samedi 31 décembre 2011

Năm 2011, nhửng nước nghèo nàn nhất thế giới.

 The 15 Most Miserable Countries In The World


















Văn Hoá Bon Chen Thiếu Ý Thức

 

Vượt rào, chụp ảnh lộn xộn tại phố hoa

Tối nay, ngay sau khi lễ hội hoa mở cửa cho du khách thưởng ngoạn, nhiều bạn trẻ đã bất chấp quy định trèo qua hàng rào tìm cách tiếp cận, chụp ảnh làm nhiều tác phẩm có nguy cơ bị hỏng.

Lễ hội hoa chính thức khai mạc lúc 20h tối 30/12 tại chân tượng đài vua Lý. Nhiều hình ảnh không đẹp đã diễn ra.
Xung quanh các khu vực trưng bày hoa dù đã được căng dây bảo vệ nhưng nhiều người vẫn trèo ra trèo vào thoải mái.
So với các kỳ lễ hội hoa Hà Nội các năm trước, lực lượng an ninh bảo vệ hoa lần này mỏng hơn nhiều.
Một số cô gái “mắt trước mắt sau” khi vắng bóng bảo vệ liền tìm cách chui vào trong rất nhanh.
Vào được bên trong chen nhau chờ đến lượt, một thanh niên ngồi tỳ sát vào những chậu cây quất.
Hai cô gái vội vã chụp ảnh.
Chạy loạn phía trong hàng rào.
Đoạn nào dây thấp thì trèo, cao thì chui qua.
Một em nhỏ được mẹ cho chạy vào giẫm hẳn lên khu vực trang trí.
Các cô gái trẻ người chạy ra, kẻ trèo vào.
Cô áo đỏ quay mặt ra xin anh bảo vệ "cho em vào một tý thôi" sau khi bị thổi còi.
Khánh Huyền

jeudi 29 décembre 2011

Sốc với clip “bỏ mặc nạn nhân TNGT”

 28/12/2011




Vài tiếng sau khi được đăng tải trưa nay, 27-12, clip quay cảnh hàng chục người thờ ơ lướt qua một phụ nữ bị xe máy quệt, ô tô húc thu hút hàng nghìn ý kiến. Tác giả clip là thành viên tên Pitt của một diễn đàn ô tô xe máy nói, “chị phụ nữ đi xe máy va phải một xe máy khác, tiếp theo bị hất thẳng vào chiếc  ô tô hiệu CRV đang chạy. Hậu quả bánh trước chèn qua… mặt thì va xuống mặt đường, máu đổ”. Vụ tai nạn được cho là xảy ra ngay trước cổng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Sốc với clip "bỏ mặc nạn nhân TNGT", Tin tức trong ngày, vo cam, bo mac nan nhan, tai nan giao thong, hoi cua, cuop cua nguoi bi nan, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Hiện trường vụ tai nạn (ảnh chụp từ clip)
Theo những gì có trên clip và lời kể của Pitt, trước khi xe của Pitt đi qua, đã có mấy chiếc xe đi qua mà không xe nào chịu cho người bị nạn lên đi cấp cứu, cũng tại vì họ thấy nhiều máu quá.
Một cậu thanh niên ra giúp đỡ cứ năn nỉ “các tài xế không có trái tim kia”…chở người bị nạn đi cấp cứu. Và xe họ cứ lăn bánh chậm chậm…qua. Pitt còn nói một taxi hãng M.L thấy cảnh tai nạn đã vội vã né sang một bên rồi chạy thẳng.
Sau đó, một xe Camry “độ la giăng rất đẹp”, một xe Fortuner nhập khẩu màu nâu và một xe Santafee màu trắng, thậm chí chiếc xe công biển xanh 29M… cũng để mặc nạn nhân nằm trên đường, trong khi người thanh niên bế nạn nhân lên và vẫy tay xin chở vào bệnh viện.
“Tuy nhiên điều đáng buồn nhất là cái sự vô cảm của một số kẻ trong xã hội. Thực sự lúc đó em rất lúng túng. Nhưng em cũng còn đủ tỉnh táo để kêu gào mọi người đưa ngay chị ấy lên xe của em.
Tất cả mọi người hô hào đưa vào bệnh viện giao thông, may quá em vẫn tỉnh táo không quay vào vì nhỡ tắc đường không vòng lại được. Em đi như bão táp đến bệnh viện E”, trích một phần trong bài viết của Pitt.
Sốc với clip "bỏ mặc nạn nhân TNGT", Tin tức trong ngày, vo cam, bo mac nan nhan, tai nan giao thong, hoi cua, cuop cua nguoi bi nan, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Nạn nhân được cho là đang nằm tại bệnh viện E, Hà Nội (Ảnh trên diễn đàn)
Clip được đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội. Đa số người vào comment (nêu ý kiến) đều phản đối sự thờ ơ với nạn nhân của những người trong clip và ca ngợi Pitt, tác giả clip.
Thành viên wombat viết: “Cám ơn những con người có lòng tốt và trái tim nhân hậu như bạn”.
Trong khi đó, không ít thành viên nêu ý kiến, cần có chế tài xử lý những người đã bỏ mặc nạn nhân. “Cảm ơn bác, em thắc mắc là rất nhiều vụ rùi mà các phương tiện truyền thông tại sao không có những bài báo nói về những nghĩa cử cứu người như này để nhân rộng ra cho mọi người và lên án những kẻ vô tâm kia nhỉ. Thất vọng quá các bác ạ”, thành viên tvq7886 viết.
Rình rập hôi của tai nạn giao thông
Trước vụ tai nạn được cho là xảy ra trưa nay, 27-12, báo chí ghi nhận không ít vụ nạn nhân bị kẻ xấu móc túi, giật dây chuyền trong lúc đang bất tỉnh trên đường.
Trong vụ “Bác sỹ lái xe “điên” gây tai nạn” tại TP.HCM, gia đình nạn nhân – cũng là một phụ nữ chỉ biết tin sau 3 ngày vì trước đó, lúc tai nạn xảy ra đã có kẻ nhanh tay “chôm” mất túi xách của người bị nạn, trong đó có giấy tờ tùy thân khiến chẳng ai biết danh tính, địa chỉ nạn nhân để bệnh viện liên lạc.
Cách đây nửa năm, cảnh tượng hàng chục người chen chúc, giẫm đạp lên nhau để nhặt tiền của một người bị cướp giật bung túi xách ở TP.HCM cũng bị báo chí và dư luận lên án kịch liệt.
Sốc với clip "bỏ mặc nạn nhân TNGT", Tin tức trong ngày, vo cam, bo mac nan nhan, tai nan giao thong, hoi cua, cuop cua nguoi bi nan, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Những người đi xe máy và xe đạp xung quanh tranh nhau nhặt tiền của người bị cướp giật bung túi xách ở phường 8, quận 5, TP.HCM
Nạn nhân thẫn thờ bất lực nhìn những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường nhặt mất số tiền bị rơi ra. Chỉ trong vòng chưa tới hai phút, số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào túi của những người “hôi của”.
Theo nhiều thành viên các trang mạng xã hội, những vụ “vô cảm” trước tai nạn của người khác là chuyện chẳng hiếm. Có kẻ gây tai nạn chết người, rồi lên facebook hô hào bạn bè đánh lô, đánh đề với số tuổi của nạn nhân, người đáng tuổi ông mình.
Một số thành viên cùng diễn đàn với Pitt nói, sau những vụ hôi của và “vô cảm” nói trên, họ rất sợ ra đường, bởi “biết đâu mình bị tai nạn rồi cũng gặp toàn người lạnh lùng đi qua” như người phụ nữ trong clip.

