lundi 12 décembre 2011

Việt Nam đang đối mặt với Trung Cộng trong một cuộc chiến không tuyên bố 


Một cách nhìn hiện đại về an ninh quốc gia: 
An ninh môi trường
Vũ Cao Đàm

Trên mạng gần đây rộ lên câu chuyện thương lái Trung Quốc đi khắp các vùng nông thôn của Việt Nam mua đỉa trâu với giá trên trời, lên tới trên một triệu đồng (khoảng 50 USD) một kilogram. Rồi đột ngột các “lái đỉa” vụt biến, nông dân Việt Nam đành thả đỉa trở về với thiên nhiên… Và rồi đỉa lan tràn như một nạn đại dịch ở khắp nơi (xin xem một số bài báo đính kèm bài viết này).
Một chuyện chưa thấy được viết trên mạng: Nhân dịp đi dạy ở Trường Đại học Bạc Liêu, tôi đã về nông thôn và được nghe nông dân Bạc Liêu kể chuyện thương lái Trung Quốc “ký” các hợp đồng “miệng” mua rắn, rồi cũng biến mất, nông dân đành phải thả rắn lang thang khắp làng khắp xóm, chui cả vào giường vào mùng (màn) của bà con mình. Ai mà biết hết được, những chuyện gì đã và sẽ diễn ra sau đó?
Câu chuyện các “đồng chí cộng sản” … “bốn tốt” người … “nước lạ” mua những đồ lạ được nghe trong các làng xóm và loan tải trên các phương tiện truyền thông là điều không có gì mới, còn kể được dài dài. Từ khi hai đảng cộng sản “anh em” phục hồi quan hệ “đồng chí Mác-Lênin”, rồi hai “láng giềng tốt” mở biên giới giao thương, thì các “đồng chí cộng sản bốn tốt” đã liên tục mua những thứ “rất lạ” kiểu như vậy, mà ngôn ngữ dân gian Việt Nam hiện nay đang gọi tên bằng một thứ ngôn từ cũng “rất lạ”, … là “mua đểu”. Họ đã “mua đểu” đủ thứ: mua ốc bươu vàng, với một đơn hàng kếch xù, rồi đột nhiên biến mất, để mặc ốc bươu vàng lan tràn phá ruộng lúa Việt nam; mua các thứ rễ cây quý trong rừng để nông dân Việt Nam triệt phá rừng; Trung Cộng còn săn lùng thu mua mèo rồi bán thuốc kích dục cho chuột dưới cái mác là “thuốc diệt chuột” để thực hiện chương trình phát triển “dân số chuột” của họ trên đất Việt Nam, … Dân đồn đoán rằng, có lẽ họ phấn đấu để có tới … “một tỉ ba con chuột Trung Cộng” tràn ngập trên đồng ruộng Việt Nam không chừng; … vân vân và vân vân.
Một lần viết bài trên trang Bauxite Việt Nam, tôi đã viện dẫn sự kiện mà một vị giáo sư của Viện Khoa học Thủy Lợi đã nêu trong nhiều hội thảo gần đây. Đó là việc Trung Cộng lợi dụng các chương trình “giúp đỡ” Việt nam về thủy lợi đã xây tới 120 cái đập chắn chéo một con sông biên giới, tạo ra những dòng xoáy để ăn cắp đất Việt Nam bồi về phía bờ Trung Cộng. Đất bồi đến đâu, Trung Cộng cho xây nhà cao tầng và chuyển dân đến đó. Đấy là chuyện tôi viết đã hơn một năm nay. Bây giờ thì lại thêm chuyện mới: Nhà nước Việt Nam đã nhận ra bản chất bỉ ổi của đồng chí cộng sản Trung Hoa, đã cho xây kè giữ đất bờ sông phía Việt Nam. Việc làm này làm cho bọn kẻ cắp Trung Cộng tức tối. Một vị giám đốc công ty nhận thầu xây kè phía bờ sông Việt Nam cho biết, bọn cộng sản Đại Hán đã cho tay chân đóng vai côn đồ trà trộn gây rối, làm những trò rất trắng trợn và thô bỉ (khó viết