dimanche 30 septembre 2012

Làn Sóng CS Tỵ Nạn CS

 
 
par Vinh Hoang, dimanche 30 septembre 2012, 08:34 ·
Vi Anh

Mới đọc qua tựa bài ắt có người thắc mắc, hỏi “ủa sao kỳ lạ vậy, Cộng sản mà lại đi tỵ nạn CS, bỏ nước ra đi hàng loạt thành phong trào”. Nhưng bình tâm tìm hiểu thí thấy chuyện tưởng như đùa mà lại có thật. Những con số vô hồn, những sự kiện lạnh lùng, những thông tin, nghị luận độc lập nói lên sự thật. Rất có, có rất nhiều, rất phổ biến thành phong trào người ở xứ CS bỏ nước ra đi tỵ nạn CS. Đang xảy ra thành phong trào, thành thời trang ở hai chế độ CS còn sót lại lớn nhứt ở Á châu: Trung Cộng và Việt Cộng.

Dưới nhiều hình thức nhưng tựu trung là hoặc là chánh thức cho người nhà dùng tiền xin nhập cư với visa đầu tư, visa du học rồi lấy vợ hay chồng ở lại, hoặc là chuyển tìền lậu ra ngoại quốc đề tẩu tán tài sản - theo phong tục của rất Tàu “nhứt con nhì của”. Nhưng chỉ một mục tiêu chuẩn bị nơi “hạ cánh an toàn”, nói theo kiểu Thủ Tướng VNCS nhận định về làn sóng này.

Hơn ai hết những người CS là những người biết rõ không thể cứu sống một xác chết là chủ nghĩa CS sau khi các nước CS Đông Âu và Liên xô đột quị, chết bất đắc kỳ tử. Việc lợi dụng cái xác ướp đó, “lộng kiếng” hình để lấy tư tưởng Hồ chí Minh, Mao trạch Đông để tiếp tục độc chiếm quyền hành, làm giàu cho cá nhân, gia đình và phe đảng bằng cách chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng “xã hội chủ nghĩa” nhưng giữ cái đuôi lòng thòng xã hội chủ nghĩa của con nòng nọc khiến nó không chuyển hóa thành con cóc, con nhái để có thế thấy trời cao đất rộng được.

Hơn ai hết những người CS biết xã hội CS là một xã hội bế tắc, tranh giành quyền lợi, chức vụ thường theo qui luật ai thắng ai, một mất một còn, “thịt nhau” bằng nhiều thủ đoạn chớ không tương nhượng.

Còn những người ăn theo CS thừa biết làm ăn với CS, CS “vỗ béo” đến mức độ nào đó để ăn chia, khi biết “mánh” rồi hay khi “bể mánh”, chuyện đổ bể, là CS “thịt” liền để bịt đầu mối và trừ hậu hoạn. Vụ Bí Thư Tỉnh Ủy Trùng Khánh ở TC bị lột tất cả chức vụ, vợ bị tù hình sự, tay em giám đốc công an và nội chính hét ra lửa bị 15 năm tù hình sự nói lên sư thối nát và hạ nhau trong nội bộ đảng nhà nước của TC.

Vụ Bầu Kiên ở VNCS rất thân thế với Thủ Tướng Dũng bị phe Tổng Bí Thư Trọng và Chủ Tịch Nước Sang “chơi sát ván”, bắt bỏ tù. Những phụ tá của ngân hàng tư lớn hàng thứ tư ở VN của y cũng bị bắt, cho thấy kinh tế và tài chánh trong chế độ CS rất bấp bênh, lúc nào cũng có thể bị phe đảng gây bất ổn.

Nên cán bộ, đảng viên CS và những người ăn theo có lý do để tỵ nạn CS. Tài sản, gia đình, con cháu mà để trong chế độ CS là rất bất ổn, phiêu lưu, như giao trứng cho ác vậy. Nên họ tìm đường thoát thân, tẩu tán tài sản là chuyện cố nhiên.

Những con số sau đây do báo chí, khảo cứu ngoại quốc, độc lập về làn sóng chào TC bằng chân, chuyển con, chuyển của sang các nước tự do, dân chủ, số lượng quá nhiều, qua nhiều hình thức.

Một chuyên gia về TC sự vụ, Jonathan Manthorpe cho biết 90% trung ương ủy viên Đảng CS ở TC đã âm thầm đưa một phần gia đình và tẩu tán đa số tài sản ra ngoại quốc.

Còn giới ăn theo TC, thì 60% nộp hồ sơ xin di dân, theo thủ tục nhập cư đầu tư, đem vào nửa triệu Mỹ Kim và lập cơ sở thu nhận khoảng 10 nhân công, một thủ tục các nước tiền tiến ở Tây Âu, Bắc Mỹ thường qui định.

Du sinh từ TC chiếm tỷ lệ cao nhứt ở Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Úc. Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch TC, Tổng bí thư đảng là Giang Trạch Dân và Triệu Tử Dương, Bạc Hy Lai bí thư Trùng Khánh đều có con cháu học ở Mỹ.

Một thông tín viên của BBC, John Sudworth mới đây ngày 22/8/12 từ Thượng Hải tường thuật "có một thứ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc mà dường như hiện nay không ai ngăn cản nổi – đó là các triệu phú". "Hầu hết họ nghĩ rằng tôi có quá nhiều tiền ở đây. Rồi sẽ tới ngày chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết".

Hồ sơ di trú công cộng của Mỹ cho biết số visa đầu tư để định cư EB-5 mà Mỹ cấp cho dân TC tăng như hoả tiễn: năm 2006, chỉ có 63 visa; năm 2011 lên 2.408 visa; và trong năm 2012, nửa năm đã 3.700 visa.

Ở Úc cũng tăng nhanh, năm 2011 di dân Trung Quốc vào Úc nhiều hơn dân Anh, đảo ngược truyền thống người Anh là sắc dân nhập cư Úc nhiều nhứt.

Ở Pháp cũng tăng, di dân dầu tư của TQ mua gần hết vườn nho làm rượu chát ở Bordeaux, Bourgogne.

Còn tại VNCS, “thầy sao trò vậy”. Trong nhiệm kỳ 4 năm đại sứ của Mỹ Michael Michalak, Ông tự hào về tỷ lệ sinh viên VN du học Mỹ tăng lên 400%. Niên học 2011-12, báo trong nước VNExpress cho biết “số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học và cao đẳng Mỹ lên tới gần 15.000 người trong năm học hiện tại, đưa Việt Nam lên thứ 8 trong danh sách các nước có nhiều sinh viên học tại Mỹ”. Đặc biệt VNCS chơi rất trội cho học sinh du học và cho đem “bảo mẩu” theo. Số học sinh du học Mỹ cho mẹ hay người bảo trợ theo, học trung tiểu học hoàn toàn miển phí không ít.

Chắc chắn số sinh viên học sinh du học Mỹ này không phải là dân con nhà nghèo, học giỏi được học bổng du học. Đại đa số là du học tự túc bằng tiền của gia đình. Học phí Mỹ mắc nhứt thế giới. Chỉ có con cháu của cán bộ đảng viên CS có quyền và tiền và của những đại gia ăn theo CS giàu sụ mới du học Mỹ tự túc nổi.

Một số lớn ở lại quản tri, giám sát tài sản của cha mẹ giao cho người thân sở tại làm ăn. Một số “mua chồng, mua vợ” để thành công dân Mỹ. Họ có tiền nên có cả chục cách để ở lại Mỹ. Nhưng chỉ một mục tiêu là tạo nhịp cầu cho cha mẹ hạ cánh sau khi thu vén cuối đời.

Con gái của TT Dũng Nguyễn Thanh Phượng đã từ chức các công ty ngon ăn, dọn đường di tản chiến lược. Nhưng liệu người chồng Mỹ gốc Việt có chịu trả tài sản đứng tên thay cho gia đình cha vợ không.

Nhưng đâu phải một mình TT Dũng tẩu tán tài sản, gởi giấu ở ngoại quốc. Tin bán chánh thức khó có thể phối kiểm (vì là đồ lậu), số tài sản, đúng ra là ngoại tệ mạnh, các lãnh tụ Đảng Nhà Nước VC gởi giấu ở ngoại quốc nhiều lắm.

Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, cho biết các tai to mặt bự của Đảng Nhà Nước VNCS, vợ con, bà con tứ thân phụ mẫu đều có công ty. Và Đảng Nhà Nước CSVN cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên nửa triệu đô la. Một hình thức rửa tiền một cách hợp pháp. VNCS có 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la, và khoảng 2000 đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la. Hầu hết có tẩu tán ra ngoại quốc cho thân nhân của đảng viên cao cấp ở nước ngoài làm sở hữu chủ. Ông Shapiro cho một thí dụ điển hình vợ bé của tổng cục trưởng phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của trung tướng VC, tổng cục phó tổng cục phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc Kinh tế và thân nhân của Đỗ Mười thủ đắc những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston.

Câu lạc bộ dân chủ cho biết "Một nguồn tin tuyệt mật của một nhân vật cao cấp của Bộ Công an cho biết từ tháng 2/2005 số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ. Cụ thể như Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng 7 tấn vàng; Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD;

Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng; Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;

Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;

Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD;

Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD; Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;

Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD;

Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD; Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD; Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dậu hơn 1 tỉ USD.”

Bản tin gọi là tuyệt mật vừa rồi của Câu lạc bộ dân chủ chưa thấy ai kiểm chứng được, nhưng nếu đúng tới 1/5 các con số đó cũng là kinh khủng rồi.

Chỉ ở Thụy sĩ thôi mà hàng mấy chục tỷ rồi. Còn bao nhiêu ngân hàng các nước lớn ở Tây Âu, Bắc Mỹ nữa. Từ năm 2005 mà cả mấy chục tỷ ở Thụy sĩ rồi, cho đến bây giờ 2012 gần 7 năm sau, con số đô la gởi ngoại quốc của những người như TT Dũng nghe nói đã lên đến 19 tỷ rồi.

Cán bộ đảng viên lớn và các đại gia ăn theo của TC và VC làm đủ cách, đủ kiểu để tẩu tán hai của quí trong đời theo truyền thống Trung Hoa ”nhứt con, nhì của” ra các siêu cường để cất dấu hầu có nơi hạ cánh an toàn. Nhưng họ quên một điều, từ TT Marcos của Phi luật tân, đến Suharto rất thân với Mỹ nhưng sau khi bị nhân dân lật đổ, số tiền bất chánh, gởi lậu đó đâu có được hưởng. Tất cả bị chánh quyền mới kiện đòi các ngân hàng trả lại cho ngân sách quốc gia.

samedi 29 septembre 2012

'Vỏ quýt dày' & 'móng tay nhọn': Hồi tiếp theo của cuộc chiến hai phe


 


Trần Phong (Danlambao) - Nếu không có gì thay đổi vào phút chót thì hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN sẽ khai mạc vào ngày 15/10 tới, nội cái địa điểm họp cũng đã gây tranh cãi vì nhiều “lý do” bên trong của cả hai phe: “cung vua” của liên minh Tổng Trọng, 4 Sang; và “phủ chúa” của 3 Dũng. Bình thường thì mọi hội nghị lớn mang tính nội bộ như họp Quốc hội vẫn thường diễn ra ở hội trường quân đội khi tòa nhà quốc hội mới vẫn đang xây dựng chưa xong. Còn đại hội BCHTƯ đảng thì ở hội trường 4 Nguyễn Cảnh Chân trước đây và bây giờ thì ở trụ sở TƯĐ số 1 Hùng Vương. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà lần này phe “phủ chúa” lại đề nghị họp tại hội trường của Bộ Công an?


Họ lấy lý do là bảo vệ “nội an” là nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của CA chứ không phải của quân đội, tuy nhiên với chế độ đảng lãnh đạo toàn diện thì cái cớ đó của “phủ chúa” có vẻ hơi buồn cười, thiếu kín kẽ cũng như vô hình chung gây ra sự nghi ngờ từ đối thủ.


Cuối cùng thì địa điểm họp vẫn không có gì thay đổi, có thể đây chỉ là một “chiêu” ra đòn gió nhằm mục đích để gây nên tâm lý bất an cho những người tham dự hội nghị mà thôi, vì chỉ cần “nhìn” vào sự việc “cắt cu” cho Nguyễn Đức Chung, quyền giám đốc CA Hà Nội chính thức trở thành tân giám đốc trong một thời gian ngắn kỷ lục và bất thường, chứ không phải 06 tháng như vẫn thường thấy. Mặt khác ai cũng biết là “Chung con” vốn là “con nuôi” của út Anh (cựu bộ trưởng CA, nay là thường trực ban bí thư), vậy thì cái “chiêu” gây nhiễu đó quả là cũng khá cao tay, dù chỉ là cái địa điểm họp…


Trong suốt những tháng ngày qua, phe “phủ chúa” tung ra rất nhiều trò mang tính chất dằn mặt đối thủ trực tiếp cũng như nhiều phong trào đòi dân chủ, phản đối Trung cộng của đông đảo quần chúng nhân dân, kèm theo những động thái mua chuộc kèm theo dọa dẫm những nhân vật có tiếng nói quyết định sắp tới, nhằm đến nhiều mục đích mà trong đó chủ yếu vẫn là sự tại vị của 3 Dũng và phe cánh.


Đỉnh điểm là cái kết quả của 05 ngày họp của bộ chính trị kết thúc hôm 25/9 vừa rồi mà không thể ra nổi cái “án kỷ luật” cụ thể cũng phần nào nói lên nhiều điều. Thế nhưng nếu nói rằng đó đã là thắng lợi hoàn toàn của 3 Dũng thì e rằng lại hơi sớm và quá chủ quan, mặc dù xét về thực lực thì có vẻ “cán cân” đang nghiêng về 3 Dũng. Vì thế chỉ có thể cho rằng trong “trận chiến” này, kết thúc hiệp 1 thì phe “phủ chúa” đang dẫn trước 1-0, nhưng trong bất cứ “trận đấu” nào chưa kết thúc thì việc dẫn bàn đến phút thứ 89 cũng chưa chắc là đã có chiến thắng trong tay!



Tất cả những diễn biến vừa qua mà nhiều người cũng đã biết về những chiêu thức của phe “phủ chúa” chúng ta tạm gọi là “vỏ quýt dày” vậy thì cái “móng tay nhọn” của phía “cung vua” ra sao? Và có “nhọn” thật không?




Liên minh "cung vua": 4Sang, Tổng Trọng

Trong suốt thời gian trước và trong khi diễn ra hội nghị của Bộ Chính Trị thì phe “phủ chúa” đã tung các nhân vật “có máu mặt” đi gặp hầu hết các ủy viên trung ương để “rỉ tai” (xin xem bài
“Quái chiêu lừa đảo của 3 Dũng”) thì đồng thời phe “cung vua” cũng đã cho in tập tài liệu về những việc làm của 3 Dũng và phe nhóm do Ủy ban kiểm tra trung ương tập hợp từ nhiều nguồn thành nhiều bản để gửi cho tất cả các ủy viên trung ương chính thức cũng như dự khuyết. Tập tài liệu dày đúng 313 trang giấy khổ A4, trong đó thể hiện đầy đủ các số liệu báo cáo, hình ảnh, bảng biểu, đồ thị… về các mặt kinh tế-chính trị-xã hội và những hệ lụy của nó mà cha con 3 Dũng cùng nhóm lợi ích đã phạm phải. Ngoài ra trong những trang cuối còn có hình ảnh từ bên ngoài lẫn bên trong của tòa nhà thờ họ quá hoành tráng của 3 Dũng…


Việc in ấn được giao cho một bộ phận bí mật của Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng, tập tài liệu này được chuẩn bị kín kẽ đến nỗi trước khi đến tay các ủy viên trung ương thì ngay trong bộ chính trị cũng chỉ có vài người được biết (cho đến cuối giờ chiều ngày 26/9/2012 thì tất cả ủy viên trung ương đều đã nhận được, qua sự xác nhận của các văn phòng).



Trang đầu tiên của tập tài liệu có in bút tích của chính tổng Trọng như sau: “Thân gửi: Các đồng chí Uy Viên Trung Ương! Với trách nhiệm đối với đất nước, với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước cũng như lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là với các thế hệ con cháu mai sau, tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu kỹ tài liệu này để có những quyết định đúng đắn nhất mang lại ích nước, lợi nhà. Xin gửi lời chào chân trọng và tin tưởng”…



Trước hết, chúng ta thấy rằng chỉ với vài dòng thủ bút ngắn ngủi trên đây cũng đã chuyển tải được nhiều “thông điệp” khá là thâm thúy của tổng Trọng đến với các ủy viên trung ương khi nhớ lại hai câu thơ của các Cụ ngày xưa:



“Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.