mercredi 28 décembre 2011

Cuộc sống người lao động ăn lương


Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-12-27

Mặc dù Nhà nước đã cho tăng lương tối thiểu cách nay 2 tháng, nhưng phần lớn công nhân Việt Nam cho biết họ vẫn sống rất chật vật, túng thiếu.
AFP photo
Các bạn trẻ tìm việc tại một Trung tâm giới thiệu việc làm ở TPHCM

Đây là câu chuyện dài được báo chí cho là “vui ít, buồn nhiều” mỗi khi có đợt tăng lương. Vì sao lại có sự mâu thuẫn ấy?  Và người lao động thu nhập thấp có phản ứng ra sao?

Thắt lưng, buộc bụng…

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy hiện có tới gần 49% người lao động Việt Nam có thu nhập thấp, nên hầu hết đều phải là thêm việc, thêm giờ, hoặc đành phải sống thắt lưng, buộc bụng.
Mức thu nhập trung bình của công nhân lao động đạt trên dưới hai triệu đồng một tháng, bao gồm các loại phụ cấp tiền nhà trọ, tiền xăng.
Nhưng với tỷ lệ lạm phát tăng vọt, gía cả, hàng hóa, dịch vụ leo thang, cuộc sống của giới lao động không những không được cải thiện, mà còn eo hẹp, chật vật, điều kiện sống thấp kém hơn, cần kiệm mấy cũng khó đủ sống, khi đau yếu, bất trắc thì dễ lâm cảnh nợ nần.
Được biết, lương tối thiểu được định nghĩa là mức lương thấp nhất được sử dụng làm cơ sở để chủ nhân và công nhân thỏa thuận với nhau về tiền lương.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa cho lao động được hưởng mức lương sàn tối thiểu, mà không bị cơ quan hữu trách kiểm tra, nhắc nhở hay xử lý.
Theo khảo sát của Viện Công Nhân thì mức chi trả của doanh nghiệp cho người lao động lâu nay vẫn không đáp ứng được mức sống hàng ngày, tối thiểu của công nhân.
Với khẩu phần ăn gồm gạo, thịt rau, mắm muối thì người lao động cũng phải chi tới hơn 35 ngàn đồng, một ngày, có nghĩa là mỗi tháng người lao động phải cần trên một triệu đồng để chỉ lo miếng ăn.
Nói cách khác là đồng lương khó nuôi sống bản thân người lao động chứ chưa nói đến những người khác trong gia đình.
Báo Lao Động cho biết, lương tối thiểu của người lao động Việt Nam còn rất xa mức sống tối thiểu, cho dù trong vòng 10 năm qua lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng 7 lần, nhưng vẫn “hụt hơi” so với cuộc chạy đua với lạm phát.

Vai trò của Nhà nước

000_Hkg4060360-250.jpg
Công nhân sơn lại một cây cầu qua sông Hồng tại Hà Nội vào ngày 24 tháng 9, 2010. AFP photo