ra đây, vì nó quá ư vô văn hóa) nhằm cản trở và phá hoại công việc trên công trường, hòng làm nản chí những nhà thầu đang dốc mọi cố gắng vượt hiểm nguy vì bảo vệ đất đai của Tổ Quốc. Trước các sự kiện này, tôi chợt nảy ra sáng kiến, giá mà chúng ta huy động các anh chị côn đồ chuyên hành hung bọn dân chúng “khiếu kiện đông người” và đánh đập đám trí thức … mắc mưu … “thế lực thù địch” … biểu tình “gây rối” sự xâm lược của Trung Cộng … từ các thành phố lớn đến các công trường này để trấn áp các đồng chí côn đồ Trung Cộng đang phá hoại các công trường xây kè bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam thì hay biết mấy! Đám dân đen “khiếu kiện đông người” này cùng với bọn trí thức biểu tình chống Trung Cộng nhỏ nhoi kia đáng là gì so với các “đồng chí cộng sản đàn anh vĩ đại” đang dùng đủ mọi mánh khóe du côn đê tiện gặm nhấm từng gang từng tấc đất đã thấm đẫm xương máu của các thế hệ cha ông?
Nghe những sự kiện này, chúng ta nhớ lại nhiều bài học lịch sử từ thế giới thời cổ đại. Người ta đã biết sử dụng các sinh vật gây độc hại cho đối phương, gọi đó là những cuộc “chiến tranh sinh học”. Khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, người ta đã biết dùng các loại nấm có chất gây ảo giác để đầu độc kẻ địch. Sử sách còn ghi, năm 184 trước CN, người ta sử dụng các lọ có rắn độc ném vào thuyền của đối phương1, vân vân và vân vân.
Từ giữa thập niên 1970 các nhà nghiên cứu và các chiến lược gia trên thế giới đã gọi tên các sự kiện nêu trên đây bằng một khái niệm rất mới: “An ninh Môi trường” (Environmental Security). Hơn nữa an ninh môi trường đã trở nên một nội dung quan trọng trong những nội dung mang tầm chiến lược về an ninh quốc gia2, 3.
Hoa Kỳ là quốc gia có những hành động sớm nhất về an ninh môi trường. Các tổng thống Reagan và Bush (cha) đều đã dành những mối quan tâm lớn về an ninh môi trường. Chúng ta có thể liệt kê một loạt sự kiện:
- Từ đầu thập niên 1980, Mỹ đã giao nhiệm vụ về an ninh môi trường cho quân đội. Năm 1993, Tổng thống Clinton cùng với Phó Tổng thống Gore và Quốc vụ khanh Perry đã cho lập Cục An ninh Môi trường trong Bộ Quốc Phòng Mỹ (Environmental Security Agency). Tiếp đó là Nga, Trung Cộng đều là những quốc gia đã có mối quan tâm rất thiết thực đến các hoạt động về an ninh môi trường.
- Vào năm 1989, Quốc vụ khanh Quốc phòng Cheney cũng đã ra tuyên bố: “Tôi mong muốn Bộ Quốc phòng sẽ là người dẫn đầu liên bang về vấn đề môi trường “…. “Tôi mong muốn mỗi vị chỉ huy quân sự sẽ là một chuẩn mực về môi trường.”
- Từ năm 1991, Tổng thống Bush (cha): đã nêu quan điểm: “An ninh sinh thái là bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia.”
- Năm 1994, Tổng thống Bill Clinton nói: “An ninh môi trường là một bộ phận của chiến lược chung về an ninh quốc gia, là một bộ phận trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.”