Vậy thì với những bằng chứng tham nhũng, phá hoại đất nước của 3 Dũng mà họ lại có thể “nhắm mắt” bỏ phiếu ủng hộ mà không suy nghĩ được sao?


Tập tài liệu được “rút gọn” cho còn đúng 313 trang, phải chăng cũng mang một thông điệp nào đó, bởi lẽ trong văn học hay khoa học thuần túy thì việc một tác phẩm có bao nhiêu trang giấy cũng chẳng có ý nghĩa gì so với chính nội dung bên trong, nhưng trong chính trị thì từng câu, từng chữ hay những con số nhiều khi nó hoàn toàn không “vô tư” như vậy…


Trong “cuộc chiến” này thì cả hai phe đều giương cao khẩu hiệu “Bảo vệ đảng” hay “Bảo vệ uy tín của đảng” để tìm sự ủng hộ của những thế lực khác nhau nhằm thủ đắc lợi thế về mình. Tuy nhiên, nói gì thì nói rõ ràng là trong trường hợp cụ thể này thì phe “cung vua” lại có được sự “chính danh” hơn hẳn so với phe “phủ chúa” vì với mục đích chống tham nhũng, làm trong sạch nội bộ đảng để lấy lại niềm tin của nhân dân của phe “cung vua” đã làm cho bên “phủ chúa” phải tắc tịt vì những chứng cớ rành rành ra đó. Mặt khác, xét từng cá nhân chủ chốt của cả hai phe thì về mặt công khai lẫn bằng chứng (kể cả liên quan đến con cái) thì cả tổng Trọng lẫn 4 Sang lại hầu như chẳng có gì trong khi 3 Dũng thì đầy dẫy những bằng chứng không thể chối cãi được mà 313 trang của tập tài liệu nêu trên đã nói rõ. Vậy thì ai mới đúng là những người “bảo vệ đảng” đây?


Chỉ có một trường hợp khá hy hữu là cô “công nương” vắt mũi chưa sạch Tô Linh Hương con gái Tô Huy Rứa “bỗng dưng” lên làm chủ tịch của Vinaconex một thời gian ngắn nhưng sau đó đã kịp rời nhiệm sở mà chưa hề (hay chưa kịp) gây ra bất cứ “…hậu quả nghiêm trọng nào” nếu đem so với Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái 3 Dũng đã và đang có quá nhiều “hậu quả nghiêm trọng” trên nhiều lĩnh vực mà hai cha con cùng phe nhóm đã gây ra đối với nhân dân, đất nước





 Những điều này cũng giải thích vì sao sau vụ Vinashin đổ bể trước đại hội 11 mà 3 Dũng thoát nạn được, bởi lẽ khi đó có quá nhiều cái để cho 3 Dũng lấy ra mặc cả vì trong bộ chính trị hồi đó ai mà không “nhúng chàm” đến nỗi có cả bằng chứng hẳn hoi ví dụ như tổng Mạnh với vụ PMU18, hay với việc làm sai nguyên tắc nhà nước là tổng bí thư lại đi ký với Trung Cộng về việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên mà 3 Dũng có cớ đổ vấy là “đặt y vào sự đã rồi”...v.v… việc tổng Mạnh phải kéo dài hết hội nghị này cho đến hội nghị khác để chốt lại danh sách nhân sự đã nói lên điều đó.



Một hình thức bỏ phiếu mới sẽ được áp dụng lần đầu tiên trong hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung Ương lần này là: Mỗi lá phiếu “ủng hộ” hay “không ủng hộ” cho những nhân vật được “đưa” ra “xem xét” hình thức kỷ luật thì đều phải nêu lý do và ý kiến để bảo vệ cho quan điểm của mình, có lẽ đây chính là cái “móng tay nhọn” nhất của phe “cung vua”!


Vì sao? Chúng ta thấy rằng, thói đời có những việc chỉ có thể “nghĩ” hay “mua bán” với nhau trong bóng tối thì còn có thể ngầm mà “ủng hộ” chứ có ai lại dám công khai, nhất là lại trong những cuộc họp tối quan trọng như thế này?


Vì đã đưa ra hình thức kỷ luật nào đó thì cũng phải “phân tích” cho đồng chí mình và mọi người thấy để cùng rút kinh nghiệm chứ, chi bộ đảng nào họp xét kỷ luật mà chẳng làm như vậy. Quả là quá khó để “phủ chúa” phản bác hình thức này. Hơn nữa người chủ trì hội nghị lại đương nhiên là tổng Trọng với “Điều lệ đảng” và “19 điều đảng viên không được làm” trong tay làm lá bùa khó gỡ cho phe “phủ chúa” dẫu biết rằng, đối với cấp dưới thì hai cái “bùa” kia chỉ là giấy lộn đối với 3 Dũng, nhưng đây lại là hội nghị trung ương mà “lá bùa” đó lại đang ở trong tay của chính tổng Trọng cấp trên của 3 Dũng…


Vậy những nhân vật được cho là sẽ bỏ phiếu ủng hộ 3 Dũng sẽ phải giải thích thế nào cho mọi người cũng như chính mình nghe “lọt tai” trong khi khẩu hiệu “chống tham nhũng là bảo vệ uy tín và làm trong sạch đảng, lấy lại niềm tin từ nhân dân và đại bộ phận đảng viên, cũng là nhằm để bảo vệ chế độ…” mà phe “cung vua” đã giương ra từ đầu đến cuối trong “cuộc chiến” này trong khi những “tội lỗi” của 3 Dũng lại rành rành ra đó với quá nhiều bằng chứng không thể phản bác?




Khu nhà thờ họ hoành tráng trị giá hơn 40 tỷ 

của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
 

Bên cạnh đó, việc “giữ chế độ và bảo vệ đảng” làm sao được khi thực tế uy tín của 3 Dũng đã không còn có thể cứu vãn được nữa trong mắt nhân dân và kể cả đa số đảng viên (ngoài vây cánh của chính 3 Dũng). Vì vậy các ủy viên trung ương cũng sẽ phải ý thức được rằng còn đảng là họ còn có cơ hội để tiếp tục tại vị và tiếp tục “kiếm tiền” quan trọng hơn là cố mà bảo vệ 3 Dũng, vì rõ ràng là họ không hề có lý cho việc đó khi phải “chứng minh” những điều ngược lại về 3 Dũng trước hội nghị toàn thể lần này!

Mặt khác, họ cũng sẽ thấy rằng dù chính phủ tới đây nếu không có 3 Dũng thì cũng chỉ có thể có duy nhất 03 nhân vật là ủy viên trung ương đương nhiệm sẽ bị “trảm” để lấy lòng dân vì có quá nhiều tai tiếng cũng như tội phá nát nền kinh tế, đưa tới sự lầm than cho đại bộ phận dân chúng khắp nơi trong nước đó là Bình ruồi, thống đốc NHNN; Thăng la to, bộ trưởng bộ GTVT; bất quá chỉ thêm Vương Đình Huệ, bộ trưởng bộ tài chính mà thôi (không tính lũ tội phạm ngân hàng, vì chúng không phải là ủy viên trung ương đương nhiệm).


Như vậy thì kiểu gì mà họ chẳng ung dung tại vị để tiếp tục cùng nhau vơ vét? Chưa kể là lực lượng “cung vua” còn có các bí thư thành, tỉnh ủy các địa phương vốn ít khi “ăn cánh” với bên chính quyền và thực tế thì số lượng ủy viên trung ương chịu ơn “mưa móc” trực tiếp từ 3 Dũng cũng không phải là nhiều lắm, vì với chế độ cai trị độc đảng thế này thì hễ vào được trung ương thì thiếu gì cơ hội để “kiếm tiền”? Nhưng nếu để 3 Dũng thoát tội thì cái kịch bản lên làm tổng thống của 3 Dũng sau khi đã thanh trừng hàng loạt phe đảng thì còn chỗ đâu mà dành cho những ủy viên trung ương vốn không nằm trong phe cánh “phủ chúa” nữa mà đòi tiếp tục tại vị để “làm ăn”?