Giải thích về chuyện lương bổng của người lao động Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế tại Hà Nội nhấn mạnh:
“Tới đây chính phủ sẽ có các biện pháp cải cách mạnh mẽ, có hiệu quả để cho khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng năng suất lao động thì sẽ có tăng lương.
Chỉ có thể tăng lương dựa trên tăng năng suất lao động, thì tăng lương mới có bền vững, kế đó là phải kiềm chế lạm phát, nếu không thì lương tăng không đủ cho sự thiệt thòi của người dân, phải chịu đựng mức tăng giá, như thế mới có thể giải quyết được vấn đề tiền lương, một cách cân bằng, ổn định và bền vững.
Tình hình thu nhập của người dân Việt Nam đã bị giảm sút đáng kể do yếu tố lạm phát, năm 2011 dự kiến lạm phát sẽ vào khoảng 18, 19%, như vậy đó là một thứ thuế vô hình đánh vào tất cả những người nào dùng tiền Việt Nam, vì đồng tiền mất giá trên dưới 19%, và mức tăng lương sẽ phải bù đắp cho đủ cái sự giảm sút đó.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khẳng định rằng muốn bảo đảm được mức sống tối thiểu của hàng chục triệu lao động khắp nước thì chính phủ cần sớm giải quyết nguyên tắc cơ bản, chứ không phải là cách bù đắp hay chấp vá tạm thời:
“Chỉ có thể khắc phục được một cách cơ bản là cải cách biên chế, cách quản lý của nhà nước; tức là dựa trên hiệu quả công việc, mà không cần có điều kiện gì.
Phải khắc phục tình trạng rất là phổ biến trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, trả lương giả vờ thì cũng làm việc giả vờ và đấy là một việc làm tha hóa con người.
Người Việt Nam yêu lao động, cần cù nhưng nếu hệ thống tiền lương, động lực vật chất không phù hợp, thì có thể dẫn đến chuyện con người giả vờ làm việc, lãnh lương giả vờ, điều ấy là một bi kịch mà chúng ta phải chấm dứt.”
Theo những người lao động ăn lương ở Việt Nam thì việc nhà nước xem xét tăng lương không phải là để chạy đuổi kịp vật giá, quy định mức lương tối thiểu không thể đáp ứng được mức sống tối thiểu của công nhân.
Trước tình trạng này, người lao động mong mỏi các cơ quản quản lý thị trường, giá cả áp dụng chặt chẽ các biện pháp ngăn chặn việc tăng giá bất hợp lý tránh chuyện lương chưa tăng mà vật giá đã leo thang gấp bội.

Người lao động nói gì?

Nói về chuyện đồng lương eo hẹp mà mình nhận lãnh để sống qua ngày, trước ảnh hưởng của cơn bảo giá, cô Mai, một công nhân ngành dệt may ở Bình Dương giải thích:
“Nói chung tăng lương chỉ đỡ một phần nào thôi, với điều kiện là giá bên ngoài phải bình ổn. Ở đây, nhà nước cũng đã cho bình ổn giá một số mặt hàng, số khác là do thị trường tự do, trôi nổi, nên không bình ổn.
000_Hkg4285787-250.jpg
Công nhân lao động ăn sáng trên vỉa hè Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2010. AFP photo

Dù lương tối thiểu tăng được chút ít nên cuộc sống cũng đỡ hơn, bây giờ còn đang chờ luật tăng lương ra đời, mới dự kiến thôi. Đối với tư nhân từ qua đầu năm mới áp dụng, để điều chỉnh mức lương cho lao động, ngoài quốc doanh.” 
Như bao lao động khác trong nước, cô lo lắng rồi đây năm mới, hàng hóa nhu yếu cũng sẽ được bán ra với giá mới:
“Một số mặt hàng như xăng, dầu, gas đang được bình ổn, nhưng dường như sang năm, điện, nước sẽ được điều chỉnh, tăng giá lên, hy vọng lương cũng sẽ nhích lên chút ít, chứ lao động thì chắc chịu không nỗi.”
Một khi đồng lương không theo kịp vật giá, không bảo đảm mức sống tối thiểu của bản thân thì người lao động phải xoay sở ra sao, chị Mai kể tiếp:
“Mình ráng mà làm thêm một, hai nơi nữa thôi, chứ làm một chỗ, sống không nổi thì phải chạy làm thêm, cho có đồng lương khả dĩ, chút xíu.
Tiền lương làm ra chỉ đủ một người ăn thôi, chứ không nói là nuôi được ai khác, nhất định mình phải làm thêm việc để kiếm thêm thu nhập.”
Khi góp ý về vấn đề vật giá và lương bổng của người lao động, ông Mai Khắc Đồng, một đảng viên, chuyên viên ngành dược phẩm ở Hà Tĩnh cho rằng nguyên nhân chủ yếu tạo nên bao bất cập trong xã hội, đó là sự thiếu tôn trọng luật pháp và việc quản lý chính sách không chặt chẽ:
“Muốn giải quyết được vấn đề tăng lương, trước hết là phải kiềm chế được lạm phát, tức là khi tăng lương thì giá thành các mặt hàng khác không được tăng theo. Bây giờ, mới nhút nhích tăng lương thì bao nhiêu cái khác đã tăng giá rồi.
Có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, người ta nói rất nhiều, là đã có pháp luật rồi, nhưng thực tế, văn bản pháp luật không làm được gì cả, không giúp ích gì cho người lao động, việc chế tài, xử lý không đủ mạnh.
Người thi hành pháp luật, lại không làm theo công tâm của mình, cuối cùng lao động là người chịu thiệt thòi nhất. Lên lương được mấy trăm nghìn đồng, trong lúc đó, lại kéo theo lạm phát, người lao động phải chịu bao nhiêu thứ, như tiền thuê nhà, điện, nước tất cả đều tăng theo.
Nhà nước không quản lý được những cái đấy, huống hồ gì rau cỏ ngoài thị trường, trôi nổi, tất nhiên phải tăng giá rồi, vì cơ chế quản lý của nhà nước còn quá lỏng lẻo.”    
Kết quả một cuộc khảo sát về lương bổng mới đây của cơ quan chuyên môn quốc tế cho thấy lương tối thiểu của người lao động Việt Nam chỉ từ 4.000 đến 4.500 đồng, một giờ, tương đương với hơn 2,75 xu Mỹ, trong khu vực EU, đạt gần 5,35 đôla, một giờ, tức gấp 20 lần, khu vực ASEAN đạt 75 xu Mỹ, một giờ, gấp gần 3 lần.
Các số liệu cụ thể này chứng tỏ là doanh nghiệp Việt Nam trả lương công nhân quá thấp. Thu nhập của họ chỉ đáp ứng được phân nữa hoặc 2/3 nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống.


