay vụ cảnh sát nổ súng bắn gục người đi đường giữa phố đang được điều tra làm rõ nguyên nhân.


'Qua cơn nguy kịch'

Báo chí nhà nước cũng nói "Công an Quận 6 đã có thiện chí khi có đại diện đến tận bệnh viện để thăm hỏi tình hình sức khỏe và hỗ trợ viện phí cho nạn nhân".

VietnamNet trích lãnh đạo công an ở Quận 6 xác nhận với phóng viên rằng "có nghe anh em báo cáo chuyện anh K. nổ súng và có người bị thương; tuy nhiên lúc xảy ra như thế nào thì tôi vẫn chưa nắm được".


Báo
Bấm Dân Trí thì nêu rõ tên người nổ súng là Thượng sĩ công an hình sự Nguyễn Ngọc Kiên, và mô tả chi tiết vụ việc rằng nạn nhân "đã tấn công trước bằng côn sắt" vì mang 5 triệu đồng trong người sau khi bị rượt đuổi.

Báo này viết ông Lê Minh Long nghĩ gặp phải cướp nên anh này rút cây côn sắt ra tấn công.


Vẫn báo Dân Trí trích nguồn công an nói: "Anh Long rút cây côn trên xe tấn công anh Kiên, anh Kiên rút súng bắn chỉ thiên xưng là công an nhưng anh Long vẫn lao đến. Trong lúc giằng co, bất ngờ súng nổ, đạn xuyên thẳng vào giữa ngực anh Long khiến anh gục ngã."


Các báo trong nước cho hay nạn nhân hiện được điều trị trong Bệnh viện Chợ Rẫy và "đã qua cơn nguy kịch".


Các vụ bạo lực liên quan đến công an tại Việt Nam thường thu hút sự chú ý của dư luận.
====================================
Bị can chết, hàng trăm người gây rối trụ sở CA huyện
- Lợi dụng 1 bị can tử vong sau khi bị tạm giữ tại nhà tạm giữ Công an huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Hàng trăm người đã xông vào trụ sở công an huyện để gây rối trật tự.

Theo thông tin ban đầu, vào sáng 8/10/2011, sau biết người thân của mình tử vong trong lúc bị tạm giữ tại nhà tạm giam, tạm giữ Công an huyện Bù Đốp, chiều tối cùng ngày, người nhà của người chết chở xác đến trước trụ sở Công an huyện Bù Đốp để gây rối. Sau đó, một số kẻ quá khích đã giật đổ hàng rào và cổng trụ sở công an huyện để đưa xác người chết vào sân.

Thượng tá Nguyễn Văn Sáng, Trưởng Công an huyện Bù Đốp, xác nhận người chết tên Thắng, bị can trong 1 vụ án. Nguyên nhân chết do bệnh lý, không có tác động nào của điều tra viên. 

Theo nguồn tin của PV, cùng ngày, Công an huyện Bù Đốp cũng đã mời các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tới Bù Đốp để phối hợp cùng các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước khám nghiệm tử thi bị can Thắng để điều tra làm rõ nguyên nhân. 

Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra. 

Nga Xuân


*

Một bị can chết tại trại tạm giam 

(PL)- Chiều tối ngày 8-10, nguồn tin riêng của Pháp Luật TP.HCM cho biết một bị can tên Thắng, khoảng ngoài 20 tuổi, đang bị giam tại trại tạm giam của Công an huyện Bù Đốp, Bình Phước đã tử vong vào sáng 8-10.

Trước đó, bị can này được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Nguyên nhân tử vong của bị can này chưa được xác định. 

Trong ngày 8-10, thân nhân bị can Thắng do bức xúc trước cái chết của bị can nên đã đưa thi thể nạn nhân đến công an huyện để đòi làm rõ sự việc. 

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM , Thượng tá Nguyễn Văn Sáng - Trưởng Công an huyện Bù Đốp xác nhận sự việc bị can Thắng tử vong tại trại tạm giam của công an huyện là có nhưng nguyên nhân ban đầu có thể do bệnh lý. Ông Sáng cho biết: "Lúc phát hiện, công an huyện đã đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Chiều cùng ngày, chúng tôi đã mời bác sĩ pháp y từ BV Chợ Rẫy đến để tiến hành giám định pháp y đối với bị can Thắng cho khách quan. Hiện tôi chưa thể kết luận bị can này tử vong do bệnh gì. Vụ việc vẫn đang tiếp tục làm rõ". 

Tối cùng ngày, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước cũng đã cử cán bộ đến Công an huyện Bù Đốp để làm rõ sự việc. 