Có dư luận lo ngại rằng, việc dọa nạt kèm theo tiền bạc để mua chuộc các ủy viên trung ương sẽ diễn ra như đối với Nguyễn Văn Chi của tay chân 3 Dũng có thể dẫn đến buộc họ phải “nghe lời”. Thế nhưng, với cái “chiêu” này của phe “cung vua” thì liệu họ còn dám? Hơn nữa, thời trước đại hội 11 thì bộ CA vẫn do út Anh nắm, nhưng “công” đưa Trần Đại Quang lên lại không phải là của 3 Dũng mà là của tổng Trọng và 4 Sang. Lợi dụng lúc đó 3 Dũng lật bài ngửa với tổng Nông cùng nhiều bằng chứng chẳng kém gì so với với vụ Vinashin để dàn xếp, tương kế tựu kế phe “cung vua” đưa ra điều kiện thay thế út Anh bằng Trần Đại Quang với cái cớ là vì út Anh không có nghiệp vụ… Cực chẳng đã 3 Dũng phải chấp nhận như là một trong những giải pháp để tự cứu mình, một mặt thấy thế lực của Nguyễn Văn Hưởng còn rất mạnh cũng như lợi dụng sự phân cấp 3 Dũng đã gia ơn cho một loạt thiếu tướng, trung tướng cả CA lẫn quân đội nên có phần tự tin và cả tự mãn…


Tuy nhiên, trong chính trị thì vốn “chẳng có kẻ thù vĩnh viễn cũng như tình bạn thủy chung” mà vấn đề thực dụng chính là vì lợi ích mới là điều phải cần tính tới trong mọi hoàn cảnh, vì thế việc “gió chiều nào che chiều ấy” đối với phe “cung vua” thì nó cũng có thể xảy ra với chính phe của “phủ chúa”. Ngoài ra đó còn là sự ghen ăn, tức ở của nhiều nhân vật mà có tài thánh 3 Dũng cũng không thể nào “mưa” cho khắp lượt được…


Trong lực lượng CA thì 3 Dũng chỉ thực sự nắm được vài cái tên như “thằng cậu” tức gã em vợ Trần Thanh Liêm, Tô Lâm, Phạm Quí Ngọ… Trong đó thì nếu có “cơ sự” gì thì ngoài “thằng cậu” ra có lẽ việc trở cờ của những gã còn lại cũng không có gì là khó hiểu.


Trong khi đó, bên quân đội thì hầu hết những nhân vật “theo” 3 Dũng lại là những vị “tướng không quân", mà bí thư quân ủy trung ương lại là... tổng Trọng!


Sự việc mới đây liên quan đến việc bổ nhiệm Chung “con” chính thức làm giám đốc công an Hà Nội đang gây ra nhiều đồn đoán khá là lý thú, nhưng sự kiện có nhiều uẩn khúc bên trong này không phải là mục tiêu của bài viết. Có lẽ việc nhận người chỉ hơn mình có mười mấy tuổi làm “bố nuôi” là có vẻ bất thường mà thôi.


Song song với những sự kiện vừa nêu thì một “kịch bản” mới đã được hình thành đó là vấn đề nhân sự “hậu” chính phủ 3 Dũng, đó là đưa Nguyễn Sinh Hùng lên làm thủ tướng và lần đầu tiên quốc hội của một nước CS có một chủ tịch là phụ nữ! Quả là một “chiêu độc” vì một mũi tên mà “bắn” vào được mấy đích.


Trước hết, việc đưa “hoa hậu” Nguyễn Thị Kim Ngân lên làm chủ tịch quốc hội đối với một nước thực sự dân chủ là chuyện bình thường, nhưng đối với một nước CS Á Đông thì trong con mắt của những nước dân chủ phương tây vốn coi trọng phụ nữ thì quả thật là một chiêu PR quá ngoạn mục, ít nhiều cũng làm lu mờ những hành vi phản nhân quyền xảy ra gần đây của “chính phủ cũ của 3 Dũng”.


Nhưng mục đích thực sự của “chiêu” này nằm ở chỗ “đẩy” Hùng hói vào thế buộc phải tự phá vỡ liên minh vốn chỉ được liên kết bằng tiền với 3 Dũng. Nhiều người cho rằng, Hùng hói cũng ít nhiều mang tai tiếng tham nhũng và cũng chỉ chăm chăm lo cho dòng họ mình, đổi lại là ủng hộ 3 Dũng để “cứu bồ” Thái Hương… Thế nhưng ra đến hội nghị trung ương thì những hành vi gọi là tham nhũng đó dù ai cũng biết là sự thật (từ dự án tái cấu trúc Vinashin...v.v...) nhưng quan trọng nhất lại không thể có được bằng chứng quá rõ như 3 Dũng, vậy thì làm sao mà kết tội nếu như không muốn nói là Hùng hói “sạch sẽ” hơn 3 Dũng nhiều? 


Còn việc “chăm lo cho dòng họ” ám chỉ việc Thái Hương bỏ phần lớn tiền đóng góp cho dự án xây khu thờ tự to tổ chảng thờ cả họ hàng - hang hốc nhà ông Hồ trên núi Chung ở Nghệ An là Hùng hói “tư túi” thì lại “không đúng”. Vì cả cái đảng này đã “phong thánh” cho ông ta từ rất lâu rồi. 

Hơn nữa là đang vẫn lợi dụng ông ta làm cái bình phong che chắn cho toàn đảng đấy thôi, vậy sao lại kết luận là Hùng hói “tư túi” cho được nếu như đem so với hình ảnh cái nhà thờ họ “to vật vã” của 3 Dũng trị giá những hơn 40 tỷ đồng. Đến như tên bố - mẹ còn không thấy trong bản khai lý lịch của 3 Dũng thì ai mà có thể dám tin là biết đâu 3 Dũng là dòng dõi Hắc - Bạch công tử ngày xưa để vàng chôn, ngọc cất lại cho 3 Dũng xây nhà thờ họ? Ở đâu ra nếu như đó không phải là tiền tham nhũng?

Cho nên không phải ngẫu nhiên mà ở mấy trang cuối của tập tài liệu đó lại có cả những tấm ảnh về cái nhà thờ họ hoành tráng của 3 Dũng. Việc Hùng hói đang ngồi chủ trì ở quốc hội mà “trở cờ” vì mục đích bấy lâu mong mỏi mà chưa được thì quả là một cơn “ác mộng” cho chính 3 Dũng!


Thời gian gần đây, trên vài trang mạng “lề dân” xuất hiện tin mà không mấy ai để ý đến, đó là “lời đồn” khi bà ngoại trưởng Mỹ xin gặp tổng Trọng hồi tháng 7 có đưa tận tay tổng Trọng một phong bì bên trong là danh sách những quan chức có tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, kèm theo tên ngân hàng và số tiền trong những tài khoản đó. Ccó lẽ nhiều người vì thiếu thông tin nên không biết là năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử, ngân hàng Thụy Sĩ phải bỏ qui định bảo mật có từ hàng trăm năm nay để cung cấp cho phía Mỹ danh sách những quan chức chính phủ nhiều nước có liên quan đến tham nhũng!


Như thế cũng đâu phải là vô cớ mà “tự dưng” lại có những thông tin trên? Và các quan chức của VN cũng không là ngoại lệ khi việc mở tài khoản ở nước ngoài không phải là việc gì quá khó. Thế nhưng với những điều luật chống tham nhũng mà nhiều nước đã ban hành và thực thi thì không khó để “có một quốc thư” chính thức đề nghị phong tỏa một hay nhiều tài khoản nào đó ở một nước nào đó, nếu cần vì lý do chống tham nhũng và rửa tiền, mà quốc thư vốn chỉ có chủ tịch nước (hay tổng thống, là nguyên thủ quốc gia) mới là người trực tiếp ký theo đúng thông lệ quốc tế. Mà người đó ở VN lại chính là 4 Sang, vậy nhiều vị ủy viên trung ương hay trong hàng ngũ bộ trưởng có ngại không?


Thế nhưng, với những động thái trên, chúng ta sẽ phải lý giải thế nào đây về việc Hội nghị Bộ Chính Trị kết thúc mà không ra được văn bản về hình thức kỷ luật 3 Dũng? Phải chăng là để “lùi một bước, tiến hai bước” của phe “cung vua” vì họ tự tin vào thế trận đã và đang giăng sẵn chờ đến ngày khai mạc hội nghị trung ương?


