vendredi 2 décembre 2011

Các điểm ghi nhận về đường biên giới Việt – Trung


Reference id aka Wikileaks id #238575

Thư ngày 8 tháng 12 năm 2009.

(SBU)Vào
ngày 18 tháng 11, phía chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã ký một loạt các hiệp ước nhằm bổ sung vào bản thỏa thuận 2008 mang tính lịch sử về việc phân định đường biên giới dài 1400 km của Việt Nam với Trung Quốc.
(phụ lục A). Dựa trên các cuộc gặp gỡ tương tự các cuộc dàn xếp, bản thỏa thuận đã nhanh chóng được ký kết vào ngày 31/12/2008 nhằm đạt được thời hạn 10 năm đã thành lập khi hai phía mở ra các cuộc đối thoại vào tháng 1 năm 1999. Trong các vấn đề vẫn còn gây tranh cãi đó là đường biên giới chính xác tại thác Bản Giốc, đây là một thác nước đẹp nằm ở một vị trí hẻo lánh trong vùng đồi núi đá vôi, giữa tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Trong các thỏa thuận được ký vào ngày 18 tháng 11 có bản thỏa thuận về thành lập vùng biên giới Bản Giốc và thiết lập cuộc đối thoại về phát triển du lịch chung.


(SBU)
Và ngày 19/11 – một ngày sau buổi ký kết – PolOff đã tới thăm thác Bản Giốc và đã gặp gỡ các viên chức đến từ Bộ Đội Biên Phòng và một đại diện đến từ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn và Văn Phòng Đối Ngoại. Dễ dàng nhận thấy người này đang say, người chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng tự giới thiệu mình tên Hoa, giải thích rằng ông ta vừa kết thúc một phiên hợp "có tính tham khảo" không chính thức với đối tác người Trung Quốc bên kia sông, ông ta cho biết điều này diễn ra hằng tháng hoặc bất kì khi nào có các tình huống yêu cầu. Hoa nhanh chóng liệt kê các trường hợp khả thi và rốt cuộc anh ta cũng nói thỉnh thoảng có khách du lịch rơi xuống nước. Khi chúng tôi đề cập đến Thác Bản Giốc là một "điểm nóng" ông ta nổi giận cho dù chính ông ta cũng cho rằng thác đã từng là
điểm "nhạy cảm". Mặc dù Hoa có vẻ bối rối và hầu như cho rằng nó không có vấn đề gì cả. Hoa chỉ cho PolOff thấy đường biên giới mới được thiết lập chỗ thác nước của phía Việt Nam và phía bên kia bờ của Trung Quốc, cũng như khu vực gần nước đã bị xóa bỏ mà ông ta cho rằng đó là nơi tiếp nhận khách du lịch của 2 quốc gia. Ông ta nói rằng mình không biết địa điểm biên giới chính xác trên thác nước, chỉ thêm rằng đó là thác nước, không ai được đi qua đó. Ông ta kết luận "Nếu Việt Nam và Trung Quốc có thể có hòa bình và phát triển thịnh vượng thì đi thêm một vài mét nữa có là gì "


Hoa đưa ra quan điểm. Cuộc thương lượng trao nhượng thác Bản Giốc vào năm ngoái cho thấy dấu hiệu nghiêm trọng mà những người trí thức mang tính dân tộc ở Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhóm bất đồng chính kiến ở hải ngoại, cho là việc nhượng bộ lãnh thổ – thực và hư – như là một sự quy lụy đầu hàng. Tuy nhiên trên thực tế thỏa thuận đường biên giới đã xóa bỏ khả năng gây va chạm giữa 2 quốc gia. Đây là một thành tựu có ý nghĩa đã đạt được, khi chúng tôi bàn về các thỏa thuân đã được ký kết, đặc biệt là chiến tranh biên giới Trung Quốc năm 1979 đã làm 20 ngàn người Việt hy sinh đó là lý do gây tranh cãi về đường biên giới, cho dù nguyên nhân cốt lõi là sự xâm lấn của Việt Nam đối với Campuchia (phụ lục B).
Như thể nhấn mạnh lời nói, trên đường quay lại tỉnh Cao Bằng, đại diện Văn phòng Đối ngoại, Ly The Toan, đã chỉ ra những ngôi làng đã được san bằng trong thời gian Trung Quốc tấn công trong 2 tháng vào 31 năm về trước. Cần phải nghĩ đến những nguyên tắc mà Việt Nam đang cố gắng để kiểm soát mối quan hệ không cân xứng giữa Việt Nam và Trung Quốc (phụ lục C).