jeudi 1 décembre 2011

Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” bị cấm tại TPHCM?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-30

Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu do ông André Menras-Hồ Cương Quyết hợp tác với Đài Truyền hình TPHCM thực hiện năm 2011 đã bị cấm chiếu ra mắt vào đêm 29 tháng 11 tại quận Bình Thạnh vừa qua. 


RFA file
Ông André Menras Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim
"Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát".

Theo lời ông André Menras Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim kể lại thì vào lúc 17 giờ 30 tối hôm 29 tháng 11 ông cùng bạn bè cũng như anh em trong đoàn làm phim của hãng phim TFS dự định chiếu ra mắt cuốn phim Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát trong vòng thân hữu tại quán cà phê Ami thuộc khu du lịch Văn Thánh, Quận Bình Thạnh TPHCM.

Cấm chiếu bằng cách cắt điện

Tuy nhiên cuốn phim đã gặp phải sự cấm đoán của cơ quan an ninh và theo lời thuật lại của nhiều nhân chứng thì hàng rào chào đón cuốn phim do an ninh thiết lập từ bên ngoài đã rất dày dặc. Theo lời kể của ông André Menras cho chúng tôi biết như sau:
-Hôm qua thì buổi sáng còn hôm nay thì không bắt Internet được vì công an theo dõi. Tối nay ở khu du lịch Văn Thánh công an đông người lắm. Anh phản đối công an bắt một cách phi pháp vì việc chiếu phim có phép của Bộ Ngoại giao, được kiểm duyệt một cách đàng hoàng và không có một cái gì khác nói về Hoáng Sa, nói về người dân của mình. Không có gì sai không có gì trái với pháp luật Việt Nam.

Anh phản đối công an bắt một cách phi pháp vì việc chiếu phim có phép của Bộ Ngoại giao, được kiểm duyệt một cách đàng hoàng và không có một cái gì khác nói về Hoáng Sa, nói về người dân của mình. Không có gì sai không có gì trái với pháp luật Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một trong các vị khách mời của cuốn phim cho biết những ghi nhận của ông khi cuốn phim bị cấm chiếu:
-Tôi biết được cái tin André Menras Hồ Cương Quyết định chiếu cái phim này ở cà phê Ami gần cái ngõ vào 


Chị Bùi Thị Thủy ở Bình Châu, có chồng là ngư dân bị mất tích ở vùng biển Hoàng Sa.
Chị Bùi Thị Thủy ở Bình Châu, có chồng là ngư dân bị mất tích ở vùng biển Hoàng Sa. Source tuanvietnam.net
 

Văn Thánh thì tôi có tới để xem nhưng tôi thấy nó xảy ra cái chuyện người ta nói là không chiếu được bởi vì cúp điện và anh Minh là người chủ quán bị áp lực cho nên không được phép chiếu cái phim này.

Tác giả nói gì?

Theo ông André Menras Hồ Cương Quyết cho biết thì đây là một phim tài liệu dài 59 phút, phỏng vấn người dân ở xã Bình Châu và đảo Lý Sơn, đặc biệt là những ngư dân bị mất tài sản vì Trung Quốc. Ngư dân kể lại trong những lần bão lớn tàu của họ chạy tránh bão nhưng bị tàu Trung Quốc không cho vào tạm trú tại các địa điểm an toàn gần Hoàng Sa, do đó rất nhiều vụ đắm tàu gây nhiều cái chết thương tâm.
Cuốn phim do chính ông đứng ra xin phép cũng như vận động bạn bè, người quen biết giúp đỡ về mặt tài chánh để thành hình nhằm nói về hoàn cảnh của ngư dân tại xã Bình Châu và huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Khi được hỏi cuốn phim có theo đúng thủ tục xin phép mà nhà nước quy định hay không, ông André Menras xác nhận:
-Tôi được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với sự đồng ý của Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội và Sở Ngoại Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phim duy nhất tại Việt Nam nói về ngư dân và chính quyền Việt Nam đã cho phép chiếu phim này.