Tập tài liệu thứ hai như một “phụ lục” mà trong đó có đến 96,4% ý kiến của các bậc lão thành, các cựu ủy viên trung ương, các cựu ủy viên bộ chính trị đề nghị loại 3 Dũng khỏi Trung ương Đảng và cho thôi chức thủ tướng để giữ uy tín của đảng, cứu đất nước nhằm yên lòng dân đã được bắt đầu gửi đến các ủy viên trung ương đảng như một sự gián tiếp “định hướng” cho hội nghị.


So với hai người tiền nhiệm thì quả là 3 Dũng có quá nhiều “điểm đen” nếu như không muốn nói rằng là tai họa của đất nước bởi sự vô học, tham lam, độc ác đến độ vô nhân. 3 Dũng cũng chính là đời thủ tướng “đáp ứng” cho mọi đòi hỏi của Trung cộng nhiều nhất!


Ông Sáu Dân Võ văn Kiệt dù vì hoàn cảnh không được học đến nơi đến chốn nhưng ông vẫn ít nhiều còn có tấm lòng vì dân vì nước, cũng không làm gì đến nỗi gọi là quá đáng. Còn ông Saú Khải thì dù sao vẫn là người được ăn học đàng hoàng, tử tế nên dù không phải là không có tham nhũng, nhưng cũng không đến mức quá trắng trợn, hay bằng mọi thủ đoạn như 3 Dũng đã và đang làm…


Cuộc chiến hai phe chưa kết thúc, nếu phe “cung vua” thắng thì các thế lực tham nhũng dưới thời 3 Dũng bị triệt hạ, dân ta còn có cơ may dễ thở hơn một chút; nhưng nếu phe “phủ chúa” mà thắng thì cái viễn cảnh lầm than “nồi da xáo thịt” vì sự trả thù và sự đàn áp phong trào dân chủ tàn bạo hơn là không tránh khỏi.


Trong trường hợp vì những lý do nào đó mà cuối cùng hai phe cùng thỏa hiệp và cùng tồn tại thì cũng vẫn là thảm họa cho dân tộc VN, thế lực được hưởng lợi nhiều nhất chính là Trung cộng, bởi lúc đó thì cả hai phe đều phải thi nhau thỏa hiệp nhiều thứ nhằm làm vừa lòng Trung cộng. Chúng ta nhớ lại câu chuyện dân gian về quan phụ mẫu xử án ngày xưa, khi cả hai bên đưa nhau ra chốn công đường thì đều phải đút lót, đến ngày xử án một người vốn cứ tưởng mình chắc thắng đến khi bị xử thua thì mới giật mình khi thấy Quan giơ hai ngón tay và phán rằng: “Mày đã phải, nhưng nó còn phải gấp hai mày”. Vậy Trung cộng có “giống” lão quan phụ mẫu ấy không?. . .


Chính trường các nước cộng sản quả là rất khó đoán, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Dân gian chẳng vẫn có câu “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” đó sao?



Trần Phong
danlambaovn.blogspot.com

vendredi 28 septembre 2012

Nợ công bình quân của Việt Nam là 762,2 USD/người

 
(VOV) - Theo đồng hồ nợ công toàn cầu, lúc 13h hôm nay (28/9), trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công trên 760 USD.


Nợ công trung bình 762,2 USD/người

Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 13h (giờ Việt Nam) hôm nay (28/9), nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 68,119 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 762,2 USD; nợ công chiếm 49,9% GDP. Cùng thời điểm, nợ công toàn cầu đang ở mức trên 48.947 tỷ USD. 

Thông số nợ công trên Global debt clock lúc 13h ngày 28/9/2012

Trước đó, số liệu mà Economist đưa ra, tổng mức nợ công của Việt Nam nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Cụ thể, lúc 15h30 ngày 4/9, nợ công của Việt Nam vào khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm 2011. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam đang là 756,9 USD. Còn nợ công toàn cầu 48.771 tỷ USD.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong còn cho biết, dịch vụ nợ công Việt Nam tăng. Tính đến 31/12/2012 nợ công sẽ là 58,4% GDP (trong khi cuối năm 2011 là 54,6% GDP). Và dự báo năm 2015 mức nợ sẽ lên tới 65% GDP, trong đó nợ nước ngoài và Chính phủ dưới 50%. Dịch vụ nợ nước ngoài năm 2011 là 12,5% và 2012 là 13,5% tổng thu ngân sách Nhà nước. 


Quy mô nợ tăng nhanh


Ông Nguyễn Minh Phong nhận định, có 4 thách thức nợ công của Việt Nam. 


Thách thức thứ nhất là quy mô nợ tăng nhanh vượt dự báo. Ông Phong dẫn ra rằng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2%; nợ công là 57,3%. Trong kế hoạch trình Quốc hội, đến 31/12/2011, nợ công là 54,6%, đến 31/12/2012 là 58,4% GDP. Ngày 8/11/2011, Quốc hội đã thông qua nâng trần nợ công Việt Nam đến 2015 không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 50% GDP và dư nợ quốc gia không quá 50% GDP.


Thách thức thứ hai, điều kiện nợ ngày càng ngặt nghèo hơn: trong tổng nợ công của Việt Nam, cuối năm 2009 vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%, vay ưu đãi chiếm 5,41%, vay thương mại 19,92%.... Sang năm 2010, vay nợ với lãi suất thấp 1-2,99%/năm chiếm khoảng 65,5% tổng dư nợ. 


Đặc biệt, các khoản vay có lãi suất cao từ 6-10%/năm trong năm 2010 đã lên tới 1,89 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2009. Hiện các chủ nợ chính của Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Pháp, ADB, WB…


Hệ số an toàn nợ giảm

Thách thức thứ ba là dịch vụ nợ tăng nhanh, hệ số an toàn nợ giảm: dịch vụ nợ nước ngoài của Việt Nam trong năm 2010 là 1,67 tỷ USD, trong đó riêng tiền lãi và chi phí hơn 616 triệu USD, tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009. 


Nợ nước ngoài của Việt Nam đang lớn gấp 3 lần so với dự trữ ngoại hối (khoảng 14-15 tỷ USD). Năm 2011, dự kiến trả nợ 86.000 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng thu ngân sách nhà nước; năm 2012 sẽ phải trả 100.000 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng thu. 


Trong khi đó, ông Phong cho biết, nợ công của Thái Lan chỉ có 44,1% GDP và dự trữ ngoại hối là 176 tỷ USD; Indonesia, Malaysia nợ công chỉ 26,9% GDP, Philippines 47,3%…


Ông Phong còn dẫn ra rằng, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, hiện nay tổng số dịch vụ nợ (trả nợ cả gốc và lãi) của Chính phủ chiếm khoảng 14-16% tổng thu ngân sách nhà nước. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, mức dịch vụ nợ an toàn là không quá 30% tổng thu ngân sách. 


Thách thức thứ tư là đầu tư công chưa hiệu quả là nguồn gốc lớn nhất làm tăng nợ công. Ông Phong lấy ví dụ, Việt Nam hiện có 194 khu công nghiệp, 1643 cụm công nghiệp, 15 dự án khu kinh tế ven biển, ước tính cần hơn 2000 tỷ USD (bằng toàn bộ đầu tư cả nước trong 50 năm nữa) để đầu tư. 


Năm 2011, cả nước “lọt lưới” 333 dự án mới sai đối tượng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Nợ của các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm tới 70% nợ xấu của các ngân hàng. 


Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến hết tháng 8/2011, nợ xấu toàn ngành ngân hàng ở mức trên 76.000 tỷ đồng và đang có xu hướng tăng. Trong đó, các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất trắng khoảng 37.000 tỷ đồng (thuộc nợ nhóm 5). Nợ xấu của một số ngân hàng cao hơn mức bình quân của toàn ngành là 3,21%/tổng dư nợ.