NGUYỄN ĐỨC

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

 Một người chết khi tay bị còng

Thứ Sáu, 26/08/2011 11:29

(NLĐO) – Nạn nhân đã lao ra khỏi đường và nhảy xuống sông khi đang làm việc với công an. (???? đồn CA là chổ không người, muốn ra vô thế nào củng được)

Vào lúc 8 giờ ngày 26-8, hàng trăm người dân hiếu kỳ chen kín hai bên bờ sông An Cựu, đoạn gần cầu An Cựu, TP Huế để xem cảnh tìm thi thể một người đàn ông chết đuối. Sau một hồi tìm kiếm, thi thể người đàn ông này đã được tìm thấy.

Theo quan sát của chúng tôi, nạn nhân chết trong tư thế hai thay đang bị còng ở sau lưng. Nạn nhân được xác định là ông Hoàng Kh. (37 tuổi, trú đường Phan Chu Trinh, phường An Cựu, TP Huế).
Hiện gia đình đang tổ chức đám tang cho ông.
Người dân mở còng tay khi vớt được thi thể của ông Kh.
Theo thượng tá Võ Văn Sáu, Phó trưởng Công an TP Huế, trước đó khoảng 7 giờ cùng ngày, nhận được tin báo ông Kh. quậy phá gia đình và mua một can xăng về dọa đốt nhà nên Công an phường An Cựu đã cử lực lượng xuống địa bàn tìm hiểu sự việc.
“Khi công an đang làm việc với gia đình thì ông Kh. lao ra khỏi đường và nhảy xuống sông An Cựu. Dù lực lượng công an và người dân đã nhảy xuống sông để cứu nhưng không kịp” – ông Sáu cho biết.

Theo ông Sáu, không có chuyện công an còng tay ông Kh. (!?).
Tin - ảnh Q.Nhật


 ^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Thêm một công dân chết trong đồn công an

2011-08-24
Truyền thông trong nước vừa đưa tin anh Lê Văn Trận, trú tại xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã bị phát hiện tự sát bằng cách treo cổ tại phòng tạm giữ công an huyện khi anh này bị bắt vì tình nghi có liên quan đến một vụ án hiếp dâm.

Sư việc làm dấy lên nghi ngờ của dư luận về cái chết bất ngờ của anh Trận trong lúc tình trạng nghi phạm chết trong khi điều tra ngày càng nhiều. Để rộng đường dư luận, Quỳnh Chi hỏi chuyện anh Tí, anh ruột của anh Lê Văn Trận.

Trình diện rồi bị bắt luôn

000_Hkg5133013-200.jpg
Công an Việt Nam, ảnh minh họa. AFP photo
Quỳnh Chi: Chào anh, anh vui lòng cho biết người mất bao nhiêu tuổi và tên gì ạ?
Anh Tí: Tên là Lê Văn Trận, 29 tuổi.
Quỳnh Chi: Còn anh tên gì và quan hệ như thế nào với anh Trận thưa anh?
Anh Tí: Tôi tên Tí, là anh ruột của Trận.
Quỳnh Chi: Hiện tại anh vẫn còn ở chung nhà với anh Trận đúng không ạ?
Anh Tí: Tôi ở chung nhà với Trận. Nhà tôi có 3 anh em. Người anh lớn lấy vợ rồi và đã ở riêng.
Quỳnh Chi: Anh Trận bị bắt vì lý do gì thưa anh?
Anh Tí: Em tôi nhậu chung với khoảng 7-8 thanh niên và hai cô gái. Em tôi bị liên can thôi vì mấy thanh niên kia có “quan hệ” với các cô gái ấy còn em tôi thì  không. Sau đó hai cô gái kia lên xã báo là bị hiếp dâm.
Em tôi bị bắt lúc vô (huyện) đầu thú vào ngày 10 Âm lịch (tức 11 Dương lịch), tức là hai ngày sau khi xảy ra sự việc. Em tôi vô đầu thú còn những thanh niên kia là do bị bắt.
Quỳnh Chi: Nhưng theo lời anh nói thì em của anh chỉ bị liên can thôi và không có hành động giao cấu với hai cô gái kia; vậy tại sao anh ấy lại ra đầu thú?
Anh Tí: Ý là em tôi nghĩ là nó có liên can, nó có nhậu chung khi xảy ra sự việc cho. Nó không hiếp dâm hai cô gái nên nghĩ không có gì. Em tôi thấy công an truy bắt nên tính là lên để công an lấy lời khai là xảy ra chuyện như vậy. Nó nghĩ là tội của nó nhẹ thôi.
Em tôi thấy công an truy bắt nên tính là lên để công an lấy lời khai là xảy ra chuyện như vậy. Nó nghĩ là tội của nó nhẹ thôi.
Anh Tí
Quỳnh Chi: Sau đó thì gia đình nhận được tin anh Trận mất khi nào?
Anh Tí: Sáng ngày 13.
Quỳnh Chi: Lúc ấy anh có ở nhà không?
Anh Tí: Không, lúc ấy tôi không có ở nhà. Sau đó tôi chở mẹ tôi lên Huyện nhưng mà chỉ có một mình mẹ tôi được vào bên trong còn tôi bị chặn lại trước cổng. Lúc họ đến nhà tôi báo tin thì cũng không nói rằng em tôi mất, mà chỉ nói là “lên Huyện có việc” thôi.