-Tôi được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với sự đồng ý của Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội và Sở Ngoại Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phim duy nhất tại Việt Nam nói về ngư dân và chính quyền Việt Nam đã cho phép chiếu phim này.
ông André Menras
Để chứng minh lời nói của mình là đúng sự thật ông André Menras cho chúng tôi biết nguyên văn bức Công văn do bà Vụ Trưởng Vụ Báo chí Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi cho Đài Truyền hình TPHCM yêu cầu tạo điều kiện giúp đỡ cho ông trong đó có đoạn:
“ Ông Hồ Cương Quyết đã được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam năm 2009 vì có công đối với Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Mỹ trước kia và xây dựng đất nước hiện nay.
Vụ thông tin báo chí đã đề nghị Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi thu xếp cho ông Hồ Cương Quyết thực hiện  phóng sự và cử cán bộ hướng dẫn ông Quyết thực hiện chương trình.
Trên cơ sở đó Vụ Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao trân trọng đề nghị quý đài cử quay phim đi cùng, hỗ trợ ông Hồ Cương Quyết ghi  hình tại Lý Sơn theo sự hướng dẫn của Sở Ngoại Vụ Quảng Ngãi.”

Cuộc phỏng vấn đầu tiên cua Andre Menras là với bà Nguyễn Thị Hào, người đã bị mất chồng (ông Nguyễn Huệ) và con (Nguyễn Văn Ngữ, 24 tuổi) tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 17.4.2008. RFA screen capture
Cuộc phỏng vấn đầu tiên cua Andre Menras là với bà Nguyễn Thị Hào, người đã bị mất chồng (ông Nguyễn Huệ) và con (Nguyễn Văn Ngữ, 24 tuổi) tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 17.4.2008. RFA screen capture
 
Cuộn phim là tâm huyết của một người Pháp, yêu Việt Nam đến nỗi xin nhập tịch và sống như một người Việt thuần túy. Với cái tên Hồ Cương Quyết, ông André Menras đã chu du khắp nước, sống cùng người dân và cảm nhận nỗi khó khăn của họ như chính của mình đặc biệt là những ngư dân chịu quá nhiều thiệt thòi vì Trung Quốc.

Tình yêu và mối nợ của André

Đối với André Menras, ông tự cho mình là mắc nợ với ngư dân khi chưa nói lên được những sự thật này ra trước công luận. Ông cho biết đã cảm động không thể chịu nỗi khi nghe trực tiếp gia đình ngư dân kể lại những nỗi thương tâm của họ. Những người vợ góa mất chồng ngoài biển, những bà mẹ mất con tại Hoàng Sa. Đây là tiếng nói của họ và sự trung thực phải là tuyệt đối và theo ông thì chính quyền không thể không cho phép công luận nghe những sự thật này. Theo ông thì chính quyền không thể tiếp tục bịt miệng người ta vì đấy không phải là phục vụ và bảo vệ cho đồng bào.
-Dù sao thì phim này cũng hoàn toàn có lợi cho Việt Nam giúp đỡ đồng bào ngư dân bị Trung Quốc làm khó và uy hiếp ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy có lợi nhưng vẫn cứ cấm chiếu mà không có lý do. Không đưa ra một lý do nào, cái đó lá khó chịu nhất và tôi sẽ tiếp tục tố cáo thái độ đó bởi vì thái độ đó không phải là thái độ bảo vệ dân, là thái độ chỉ phục vụ cuối cùng cho một nước đang hại Việt Nam, đang hại ngư dân.

Họ không biết gia đình ngư dân khổ như thế nào, vất vả, buồn như thế nào khi mất chồng mất con ở vùng biển của mình vì phải mưu sinh ở ngư trường của mình! Công an chắc chắn là nó không cần về vấn đề đó khi cấm người yêu nước Việt Nam hỗ trợ và đưa thông tin về tình hình đó là đi ngược lại lời tuyên bố của Thủ tướng.
Ông André Menras
Họ không biết gia đình ngư dân khổ như thế nào, vất vả, buồn như thế nào khi mất chồng mất con ở vùng biển của mình vì phải mưu sinh ở ngư trường của mình! Công an chắc chắn là nó không cần về vấn đề đó khi cấm người yêu nước Việt Nam hỗ trợ và đưa thông tin về tình hình đó là đi ngược lại lời tuyên bố của Thủ tướng.

