(09/09/2012)
Mỗi nhà hoạt động đều có một
vài độc chiêu. Nếu không, tất không lên chức cao nổi. Có những độc chiêu
có lợi cho đất nước, có khi có hại cho đất nước. Câu hỏi nơi đây là, có
phải ông Thủ Tướng Dũng có nhiều độc chiêu ra sao, và những ảnh hưởng
tốt, hay tác hại xấu như thế nào.
Cũng cần phaỉ nhắc rằng, trong cuộc tranh quyền và thế lực hiện nay, phe ông Dũng được nhiều nhà phân tích xem là đang kình với mặt trận kết hợp của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Màn được xem là gần nhất khi Ba Dũng xuất chiêu là đánh văng ghế Đạị Biểu Quốc Hôi của bà Đặng Thị Hoàng Yến, người được xem là tay trong của Tư Sang. Nhiều tuần sau đó, phe Tư Sang xuất chiêu liên hoàn, truy bắt Dương Chí Dũng, nhân vật trùm tham nhũng ngành đường biển, làm anh này được công an báo tin để chạy trốn và mới bị Interpol bắt ở Cam Bốt để sẽ dẫn độ về; kế tiếp, bắt Bầu Kiên, đại gia thân tín của gia đình Nguyễn Tấn Dũng và là người được xem là chuyên nghề “tay không bắt giặc” vì cứ vay tiền ngân hàng này để vét, thâu tóm ngân hàng kia và luôn luôn có Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đứng sau lưng bơm tiền.
Nghĩa là, các chiêu giao lưu giữa các phe chỉ là những “nhóm lợi ích” khác nhau, với những chiêu rút ruột đất nước khác nhau, cho tới khi xung khắc mới lộ ra.
Báo Nhân Dân mới hôm Thứ Tư 5/9/2012 kể chuyện ông Nguyễn Phú Trọng khều móc Ba Dũng. Bản tin có tựa đề “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội” đã viết, trích:
“Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Ðảng bộ TP Hà Nội là đảng bộ có số lượng đảng viên đông nhất nước (340 nghìn đảng viên)...
...Tổng Bí thư chỉ đạo, trong quá trình kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, cần tập trung vào bốn nội dung sau. Một là, cần tập trung tuyên truyền để mọi cán bộ, đảng viên thấm nhuần đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa đợt sinh hoạt chính trị này. Ðây là đợt sinh hoạt đặc biệt quan trọng mang ý nghĩa thiêng liêng, hệ trọng, tập trung vào ba vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết T.Ư 4, trong đó đáng lo ngại nhất là tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tình trạng này đe dọa sự sống còn của chế độ, ảnh hưởng vai trò lãnh đạo của Ðảng. Vì vậy, lần này Ðảng ta quyết tâm làm trong sạch đảng, nhằm xốc lại đội ngũ...” (hết trích)
Có phảỉ ông Trọng ám chỉ Ba Dũng? Bộ phận không nhỏ thì hỏng rồi, ai cũng biết, khỏi cần nói. Nhưng con sâu nào đang giữ vị trí lãnh đạo? Ghế lãnh đạo, điều hành mọi việc, mà có thể “đe dọa sự sống còn của chế độ, ảnh hưởng vai trò lãnh đạọ của Đảng” là ai? Ai mà có tác hại tới nổi đe dọa sự sống còn của chế độ?
Tất nhiên, không phải cỡ Thành Ủy Sài Gòn. Vì ngay cả khi Sài Gòn tuyên bố tự trở thành chiến lũy, biểu tình rầm rộ như Thiên An Môn, đòi tự do dân chủ... thì quân đội Hà Nội tất sẽ bao vây, phong tỏa dần mòn cả Sài Gòn. Làm sao mà đe dọa sự sống còn của chế độ nổi, khi guồng máy công an và quân đội còn ở Hà Nội.
Câu trả lời tất nhiên là Văn Phòng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, bây giờ thì phe Trọng và Sang đang bao vây Dũng. Bản tin nhan đề “Thủ Tướng Cưỡi Cọp” của người ký tên Phó thường dân Hà Nội trên mạng Dân Làm Báo ghi nhận, trích:
“Khi bắt được con mồi cọp thường cắn vào cổ, gáy rồi hất con mồi lên lưng, cõng chạy đến nơi an toàn rồi mới thả xuống đánh nhắm. Người nào bị ví “cưỡi lưng cọp” có nghĩa là đã chắc chết mười mươi.