Căng thẳng trên biển Đông năm 2011- phần 1


Việt Hà, phóng viên RFA
2011-12-27

Năm 2011 có thể nói là một năm của những căng thẳng trên biển Đông với một loạt các vụ va chạm, kéo theo một loạt các phản ứng về mặt ngoại giao giữa các nước có liên quan.
AFP photo
Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc hung hăng

Tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông giữa Trung Quốc với các nước Việt Nam và Philippines đã trở nên hết sức căng thẳng trong năm 2011 với một loạt các sự kiện được các nhà phân tích cho là nghiêm trọng nhất kể từ sau khi bản tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông được ký kết vào năm 2002 giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Vụ việc nghiêm trọng đầu tiên phải kể đến là vào ngày 25 tháng 2, hai tàu cá của Philippines khi đang hoạt động cách đảo Palawan của Philippines khoảng 140 hải lý đã bị một tàu chiến có hỏa tiễn điều khiển của Trung Quốc đe dọa và yêu cầu phải rời khỏi khu vực này ngay lập tức.
Không lâu sau đó, vào ngày 2 tháng 3, 2 tàu hải giám khác của Trung Quốc đã đe dọa và yêu cầu một tàu thăm dò của Philippines phải rời khỏi khu vực hoạt động gần Bãi Cỏ Rong ngoài khơi đảo Palawan.
Chỉ khoảng 3 tháng sau, vào ngày 26 tháng 5, đã xảy ra một vụ đụng độ nghiêm trọng khác khi tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 2 của PetroVietnam khi tàu này đang hoạt động tại lô 148 nằm trong vòng 200 hải lý từ bờ của Việt Nam.
Điều đáng nói là vụ đụng độ này xảy ra chỉ khoảng 10 ngày trước khi diễn đàn đối thoại Shangri-La hàng năm được tổ chức từ ngày 3 đến 5 tháng 6 tại Singapore với sự tham gia của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates và người đồng nhiệm Trung Quốc là Bộ trưởng Lương Quang Liệt.
Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy rằng họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ.
GS Renato Cruz De Castro
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đưa vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 vào trong phát biểu của mình tại diễn đàn đối thoại Shangri-La. Ông bày tỏ quan ngại về sự kiện này và yêu cầu các bên duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Thậm chí Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng lên tiếng khẳng định quyền lợi quốc gia của Mỹ trong vấn đề tự do hàng hải trong khu vực.
Thế những chỉ chưa đầy một tuần sau Shangri-La, vào ngày 9 tháng 6, một tàu hải giám khác của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Viking II thuộc PetroVietnam khi tàu này đang hoạt động trong lô 136/3 thuộc khu vực thềm lục địa của Việt Nam.
Tiếp theo sau hai vụ đụng độ này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng nói rằng đây là những hành động có tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc nhằm mục đích biến các khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp để thực hiện kế hoạch đường lưỡi bò hay đường chữ U trên biển Đông.
Nhận định về những hành động liên tiếp này của Trung Quốc trong những tháng đầu năm 2011, giáo sư Renato Cruz De Castro, giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc đại học De La Salle của Philippines nói:
"Rất nghiêm trọng, nó cho thấy sự leo thang hơn nữa trong việc khẳng định sức mạnh trên biển của Trung Quốc. Nếu chúng ta nói về đối thoại Shangri La, tất nhiên chúng ta có thể bàn về chuyện biển Đông và các vấn đề liên quan ở đó, nhưng những gì đang xảy ra bây giờ là thực tế. Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy rằng họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ."
Vào ngày 15 tháng 6, Philippines cho biết hải quân nước này đã nhổ một số cọc lạ tại các bãi đá ngầm trong khu vực tranh chấp trên biển Đông. Phát ngôn viên của Hải quân nước này nói với báo giới là các cọc gỗ này không có dấu hiệu cho thấy thuộc về nước nào.
Trước đó, tại diễn đàn đối thoại Shangri la, Bộ trưởng Quốc phòng Phi cho biết nước này đã phát hiện một tàu của Trung Quốc đổ vật liệu xây dựng và thả phao ở vùng gần Amy Douglas Bank phía tây nam bãi Cỏ Rong mà Phillippines đòi chủ quyền. Nhận định về hành động này, tiến sĩ Ian Story thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết:
"Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông hồi năm 2002 chỉ rõ là cấm các bên chiếm đóng các đảo và bãi đá chưa chiếm đóng. Từ năm 2002, tất cả các bên đều tuân thủ điều này. Nhưng nếu đúng là Trung Quốc đã đổ vật liệu và có dự định xây dựng trên đó thì cho đến giờ đó là hành động vi phạm DOC nghiêm trọng nhất kể từ năm 2002."