Tại sao lại cấm?

Bản đồ đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa. RFA screen capture
Bản đồ đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa. RFA screen capture

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết nhận xét của ông về việc cấm đoán của chính quyền địa phương đối với cuốn phim như sau:
-Tôi thấy đây là một chuyện rất khó hiểu nó không có lợi trên chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế vào lúc này. Quan điểm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất rõ ràng, hợp lý và nhất là hợp lòng dân. Đây có thể nói là điều thiêng liêng về hải đảo Hoàng Sa mà Việt Nam phải tiếp tục đòi cho được bởi vì thủ tướng đã nói rõ Hoàng Sa đã bị Trung Quốc nhiều lần chiếm bằng võ lực, mà lấn chiếm như vậy thì đã vi phạm hiến chương Liên hiệp quốc. Đây là vần đề được lòng dân và nhất là giới trí thức rất hoan nghênh. Những việc mà quản lý của địa phương rất không phù hợp với quan điểm của Thủ tướng. Những cách làm cũ vẫn còn tồn tại. Họ chưa thấu triệt những diễn biến mới về vấn đề này.
Ông André Menras-Hồ Cương Quyết cũng cho biết ông sẽ viết bài yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ ai đã ra lệnh cấm chiếu bộ phim này và cấm vì lý do gì ông nói:

-Chánh phủ, quận và phường có thái độ có thể nói là thiếu hiểu biết tình hình nên thô bạo như vậy. Cấm cái phim nhưng không biết nội dung của nó như thế nào. Họ không biết nhưng họ vẫn cấm. Tôi không hiểu rõ nên phải hỏi cái văn bản cấm chiếu cuốn cuốn phim ở đâu? Ai đã ra lệnh
Ông André Menras
-Chánh phủ, quận và phường có thái độ có thể nói là thiếu hiểu biết tình hình nên thô bạo như vậy. Cấm cái phim nhưng không biết nội dung của nó như thế nào. Họ không biết nhưng họ vẫn cấm. Tôi không hiểu rõ nên phải hỏi cái văn bản cấm chiếu cuốn cuốn phim ở đâu? Ai đã ra lệnh và tôi không bao giờ bỏ cuộc, tôi sẽ tiếp tục.
Với một bích chương viết bằng tiếng Việt, ông André ghi rõ: “Tôi Hồ Cương Quyết, công dân Việt Nam, phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của công an TPHCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát, dù nó là tiếng nói của đồng bào ngư dân Miền Trung và hoàn toàn có lợi cho Việt Nam trong sự nghiệp khẳng định chủ quyền trên biển đảo Hoàng Sa”.

Dư luận quần chúng

Việc cấm đoán chiếu cuốn phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” đã dấy lên rất nhiều đồn đoán trong dư luận. Người dân không tin UBND thành phố Hồ Chí Minh do lo ngại mất lòng Trung Quốc mà ra tay cấm đoán cuốn phim bởi tình hình hiện nay không còn như vài tháng trước. Quốc tế chú ý và ủng hộ Việt Nam ngày một nhiều và công khai hơn trong đó có Hoa kỳ cùng liên Âu cũng như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản.... Đây là tiền đề khiến Thủ tướng Dũng tuyên bố công khai những gì mà Bộ chính trị trước đây vẫn còn e ngại.
Câu hỏi đang gây bức xúc là phải chăng tại Việt Nam đang hình thành một hình thái loạn sứ quân của thế kỷ thứ 10 qua câu chuyện bắt người biểu tình tại Hà Nội và cấm chiếu cuốn phim tại TPHCM. Cả hai sự kiện đều liên quan đến tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cả hai cho thấy hành động của chính quyền địa phương cao hơn nội dung của một nguyên thủ quốc gia trước Quốc hội. Đây là thách thức lòng tin của người dân hay là thước đo sự trung thực, khả tín của Thủ tướng?


“Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” Phần 01

“Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” Phần 02

“Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” Phần 03/3

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » và tâm tình của một người Việt gốc Pháp

Thụy My
Bộ phim tài liệu « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » (Hoang Sa, la meurtrissure) của ông André Menras, một người Pháp mang quốc tịch Việt Nam và có tên Việt là Hồ Cương Quyết, nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi, đã bị cấm trong buổi chiếu ra mắt dành cho một nhóm thân hữu ngày 29/11 tại Khu du lịch Văn Thánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc ngăn cấm này đến nay vẫn không rõ lý do, tuy bộ phim có sự hỗ trợ của đài truyền hình thành phố, và trước đó đã được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép xuất nhập sản phẩm báo chí.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, ông André Menras đã nói lên những tâm tư chung quanh bộ phim này.

Ông André Menras - Việt Nam
04/12/2011
RFI : Kính chào ông André Menras. RFI Việt ngữ rất hân hạnh được ông dành thì giờ tiếp chuyện hôm nay. Thưa ông, xin ông vui lòng giới thiệu sơ qua về bộ phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát».
André Menras : Cuốn phim này là cả một câu chuyện dài. Tôi đã bỏ ra nhiều năm dài để làm việc, nghiên cứu về luật quốc tế, để đọc các tài liệu, theo dõi các sự kiện tại Việt Nam về các ngư dân ở miền Trung bị hải quân Trung Quốc bức hại. Chủ yếu là các ngư dân ở Lý Sơn, Bình Châu, nơi có nhiều người vợ góa của các ngư dân mất tích. Họ bị mất tích trong cơn bão, nhưng thật ra nhiều khi không phải do bão, mà là do hải quân Trung Quốc ngăn cấm họ đánh cá tại khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng ở Hoàng Sa. Vì vậy đương nhiên khi bão tố nổi lên, tàu của họ bị nhận chìm do không được vào tránh bão. Có những chiếc tàu bị chìm, bị mất tích một cách kỳ lạ trong thời kỳ biển lặng, đặc biệt là tại một phần của quần đảo bị chiếm đóng.
Tôi đã nghiền ngẫm kỹ về tất cả những điều trên đây, và cuối cùng quyết định đến với các ngư dân – vì tôi có quốc tịch Việt Nam. Tôi cũng đi đánh cá với họ tại vùng quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và tôi đã vấp phải việc cấm đoán, ngăn trở của lực lượng biên phòng và an ninh. Tôi bèn liên lạc với chủ tịch nước đương nhiệm lúc đó, là ông Nguyễn Minh Triết, vốn là một người có tấm lòng. Ông đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện bộ phim, với sự hỗ trợ của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, và sau nhiều lần liên lạc với Bộ Ngoại giao ở Hà Nội.
Sau đó tôi đã dành 10 tiếng đồng hồ để quay bộ phim tại đảo. Tôi phỏng vấn các ngư dân và những người vợ của họ, những người đàn bà góa mà tôi có dịp gặp gỡ. Tôi đã đi Lý Sơn và Bình Châu 5 lần, có nghĩa là hiện diện suốt một tháng rưỡi trên đảo. Tôi đã ăn ngủ cùng các ngư dân, đi biển đánh cá với họ tại vùng duyên hải Bình Châu. Tôi đã xây dựng được những mối quan hệ mà dần dà đã trở nên sâu sắc, rất thật với cộng đồng này, để có thể làm nên một bộ phim tài liệu thuộc loại chưa từng được thực hiện ở Việt Nam.