Người ta nói oan có đầu nợ có chủ; họa phúc đâu tự nhiên xảy ra mà có nguồn cơn từ đâu đó lâu rồi. Với ông Dũng thì ngoài việc tranh đấu với ông Sang, Trọng là rõ thù ta còn các vị khác trong Bộ chính trị thì có các lý do cũng nặng ký, vậy nên khi bỏ phiếu tín nhiệm ông chỉ được 3/14 phiếu. Với đà này thì đến hội nghị Trung ương tiếp theo ông Dũng sẽ đối mặt cuộc bỏ phiếu để loại khỏi chức vụ thủ tướng hay là cách thay ngựa giữa dòng của BCT. Việc này gần như 90% sẽ xảy ra.
Điểm qua một số vị trong BCT không vừa lòng ông Dũng ta thấy:
1- Ông Tô Huy Rứa bị ông 3D chơi khăm khi hứa đưa con gái ông Rứa vào chức chủ tịch VINACONEX thì lại đưa vào một công ty con đang nợ đầm đìa của Vinaconex, sau hai tháng con gái ông Rứa vội rút ra. Sinh năm 1947, tuổi này muốn được cơ cấu thêm một nhiệm kỳ trong BCT thì bắt buộc ông phải tiếp tay với thế hệ trẻ 1956-1954-1950-1949... “(hết trích)
Kế tiếp, nhà phân tích này kể tên thêm 8 người trong Bộ Chính Trị, và nêu lý do vì sao họ đang muốn triệt hạ Ba Dũng. Nếu các phân tích này đúng, hiển nhiên là Ba Dũng sẽ mất ghế trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên, Ba Dũng có thể tuyên bố đòi tự do dân chủ hay không, lấy cớ phải chuyển đổi dân chủ, làm như Miến Điện để ngăn cản làn sóng Hán Hóa do Trung Quốc tung ra, và sẽ chụp mũ Trọng và Sang là “tay sai Tàu Cộng, âm mưu biến Việt Nam thành Tây Tạng mới” hay không?
Đó sẽ là cách duy nhất để toàn dân tha tội tham nhũng của toàn gia đình Nguyễn Tấn Dũng vậy. Và đó là chuyện có thể xảy ra, nếu nhìn lạị quá khứ xài toàn độc chiêu của Ba Dũng khi tới đường cùng.
Trong bài viết nhan đề “Bẫy Việt Vị của Thủ Tướng” của tác giả Osin Huy Đức, đăng trên Facebook và sau đó đăng lại ở nhiều blog lề trái, nhà phân tích này viết, trích:
“...Ngày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là "gây rối Thủ đô", là có "các thế lực chống đối trong và ngoài nước".
Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những "tác phẩm báo chí" bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.
Mấy tháng sau, trong khi chính quyền Thủ đô bị kiện và phải mang một gương mặt xấu trong mắt dân chúng, ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội "sớm có luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền đã được ghi trong Hiến pháp".
Cũng thời gian đó, trong khi chính phủ đang đứng trước nguy cơ bị truy vấn bởi món nợ tới hạn không trả được của Vinashin và nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã việt vị Quốc hội khi đăng đàn nói về biển đảo. Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho dân chúng tạm quên đi những vết thương kinh tế do ông gây ra khi trở thành chính trị gia đầu tiên của Hà Nội nói "Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ năm 1974". Ngay cả Bộ chính trị cũng bị bất ngờ. Ông Dũng đã bí mật soạn bài diễn văn này, diễn đi diễn lại nhiều lần trước khi xuất hiện ngày 25-11-2011 trong phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp.
Sau bài phát biểu ấy, nhằm chuẩn bị dư luận chống đỡ những đợt kiểm điểm trong nội bộ, thông tin bắt đầu được rỉ tai, "phe thân Tàu đang tìm cách chống ông Tấn Dũng". Nhóm "13" hiện đã chuẩn bị theo đơn đặt hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền.
Sau khi các đại gia gần gũi ông như Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, bị bắt; Trầm Bê ở trong tầm ngắm…, những ai nghĩ rằng ông Dũng đang hoảng sợ rất có thể sẽ mắc bẫy việt vị. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách.”(hết trích)
Quả nhiên, bài viết của Osin Huy Đức có quá nhiều thông tin, mà người không liên hệ tới kẻ trong cuộc không bao giờ biết nổi. Có phải “nhóm 13 người” đang soạn thảo bài viết cho Ba Dũng phát biểu về nhu cầu nhà nước pháp quyền?