Tòa thì kín nhưng lột áo, đánh đập, đe dọa thì công khai


 

Nguyễn Hoàng Vi (Danlambao) - Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả. - Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được. - Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ. Nói đến đây, 7-8 phụ nữ nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác...
*
Sáng ngày 24.09.2012, chúng tôi có mặt ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn cầu nguyện và cùng nhau đi tham dự phiên tòa xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ngay từ sáng sớm, các ngã tư dẫn đến nhà thờ đều bị rào chắn và có rất đông lực lượng an ninh, công an,... chốt ở các ngã tư. Taxi không được lưu thông vào khu vực này, vì thế, chúng tôi quyết định đi bộ từ nhà thờ ra tới tòa án. Chúng tôi đi bộ trên lề đường rất trật tự, lực lượng an ninh, công an, CSGT, dân phòng,... đi theo dày đặc dưới lòng đường, trên lề đường,... khiến cho đường sá vốn đã đông đúc nay lại càng thêm mất trật tự. 

Trên đường đến tòa án, CSGT đã 2 lần chặn xe máy chở linh mục Anton Lê Ngọc Thanh để kiếm chuyện, câu lưu, kéo dài thời gian đến tòa, thậm chí họ còn cướp băng rôn, biểu ngữ của chúng tôi. Khi đoàn người đi đến trước khách sạn Victory ở ngã tư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Văn Tần thì lực lượng an ninh, công an, dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ du lịch, hội phụ nữ,... gần 200 người mà dẫn đầu là ông Trần Song Nam - trưởng Công an P6 Q3 vây quanh, cô lập, chặn đường chúng tôi. 

Họ hỏi chúng tôi đi đâu và khuyên chúng tôi trở về. Với quan điểm, đây là một phiên tòa công khai, người dân có quyền đến tham dự để hiểu thêm về pháp luật, chúng tôi nhất quyết từ chối đề nghị vô lý của họ. Không đủ lý lẽ để ngăn cản chúng tôi đến tham dự phiên tòa, ông Trần Song Nam ra lệnh cho cấp dưới cưỡng chế tất cả chúng tôi về đồn, trừ linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và linh mục Guise Đinh Hữu Thoại. Họ đã xô đẩy, lôi kéo chúng tôi. Họ cho 4-5 người khiêng 1 người chúng tôi, họ hành xử rất thô bạo với chúng tôi chẳng khác gì loài cầm thú. 

Trong đồn Công an Phường 6, Quận 3 - Công an bảo kê cho thành phần bất minh ăn cướp tài sản của người dân: 

Sau khi khiêng chúng tôi vào đồn, họ tách chúng tôi ra nhiều phòng khác nhau. Tôi, nhà thơ Bùi Chát, Dũng Aduku và chị Phượng (dân oan Vườn Rau Lộc Hưng) bị đưa vào một nhà kho. Được một lúc thì họ mời Bùi Chát qua 1 phòng khác làm việc, rồi đến tôi cũng được mời qua phòng khác làm việc. Viên công an lấy giấy bắt tôi viết tường trình, tôi hỏi: 

- Tôi đang đi bộ ngoài đường vì sao các anh bắt tôi vào đây? Bây giờ lại bắt tôi phải viết tường trình là thế nào? Tôi không viết. 

Viên công an biết là không thể nào làm việc được với tôi, bèn đưa tôi trở lại nhà kho. 

Một lúc sau, một tên mặc thường phục vào bắt tôi phải đưa điện thoại cho họ. Tôi đưa, tên này nhào tới tính giật điện thoại, tôi liền nói: 

- Anh là ai, có quyền gì mà bắt tôi phải giao nộp điện thoại cho anh? 

Hắn liền gọi một viên công an mặc sắc phục vào để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi nói với họ: 

- Các anh là công an. Các anh hiểu biết pháp luật. Các anh phải tôn trọng và hành xử theo đúng pháp luật chứ. Các anh muốn thu điện thoại của tôi thì phải có biên bản đàng hoàng chớ. Có đâu mà nhào nhào tới giật như ăn cướp vậy. 

Thế là, viên công an mời tôi sang phòng khác, lấy biên bản ra để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi đổi ý, nói với viên công an: 

- Tôi nghĩ lại rồi. Điện thoại là tài sản của cá nhân tôi, là quyền tự do thông tin cá nhân của tôi. Tôi không việc gì phải cho các anh tịch thu hay xem bất cứ thông tin gì trong điện thoại của tôi cả. 

- Sao lúc nãy cô nói lập biên bản đàng hoàng thì cô cho tịch thu điện thoại. 

- Lúc nãy khác, giờ tôi suy nghĩ lại rồi. Tôi không đồng ý cho các anh tịch thu điện thoại của tôi. 

- Chúng tôi tình nghi cô vi phạm pháp luật. Chúng tôi phải tịch thu điện thoại của cô để điều tra. 

- Anh nói tôi vi phạm pháp luật là vi phạm cái gì? Anh phải nói cho rõ ràng à nghen. 

- Cô tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng. 

- Tôi không gây rối trật tự công cộng. Tôi đang đi bộ trên lề đường rất là trật tự, các anh tập trung đông người, ngăn chặn đường tôi đi rồi còn cưỡng chế một cách vô lý chúng tôi vào đây. Chính các anh mới là người gây rối trật tự công cộng. Bây giờ các anh muốn ăn cướp tài sản của tôi rồi vu khống cho tôi là vi phạm pháp luật à? 

Họ không còn lý lẽ gì để nói với tôi, bèn chửi bới tôi rồi giật lấy ví tiền của tôi lục lọi. Lục lọi chán chê, họ quẳng ví lại cho tôi, tôi liền mở ra kiểm tra lại ngay thì toàn bộ số tiền mang theo phòng thân (khoảng 300-400 ngàn đồng) mất sạch. Tôi nói: 

- Các anh lấy ví của tôi lục lọi, giờ mất hết tiền của tôi rồi. Các anh là đồ ăn cướp. 

- Tiền mày mang về cho cha, cho mẹ mày hết rồi chứ ai lấy tiền của mày

Nói rồi, họ tiếp tục trấn áp người tôi để lấy cho bằng được chiếc điện thoại của tôi. Xong, họ lại tống tôi về nhà kho. 

Một lúc sau thì họ cho xe đến chở tôi về công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú (nơi tôi cư ngụ). 

Như vậy, tại đồn Công an Phường 6, Quận 3, tôi đã bị cướp mất tiền bạc và điện thoại di động. 

Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú - Tôi bị bỏ đói, bỏ khát, bị lột áo, bị đe dọa bỏ tù, bị đánh đập và hành hạ đến thân tàn ma dại: 

Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, họ - những thanh niên mặc thường phục mà tôi quen mặt vì luôn canh gác trước nhà, theo dõi cũng như những lần trước bắt tôi lên đồn công an - bắt tôi làm việc. Tôi trả lời thẳng thắn: 

- Tôi và các anh, tuy tôi thực sự không biết tên tuổi các anh là gì nhưng chẳng lạ gì nhau, tôi chẳng lạ gì cách bắt cóc người giữa đường rồi lôi vào đồn công an của các anh cũng như các anh chẳng lạ gì cách làm việc của tôi: Sẽ không có việc tôi phải hợp tác làm việc hay trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các anh. Tốt nhất là đừng làm mất thời gian của nhau. Còn các anh muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không nói thêm bất cứ điều gì. 

- Không làm việc thì em cũng phải ngồi đây thôi chứ không được về nhà hay đi đâu hết. 

Và họ bỏ mặc tôi với căn phòng, không cho tôi nước uống, cũng chẳng cho tôi thức ăn. 

Tôi xếp các ghế lại với nhau rồi nằm nhắm mắt cho đỡ mệt. 

Trong lúc tôi nằm, họ tưởng là tôi đã ngủ, những thanh niên mặc thường phục mà vẫn tự xưng là an ninh tụm lại nói chuyện với nhau. Họ nói về những vấn đề trong mối quan hệ yêu đương của họ mà không quên quăng ra những lời bình luận, nhận xét về phụ nữ rất tục tĩu và thô bỉ. Và họ nói về tiêu chuẩn lấy vợ của họ đều giống nhau là phải chọn những cô gái gia đình giàu có chỉ để mai mốt cưới về, họ khỏi phải làm gì vẫn có cái để mà ăn chơi sung sướng. 