Phản ứng của các nước

000_Hkg5160539-250.jpg
Trưởng hải quân các nước khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội vào ngày 27 Tháng 7 năm 2011. AFP

Những động thái liên tiếp này của Trung Quốc đã bị một số nhà nghiên cứu trong khu vực gọi là hung hăng và hiếu chiến. Thậm chí đã có lo ngại về khả năng một vụ đụng độ quân sự có thể xảy ra tại đây như đã từng xảy ra trước kia vào năm 1988 giữa hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc tại đảo Gạc Ma. Trả lời đài Á châu Tự do vào tháng 6 vừa qua, Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc Phòng Úc nhận định:

"Không loại trừ khả năng một đụng độ kiểu như vậy, những nhà phân tích chính trường Trung Quốc cho biết có nhiều người tham gia vào việc đưa ra quyết định tại Trung Quốc. Có đến 5 cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề biển, chưa kể hải quân của quân đội nhân dân Trung Quốc.
Các phân tích gia cho rằng những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối đầu với những vấn đề trong nội địa cho nên dẫn đến cái gọi là thái độ không chắc chắn từ phía Trung Quốc. Bởi vì rõ ràng là ở Trung ương thì lãnh đạo Trung Quốc muốn giảm nhẹ vấn đề, đi theo cách hòa bình hơn tuy nhiên chúng ta thấy các căng thẳng vẫn xảy ra cho nên theo tôi Bắc Kinh đã mất một phần kiểm soát vấn đề ở đây."
Tiếp theo sau những hành động lấn áp của Trung Quốc, vào ngày 13 tháng 6, hải quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật ngoài khơi miền Trung gần đảo Hòn Ông. Bộ ngoại giao Việt Nam lúc đó nói rằng đây là hoạt động luyện tập thường niên của hải quân Việt Nam trong khu vực.
Tổng thống Phillipines vào hồi tháng 5 cũng lên tiếng quan ngại về những căng thẳng trong khu vực và nói đến khả năng gia tăng trang bị quốc phòng cho mình để phòng vệ trước những đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi đồng minh quân sự Mỹ bảo vệ nước này trước khả năng tấn công từ bên ngoài.
Tuy nhiên vào nửa sau của năm 2011, tình hình căng thẳng trên biển Đông có chiều hướng giảm bớt, tiếp theo sau việc ASEAN và Trung Quốc ký bản hướng dẫn thực hiện bản tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông vào ngày 21 tháng 7. Mặc dù bản hướng dẫn không có tính ràng buộc về pháp lý nhưng đã được Hoa Kỳ ca ngợi như một bước tiến trong việc xây dựng lòng tin giữa các bên, điều quan trọng để tiến tới việc đạt được một bộ quy tắc về ứng xử mà các bên đang mong đợi. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton viết trong bản tuyên bố của bà ngay sau khi bản hướng dẫn được ký kết như sau:
"Hoa Kỳ khen ngợi tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về việc thực hiện bản hướng dẫn để tiến tới xây dựng lòng tin và thực hiện các dự án hợp tác trên biển Đông. Đây là một bước đi đầu quan trọng hướng tới thực hiện một bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông và thể hiện một quá trình được thực hiện qua đối thoại và ngoại giao đa phương."
Nửa cuối năm 2011 cũng chứng kiến những chuyến thăm ngoại giao giữa quan chức các nước Việt Nam, Philippines và Trung Quốc trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giảm căng thẳng trên biển.
Mở đầu là chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Philippines, Benigno Aquino vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Sau cuộc gặp này, Tổng thống Phi cho biết lãnh đạo hai nước đều nhất trí về sự cần thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông và rõ ràng là không có sự gia tăng căng thẳng giữa các nước trong khu vực tranh chấp.
Vào tháng 10, tân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc và gặp gỡ với Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào. Chủ đề bàn thảo là biển Đông. Hai bên đã có thông cáo chung sau đó, trong đó nhấn mạnh hợp tác chiều sâu giữa quân đội và lãnh đạo hai nước và tiếp tục các đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng hai nước. Hai bên cũng ký kết thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề biển Đông theo nguyên tắc phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.
Hoa Kỳ khen ngợi tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về việc thực hiện bản hướng dẫn để tiến tới xây dựng lòng tin và thực hiện các dự án hợp tác trên biển Đông.
NT Hoa Kỳ Hillary Clinton
Vào ngày 20 tháng 12, ông Tập Cận Bình, Phó chủ tịch Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Theo các phân tích gia thì vấn đề biển Đông sẽ là một chủ đề được bàn thảo trong chuyến đi này của ông Tập Cận Bình nhằm giảm căng thẳng.
Đã có so sánh năm 2011 như một trận bóng đá mà nửa hiệp đầu Trung Quốc là người chơi hung hăng nhất và phạm lỗi. Tuy nhiên nửa năm sau là lúc người chơi Trung Quốc bớt dần hung hăng và các bên tập trung nhiều hơn vào các biện pháp ngoại giao.
Giáo sư Carl Thayer cho rằng có nhiều khả năng sẽ không có những xung đột tương tự năm 2011 vào nửa đầu năm 2012 và thậm chí là cả năm, nhưng để có thể giải quyết được vấn đề tranh chấp trên biển giữa các nước thì còn là một chặng đường rất dài. Mặc dù vậy vẫn có những hy vọng vào khả năng một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý được hình thành, bởi năm 2012 cũng đánh dấu 10 năm bản tuyên bố về ứng xử của các bên được ký kết.
Video: VN tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông


Căng thẳng trên biển Đông năm 2011- phần 2



Việt Hà, phóng viên RFA  
2011-12-27


Cùng với sự gia tăng căng thẳng trên biển Đông, năm 2011 cũng là năm của những cuộc hội thảo quốc tế liên tục ở nhiều nước từ châu Á đến Hoa Kỳ trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp cho tranh chấp tại khu vực.


RFA PHOTO
Tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Việt Nam, 
đang thuyết trình tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ở 
Washington DC hôm 20-06-2011.

Quốc tế hóa vấn đề biển Đông


Năm 2011 đã là năm thứ 3, Việt Nam nỗ lực đưa vấn đề biển Đông vào các hội thảo quốc tế và cũng là năm được coi là có nhiều hội thảo quốc tế về biển Đông nhất được tổ chức ở nhiều nước giữa lúc có những căng thẳng gia tăng liên quan đến tranh chấp của các nước về chủ quyền trên biển Đông.