RFI : Những người vợ góa của các ngư dân đã kể lại cho ông nhiều điều về cuộc sống của họ ?
André Menras : Vâng. Tôi muốn qua bộ phim này giúp ngư dân có dịp nói lên tiếng nói của họ, muốn dành diễn đàn cho những người phụ nữ mà như trong những điệu lý truyền thống, họ đã tiễn chồng, tiễn con trai ra đi và không bao giờ còn có dịp gặp lại. Những phụ nữ đó mang tâm trạng hoàn toàn tuyệt vọng. Người ta đã cướp mất của họ những người thân yêu nhất. Họ không còn gì để sinh sống, vì kinh tế của cả gia đình đều dựa vào người chồng. Trụ cột của gia đình mất đi, họ bỗng dưng trơ trọi với đàn con, thường là ba, bốn đứa con, mà không có phương tiện mưu sinh.
Trong tình trạng đó, có thể nói nhà nước Việt Nam đã không làm được những gì cần thiết để bảo vệ họ. Chẳng hạn như dành cho họ một chế độ ưu tiên : giúp con cái họ được đi học, khi đau ốm có được thuốc men miễn phí hay với giá phải chăng, hỗ trợ họ về thực phẩm, về nhà ở.
Họ đã kể cho nghe cuộc sống của họ như thế nào. Và mục đích của bộ phim là giúp họ được nói lên tiếng nói của mình, chứ không phải nhằm mục đích chính trị - không cần phải như thế, vì chính thực tế đã nói lên tất cả. Tôi muốn đưa tiếng nói của họ đến được trước hết là với đồng bào người Việt, vì chính nhân dân Việt Nam đang là người phải chịu đựng. Bộ phim nhằm đưa thông tin đến với người Việt Nam và với cộng đồng quốc tế, để gầy dựng một phong trào tương thân tương ái với các ngư dân Việt.
Ngư dân Việt Nam xứng đáng được tương trợ, vì họ là những chiến sĩ hòa bình đích thực. Mỗi lần ra khơi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa, họ không biết là sẽ trở về được hay không. Chỉ điều này thôi đã đáng ngưỡng mộ rồi. Cần có một phong trào liên đới với họ, với Việt Nam, trong cuộc chiến đấu đòi công nhận chủ quyền trên vùng biển ở Đông Nam Á này. Một cuộc chiến để đòi lại quần đảo mà Trung Quốc đã cướp mất vào năm 1974, khi cho hải quân tràn đến xâm lược Hoàng Sa, sát hại 64 người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
RFI : Họ có ngạc nhiên vì ông quan tâm đến cuộc sống của họ ?
André Menras : Vâng. Ban đầu tôi bị coi là một ông Tây mũi lõ, lông lá, đến đảo để tìm hiểu về một chủ đề mà khách du lịch thường chẳng quan tâm. Tôi khá vất vả trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên, vì tôi bị công an theo dõi – công an thuộc nhiều đơn vị khác nhau : công an biên phòng, rồi đến lực lượng an ninh. Mỗi lần tôi hỏi chuyện ai, sau khi tôi đi rồi thì công an lại đến tra vấn về chủ đề cuộc đối thoại của chúng tôi, như vậy những người đó phải gánh chịu áp lực.
Rồi dần dà với vốn tiếng Việt tuy không thông thạo lắm, nhưng cũng tạm đủ để tiếp xúc, trong đợt ra đảo lần hai, tôi được xem là một con người đàng hoàng, tin cậy được, thực lòng muốn giúp họ. Và đến lần thứ ba khi họ biết rằng tôi có quốc tịch Việt Nam, biết chính cựu chủ tịch nước đồng ý cho tôi nhập tịch vì đã hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh đầy khó khăn trước đây, thì tôi được xem như khách, và đối với một số người thì tôi trở thành bạn bè họ.