Gia đình không được nhận xác

Quỳnh Chi: Báo chí đưa tin là gia đình anh không nhận xác anh Trận về, vì sao thế?
CA-Trinh-xuan-Tung-HN2-305.jpg
Gia đình ông Trịnh Xuân Tùng trong đám tang ông. Ảnh minh họa
Anh Tí: Vì “người ta” không cho thì mình đành chấp nhận chứ biết làm sao hơn.
Quỳnh Chi: Gia đình anh có được nói lý do vì sao không được nhận xác thưa anh?
Anh Tí: Lúc đầu thì họ có kêu gia đình tôi ra Huyện ký giấy tờ để nhận xác về. Sau đó chúng tôi ra Huyện ký giấy thì họ đổi ý, họ không cho ký, họ nói để họ tự mai táng. Họ chôn Trận lúc trưa ngày 15.
Quỳnh Chi: Vì sao anh biết được ngày chôn anh Trận, họ có báo với anh không?
Anh Tí: Tôi biết vì nhà tôi ở gần bệnh viện, nơi thi thể em tôi được khám nghiệm.
Quỳnh Chi: Anh Trận chết có phải do treo cổ tự tự không thưa anh?
Anh Tí: Không phải treo cổ tự tử mà do người ta đánh chết.
Quỳnh Chi: Xin chia buồn cùng gia đình anh. Nhưng căn cứ vào đâu mà anh nói  như thế?
Anh Tí: Bây giờ công an báo là em tôi treo cổ chết nhưng thật ra không phải, vì nếu là treo cổ tự tử thì phải cho người nhà xem tử thi khi chết chứ. Đằng này họ không cho, họ còn tự làm hồ sơ và chở tử thi đi khám nghiệm mà gia đình hoàn toàn không biết gì cả.
Quỳnh Chi: Vậy là từ lúc anh Trận bị bắt đến lúc chôn tử thi, gia đình vẫn không được nhìn mặt lần cuối đúng không ạ?
Lúc đầu thì họ có kêu gia đình tôi ra Huyện ký giấy tờ để nhận xác về. Sau đó chúng tôi ra Huyện ký giấy thì họ đổi ý, họ không cho ký, họ nói để họ tự mai táng. Họ chôn Trận lúc trưa ngày 15.
Anh Tí
Anh Tí: Không!
Quỳnh Chi: Khi anh Trận lên đầu thú là bị bắt luôn. Vậy khi đi anh Trận có mang theo quần áo hay dây nhợ gì không?
Anh Tí: Tôi nghĩ ở phòng tạm giam thì không có dây nhợ gì đâu bởi khi mình vô phòng tạm giam là người ta khám xét và cũng không cho mang cái gì vào cả.
Quỳnh Chi: Vâng, gia đình của anh sinh sống bằng nghề gì?
Anh Tí: Gia đình tôi làm biển và Trận cũng vậy.
Quỳnh Chi: Trước đây anh Trận có tiền án tiền sự gì không thưa anh?
Anh Tí: Không có.
Quỳnh Chi: Cho đến bây giờ phía chính quyền có đến thăm hỏi gia đình không anh?
Anh Tí: Lúc chưa chôn thì công an xã có đến nhưng khi chôn rồi thì không thấy ai cả.
Quỳnh Chi: Dạ vâng, xin phép được hỏi anh câu cuối, trong thời gian tới gia đình anh có định làm gì để kêu oan cho anh Trận không?
Anh Tí: Chuyện ấy tôi cũng chưa biết. Nhưng mà lỡ mất rồi thì thôi chứ biết làm gì nữa.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn anh đã dành thời gian cho chúng tôi. Một lần nữa xin thành thật chia buồn cùng gia đình anh.