- Trong một báo cáo của Bộ Quốc phòng chuyên về an ninh môi trường trình Quốc Hội Mỹ vào năm 1995 mang tên “An Annual Report from the DOD to the President and the Congress of the U.S. on Environmental Security” do Quốc vụ khanh Quốc phòng William J. Perry chuẩn bị, đã nhấn mạnh: “Những sự cố môi trường đã làm cho Chính phủ mất hết khả năng chính trị, kinh tế và quân sự, làm cho vùng đó rơi vào trạng thái vô Chính phủ.”
- Năm 1996, Ngoại trưởng Mỹ Christopher cho rằng: “Vấn đề môi trường có ảnh hưởng lâu dài đối với lợi ích quốc gia của chúng ta theo hai hướng: (1) Thứ nhất, sức mạnh môi trường vượt qua mọi biên giới và đại dương đe doạ trực tiếp sức khoẻ, sự thịnh vượng và việc làm của dân chúng Mỹ; (2) Thứ hai, giải quyết các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên là việc làm hết sức quan trọng để đạt tới ổn định chính trị, kinh tế, đồng thời để theo đuổi mục tiêu chiến tranh.”
Đến năm 1992, tại một hội nghị ở Lyon (Pháp), Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) cũng đã chính thức ghi nhận chức năng bảo vệ an ninh môi trường là một mối quan tâm của Interpol.
Hội đồng Bảo an LHQ cũng đã tuyên bố: “Nguồn gốc của sự bất ổn định về kinh tế, xã hội, nhân văn và sinh thái đã trở thành mối đe doạ đối với hoà bình và ổn định.”
Từ những quan niệm hiện đại về an ninh quốc gia được viện dẫn trên đây, và từ những sự kiện “mua đểu” muôn hình ngàn vẻ mà thương lái Trung Cộng đang hoành hành trên khắp hang cùng ngõ hẻm Việt Nam hiện nay, chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ, không hề phóng đại, để khẳng định rằng Trung Cộng đang phát động một cuộc chiến tranh nhân dân toàn diện, triệt để với tính chất như những cuộc chiến tranh sinh học đã được biết đến trong lịch sử nhân loại, đang hàng ngày hàng giờ dùng chính bàn tay người Việt Nam để tàn phá môi trường sống, hủy diệt cuộc sống thường nhật của chính dân tộc mình. Có thể nói, đó là một cuộc chiến có quy mô rộng khắp trên toàn cõi Việt Nam. Hơn nữa là một cuộc chiến bẩn thỉu nhất, đê tiện nhất, chưa có một đế quốc nào đủ dã tâm thực hiện trên đất Việt Nam.
Thật ra, vấn đề an ninh môi trường đã được bàn đến từ lâu ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng tìm được trên mạng một số bài viết của thạc sỹ Nguyễn Thị Nghĩa (Bộ Công An) về an ninh môi trường từ đầu thập niên 2000. Trong một cuốn sách về xã hội học môi trường4 do tôi chủ biên, và được xuất bản năm 2001, tôi cũng dành một phần trình bày về an ninh môi trường do chính Thạc sỹ Nguyễn Thị Nghĩa viết. Tôi hy vọng, những cố gắng đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao nhận thức và quyết tâm chống lại cuộc chiến tranh môi trường mà đế quốc Trung Cộng đang thực thi trên đất Việt Nam.
Kết thúc bài viết này, tôi xin mạnh dạn cảnh báo: Việt Nam đang đối mặt với Trung Cộng trong một cuộc chiến không tuyên bố từ một cách nhìn hiện đại về an ninh quốc gia: An ninh môi trường.
V. C. Đ.
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