Tôi không hiểu ngành công an, an ninh đã dạy cho những thanh niên đó những gì mà họ lại có tư tưởng ăn chơi, hưởng thụ trên mồ hôi, nước mắt của kẻ khác chứ không hề có một chút ý thức "Lao động là vinh quang" như Đảng và Nhà nước vẫn tuyên truyền trong nhân dân (hay đây chỉ là lời dụ dỗ để nhân dân tăng gia lao động để có cái cho các anh hưởng thụ???). "Rường cột của Tổ quốc" là đây sao? 

Đến khoảng 3h chiều, họ lại lôi tôi lên một căn phòng ở lầu 3 chỉ vỏn vẹn khoảng 6 met vuông. Họ nói với tôi: 

- Những người mà em ủng hộ, tòa đã tuyên án họ trên 10 năm rồi. Bây giờ, em thay cái áo này (áo đen FREE ĐC, TPT, A3SG) ra, để áo này ở lại rồi về nhà. 

Trong một lúc, tôi bất ngờ vì sao phiên tòa lại diễn ra nhanh đến thế, vì sao các blogger bị tuyên án nặng đến thế... Rồi tôi lấy lại bình tĩnh nói với họ: 

- Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả. 

Một phụ nữ trẻ tuổi nói với tôi: 

- Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được. 

- Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ. 

Nói đến đây, 7-8 phụ nữ (chẳng biết thuộc thành phần gì) nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác. Sau khi lột áo tôi, họ khuyên nhưng thực chất là muốn đe dọa tôi: 

- Em về mà lo cho gia đình đi, đừng lo những việc này nữa. Em còn trách nhiệm với mẹ già, còn trách nhiệm với con em, nếu em còn làm những việc này nữa, em đi tù rồi ai lo cho mẹ em, ai lo cho con em? 

- Trách nhiệm lo cho gia đình, tôi vẫn phải lo, tôi đâu có nhờ mấy người lo giúp. Nhưng ngoài trách nhiệm với gia đình, tôi còn phải có trách nhiệm với xã hội, với đất nước. Việc tôi đi tham dự 1 phiên tòa công khai để hiểu biết thêm pháp luật chẳng có điều gì là sai trái, đáng phải đi tù cả. Nếu vì việc này mà tôi phải đi tù thì chính những người bỏ tù tôi mới là những người vi phạm pháp luật, là những người gián tiếp gây ra tội ác với gia đình tôi, khiến cho mẹ tôi, con tôi không người chăm lo. Chính những người đó mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi. Còn việc mấy người muốn bỏ tù tôi bao nhiêu lâu cũng được, tôi không quan tâm và với tôi nó chẳng có nghĩa lý gì cả. Chính những người bỏ tù tôi mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi. 

Tôi vừa nói xong, họ - khoảng 15 người xông vô túm lấy người tôi, đánh tơi bời. Mười mấy người trong một căn phòng chật hẹp đè tôi xuống đất, đánh tôi khiến tôi không có một chút không khí để thở. Tôi nói "Tôi khó thở", họ vẫn không buông tha tôi, họ vẫn đánh tôi túi bụi, xô tôi đập đầu vào tường. Đến khi tôi ngã khụy xuống đất, họ mới buông tôi ra và bảo tôi về nhà đi. 

Đến đây, tôi không thể nào chấp nhận nổi những hành động vô lý, man rợ, phi nhân của họ, tôi yêu cầu họ phải làm rõ vụ việc bắt tôi vào đồn công an cướp tài sản của tôi, bỏ đói, bỏ khát, lột áo, đánh đập tôi một cách dã man như vậy rồi bảo tôi về. Như vậy là sao? Dù là tội phạm, họ cũng phải tôn trọng nhân phẩm và không được đánh đập, tra tấn, huống chi tôi là một công dân tự do. Họ phải làm rõ vấn đề và bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tinh thần và danh dự của tôi. 

Khi tôi yêu cầu như vậy, họ đã cho người khiêng tôi từ trong phòng lầu 3 xuống đất, tống tôi vào một chiếc taxi rồi cho 3 tên thanh niên mặc thường phục kè tôi về nhà. Taxi dừng đầu hẻm, họ khiêng tôi vô hẻm cách nhà tôi vài căn, họ quẳng mạnh tôi xuống đất đầy bùn lầy do trời mưa. 

Thấy tôi về nhà trong bộ dạng thê thảm đó, mẹ tôi không khỏi xót xa. Người nhà gọi taxi chở tôi đi bệnh viện, chờ đợi rất lâu không có xe, tổng đài gọi lại báo rằng khu vực nhà tôi ở đã hết xe. Người nhà chở tôi ra bãi đậu taxi cách nhà chưa tới 500m thì thấy taxi đậu đầy trong bãi, mẹ đưa tôi đi bệnh viện. Trên đường đến bệnh viện, rất đông an ninh mặc thường phục chạy theo taxi. 

Tôi và mẹ phải ghé vô nhà thờ tránh việc họ kiếm chuyện gây sự giữa đường. Khi tôi và mẹ vào nhà thờ thì an ninh vẫn đứng canh dày đặc bên ngoài nhà thờ. Sức khỏe tôi từ hôm đó cho đến nay: cơ thể kiệt sức, đầu sưng một cục, đau nhức dữ dội, chóng mặt, nôn ói liên tục, ăn uống không nổi,... 

Để tôi được tịnh dưỡng hoàn toàn và tránh sự quấy rầy của những người nhân danh là an ninh nhưng chuyên đi gây mất an ninh xã hội, các Cha trong DCCT đã bố trí cho tôi được nghỉ tạm ở nhà khách của nhà dòng để bác sĩ và y tá chăm sóc để tôi mau chóng hồi phục sức khỏe. Chính vì các Ngài đã nâng đỡ, cứu giúp tôi trong lúc hoạn nạn mà an ninh đã giả danh bịa chuyện để bôi nhọ các Ngài. 

Tôi kể lại những chuyện này những chuyện này chỉ với mục đích duy nhất: để cho mọi người biết thêm một câu chuyện nhỏ trong ngàn câu chuyện lớn trên đất nước của tôi. Nó không phải chỉ là một câu chuyện của riêng cá nhân tôi mà còn là câu chuyện của nhiều người, đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và phần kết luận của nó chưa biết sẽ chấm dứt lúc nào ở tương lai.

Tiêu chí nước công nghiệp của Việt Nam năm 2020

HÀ ĐĂNG
29/09/2007 15:46 (GMT+7)

picture  
Nếu đạt được các tiêu chí định lượng, đến năm 2020, Việt Nam cũng mới chỉ đạt mức tương đương với nền kinh tế Thái Lan ở thời điểm hiện nay.

Với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, Đại hội IX của Đảng (2001) đề ra mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Tuy nhiên, tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại như thế nào thì chưa được nêu cụ thể, điều đó chắc chắn sẽ được giải quyết trong một chiến lược phát triển mới. Có thể là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020.


Dẫu sao từ nhiều năm nay, những tiêu chí ấy cũng đã được đề cập một cách khái quát trong một số văn kiện của Đảng hoặc trong các tài liệu của các cơ quan nghiên cứu và chuyên gia kinh tế nước ta. Và các tiêu chí này Việt Nam không tự đặt cho riêng mình mà còn tham khảo những tiêu chí chung của các nền kinh tế công nghiệp mới trên thế giới.


Tổng quát lại, có thể nêu lên ba nhóm tiêu chí mà nền kinh tế Việt Nam hướng tới năm 2020 như sau:


Nhóm 1 gồm các tiêu chí về tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Các tiêu chí này phản ánh trình độ công nghiệp hoá của một nước. Đó là: 
(1) Quy mô (GDP); 
(2) Tốc độ tăng GDP/năm;
(3) GDP bình quân đầu người; 
(4) Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người/năm; 
(5) Tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP; 
(6) Tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP; 
(7) Tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP; 
(8) Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong xuất khẩu hàng hoá;     (9) Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tác; 
(10) Điện sản xuất bình quân đầu người; (11) Tỷ lệ đường bộ rải nhựa.

Nhóm 2 gồm các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội. Các tiêu chí này cũng góp một phần vào việc xác định mức tăng GDP bình quân đầu người. Đó là: 
(1) Dân số; 
(2) Tốc độ tăng dân số hàng năm; 
(3) Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo; 
(4) Tỷ lệ dân số thành thị; 
(5) Chỉ số phát triển con người (HDI); 
(6) Tỷ lệ chi phí cho giáo dục trong GDP; 
(7) Tỷ lệ trẻ em nhập học ở cấp tiểu học, trung học; 
(8) Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động; (9) Tỷ lệ chi phí cho y tế trong GDP;
(10) Tỷ lệ dân số được chăm sóc y tế 
(11) Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch; 
(12) Chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini).