Ông André Menras và biểu ngữ phản đối.
DR
RFI : Cho dù thế, ông vẫn tiếp tục gặp những khó khăn ?
André Menras : Đương nhiên. Các khó khăn đến từ áp lực của chính quyền Trung Quốc lên đời sống chính trị Việt Nam, và ảnh hưởng của hoạt động vận động hậu trường của Bắc Kinh ngay trong bộ máy chính trị trong nước. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rất rõ trước Quốc hội. Lần đầu tiên ông đã nói là Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, và cần phải đấu tranh để lấy lại quần đảo này.
Như vậy là đã rõ ràng hơn, và chúng ta đã từ một tình thế được gọi là « nhạy cảm », sang việc dám nói thẳng tên Trung Quốc ở cấp lãnh đạo cao nhất của chính phủ, và còn khẳng định ý nguyện muốn thương lượng đòi lại phần lãnh hải của Việt Nam đã bị chiếm.
Trong tình hình đó, việc chiếu bộ phim trên không đặt ra bất cứ vấn đề gì, cả về tính hợp pháp lẫn nội dung phim, vì phim không nhằm mục tiêu chính trị. Bộ phim không mang tính chính trị, mà trước hết, nó mang tính chất nhân bản ! Không thể có vấn đề gì khi chiếu phim này, một khi Thủ tướng đã tuyên bố như trên. Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ có bổn phận phải hỗ trợ tất cả những công dân tiến hành các hành động yêu nước để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Cho dù vậy, công an Sài Gòn – một bộ phận công an Sài Gòn mà thôi, tôi không biết là bộ phận nào – đã can thiệp để cấm chiếu phim. Họ can thiệp một cách bất ngờ và thô bạo, nếu không muốn nói là bạo lực.
RFI : Như vậy trước đó ông không hề nghĩ đến việc phim bị cấm chiếu ?
André Menras : Không hề ! Bởi vì phim đã được Bộ Ngoại giao bật đèn xanh, được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh duyệt qua. Phim được hình thành và dàn dựng với sự hỗ trợ tích cực của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - hãng phim TFS. Như vậy phim không có gì là bất hợp pháp cả.
Tôi đã hết sức ngạc nhiên và cảm thấy sốc, sốc rất nặng khi bị can thiệp, bị cấm cản - có thể nói là bằng vũ lực - như vậy. Họ đã đóng cửa quán cà phê nơi dự định chiếu phim, họ cúp điện. Họ còn đe dọa vị phó giám đốc của khu du lịch Văn Thánh, là ông sẽ bị mất việc nếu cho phép chiếu.
Nói chung là hết sức thô bạo ! Lại càng thô bạo hơn nữa, khi không có ai chịu trách nhiệm về vụ này cả. Tôi đã đòi được gặp người đã ra lệnh cấm trên, hay một cán bộ công an, nhưng tôi không gặp được ai cả. Tôi yêu cầu được cho xem công văn cho phép công an can thiệp như trên, nhưng tôi chưa bao giờ được xem một văn bản như thế. Không có một ai đứng ra chịu trách nhiệm. Lực lượng công an đã hành động như thể là một nhóm phần tử bất hảo.
Họ lại còn gây áp lực đối với những người xung quanh. Chúng tôi bị công khai ghi hình, bị chụp ảnh, tất cả những gì chúng tôi nói ra đều bị thu âm. Có ít nhất hai chục công an mặc thường phục được huy động đến trung tâm du lịch Văn Thánh để ngăn cản những người muốn xem phim, dù trời mưa. Kiểu can thiệp như vậy là hết sức thô bạo !