90% hàng giả xuất xứ từ Trung Quốc


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011-12-12
Theo nguồn tin từ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, hết 90% những loại hàng giả trên thị trường trong nước đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Photo: RFA
Các loại kinh đeo mắt vời những nhãn hiệu "xịn"

 

Hàng giả hoặc hàng nhái ảnh hưởng thế nào đến giá cả , tác hại của nó về mặt thuế khóa và kinh tế  như thế nào ?
Tình trạng hàng giả hàng nhái đang diễn ra càng ngày càng nhiều ở Việt Nam . Đó là thông tin được Tổng Cục Hải Quan loan báo tại hội nghị về công tác phòng chống hàng giả do Tổng Cục Hải Quan tổ chức vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh.

Loại hàng nào cũng bị làm giả

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó chủ tịch Hội Tiêu Chuẩn Và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, cho biết hiện trạng biến tướng từ hàng giả hàng nhái rất khó lường, mọi mặt hàng từ nhỏ đến lớn, từ que diêm cho đến điện thoại di động, mũ bảo hiểm, xe gắn máy, rượu, thuốc tây, mô tơ, ổ cắm điện, tivi, tủ lạnh vân vân…
Một nhà báo ở Hà Nội xác nhận vấn đề trà trộn hàng giả hàng nhái ở Việt Nam:
Đúng đấy, quần áo thuốc lá thực phẩm rồi hoa quả, đồ chơi các thứ, nhiều lắm, nói chung rất nhiều, chủ yếu là nhập lậu. Những cái mác nổi tiếng thì hàng giả rất là nhiều. Thuốc lá ba số năm  này, quần áo hiệu Gucci này, đồ xách tay ví dụ như túi da này, mỹ phẩm này… Nói chung thì Trung Quốc là nó có những công nghệ hàng giả rất tinh vi, mà cũng phải thừa nhận là nó rất giỏi, có nghĩa là nó có thể nhái được tất cả các mặt hàng, mà giống đến khó có thể phân biệt được, nếu nhái một thương hiệu nổi tiếng nào đấy thì mắt thường rất khó phân biệt. Thứ hai nữa khi hàng giả hàng nhái trà trộn thì các doanh nghiệp đích thực có thể phần nào đó do người tiêu dùng hiểu nhầm mà bị  mất uy tín, số lượng hàng thật được tiêu thụ bị hạn chế rất nhiều. 

quần áo thuốc lá thực phẩm rồi hoa quả, đồ chơi các thứ, nhiều lắm, nói chung rất nhiều, chủ yếu là nhập lậu. Những cái mác nổi tiếng thì hàng giả rất là nhiều. Thuốc lá ba số năm  này, quần áo hiệu Gucci này, đồ xách tay ví dụ như túi da này, mỹ phẩm này…
Một nhà báo ở Hà Nội
Viagra loại thuốc dễ bán nên bị làm giả rất nhiều. AFP
Viagra loại thuốc dễ bán nên bị làm giả rất nhiều. AFP

Theo nhận định của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 90% hàng giả trên thị trường nội địa có xuất xứ từ Trung Quốc. Rất nhiều sản  phẩm điện như công tơ, ăng  ten, tivi, bình ắc qui, ổ cắm điện do Trung Quốc sản xuất. Thậm chí hải quan còn phát hiện trên ba chục nghìn ổ cắm điện giả của Trung Quốc được dán tem chống hàng  giả của Viện Khoa Học Hình Sự thuộc Bộ Công An Việt Nam,  đương nhiên là cả hàng và tem đều  giả.
Từ Cam Ranh, ông Thế, chuyên kinh doanh các mặt hàng điện với một cửa tiệm lớn ở thị xã, xác nhận Trung Quốc làm nhái  hàng điện  là chuyện có từ lâu, được báo đài trong nước cảnh giác thường xuyên:
Ví dụ như một cái khoan điện Bosth của Đức  thì anh Trung Quốc cũng làm cái khoan y như vậy, cũng ghi đúng chữ Bosth, nhưng mà sản xuất tại Trung Quốc. Mặc dầu hãng Bosth có đặt nhà máy tại Trung Quốc, nhưng nếu nó được sản xuất tại Trung Quốc mà chính hãng thì không phải là hàng nhái. Ở đây người Trung Quốc sản xuất ra rồi tung về Việt Nam mình bán thì gọi là hàng giả, tạo sự hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Là người buôn bán nhiều năm mình cũng tìm hiểu thì có thể nói  người tiêu dùng mà muốn phân biệt được hàng giả hay hàng thật để bảo vệ quyền lợi cho mình thì tốt nhất nên có kiến thức tiêu dùng. Chẳng hạn một sản phẩm chính  hãng mà nhà nước yêu cầu khi mua khi bán phải có hóa  đơn chứng từ. Trên bao bì sản phẩm phải ghi rỏ nguồn gốc xuất  xứ bằng tiếng Việt. Hàng thật mà không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ thì vẫn bị phạt và bị tịch thu nếu quản lý thị trường của Việt Nam phát hiện được.