Nhóm 3 gồm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là: 
(1) Giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ; 
(2) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; 
(3) Vốn FDI; 
(4) Mức nợ nước ngoài và tỉ trọng so với GNI.

Từ các nhóm tiêu chí định tính cơ bản nêu trên, cần để ra các tiêu chí định lượng cần đạt tới vào năm 2020.


Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực, GDP của nước ta phải đạt mức trung bình của 4 nước có GDP cao nhất hiện nay trong ASEAN, là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia (vào khoảng 200 tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm phải ở mức hai con số. 
Bởi nếu tiếp tục nhịp độ tăng trưởng như hiện nay (10 năm tăng gấp đôi), thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn sẽ thua xa mức thu nhập bình quân đầu người/năm tại khu vực ASEAN.

Theo một số tài liệu nghiên cứu tin cậy, tiêu chí định lượng mà Việt Nam cần và có thể đạt được vào năm 2020 đại thể là như sau:


Về kinh tế
GDP 180 - 200 tỉ USD. 
Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2006- 2020: 9,2-10%. 
GDP bình quân đầu người: 1.800-2.000 USD. 
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006/2020: 7,9-8,6%.

Tỷ trọng giá trị nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP: 10-44-46%. 
Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong tổng xuất khẩu hàng hoá: 75%. 
Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tác: 30%. 
Điện bình quân đầu người: 2.200 Wh/người. 
Tỉ lệ đường bộ rải nhựa (tỉnh, huyện, xã): 50-100%. 
Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ: 108 tỉ USD. 
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm: 9,4%.
Vốn FDI: 2.384 triệu USD.

Về xã hội
dân số 100 triệu người. Tốc độ tăng dân số hàng năm dưới 1%. 
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo (theo tiêu chí quốc gia có tham khảo tiêu chí của LHQ): dưới 5%. 
 Tỉ lệ dân số thành thị: 50%. Chỉ số HDI: 0,8. 
Tỉ lệ chi phí cho giáo dục trong GDP: 5%. 
Tỉ lệ trẻ em nhập học trong tiểu học, trung học: 100%. 
 Tỉ lệ chi phí cho y tế trong GDP: 4,1%. 
Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch (thành thị và nông thôn): 100%.

Nếu đạt được các tiêu chí định lượng này, đến năm 2020, Việt Nam cũng mới chỉ đạt mức tương đương với nền kinh tế Thái Lan ở thời điểm hiện nay. Vì vậy, các tiêu chí định lượng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng.


Từng ngành cần định ra các chỉ tiêu riêng phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế và đặc thù phát triển theo từng thời kỳ, vả chăng sự so sánh vị thế của Việt Nam với các nước trong khu vực chỉ có tính chất tương đối tại thời điểm mà các nước đó đã được thế giới coi là những nước công nghiệp mới. 


 http://vneconomy.vn/66024P0C5/tieu-chi-nuoc-cong-nghiep-cua-viet-nam-nam-2020.htm
 

Tiền đang chảy đi đâu?


Ngân hàng đang trở thành “túi hút tiền không đáy” khi huy động bao nhiêu dường như vẫn thiếu. Vậy tiền đang chảy đi đâu, khi tín dụng tăng không cao?

 Image
 







Cho vay sân sau với lãi suất siêu rẻ và...
 
Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đang lan rộng, khi đến nay, đã có ít nhất 6 - 7 ngân hàng đưa lãi suất huy động kỳ hạn dài lên mức 13%/năm như Eximbank, Sacombank, Bắc Á, Đại Á… Điều kỳ lạ là, từ đầu năm đến nay, lượng tiền huy động của các ngân hàng vẫn tăng trưởng rất tốt, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ bằng 1/10 vốn huy động. Vậy các ngân hàng vẫn cấp tập huy động vốn để làm gì?


Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí, câu trả lời rất đơn giản: “Tiền đang chảy vào các công ty sân sau”. Đây cũng là lý do tại sao nhiều DN vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng hoặc phải vay với lãi suất cao.
Thừa nhận tình trạng này, Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội cho hay, tình trạng cho công ty sân sau vay đáng báo động hơn những gì mà dư luận báo chí phản ánh. Một số ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động là do đang dồn vốn cho các công ty sân sau và đang bị mắc kẹt, không có tiền cho doanh nghiệp khác vay.


Rõ ràng, tình trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày trở nên phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy khó xử lý. Nếu tình trạng này tiếp tục được dung dưỡng, tình trạng cho vay công ty sân sau thiếu minh bạch, chắc chắn con số nợ xấu sẽ ngày càng phình to và khó xác định.


Do đó, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Đại Lai đề nghị, Ngân hàng Nhà nước cần sớm có biện pháp xóa bỏ mọi hình thức sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp với ngân hàng, mạnh tay xử lý các vi phạm loại này. Với những ngân hàng quản lý tài chính quá yếu, Nhà nước có thể cho giải thể, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và cổ đông chính bằng nguồn thanh lý ngân hàng đó và sự vào cuộc của Bảo hiểm Tiền gửi.
 
Ngoài ra, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đưa ra kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước phải từng bước bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng phải niêm yết trên sàn chứng khoán để đảm bảo minh bạch, không tùy tiện bơm tiền cho các công ty sân sau.

... đảo nợ


Giải thích cho hiện tượng thừa vốn, không thể cho vay, nhưng nhiều ngân hàng vẫn tăng huy động, ông Phạm Linh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho rằng, sở dĩ nhiều ngân hàng đang “đua” lãi suất huy động là do từ đầu tháng 9/2012, Thông tư 21/2012/TT-NHNN có hiệu lực. Theo đó, nguồn vốn liên ngân hàng bị thu hẹp, các ngân hàng buộc phải tăng huy động trên thị trường dân cư để bù đắp. Nhiều ngân hàng cũng cho rằng, việc tăng huy động vốn cũng là để phòng thủ thanh khoản cuối năm, đón nhu cầu vốn tăng cao.


Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, việc ngân hàng đua huy động, thậm chí là vượt trần lãi suất dù tín dụng không tăng đã cho thấy, thanh khoản của ngân hàng đang có vấn đề. Nói cách khác, nợ xấu hiện nay như cục nam châm hút vốn huy động, khiến luồng vốn huy động chảy vào ngân hàng rất mạnh, song chủ yếu được các ngân hàng tập trung vào đảo nợ.


Lý giải trên được coi là hợp lý, bởi dù Ngân hàng Nhà nước đã thừa nhận, nợ xấu của hệ thống ngân hàng lên tới hơn 200.000 tỷ đồng. song chưa có phương án xử lý cụ thể nào được đưa ra.


Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng khẳng định, tính đến ngày 7/9, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống đạt 1,82%. Tuy nhiên, số lượng vay mới rất khiêm tốn. Cho vay theo hình thức cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay cơ cấu tài chính, miễn giảm lãi, cho vay bù đắp dư nợ theo mức lãi suất mớiõ… chiếm tới hơn một nửa.


Chính vì vậy, trong lúc nhiều ngân hàng xin nới chỉ tiêu tín dụng lên tới 25-30%, thì một số ngân hàng lớn vẫn chật vật tăng trưởng tín dụng. Chính ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank khẳng định, hiện nhiều doanh nghiệp vay vốn không phải để sản xuất, kinh doanh, mà là để đảo nợ.


TS. Nguyễn Đại Lai cho rằng, dù tín dụng tăng trưởng rất thấp, song hiện nay dư nợ tín dụng vẫn bằng khoảng 125% GDP đã cho thấy, khách hàng của ngành ngân hàng vẫn rất lớn, hoặc chưa đến hạn trả nợ hoặc không trả được nợ, vì thế, sẽ là có sức thuyết phục nếu lý giải “tín dụng chủ yếu vẫn dùng vào đảo nợ”.


Xem ra, nghẽn mạch tín dụng vẫn là căn bệnh khó chữa nhất trên thị trường tiền tệ thời gian tới, khi luồng tiền hình như vẫn chạy lòng vòng trong thị trường tài chính và các công ty sân sau của hệ thống ngân hàng.


Theo Baodautu