anhbasam
RFI : Được biết ông đã gởi thư phản kháng lên chính quyền ?
André Menras : Tất nhiên ! Tôi đã hoàn tất lá thư cùng với các ông Lê Hiếu Đằng, ông Cao Lập – vốn là cựu sinh viên tranh đấu thập niên 70 và cũng bị tù Chí Hòa như tôi, ông Bùi Đình An - cựu tù chính trị Côn Đảo và là người tổ chức. Chúng tôi đã cùng ký tên trong một lá thư phản đối gởi cho chính quyền ở Sài Gòn. Bản thân tôi hôm thứ Sáu đã gởi một lá thư cho ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, và tất cả các thành viên của Ủy ban để đặt ra một số câu hỏi. Tôi yêu cầu các vị này trả lời về nguyên nhân hành động mờ ám này của công an thành phố. Tôi cũng đề nghị tạo điều kiện để bộ phim bản tiếng Việt được chiếu tại Sài Gòn. Bởi vì đây là tiếng nói của đồng bào chúng ta, đồng thời cũng là cơ hội để tạo nên một phong trào liên đới mà ngư dân chúng ta đang cần có và xứng đáng được hưởng.
Tôi đang chờ đợi được trả lời, và nếu từ nay đến thứ Tư không có hồi âm thì tôi sẽ công bố lá thư trên mạng, cho tất cả mọi người đều đọc được. Tôi hy vọng ủy ban có được sự khôn khéo, tính trung thực và phản xạ của lòng ái quốc, để bộ phim được chiếu một cách công khai, lành mạnh, trong tinh thần tương trợ và bằng hữu, tại Sài Gòn.
RFI : Nhưng một phần cũng nhờ vụ can thiệp này mà bộ phim đã được rất nhiều người tìm xem trên internet…
André Menras : Vâng. Tôi đã đưa phim lên mạng, lên YouTube cũng đã gần một tháng rồi, nhưng là bản tiếng Pháp. Tôi rất muốn đưa lên internet bản tiếng Việt, để những người Việt ở ngay tại Việt Nam có thể xem được. Bởi vì trước hết chính họ phải được xem, chính họ là những người có liên quan trực tiếp.
Tôi cho rằng hành động của công an không chỉ thô bạo, không chỉ bất hợp pháp – vì đã vi phạm điều 69 và 77 của Hiến pháp Việt Nam về quyền được thông tin của mỗi công dân, về nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ đất nước. Hành động trên cũng kém thông minh nếu muốn đạt được mục đích tìm kiếm - có nghĩa là, cấm chiếu phim để buộc chúng tôi phải câm lặng, để tắt đi tiếng nói của những người vợ góa ngư dân. Nhưng ngược lại, nó đã tạo ra một phong trào ủng hộ trong thế giới mạng, đã khơi dậy một làn sóng những người tìm xem bộ phim. Một điều tuyệt vời mà bộ phim nếu không bị cấm chưa chắc tạo ra được.
Vì vậy có thể tôi phải nói lời cám ơn. Thật mỉa mai và đáng buồn, nhưng tôi nghĩ cũng nên nhìn với khía cạnh khôi hài một chút. Và tôi phải cám ơn lực lượng công an về hiệu quả mà hành động của họ đã tạo ra.
RFI : Ông có dự định chiếu phim ở nơi nào khác không ?
André Menras : Có. Tôi định chiếu, trước hết chắc chắn là ở Sài Gòn – tôi đã nói mà chưa làm được - và khi tôi trở về Pháp. Đại sứ Việt Nam tại Pháp có hứa với tôi là sẽ tạo điều kiện để phim lại được chiếu ở trung tâm văn hóa Việt Nam ở Paris. Tôi cũng có chương trình mang phim đi chiếu ở Lyon, Montpellier, Marseille, Bordeaux…Những ai muốn làm ngư dân miền Trung phải im tiếng, họ sẽ không đạt được mục đích đâu.
RFI : Xin cảm ơn ông vì những gì ông đã làm cho Việt Nam…
André Menras : Không việc gì phải cảm ơn tôi đâu, bởi vì Việt Nam đã dạy cho tôi rất nhiều thứ. Nếu không có Việt Nam, tôi sẽ không là tôi như bây giờ, và chắc sẽ không hài lòng với bản thân mình, tôi sẽ không là tôi nữa. Trong những gì đã gắn bó tôi với Việt Nam, có rất nhiều nỗi đau, nhưng cũng có những niềm hạnh phúc lớn lao. Một trong những hạnh phúc đó là thấy mình ở tuổi 66 lại giống như thời hai mươi tuổi, bên cạnh những người bạn học sinh, sinh viên, với giới trí thức Sài Gòn, trong cuộc đấu tranh cho tự do, tự do tư tưởng, cho tình liên đới. Tất cả những điều đó đều vô giá. Và không có Việt Nam, tôi sẽ không bao giờ có được. Không có cuộc đấu tranh của nhân dân Việt, tôi sẽ không bao giờ học hỏi được những giá trị của cuộc sống.
RFI : Nhưng bây giờ tình hình không giống như trước đây. Việt Nam phải đối mặt với một Trung Quốc giàu có, lực lượng dân chủ nội tại hầu như không đáng kể. Như vậy ông nghĩ rằng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam, đặc biệt là ngư dân Việt trên Biển Đông sẽ hết sức khó khăn ?