Những mặt hàng dược phẩm, tức thuốc tây, cũng bị làm giả bởi Trung Quốc. Ông Giỏi, chủ nhân một tiệm bán dược phẩm ở miền Trung, nói  rằng thực sự thuốc tây giả rất dể nhận dạng. Hơn nữa, vẫn theo lời ông,  bên cạnh những mặt hàng dược phẩm mà Việt Nam sản xuất được thì thuốc giả cũng không đến nỗi nhiều như cảnh giác của báo chí:

Trung Quốc là nó có những công nghệ hàng giả rất tinh vi, mà cũng phải thừa nhận là nó rất giỏi, có nghĩa là nó có thể nhái được tất cả các mặt hàng, mà giống đến khó có thể phân biệt được, nếu nhái một thương hiệu nổi tiếng nào đấy thì mắt thường rất khó phân biệt.
Một nhà báo
Mình biết chứ, vì những hàng đó không được chính thức qua những cơ sở được chính  phủ Việt Nam cấp phép. Cái thứ hai là giá thành của nó, ví dụ cái Viagra của Mỹ chẳng hạn, giá thành của nó gấp năm lần loại thuốc giả, nó làm tinh vi mình cũng biết. Viagra của Mỹ là chai ba chục viên, còn hàng Trung Quốc làm giả là cái hộp chỉ bốn viên trong vĩ. Trung Quốc cũng lấy những thương hiệu nổi tiếng nhưng nó không có được giấy nhập khẩu của Việt Nam mình. Cho nên chắc chắn mình sẽ biết hàng đó là hàng giả thôi. Nói là giả chứ trong một ngàn loại thuốc thì nó lợi dụng kẻ hở thôi chứ tràn lan thì không có.
Các băng nhạc phim ảnh lậu bị tịch thu và mang ra thiêu hủy. AFP
Các băng nhạc phim ảnh lậu bị tịch thu và mang ra thiêu hủy. AFP

Tuy nhiên tại hội nghị về công tác phòng chống hàng giả dịp cuối năm,  đại diện Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại thành  phố Hồ Chí Minh, bà Trương Thị Tuyết Mai, cho biết theo số liệu của Interpol tức Cơ Quan  Cảnh Sát Quốc Tế, Việt Nam có số lượng thuốc giả cao thứ nhì khu vực Đông Nam Á, Đây là những loại thuốc pha chế bằng bột mì hoặc dược chất thấp, vì thế không công hiệu và không có tác dụng điều trị.

Ngăn chặn hàng giả còn nhiều bất cập

Số liệu của Tổng Cục Hải Quan  cho thấy năm 2011 cơ quan hữu trách tịch thu được nhiều số lượng hàng giả gồm  điện thoại di động, rượu, mũ bảo hiểm, nước giải khát tăng lực đóng lon, xe gắn máy, dầu nhớt,  thuốc tây, kể  cả mỹ  phẩm  cũng là hàng giả hàng nhái.
Theo ông Trần Việt Hưng, phó đội trưởng Đội Kiểm Soát Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ thuộc Cục Điều Tra Chống Buôn Lậu trong Tổng Cục Hải Quan, Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị trường hàng giả truyền thống của Việt Nam.
Một doanh nhân người Việt đang ở Trung Quốc, ông Thắng, giải thích điều mà ông am hiểu:
Phần lớn hàng giả Trung Quốc bắt nguồn từ vùng giáp Việt Nam mình. Đầu tiên khu vực làm hàng giả chỉ tập trung ở những vùng nông thôn, nơi người ta có thu nhập kém. Sang Việt Nam thì các doanh nghiệp trung bình cũng gọi là kém, do đó người ta thường lấy những hàng mà giá cả nó vừa phải.

Có thể nói hàng giả tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế nói chung cũng như vấn đề chính sách nói riêng, cụ thể là liên quan tới thuế xuất nhập khẩu. Cái thứ hai nữa nếu hàng giả tràn vào thị trường thì nó sẽ bóp chết sản xuất của trong nước về  những mặt hàng tương ứng.
Từ góc độ đấy thì Trung Quốc bắt đầu làm hàng kém chất lượng để phục vụ các tầng lớp  khác nhau. Nhưng mà khi thị trường minh bạch hoá dần lên thì người ta sẽ nhìn nhận được và người ta muốn mua những hàng tốt hơn. Thực ra việc này đến giờ mới phát hiện thì nó hơi muộn. Phát hiện ra nó là do sự tình cờ của hải quan mà thôi. Những người Trung Quốc bán hàng sang mình đâu có ít đâu.
Nguồn tin trong nước cho thấy càng gần cuối năm lượng hàng giả về càng nhiều, công việc kiểm tra và phòng chống cũng phức tạp hơn. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, chuyên gia  về giá cả và thị trường, phân tích hai mặt của một vấn đề:
Xét về mặt giá cả thì hàng giả thường có mức giá khá là thấp, hai nữa thông qua đường buôn lậu tức không 