Hội thảo quốc tế đầu tiên về biển Đông thu hút được sự chú ý đông đảo của công luận phải kể đến là hội thảo về an ninh hàng hải tại biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức ở Washington trong hai ngày từ 20 đến 21 tháng 6. Đây là cuộc hội thảo quy tụ được rất nhiều các học giả quốc tế đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Úc, Mỹ, Ấn Độ và châu Âu.

Cuộc hội thảo diễn ra giữa lúc những căng thẳng trên biển Đông đang gia tăng sau một lọat các vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và các tàu cá, tàu thăm dò của hai nước Philipines và Việt Nam. Phát biểu sau buổi hội thảo, tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc học viện quan hệ quốc tế Việt Nam nói:

"Hội thảo này là một hội thảo rất hay trong việc nêu bật vấn đề biển Đông trong cộng đồng học giả quốc tế nói riêng cũng như trong cộng đồng thế giới nói chung, làm thế giới quan tâm càng nhiều đến biển Đông thì càng có lợi."

Đây cũng chính là quan điểm của Việt Nam ngay từ hội thảo quốc tế đầu tiên do học viện ngoại giao Việt Nam tổ chức vào năm 2009, tức là quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Điều này cũng nằm trong chính sách của Việt Nam về vấn đề biển Đông theo lời của tiến sĩ Trần Trường Thủy:

"Chính sách của Việt Nam được thực hiện trên cơ sở là hệ thống. Thứ nhất là công khai những vấn đề mà Trung Quốc chèn ép Việt Nam để cho thế giới thấy là các hành động phi pháp của Trung Quốc làm cản trở các hoạt động hợp pháp của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Bằng cách như thế thì ta có thể thu hút được sự ủng hộ của công luận. Điều thứ hai là tùy theo tình hình và sự kiện làm ta có thể đưa các vấn đề ra diễn đàn ASEAN cũng như các diễn đàn quốc tế khác và càng nhiều tiếng nói nêu quan ngại đối với Trung Quốc thì Trung Quốc phải tính kỹ hơn các hành động của mình."

Hội thảo này là một hội thảo rất hay trong việc nêu bật vấn đề biển Đông trong cộng đồng học giả quốc tế nói riêng cũng như trong cộng đồng thế giới nói chung, làm thế giới quan tâm càng nhiều đến biển Đông thì càng có lợi.
TS Trần Trường Thủy

Ngay tại buổi hội thảo này, người ta có thể thấy có rất nhiều bài phát biểu từ các học giả quốc tế có phần nghiêng về việc lên án các hành động bị cho là hiếu chiến của Trung Quốc và thông cảm với Việt Nam, mà mở đầu là bài phát biểu của đại diện ASEAN là ông Termsak Chalermpalanupap khi ông này gọi hành động của Trung Quốc là ‘talk and take’ xin tạm dịch là ‘miệng nói mà tay thì vồ’.

Tiếp theo sau hội thảo tháng 6 của CSIS, Học Viện Ngoại Giao Việt Nam tổ chức hai hội thảo khác vào tháng 10 ở Manila, Phillippines và tháng đầu tháng 11 ở Hà Nội, trong đó hội thảo vào tháng 11 là hội thảo lần 3 do Học Viện ngoại giao phối hợp cùng Hội luật gia Việt Nam tổ chức hàng năm từ năm 2009 đến nay.

Giải pháp ngoại giao


Giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý trong bài phát biểu khai mạc hội thảo tháng 11 ở Hà Nội đã nhìn nhận những hội thảo như vậy với sự đóng góp ý kiến, thảo luận của các học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông đã góp phần quan trọng đưa biển Đông vào ‘ra đa’ kiểm soát của cộng đồng quốc tế, giúp dư luận quốc tế có thông tin đầy đủ và nhiều chiều hơn.

000_Hkg5132146-250.jpg
Ông Phạm Quang Vinh (P) và đối tác Trung Quốc Lin Zhen Min (T) tại cuộc họp về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tổ chức trên đảo Bali ngày 20 tháng 7 năm 2011. AFP

Đánh giá về những gì đã đạt được qua các hội thảo do Việt Nam tổ chức trong suốt 3 năm qua, Giáo sư Carl Thayer, người đã tham gia vào rất nhiều các hội thảo quốc tế về biển Đông trong khu vực cho biết:

"Việt Nam nói chung là đã thành công trong việc quốc tế hóa vấn đề biển đông và những ảnh hưởng của nó có thể nhận thấy ở các hội thảo khác, và đã lôi kéo được sự quan tâm của những người gần gũi với các nhà làm chính sách. Cho nên xét về khía cạnh này thì Việt nam đã thành công."

Sự thành công bước đầu của các hội thảo do Việt Nam tổ chức kể từ năm 2009 đến nay cũng khiến một số nước có liên quan trong tranh chấp biển Đông tham gia tổ chức hội thảo. Vào các ngày 7 và 8 tháng 10, Đài Loan cũng đã tổ chức một hội thảo quốc tế về biển Đông có tên gọi các vấn đề liên quan đến luật pháp và chính sách tại biển Đông, quan điểm của châu Âu và Mỹ. Và theo nhận xét của giáo sư Carl Thayer, một diễn giả tại hội thảo thì đây cũng giống như một phiên bản khác của các hội thảo mà Việt Nam đã tổ chức, chỉ có điều mục đích của Đài Loan khi tổ chức hội thảo này là muốn cho quốc tế thấy quyền lợi của nước này trên biển Đông.

Hiện Đài Loan đang chiếm giữ đảo Ba Bình là một đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa và vì vậy Đài Loan cũng có những quyền lợi tại khu vực đang tranh chấp này.

