mardi 22 janvier 2013

Báo TQ vạch ý nghĩa bắn chìm tàu sân bay Liêu Ninh

Mục tiêu tác chiến quan trọng hàng đầu của Nhật-Mỹ chính là bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc, giáng một đòn nặng nề đối với Hải quân Trung Quốc.
 

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc vừa dẫn các nguồn tin cho biết, quân đội Nhật-Mỹ luôn coi Quân đội Trung Quốc là đối thủ chủ yếu nhất, luôn đưa ra phương án tác chiến “kỳ lạ” đối với Trung Quốc.

Trong tình hình đảo Senkaku vô cùng căng thẳng, báo chí Hồng Kông cho rằng, một khi Trung-Nhật giao chiến, Nhật-Mỹ sẽ coi tàu chiến cỡ lớn của Quân đội Trung Quốc là mục tiêu tấn công đợt đầu, thậm chí dự định một lần là bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc.

Cách đây không lâu, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đã công bố kế hoạch tác chiến chủ yếu nhất hiện nay của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tổng cộng có 5 phương án tác chiến, trong đó có 3 phương án liên quan tới Quân đội Trung Quốc. Ba phương án chiến tranh ở cấp độ cao nhất này đều liên quan đến cuộc khủng hoảng xảy ra ở biển Hoa Đông.


Phương án thứ nhất là Trung-Nhật xảy ra chiến tranh do tranh đoạt chủ quyền đảo Senkaku; phương án thứ hai là Trung-Nhật xảy ra va chạm ở xung quanh đảo Senkaku, tình hình leo thang mở rộng, Quân đội Trung Quốc can thiệp, Trung Quốc muốn kiểm soát đảo Ishigaki và đảo Miyako ở phía tây bắc Đài Loan; phương án tác chiến thứ ba thậm chí đặt ra tình huống Quân đội Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Trong các phương án tác chiến này, đều phỏng đoán Quân đội Trung Quốc điều động tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ, lực lượng đặc nhiệm, tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu, Mỹ-Nhật liên kết chống lại Quân đội Trung Quốc.

Đặc biệt là trong phương án thứ ba, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, Quân đội Trung Quốc sẽ xảy ra cuộc đối đầu trực tiếp với quân Mỹ và quân Nhật lấy Okinawa làm căn cứ.

Nếu quân Mỹ toàn lực tham gia, Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D đe dọa tàu sân bay của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31 đe dọa lãnh thổ Mỹ.

Máy bay chiến đấu J-20 hộ tống cho tàu sân bay Liêu Ninh (dân mạng Trung Quốc tưởng tượng)
Máy bay chiến đấu J-20 hộ tống cho tàu sân bay Liêu Ninh (dân mạng Trung Quốc tưởng tượng)
Bài báo của truyền hình vệ tinh Hồng Kông cho rằng, khi đó, mục tiêu tác chiến quan trọng hàng đầu của quân đội hai nước Nhật-Mỹ chính là bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc, có ý định giáng một đòn nặng nề vào Hải quân Trung Quốc, từ đó ép buộc Quân đội Trung Quốc “nhanh chóng dừng tay”.
Có chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, cuộc đại chiến Trung-Mỹ-Nhật theo thiết tưởng của Nhật thực ra chính là một “cuộc chiến săn giết tàu sân bay”. Bất kể là Hải quân Trung Quốc hay Hải quân Mỹ-Nhật, chỉ cần tàu sân bay của một bên bị bắn chìm trước, bên tổn thất sẽ chịu sức ép to lớn, trong khi đó đối thủ sẽ ở trong trạng thái chiến tranh có lợi hơn.

Trong suy nghĩ của Nhật-Mỹ, họ sẽ bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc như thế nào? Khả năng phòng thủ của cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc rốt cuộc ra sao? Trong tương lai, cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc có khả năng đọ cao thấp với Nhật-Mỹ hay không?

Nhật Bản có ý định bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc
 Máy bay chiến đấu F-22 Raptor tại căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor tại căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa Nhật Bản
Tình hình đảo Senkaku ngày càng gay gắt, khả năng va chạm gây ra chiến tranh giữa Trung-Nhật ngày càng lớn.
Theo tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore, nếu Trung-Nhật xảy ra xung đột quân sự, một khi quy mô xung đột mở rộng, rất có khả năng hải quân và không quân đều sẽ tham gia.

Bình luận viên quân sự Trần Quang Văn của tờ “Thế giới báo” cho rằng, trong chiến tranh trên biển-trên không hiện đại, do sức mạnh không quân ngày càng mạnh, có khả năng răn đe đối không, đối hải tương đối mạnh, cho nên ngoài sức chiến đấu của hải quân, không quân của hai bên mới là then chốt của thắng bại.
Không có sự yểm trợ của không quân, các tàu chiến mặt nước của hải quân đều sẽ trở thành “bia ngắm”, đặc biệt là những tàu chiến mặt nước cỡ lớn như tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ.
So sánh sức mạnh không quân hiện nay, về số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, các loại máy bay J-10, J-11, Su-27, Su-30 và JH-7 của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc đã vượt F-15, F-16 và F-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (nhưng so sánh với cả đồng minh và đối tác của Nhật Bản thì khác).
Về khả năng tấn công đối hạm, máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng “không thể so sánh” với Không quân Trung Quốc. Vì vậy, Nhật Bản đặt hy vọng đánh thắng chiến tranh Trung-Nhật vào “sự can thiệp toàn lực của Mỹ”.
Chỉ có máy bay chiến đấu quân Mỹ triển khai ở Nhật Bản tham gia chiến đấu, Nhật Bản mới nắm chắc quyền kiểm soát trên không ở đảo Senkaku, từ đó đe dọa tàu chiến mặt nước cỡ lớn của Trung Quốc.