Và có bao giờ, Ba Dũng tuyên bố công nhận chế độ đa nguyên đa đảng, và mời gọi toàn dân đứng sau lưng ông để chống lại bọn thân Tàu, bọn đã bán linh hồn cho Bắc Kinh... đang bao vây ông hay không? Đó sẽ là độc chiêu tuyệt vời nhất, mà ông Dũng có thể có được.
Cũng cần phaỉ nhắc rằng, trong cuộc tranh quyền và thế lực hiện nay, phe ông Dũng được nhiều nhà phân tích xem là đang kình với mặt trận kết hợp của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Màn được xem là gần nhất khi Ba Dũng xuất chiêu là đánh văng ghế Đạị Biểu Quốc Hôi của bà Đặng Thị Hoàng Yến, người được xem là tay trong của Tư Sang. Nhiều tuần sau đó, phe Tư Sang xuất chiêu liên hoàn, truy bắt Dương Chí Dũng, nhân vật trùm tham nhũng ngành đường biển, làm anh này được công an báo tin để chạy trốn và mới bị Interpol bắt ở Cam Bốt để sẽ dẫn độ về; kế tiếp, bắt Bầu Kiên, đại gia thân tín của gia đình Nguyễn Tấn Dũng và là người được xem là chuyên nghề “tay không bắt giặc” vì cứ vay tiền ngân hàng này để vét, thâu tóm ngân hàng kia và luôn luôn có Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đứng sau lưng bơm tiền.
Nghĩa là, các chiêu giao lưu giữa các phe chỉ là những “nhóm lợi ích” khác nhau, với những chiêu rút ruột đất nước khác nhau, cho tới khi xung khắc mới lộ ra.
Báo Nhân Dân mới hôm Thứ Tư 5/9/2012 kể chuyện ông Nguyễn Phú Trọng khều móc Ba Dũng. Bản tin có tựa đề “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội” đã viết, trích:
“Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Ðảng bộ TP Hà Nội là đảng bộ có số lượng đảng viên đông nhất nước (340 nghìn đảng viên)...
...Tổng Bí thư chỉ đạo, trong quá trình kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, cần tập trung vào bốn nội dung sau. Một là, cần tập trung tuyên truyền để mọi cán bộ, đảng viên thấm nhuần đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa đợt sinh hoạt chính trị này. Ðây là đợt sinh hoạt đặc biệt quan trọng mang ý nghĩa thiêng liêng, hệ trọng, tập trung vào ba vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết T.Ư 4, trong đó đáng lo ngại nhất là tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tình trạng này đe dọa sự sống còn của chế độ, ảnh hưởng vai trò lãnh đạo của Ðảng. Vì vậy, lần này Ðảng ta quyết tâm làm trong sạch đảng, nhằm xốc lại đội ngũ...” (hết trích)
Có phảỉ ông Trọng ám chỉ Ba Dũng? Bộ phận không nhỏ thì hỏng rồi, ai cũng biết, khỏi cần nói. Nhưng con sâu nào đang giữ vị trí lãnh đạo? Ghế lãnh đạo, điều hành mọi việc, mà có thể “đe dọa sự sống còn của chế độ, ảnh hưởng vai trò lãnh đạọ của Đảng” là ai? Ai mà có tác hại tới nổi đe dọa sự sống còn của chế độ?
Tất nhiên, không phải cỡ Thành Ủy Sài Gòn. Vì ngay cả khi Sài Gòn tuyên bố tự trở thành chiến lũy, biểu tình rầm rộ như Thiên An Môn, đòi tự do dân chủ... thì quân đội Hà Nội tất sẽ bao vây, phong tỏa dần mòn cả Sài Gòn. Làm sao mà đe dọa sự sống còn của chế độ nổi, khi guồng máy công an và quân đội còn ở Hà Nội.
Câu trả lời tất nhiên là Văn Phòng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, bây giờ thì phe Trọng và Sang đang bao vây Dũng. Bản tin nhan đề “Thủ Tướng Cưỡi Cọp” của người ký tên Phó thường dân Hà Nội trên mạng Dân Làm Báo ghi nhận, trích:
“Khi bắt được con mồi cọp thường cắn vào cổ, gáy rồi hất con mồi lên lưng, cõng chạy đến nơi an toàn rồi mới thả xuống đánh nhắm. Người nào bị ví “cưỡi lưng cọp” có nghĩa là đã chắc chết mười mươi.