Còn nhiều khuất tất

Vừa rồi là cuộc trao đổi của Quỳnh Chi với anh Tí, anh ruột của anh Lê Văn Trận, trú tại xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Xin được nhắc lại, anh Lê Văn Trận là một trong 8 nghi can dính líu đến một vụ hiếp dâm 2 cô gái. Theo các cơ quan truyền thông trong nước, hai cô gái này khi đi tắm biển ngày 9 tháng 8, đã bị một nhóm thanh niên 8 người cho uống rượu rồi hãm hiếp. Theo báo Pháp luật TP.HCM, ngày 11 tháng 8, Công an huyện Đông Hòa, Phú Yên đã bắt khẩn cấp 8 nghi can, bao gồm anh Lê Văn Trận.
Ngày 13 tháng 8, Đại tá Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công anh Tỉnh Phú Yên cho báo chí biết anh Trận đã bị phát hiện chết trong tư thế treo cổ đêm 11 tháng 8. Theo báo Pháp Luật TP.HCM, anh Trận treo cổ “bằng dây vải trong lưng quần kéo dành cho phạm nhân”. Cũng theo lời Giám đốc công an tỉnh Phú Yên, sau khi tử thi được khám nghiệm, gia đình đã được yêu cầu mang xác về mai táng nhưng “có người kích động nên gia đình lúc đồng ý nhận xác, lúc lại không đồng ý”. Vẫn theo lời của ông Hóa, cơ quan công an đã chôn cất anh Trận trưa ngày 13 tháng 8.
Qua cuộc trao đổi Quỳnh Chi và chính người nhà nạn nhân, có thể thấy những ý kiến trái ngược giữa phía gia đình anh Trận và phía chính quyền, nếu không muốn nói là có nhiều khuất tất trong cái chết đột ngột của anh Lê Văn Trận. Sự việc này làm người ta nhớ đến những cái chết của người dân tại cơ quan điều tra ngày càng nhiều mà gần đây nhất là cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng và anh Nguyễn Công Nhựt.

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Một người chết sau cuộc truy bắt “sa tặc”

Thứ Bảy, 20/08/2011 11:59

Người bị nghi sát hại nạn nhân là một công an viên xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Một vụ chết người đã xảy ra vào lúc 8 giờ 15 phút ngày 19-8 trên sông Cái, đoạn chảy qua thôn Hạ,  xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Người thiệt mạng là Nguyễn Văn Huy (41 tuổi; trú Diên Sơn, Diên Khánh, chủ ghe khai thác cát).
Người chứng kiến vụ việc, anh Nguyễn Đức Thao (27 tuổi, trú Suối Cát, Cam Lâm, Khánh Hòa - người làm công cho anh Huy) kể: Vào thời điểm trên, anh cùng hai người khác đang hút cát, bất ngờ lực lượng liên ngành huyện ập đến bố ráp, bắt đứng yên tại chỗ. Lúc này ghe của anh Nguyễn Văn Huy bị truy đuổi từ phía thượng nguồn cũng vừa tới.


Lực lượng chức năng áp giải Nguyễn Văn Thảo. Ảnh: HÙNG TẠO
Trong lúc đang bị bố ráp, anh Huy ra ghe dự định nổ máy bỏ chạy. Ngay lập tức có tiếng tri hô “bắt nó lại” và tiếp theo đó, hơn chục phát súng nổ. Hoảng loạn, anh Huy nhảy xuống bơi vào bờ. Khi anh Huy bơi gần tới bờ thì 4 nhân viên của lực lượng liên ngành nổ máy ghe rượt đuổi chặn lại. Một người nhảy xuống nước, ôm anh Huy nhận xuống cho đến lúc chìm hẳn, sau đó lên ghe vào bờ…
Khoảng 11 giờ 45 phút, tổ công tác gồm cơ quan công an, VKSND tỉnh Khánh Hòa có mặt, trong đó có đại tá Đặng Văn Mạnh - Phó Giám đốc phụ trách điều tra. Đến 12 giờ 15 phút, lực lượng công an áp giải một người trong nhóm lực lượng liên ngành (mặc áo thun xanh che kín mặt) lên xe chở đi. Người dân cho biết đó là Nguyễn Văn Thảo, công an viên xã Diên Phước, bị nghi là kẻ nhận nước anh Huy.
Chiều cùng ngày, đại tá Mạnh cho biết trước mắt, sẽ triệu tập khoảng 10 người có mặt tại hiện trường để tường trình. Vụ việc đang được điều tra nên chưa có thông tin cung cấp cho báo chí.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, anh Thao và nhiều người dân đã vớt được xác anh Huy, đưa về gia đình  mai táng.
Minh Hùng - Văn Tạo

 ^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Cách hành xử của công an XHCN

2011-08-11
Tác phong và hành động của công an nhân dân VN tiếp tục gặp nhiều phản ứng của công luận, nhất là “cú đạp lịch sử” của công an, rồi vụ luật sư Trần Đình Triển bị “côn đồ” hành hung mới đây lại càng làm công luận căm phẫn.