Gần đây, Không quân Mỹ tuyên bố, ngày 14/1 sẽ có khoảng 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tiên tiến nhất thế giới hiện nay và 300 nhân viên quân sự tạm thời triển khai ở căn cứ Kadena quân Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản.

Động thái này đã tiếp tục khích lệ Nhật Bản, được báo chí Nhật Bản cho là “quân Mỹ rõ ràng yêu cầu Trung Quốc không nên manh động, dù sao trên thế giới vẫn chưa có máy bay chiến đấu nào có thể đọ sức với F-22”. Hãng Kyodo Nhật Bản bình luận, điều này làm cho sức ép của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản giảm mạnh.

Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản tiết lộ những tình huống chiến tranh được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đưa ra, trong đó có 3 tình huống có liên quan tới Quân đội Trung Quốc. Ba tình huống này đều liên quan đến cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông.

 Tàu ngầm thông thường lớp Soryu Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường lớp Soryu Nhật Bản
Thứ nhất là Trung-Nhật tranh chủ quyền đảo Senkaku, giao chiến ở biển hoa Đông. Thứ hai là tàu tuần tra Trung-Nhật xảy ra xung đột ở xung quanh đảo Senkaku, tình hình sau đó leo thang mở rộng, tàu chiến và máy bay quân sự Quân đội Trung Quốc kéo đến, Trung Quốc muốn kiểm soát đảo Ishigaki và đảo Miyako ở phía tây bắc Đài Loan. Thứ ba là tình huống chiến tranh có quy mô lớn nhất, đó chính là vào dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm tròn 100 năm thành lập, Quân đội Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan.
Trong hành động này, Quân đội Trung Quốc sẽ điều động rất nhiều máy bay chiến đấu và tàu chiến mặt nước như tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ, Mỹ-Nhật liên kết đưa ra phản ứng.

Đặc biệt là, trong tình huống thứ ba, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu quân Mỹ toàn lực ra tay, Trung Quốc rất có thể sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 đe dọa tàu sân bay Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, mục tiêu tác chiến của Mỹ-Nhật cũng là bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc trong thời gian ngắn sau khi tuyên chiến, giáng một đòn nặng nề cho Quân đội Trung Quốc.

Quách Tuyên, bình luận viên quân sự tờ “Thế giới báo” cho rằng, trong thời gian hơn một tháng gần đây, Nhật Bản hầu như rất quan tâm tới tàu sân bay vừa triển khai của Trung Quốc, rất nhiều tư tưởng tác chiến của phía quân đội và giả tưởng chiến tranh của truyền thông đều coi tàu sân bay Trung Quốc là đối tượng tấn công hàng đầu. Đối với họ, bắn chìm tàu sân bay có nghĩa là đánh bại Trung Quốc, bởi vì tàu sân bay đã trở thành tượng trưng cho sức mạnh hải quân của Trung Quốc.

Một tờ tạp chí quân sự Nhật Bản gần đây có bài viết đặt ra tình huống Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra chiến tranh trên biển do vấn đề đảo Senkaku cho rằng, “sau khi do thám được máy bay vận tải Trung Quốc chở lực lượng đặc nhiệm muốn tấn công đảo Senkaku, Nhật Bản lập tức điều máy bay chiến đấu F-15 để đánh chặn, Trung-Nhật sẽ lập tức nổ ra không chiến”.

Sau đó, Nhật Bản khẩn cấp điều 2 tàu ngầm lớp Soryu và sau đó điều máy bay chiến đấu F-15 đón đánh máy bay vận tải Trung Quốc, tiếp theo triển khai tác chiến đổ bổ trên biển, trên không, tấn công Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc.

Truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng Hồng Kông cho rằng, trong thời điểm hai bên “say sưa” giao chiến quyết liệt, quân Mỹ ra tay để viện trợ cho quân Nhật, cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc với thắng lợi nghiêng về Nhật-Mỹ.

Trong tình hình tàu chiến của Nhật-Mỹ cơ bản chưa bị tổn thất, nhiều tàu khu trục, tàu ngầm của Trung Quốc bị bắn chìm.

Đặc biệt, tàu sân bay Liêu Ninh cũng bị bắn trúng chỗ hiểm và bốc cháy, để nước tràn vào và nghiêng ngả, không thể tự chủ hoạt động. Sau 30 phút, Nhật Bản hạ lệnh cho tàu ngầm phóng ngư lôi bắn chìm tàu sân bay Liêu Ninh. Cuối cùng, Nhật-Mỹ liên kết đánh bại Hải quân Trung Quốc.
Theo GDVN/ báo Phương đông