Người ta nói oan có đầu nợ có chủ; họa phúc đâu tự nhiên xảy ra mà có nguồn cơn từ đâu đó lâu rồi. Với ông Dũng thì ngoài việc tranh đấu với ông Sang, Trọng là rõ thù ta còn các vị khác trong Bộ chính trị thì có các lý do cũng nặng ký, vậy nên khi bỏ phiếu tín nhiệm ông chỉ được 3/14 phiếu. Với đà này thì đến hội nghị Trung ương tiếp theo ông Dũng sẽ đối mặt cuộc bỏ phiếu để loại khỏi chức vụ thủ tướng hay là cách thay ngựa giữa dòng của BCT. Việc này gần như 90% sẽ xảy ra.
Điểm qua một số vị trong BCT không vừa lòng ông Dũng ta thấy:
1- Ông Tô Huy Rứa bị ông 3D chơi khăm khi hứa đưa con gái ông Rứa vào chức chủ tịch VINACONEX thì lại đưa vào một công ty con đang nợ đầm đìa của Vinaconex, sau hai tháng con gái ông Rứa vội rút ra. Sinh năm 1947, tuổi này muốn được cơ cấu thêm một nhiệm kỳ trong BCT thì bắt buộc ông phải tiếp tay với thế hệ trẻ 1956-1954-1950-1949... “(hết trích)
Kế tiếp, nhà phân tích này kể tên thêm 8 người trong Bộ Chính Trị, và nêu lý do vì sao họ đang muốn triệt hạ Ba Dũng. Nếu các phân tích này đúng, hiển nhiên là Ba Dũng sẽ mất ghế trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên, Ba Dũng có thể tuyên bố đòi tự do dân chủ hay không, lấy cớ phải chuyển đổi dân chủ, làm như Miến Điện để ngăn cản làn sóng Hán Hóa do Trung Quốc tung ra, và sẽ chụp mũ Trọng và Sang là “tay sai Tàu Cộng, âm mưu biến Việt Nam thành Tây Tạng mới” hay không?
Đó sẽ là cách duy nhất để toàn dân tha tội tham nhũng của toàn gia đình Nguyễn Tấn Dũng vậy. Và đó là chuyện có thể xảy ra, nếu nhìn lạị quá khứ xài toàn độc chiêu của Ba Dũng khi tới đường cùng.
Trong bài viết nhan đề “Bẫy Việt Vị của Thủ Tướng” của tác giả Osin Huy Đức, đăng trên Facebook và sau đó đăng lại ở nhiều blog lề trái, nhà phân tích này viết, trích:
“...Ngày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là "gây rối Thủ đô", là có "các thế lực chống đối trong và ngoài nước".
Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những "tác phẩm báo chí" bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.
Mấy tháng sau, trong khi chính quyền Thủ đô bị kiện và phải mang một gương mặt xấu trong mắt dân chúng, ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội "sớm có luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền đã được ghi trong Hiến pháp".
Cũng thời gian đó, trong khi chính phủ đang đứng trước nguy cơ bị truy vấn bởi món nợ tới hạn không trả được của Vinashin và nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã việt vị Quốc hội khi đăng đàn nói về biển đảo. Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho dân chúng tạm quên đi những vết thương kinh tế do ông gây ra khi trở thành chính trị gia đầu tiên của Hà Nội nói "Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ năm 1974". Ngay cả Bộ chính trị cũng bị bất ngờ. Ông Dũng đã bí mật soạn bài diễn văn này, diễn đi diễn lại nhiều lần trước khi xuất hiện ngày 25-11-2011 trong phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp.
Sau bài phát biểu ấy, nhằm chuẩn bị dư luận chống đỡ những đợt kiểm điểm trong nội bộ, thông tin bắt đầu được rỉ tai, "phe thân Tàu đang tìm cách chống ông Tấn Dũng". Nhóm "13" hiện đã chuẩn bị theo đơn đặt hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền.
Sau khi các đại gia gần gũi ông như Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, bị bắt; Trầm Bê ở trong tầm ngắm…, những ai nghĩ rằng ông Dũng đang hoảng sợ rất có thể sẽ mắc bẫy việt vị. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách.”(hết trích)
Quả nhiên, bài viết của Osin Huy Đức có quá nhiều thông tin, mà người không liên hệ tới kẻ trong cuộc không bao giờ biết nổi. Có phải “nhóm 13 người” đang soạn thảo bài viết cho Ba Dũng phát biểu về nhu cầu nhà nước pháp quyền?
Và có bao giờ, Ba Dũng tuyên bố công nhận chế độ đa nguyên đa đảng, và mời gọi toàn dân đứng sau lưng ông để chống lại bọn thân Tàu, bọn đã bán linh hồn cho Bắc Kinh... đang bao vây ông hay không? Đó sẽ là độc chiêu tuyệt vời nhất, mà ông Dũng có thể có được.