AFP photo
Cảnh sát đứng dưới một biểu ngữ phản đối 
sự bất công treo tại một cửa hàng ở Hà Nội hôm 07/7/2011

Thô bạo

Trong thời gian qua, lối hành xử của giới mệnh danh là công an nhân dân nhắm vào nhân dân – nói theo lời blogger Mẹ Nấm – “có muốn tránh không nhắc đến cũng không được nữa”. Nhưng lực lượng có trọng trách phải bảo vệ nhân dân, bảo vệ pháp luật và trên nguyên tắc phải hiểu biết pháp lý đã có lối hành xử ra sao khiến cần phải nhắc tới? Blogger Mẹ Nấm nhận xét:
"Thời gian gần đây, có những chuyện “xé rào” của một lực lượng chuyên giữ rào. Loanh quanh lẩn quẩn rồi lại phải nói đến chuyện công an vi phạm pháp luật. Có muốn tránh không nhắc đến cũng không được nữa. Chẳng phải do “ám ảnh” hay "ác cảm" mà cứ hễ thấy công an vi phạm pháp luật là mình soi đâu. Bởi chuyện nó quá nhiều, tần suất xuất hiện ngày càng “dày” và “đặc”. Ngay cả đến những người thờ ơ nhất, qua chuyện nhất cũng phải thốt lên mà rằng: ”Loạn thật! Đến lực lượng bảo vệ luật pháp mà còn thế, thì xã hội ra sao???”
Nếu cần đi vào chi tiết một chút, thì ngay Chủ Nhật vừa rồi, cách mà công an bắt người ở trước Nhà Thờ Đức Bà ở Sàigòn, cho dù bất kỳ lý do gì, dẫu “ có muốn tránh không nhắc đến cũng không được”. Một trong những nạn nhân, là anh Ngô Quyền, bị công an nhân dân bắt về đồn công an, đã phải thốt lên rằng:
Tôi thấy cực kỳ buồn, họ nhân danh nhà nước, một nhà nước tồn tại dựa trên một đám du côn, làm cho người dân sợ hãi, thật là kinh khủng.
Anh Ngô Quyền
"Tôi cảm giác mình đang rơi vào một đám thảo khấu côn đồ. Tôi cảm thấy kinh hãi . Họ đưa tôi vào đồn công an phường Đa Kao quận Một. Trên đường đi thì họ bẻ tay tôi, không cho tôi sử dụng điện thoại để báo về cho người thân. Tôi nói thật là tôi không thể hiểu nổi. Một cái xã hội một nhà nước mà hành vi của họ tôi không thể nào hiểu nổi., nó côn đồ nó phi pháp, nó chẳng dựa trên nền tảng pháp luật hay đạo lý nào cả. Tôi thấy cực kỳ buồn, họ nhân danh nhà nước, một nhà nước tồn tại dựa trên một đám du côn, làm cho người dân sợ hãi, thật là kinh khủng."
Cùng bị bắt với anh Ngô Quỳnh là chị Lê Thị Kim Thu, cũng “cảm thấy kinh hãi” không kém vì lối hành xử cố hữu của công an nhân dân.
000_Was4079261.-250.jpg
Bà Trần Khải Thanh Thủy từng bị công an đánh vỡ đầu rồi bị kết án "cố tình gây thương tích". AFP
"Khám hết toàn bộ trong người em, tiền bạc, dã man nhất là họ lôi em qua cái phòng đề tên phó trưởng công an phường. Có hai người nữ kéo em qua phòng đó, họ lột đồ em, họ khám cả trong chỗ kín của mình. Chị thấy có chế độ nào đất nước nào khám người như vậy không? Hai người phụ nữ khám còn mấy chục người công an thì đứng ở bên ngoài. Người nữ công an khám em đang mang bầu quay ngược lại vu khống cho em là nếu bị hư thai thì em phải chịu trách nhiệm. Em mới nói đừng có xưng mày tao với tôi." Khoảng đầu năm nay, hành động bất chấp luật pháp của công an nhân dân đã diễn ra với LS lê Thị Công Nhân tại bến xe Hai Bà Trưng ở Hà Nội, như chị mô tả:
"Họ ngày càng hành xử rất thô bạo đối với tôi, tồi tệ hơn là bắt giữ một tội phạm hình sự. Họ túm chặt vào người tôi, bấm vào người tôi, bẻ tay tôi, xong lôi tôi đi, giật tung cả áo khoát của tôi làm đứt cả khuy áo. Nói chung là họ túm cổ, lôi tôi đi xềnh xệch. Nhấc tôi lên luôn. Vì người tôi nhỏ trong khi họ vừa đông, vừa cao lớn như vậy thì quả thực tôi không còn cách nào chống cự họ được cả.
Họ không nói lời nào, xuất hiện chỉ mặc thường phục, không tên tuổi. Tôi hỏi các anh là ai thì họ không nói gì hết, cứ túm cổ và lôi tôi đi. Tôi không thể tưởng tượng nỗi những con người như vậy mà lại đại diện cho một nhà nước, cho nên nhà nước này quả thực rất mờ ám và hành xử rất côn đồ."
Rồi “Cú đạp lịch sử” đã diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật trong số người thể hiện hành vi yêu nước chống TQ xâm lược trước sự quy lụy Bắc Kinh của giới cầm quyền, khiến nạn nhân – anh Nguyễn Chí Đức – giận dữ lên tiếng trước công luận rằng “Họ đã ‘chơi’ đồng chí của họ” sau khi anh bị công an nhân dân: 4 người nắm tứ chi khiêng ngửa như khiêng 1 con vật để đại úy Minh đạp liên tục vào mặt anh. Tệ hại hơn, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc CATP Hà Nội, chối bỏ hành động này.
Mới đây nhất, hồi đầu tuần này, LS Trần Đình Triển luôn bệnh vực những người có tâm huyết với vận nước bị 1 nhóm côn đồ tấn công ngay tại văn phòng luật của ông. Họ đòi ông không được nhúng tay vào 1 vụ án chống tham nhũng, và liên quan cả vụ TS Cù Huy Hà Vũ. LS Trần Đình Triển kể lại:
"Khi tôi vào thì họ vây quanh, dùng 2 gậy thục vào bụng. Một người cầm bút kiểu như vật sắt nhọn đòi đâm mù 2 mắt tôi."
Nhắc tới giới côn đồ, có lẽ người ta chưa quên vụ “ Máu đã chảy ở Bát Nhã” trước đây, khiến Thiền Sư Nhất Hạnh than rằng vụ Bát Nhã rắc rối  “…bởi vì trong vụ Bát Nhã và Phước Huệ, bọn côn đồ được thuê mướn và những nhà chức trách thuê mướn họ đã làm việc chung với nhau”. Thầy Nhất Hạnh kết luận rằng “ họ là hai mà họ cũng là một”.