Việt Nam nói chung là đã thành công trong việc quốc tế hóa vấn đề biển đông và những ảnh hưởng của nó có thể nhận thấy ở các hội thảo khác, và đã lôi kéo được sự quan tâm của những người gần gũi với các nhà làm chính sách.
Giáo sư Carl Thayer

Các tháng nửa cuối năm 2011 cũng là các tháng của nhiều các hội thảo biển Đông khác tại các nước như Malaysia, Philippines và Trung Quốc. Ông Đặng Đình Quý trong bài phát biểu của mình tại hội thảo ở Hà Nội vào tháng 11 nhìn nhận năm 2009 chỉ có 3 hội thảo quốc tế về biển Đông thì đến năm 2010 số cuộc hội thảo như vậy đã tăng lên con số 7 và đến năm 2011 là 15 hội thảo.

Cùng với những hội thảo quốc tế về biển Đông diễn ra dồn dập vào các tháng cuối năm 2011, thế giới cũng nhìn thấy nhiều hơn các nỗ lực ngoại giao từ các nước có liên quan nhằm làm giảm căng thẳng và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp. ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý vào một bản hướng dẫn thực hiện bản tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên biển Đông vào tháng 7. Đầu tháng 1 tới đây, Trung Quốc sẽ là nước chủ nhà cho cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc ASEAN Trung Quốc liên quan đến việc tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc.

Có rất nhiều khả năng những cuộc hội thảo tương tự sẽ diễn ra trong năm mới 2012. Và chắc chắn các hội thảo, nếu có, sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin, và quốc tế hóa vấn đề biển Đông như Việt Nam mong muốn. Thế nhưng cho đến lúc này, có lẽ điều mà nhiều người trông đợi từ những hội thảo chính là những sáng kiến, hay ý tưởng mới để giải quyết tranh chấp đã kéo dài quá lâu.
Video: Quan điểm VN về tranh chấp Biển Đông


dimanche 25 décembre 2011

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược?


Nam Nguyên, RFA
2011-12-23
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát 86.000 tỷ đồng gây nhiều hệ lụy. Bản chất sự việc là một vụ vỡ nợ nhưng phải chăng còn là một sự phá sản về chiến lược kinh tế quốc gia của Việt Nam? 


RFA photo
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin

Lớn nhất trong lịch sử

Tính toán theo kiểu dân gian, 86.000 tỷ đồng thất thoát của Vinashin tương đương 10 triệu tấn gạo xuất khẩu. 86 triệu dân Việt Nam mỗi đầu người phải gánh nợ 1.000.000đ.
... làm cho thấy được mặt trái của nền kinh tế quốc gia do Nhà nước quản lý, tự tung tự tác và bị những nhóm lợi ích chi phối.
LS Trần Lâm

Tàu do Vinashin đóng đang hạ thuỷ- Vinashin photo
Tàu do Vinashin đóng đang hạ thuỷ- Vinashin photo
LS Trần Lâm ở tuổi ngoài 80, cựu thẩm phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao hiện sống ở Hà Nội nhận xét vụ việc qua vốn sống và thời gian phục vụ Nhà nước của ông:
LS Trần Lâm: “Nước ta từ thời lập quốc tới giờ thì chưa bao giờ có một vụ thiệt hại với số tiền lớn như thế và bây giờ vẫn còn nợ. Hơn nữa chưa có một vụ nào mà nó lại cấu thành một hệ thống, một vương quốc riêng. Tất cả nó làm rung chuyển nền kinh tế làm cho thấy được mặt trái của nền kinh tế quốc gia do Nhà nước quản lý, tự tung tự tác và bị những nhóm lợi ích chi phối. Hơn nữa việc xử trí tới nay vẫn còn lùng nhùng chưa thật dứt khoát vì nó còn dính tới người này người kia”                  
Phải chăng Vinashin là sự kiện kinh tế tồi tệ nhất ở Việt Nam từ trứơc tới nay? TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội trả lời câu hỏi này:

TS Lê Đăng Doanh: “Vinashin là một trường hợp nghiêm trọng nhất về qui mô với 4,2 tỷ USD đúng là điều hết sức nghiêm trọng, hơn nữa Vinashin cho đến bây giờ những gì đã làm được thì dưới xa các yêu cầu. Có lẽ cần có sự đào sâu và mổ xẻ thật kỹ vấn đề Vinashin, đâu là yếu kém của Vinashin đâu là yếu kém của quản lý Nhà nước và của những người khác nữa” 
  
Chỉ 4 năm hoạt động trong cương vị Tập đoàn Nhà nước, tháng 7/ 2010 Vinashin vỡ nợ 86.000 tỷ đồng bao gồm 750 triệu USD trái phiếu quốc tế do chính phủ phát hành và cho vay, 600 triệu USD vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài, phần còn lại là nợ vay của các ngân hàng trong nước và nợ của các đối tác. Tổng vốn của Vinashin là 5.900 tỷ đồng tài sản Nhà nước, nhưng Tập đoàn này đã thua lỗ cụt vốn từ cuối 2009, tồn tại trên nợ vay và hoàn toàn mất khả năng chi trả.

Đối với doanh nhân Nguyễn Trần Bạt một nhà quản lý quỹ đầu tư tầm cỡ ở Hà Nội, vụ đổ vỡ Vinashin là một vấn đề thế kỷ.   
Trong bài viết được Tạp chí Pháp Lý của Hội Luật gia Việt Nam đưa lên mạng ngày 23/12/2010, giữa lúc dư luận cả nước xôn xao về vụ Vinashin từ quán cà phê vỉa hè cho tới diễn đàn Quốc Hội, ông Nguyễn Trần Bạt nhận định Vinashin không chỉ liên quan đến kinh tế mà là loại vấn đề liên quan một cách toàn diện đến tương lai “cấu trúc sống của xã hội”. 