Bất kể loại hàng gì cũng có thể bị làm giả (ảnh minh  họa)RFA
Bất kể loại hàng gì cũng có thể bị làm giả (ảnh minh họa)RFA
 

phải nộp các loại thuế, do đó thậm chí giá cả lại còn được hỗ trợ nhờ không phải khoản thu ngân sách nhà nước.
Tôi cho rằng  hàng giả hàng nhái vẫn tràn ngập Việt Nam thì trước tiên là việc kiểm tra kiểm soát và công tác quản lý để chống nhập lậu vẫn chưa hiệu quả.
Tiến sĩ  Vũ Đình Ánh
Rõ ràng trong lúc hàng giả đóng góp phần nào vào chuyện không làm tăng mặt bằng giá cả, tiến sĩ Vũ Đình Anh nhận đinh tiếp, thì mặt khác lại ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và tác động tiêu cực đến quyền lợi của người tiêu dùng, chưa kể phải xét lại sức cạnh tranh, chất lượng và mức độ hạn chế nhất định của  sản xuất trong nước:
Có thể nói hàng giả tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế nói chung cũng như vấn đề chính sách nói riêng, cụ thể là liên quan tới thuế xuất nhập khẩu. Cái thứ hai nữa nếu hàng giả tràn vào thị trường thì nó sẽ bóp chết sản xuất của trong nước về  những mặt hàng tương ứng. Khi sản xuất trong nước bị lấn át bởi hàng giả hàng nhái và hàng buôn lậu thì một lần nữa nhà nước bị thất thu thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo  theo đó là ảnh hưởng đến công ăn việc làm và đời sống của những người lao động trong các lãnh vực sản xuất mà bị hàng giả hàng nhái lấn áp.
Được hỏi ông nghĩ sao về  nổ lực kiểm tra của chính phủ trong việc kiểm soát, ngăn chận hàng giả hàng nhái, liệu những biện pháp tịch thu và xử phạt đang thực hiện đối với các công ty tiêu thụ hàng giả nội địa đã thích đáng chưa. Tiến sĩ  Vũ Đình Ánh trả lời:

Các cơ quan quản lý các cơ quan truyền thông có thể giúp cho người tiêu dùng chống hàng giả hàng nhái thì đây cũng là lãnh vực còn nhiều hạn chế.
Tiến sĩ  Vũ Đình Ánh
Tôi cho rằng  hàng giả hàng nhái vẫn tràn ngập Việt Nam thì trước tiên là việc kiểm tra kiểm soát và công tác quản lý để chống nhập lậu vẫn chưa hiệu quả.
Một điều không thể không quan tâm, ông nhấn mạnh, là công tác quản lý hàng hoá ở vùng biên giới vẫn còn kẽ hở, tạo cơ hội cho hàng giả hàng nhái xâm nhập nội địa, trong lúc thiếu sự liên kết giữa thị trường trong nước với các khu vực hải quan để có thể phát hiện những lượng hàng giả đã xâm nhập vào trong nước rồi.
Điểm thứ tư tôi muốn nói là thoí quen của người tiêu dùng, đặc biệt sự hiểu biết của người tiêu dùng Việt Nam để làm sao phân biệt hàng giả hàng nhái. Các cơ quan quản lý các cơ quan truyền thông có thể giúp cho người tiêu dùng chống hàng giả hàng nhái thì đây cũng là lãnh vực còn nhiều hạn chế.
Tóm lại, ông kết luận, chống hàng giả hàng nhái không phải chuyện đơn giản, cần nhiều biện pháp đồng bộ chứ không chỉ đơn thuần là tăng cường kiểm tra kiểm soát ở biên giới.