Phạm pháp

Nói đến việc công an gây thương vong cho người dân, có lẽ công luận vẫn còn đậm nét những vụ ra tay tắc trách, phi pháp và vô cảm trong thời gian qua của giới được mệnh danh bảo vệ dân, chẳng hạn như:
000_Nic595625-250.jpg
Cô Trịnh Kim Tuyến cầm trên tay tấm ảnh ông Trịnh Xuân Tùng, cha ruột cô bị công an đánh gãy cổ rồi chết sau đó. AFP
- Cái chết tức tưởi đau thương của ông Trịnh Xuân Tùng do trung tá CA Nguyễn Văn Ninh gây ra ở khu vực phường Thịnh Liệt, Hà Nội. - Thiếu tá CA Bùi Minh Thắng, Phó trưởng phòng CSGT Hậu Giang đánh công dân Đỗ Quốc Thái bằng dây thắt lưng phải nhập viện, công an Cửa Lò, Nghệ An đánh hội đồng anh Nguyễn Văn Hướng tét đầu. Thầy Truyền Đạo Lê Duy Bắc bị CA thị xã Cầu Diễn, Hà Nội đánh gãy tay.
- Công an Thuỳ Nguyên, Hải Phòng đánh gãy tay chị Ngô Thị Thu, công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên đánh chết anh Đặng Văn Đen.
- Công an Phú Bình, Thái Nguyên, bóp cổ và đánh trọng thương anh Dương Đình Hiếu, công an Trảng Bom, Đồng Nai đánh chết công dân Trần Ngọc Đường.
- Công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang đánh chết công dân Trần Duy Hải, anh Nguyễn Văn Khương chết về tay công an Tân Yên, Bắc Giang.
- Công an Thái Nguyên đánh chết anh Vũ Văn Hiền, công an Điện Bàn, Quảng Nam gây tử vong anh Võ Văn Khánh, công an Đà Nẵng đánh chết anh Võ Thành Năm.
- Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo, và cái chết oan ức đau thương gần đây là ông Trần Văn Dữ. Đó là chưa kể những trường hợp người dân bị công an bắn thủng tay, thủng đùi…
Trên đây chỉ là 1 ít trường hợp điển hình của rất nhiều trường hợp nạn nhân vào tay CA nhân dân mà công luận cáo giác là “từ chết tới bị thương”.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn

Nhận xét về thực trạng này, nhà báo Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, lên tiếng:
"Chưa bao giờ tôi thấy tình trạng CA lộng quyền đến như thế. Vì sao ? Vì nhà nước, những người lãnh đạo cho quyền CA được làm như thế thì họ mới có thể làm. Nhà nước bây giờ xử màu mè một vài vụ vì quá sợ những ảnh hưởng gây ra bất bình bùng nổ như ở Bắc Phi và Trung Đông.
Nhưng chính những hành động đàn áp của CA như vậy là do nhà nước, những người lãnh đạo bày cho họ, do những người lãnh đạo sử dụng các phần tử gọi là “quần chúng tự phát”, tức CA giấu mặt để đàn áp dân chúng.
Đó là cái gì? Là sự khuyến khích của nhà nước dẫn tới tình trạng CA hành hung người dân. Chưa bao giờ số người dân bị CA giết chết nhiều như vậy. Trong điều kiện như thế thì làm sao nói đến nhân quyền? Cho nên công luận thế giới nhìn nước VN mình thiếu thiện cảm. Khinh bỉ nhà nước này không biết gì luật pháp cả."
Chưa bao giờ tôi thấy tình trạng CA lộng quyền đến như thế. Vì sao? Vì nhà nước, những người lãnh đạo cho quyền CA được làm như thế thì họ mới có thể làm.
Nhà báo Nguyễn Minh Cần
Theo blogger Mẹ Nấm thì người ta thường nói rằng “con dại cái mang. Nhưng đến giờ phút này chưa thấy ‘cái’ mang gì cho thiên hạ thấy. Một lời xin lỗi công khai của những người đầu ngành vì cách hành xử của lực lượng thừa hành pháp luật do mình lãnh đạo cũng không. Tất cả chỉ là sự im lặng, và phương pháp kéo dài thời gian chờ đợi càng lúc càng khiến cho thiên hạ đồn đoán và khẳng định chuyện ‘cái mang’ đối với ngành công an chỉ là chuyện không tưởng. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Nhân quả nhãn tiền!”.





^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Sẽ đình chỉ công tác chiến sĩ công an nghi đánh người tử vong


“Trước khi giao cho Công an P.Mỹ Hải, anh Gòn vẫn bình thường, không bị thương”. “Lúc 14 giờ cùng ngày, tôi đến Công an P.Mỹ Hải thì thấy chồng bị thương nhiều chỗ, máu chảy ở đầu và tai. Sau đó, tôi yêu cầu đưa chồng đi cấp cứu”. “Anh Gòn bị chấn thương sọ não, tụ máu não, có một vết thương sau gáy, đang trong tình trạng hôn mê sâu, phải thở bằng máy, tính mạng hết sức nguy kịch”...


Đêm qua 8.8, anh Trần Gòn (27 tuổi, ở thị trấn Khánh Hải, H.Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

Trước đó, trưa 7.8, tại chùa Phước Huệ, P.Mỹ Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) xảy ra vụ trộm tiền công quả. Sau đó, người dân phát hiện anh Gòn đi từ chùa ra nên đã bắt giữ và giao cho Công an P.Mỹ Đông vào khoảng 13 giờ cùng ngày. Anh T., một người cùng Công an P.Mỹ Đông áp giải anh Gòn giao cho Công an P.Mỹ Hải cho biết: “Trước khi giao cho Công an P.Mỹ Hải, anh Gòn vẫn bình thường, không bị thương”.

Chị Nguyễn Thị Diễm, vợ anh Gòn, nói: “Lúc 14 giờ cùng ngày, tôi đến Công an P.Mỹ Hải thì thấy chồng bị thương nhiều chỗ, máu chảy ở đầu và tai. Sau đó, tôi yêu cầu đưa chồng đi cấp cứu”. Chiều 8.8, một bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận (xin được giấu tên) cho biết: “Anh Gòn bị chấn thương sọ não, tụ máu não, có một vết thương sau gáy, đang trong tình trạng hôn mê sâu, phải thở bằng máy, tính mạng hết sức nguy kịch”.

Chiều cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, thiếu tướng Huỳnh Thế Kỳ - Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết vụ việc hiện chưa rõ, nhưng trong ngày hôm nay (9.8) sẽ ra quyết định đình chỉ công tác một chiến sĩ công an khu vực để phục vụ công tác điều tra.


http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110809/Se-dinh-chi-cong-tac-chien-si-cong-an-nghi-danh-nguoi-tu-vong.aspx
Đừng nghe nhửng gì cộng sản nói ..... , nói đình chỉ công tác nhưng đừng có tin
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
VIDEO - CS hình sự đánh chết người ở Hải Phòng 5/8/2011 tại Hồ Sen





^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Hà Nội, Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh ô Trịnh Xuân Tùng gẫy cổ chết



^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^ 
Phải thừa nhận người Việt trong nước dường như quá hiền, nếu không nói là tinh thần phản kháng trước cái Ác, của chính quyền, đã bị tê liệt.

Sự kiện công an phường Thủy Xuân, TP Huế đánh cháu Ngô Đình Phát 11 tuổi đến mức phải vào bệnh viện, hôm 15/6, ầm lên chút rồi lắng xuống như viên đá ném xuống ao bèo, mặc dù kẻ ác bị xử lý rất nhẹ.