André Menras : Tôi nghĩ là vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, nói tổng quát hơn là vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, sự độc lập của đất nước đang bị nước láng giềng khổng lồ là Trung Quốc đe dọa, trước âm mưu bành trướng của những nhà lãnh đạo Bắc Kinh vốn có xu hướng coi như toàn vùng Biển Đông là của họ. Họ đã triển khai cái gọi là đường lưỡi bò một cách đáng buồn cười, không hề có căn cứ cả về phương diện lịch sử lẫn luật pháp. Cái đường lưỡi bò này chiếm đến 80% khu vực Biển Đông. Tức là bỗng dưng họ quyết định rằng không gian biển đảo của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia đều thuộc về họ, và như vậy họ có thể tự tiện chiếm lấy.
Họ đã cao giọng nói như thế, vì ỷ vào kinh tế của họ đang phát triển mạnh, trong khi các nền kinh tế Mỹ và châu Âu đang bị yếu đi. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng có thể lợi dụng cơ hội này để áp đặt luật chơi của mình bằng vũ lực, trước hết là tại những nơi gần biên giới nhất. Việt Nam tất nhiên là quốc gia nằm trong tầm ngắm của họ. Nếu Trung Quốc mà thống trị được Việt Nam, thì sẽ thống trị được những nước ASEAN còn lại, nhất là những nước có lãnh hải ở Biển Đông.
Như vậy, các lãnh đạo Bắc Kinh – chứ không phải nhân dân Trung Quốc, chính là mối nguy thường trực của Việt Nam. Một mình Việt Nam không thể thắng nổi mối đe dọa này, mà buộc lòng phải chịu đựng. Việt Nam chỉ có thể kháng cự nổi nếu toàn thể nhân dân đều ý thức được nguy cơ Trung Quốc, nếu thông tin đến được với toàn bộ công dân Việt Nam, nếu báo chí được tự do, nếu các công dân Việt có thể biểu lộ ý hướng tại một Quốc hội thực sự là đại diện cho dư luận quần chúng.
Chỉ riêng với tình đoàn kết thống nhất và tương trợ có được ngay trong nội bộ đất nước Việt, thì Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi muốn bành trướng, kể cả trên lãnh vực kinh tế, và chính trị tại Việt Nam. Đồng thời nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam tạo điều kiện cho tình liên đới và đoàn kết dân tộc, thì không có lý do gì mà ở nước ngoài, tại châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc lại không có các phong trào ủng hộ Việt Nam, nhằm buộc Trung Quốc phải giảm nhiệt trong ý đồ xâm lấn, buộc Bắc Kinh phải thương lượng đa phương, tôn trọng Luật biển quốc tế. Từ đó Việt Nam có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo và thương thảo một cách tích cực và hòa bình, ngõ hầu một ngày nào đó thu hồi lại được những gì đã bị Trung Quốc cướp mất. Đó là giải pháp duy nhất. Giải pháp này được thực hiện thông qua tinh thần dân chủ ngay trong nước, qua sự minh bạch trong các lời tuyên bố chính trị ở nước ngoài.
Như chúng ta đã thấy, việc tuyên truyền của Trung Quốc là hết sức mạnh mẽ, với các phương tiện thông tin to lớn, có được những điều kiện hoạt động tuyệt hảo. Họ xoay sở để cố nhét đường lưỡi bò của họ vào các tạp chí khoa học quốc tế như Nature hay Sciences, để các tạp chí này đăng lên. Họ đã triển khai chiến dịch quảng bá rầm rộ du lịch Hoàng Sa từ đảo Hải Nam, sẽ đưa du khách đến quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời họ lại đâm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam hành nghề gần đó.
Chúng ta không thể chấm dứt được nạn bách hại này nếu ta xuôi tay. Một ngư dân ở Lý Sơn, khi tôi hỏi nguy cơ lớn nhất của ngư dân ở biển sâu là gì – vì họ là những thợ lặn có thể lặn đến độ sâu 60 m. Anh này nói, nguy hiểm nhất là gặp phải cá mập to. Tôi hỏi như vậy thì phải làm sao, anh trả lời, phải trói buộc nó lại, nếu không thì cá mập sẽ tấn công. Cũng tương tự đối với Trung Quốc. Cùng với một người bạn, chúng tôi đã sáng tác một bản nhạc mang tên « Khúc nhạc cho Hoàng Sa » đã được đưa lên mạng, trong đó điệp khúc là như thế này : « Hãy trói cá mập lại ! ».
RFI : Xin chân thành cảm ơn ông André Menras.