Hôm 27/7, báo chí cho hay, Trần Nguyễn Hồng Quang, cảnh sát ...khu vực Công an phường Thủy Xuân, TP Huế, kẻ đánh em Phát, chỉ bị hạ cấp hàm từ thiếu úy xuống thượng sĩ; còn trung tá Nguyễn Ánh, Phó phường, người tiếp nhận vụ việc song đã không báo cáo chỉ huy Công an TP Huế xin ý kiến chỉ đạo giải quyết, chỉ bị cảnh cáo.

Lẽ ra, không những thiếu úy Quang phải bị tước quân tịch, trung tá Nguyễn Ánh bị cách chức như đề xuất của Hội đồng tư vấn kỷ luật, mà còn phải bị truy tố trước pháp luật về tội hành hung, gây thương tích, nhất là cho trẻ em, nhưng chẳng biết bằng phép mầu nào mà lãnh đạo Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quyết định kỷ luật với hình thức như trên.

Dường như tất cả các trường hợp công an vi phạm pháp luật đều được bao che, làm ngơ hoặc xử lý rất nhẹ. To thì như Bùi Quốc Huy, Thứ trưởng Công an bắt tay với xã hội đen trong vụ Năm Cam. "Nhỏ" thì như vụ em Lê Xuân Dũng 12 tuổi, bị bắn chết ở Thanh Hoá tháng 5/2010, em Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi bị đánh chết tại đồn ở Bắc Giang, tháng 7/2010; nữ sinh viên bị bắn thủng đùi, tháng 8/2010. Ông Trịnh Xuân Tùng bị đánh gãy cổ tại đồn công an và chết sau đó, tháng 2/2011, mà giờ này tay trung tá công an Nguyễn Văn Ninh gây tội ác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Đại uý Minh đạp thẳng vào mặt dân trong cuộc biểu tình yêu nước tại Hà Nội, tháng 7/2011, chỉ bị “đình chỉ công tác rút kinh nghiệm”…

Một bạn đọc trên tờ Tiền Phong 27/7 "còm": “Không có trái tim thì không thể làm công an.Tôi thấy không thỏa đáng, quân luật như sơn mà? Những kẻ vô nhân tính, không am hiểu luật pháp như vậy sao lại cho làm công an. Đề nghị bãi nhiệm, và truy tố theo luật pháp quy định như vậy sức mạnh công an nhân dân mới mạnh mẽ và trong sạch”.

Hay nhất có bạn mỉa mai nói rằng, cứ đè mịa nó tay công an ra rồi cho “cháu nó phết lại tím mông chú” cho chú ta biết thế nào là lễ độ vì chỉ... “nóng tính”!

Ảnh: Cháu Ngô Đình Phát bị đánh đến mức phải nằm viện.

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Thứ Bảy, 13/08/2011, 08:12 (GMT+7)
Một người chết trong nhà tạm giữ của công an
TT - Chiều 12-8, đại tá Nguyễn Nhất Tâm - phó giám đốc Công an tỉnh Phú Yên - xác nhận Lê Văn Trận (26 tuổi, ở xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) chết trong tư thế treo cổ trong nhà tạm giữ của Công an huyện Đông Hòa.
Theo ông Tâm, bảo vệ nhà tạm giữ Công an huyện Đông Hòa phát hiện vụ việc khoảng 23g ngày 11-8. Ngày 12-8, các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên đã tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó ngày 11-8, Lê Văn Trận cùng bảy thanh niên khác ở TP Tuy Hòa và huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) bị Công an huyện Đông Hòa bắt khẩn cấp vì liên quan đến vụ hiếp dâm hai cô gái ở bờ biển xã Hòa Hiệp Trung chiều tối 9-8.
DUY THANH
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^


-- CSCĐ 113 Hải Phòng dùng túp sắt đánh bể quay hàm một thanh niên Hải Phòng, chết ngay tai chỗ. Giết người xong, chúng chạy vào xe cảnh sát, quay cửa kiếng lên trốn như loài chuột hang Pác Pó . Dân chúng bất bình, phẩn nộ lôi thằng khủng bố đánh người ra, dần cho một trận tơi bời hoa lá, nát bấy cho nó nhớ đời và làm gương cho những thằng chó cắn lén CSCD 113 khác trong tương lai.ĐỪNG SỢ NỮA -- DẬY MÀ ĐI
HÃY LÔI CỔ THẰNG QUỶ CHÚA ÚT ANH (bộ trương Công An, nay là thường trực Bộ Chính Trị, đệ tử của thằng Vẹm Dũng) và thằng tân Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang, dần vài trận nên thân, sẽ hết chuyện Công an giết người. Đừng quên dạy cho thằng Vẹm Dũng, thằng Trọng, thằng Sinh (k) Hùng một bài học nhớ đời luôn thể nhé đồng bào ơi.









^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Video: Công an đánh chết một giáo dân Cồn Dầu




^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^