Vinashin cũng là một vấn đề chiến lược vì theo ông Bạt, nó là kết quả của một quá trình thí nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế. Trong khi đó cương lĩnh của Việt Nam nói đến tập đoàn kinh tế, khu vực kinh tế Nhà nước như là một lực lượng chủ đạo…
Vẫn theo ông Bạt, vấn đề Vinashin ngoài ý nghĩa thua thiệt về mặt tiền bạc thuần túy, nó còn có một ý nghĩa rất quan trọng, đó là vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước đối với toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam.

Phá sản về chiến lược?

cần phải xem xét vấn đề một cách cụ thể khoa học và có những nhận định thật là khách quan
TS Lê Đăng Doanh
Liệu có thể xem vụ Vinashin là sự phá sản về chiến lược kinh tế quốc gia với khu vực kinh tế Nhà nước là chủ đạo hay không. Chúng tôi nêu câu hỏi này với TS Lê Đăng Doanh và được ông trả lời:  

TS Lê Đăng Doanh: “Tôi nghĩ rằng, khái quát hóa vụ Vinashin thành phá sản toàn diện của khu vực kinh tế Nhà nước thì có lẽ còn hơi sớm. Bởi vì Vinashin là một trường hợp rõ ràng là quá thất vọng, còn những doanh nghiệp khác có thể họ có mặt này mặt khác yếu kém, nhưng các doanh nghiệp họat động trong môi trường cạnh tranh thì họ hoạt động không đến nỗi là kém lắm.
Tôi nghĩ chúng ta cần phải xem xét vấn đề một cách cụ thể khoa học và có những nhận định thật là khách quan. Điều này không có nghĩa là những vấn đề đối mặt với khu vực kinh tế Nhà nước là nhỏ hay không nghiêm trọng”
Khi vụ đổ vỡ Vinashin được chính thức công bố, ngay bản thân ông Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng phải biểu lộ sự bất bình. Phát biểu với báo chí tại hành lang Quốc hội ngày 21/10/2010, ông Truyền cho biết Vinashin đã từng bị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán giám sát 14 lần trong vòng vài năm, nhưng lãnh đạo Tập đoàn này đã báo cáo không đúng để che giấu sai phạm.
Điều quan trọng nhất, theo Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền, là :“Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của Nhà nước” 

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin- RFA photo
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin- RFA photo

Lỗi hệ thống: trách nhiệm ở Đảng

Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có quyền lớn như vậy thì có phải chịu trách nhiệm gì hay không?
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An

Chúng tôi không nhắc lại những sai lầm quá nhiều của Vinashin cũng như việc các cán bộ lãnh đạo của Tập đoàn bị bắt giữ chờ ra tòa. Tuy nhiên, xin trích ý kiến từng gây xôn xao dư luận của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, được VietnamNet đưa lên mạng ngày 12/08/2010:
“Vinashin vừa là hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vừa có căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ lỗi hệ thống, lỗi từ gốc, từ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị xuất phát từ quan điểm rằng: xã hội xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng dựa trên… ‘chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu’. Mô hình này lại xuất phát từ một lý thuyết cực đoan cho rằng: tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột.
Từ một lý thuyết cực đoan đi tới một mô hình kinh tế không có động lực mà thực tế cuộc sống đã bác bỏ. Chính phủ là người thực thi chủ trương đó của Đảng về mặt nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có quyền lớn như vậy thì có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng”
Điều gọi là lỗi hệ thống, như nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói, có thể vẫn tái tục vì Chính phủ theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, thay vì công bố phá sản Vinashin theo luật, đã chẻ nhỏ tập đoàn này thành ba mảnh, tuy vẫn duy trì một Tập đòan Công nghiệp tàu thủy Vinashin nhưng hai phần còn lại đưa về các tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước khác.
Do vậy có khả năng hàng chục thành viên cũ của Vinashin và các chủ quản mới là Tập đòan Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam có thể phải tham gia tranh tụng ở Luân Đôn. Nguyên do là một trong các chủ nợ khoản vay 600 triệu USD mà Vinashin không thực hiện nghĩa vụ thanh toán lần đầu 60 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái, đã nạp đơn khởi kiện Vinashin và 21 công ty con tại tòa án thương mại Luân Đôn vào đầu tháng 11 vừa qua.

Tồi tệ nhất trong lịch sử


Tàu Hoa Sen, một đề án thua lỗ- photo courtesy VietnamNet
Tàu Hoa Sen, một đề án thua lỗ- photo courtesy VietnamNet
Lúc đó, trả lời chúng tôi, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ở Hà Nội nhận định là nguyên đơn khởi kiện Elliot VIN kiện chỉ 9% khoản nợ tức gần 60 triệu USD và chính phủ nên tìm cách nào đó để giải quyết, thí dụ như cho Vinashin vay để trả nợ, để dàn xếp sự việc thay vì để vụ kiện diễn ra. TS Võ Trí Thành phát biểu:
TS Võ Trí Thành: “Trong hoạt động kinh tế cũng như trong phát triển, vấn đề đôi khi không nằm ở con số là nhỏ hay to mà vấn đề là những ý nghĩa và những cách hành xử sau con số ấy. Tôi nghĩ những thứ ấy nhiều khi nó quan trọng hơn”
Không biết đã có những dàn xếp như thế nào, nhưng theo tin ghi nhận thì các bị đơn Việt Nam đã nhận được thông báo của Tòa án Luân Đôn từ ngày 16/11 và như thế vụ kiện đã chính thức khởi sự về nguyên tắc. TS Võ Trí Thành cũng như một số chuyên gia khác có chung quan điểm là nếu vụ kiện diễn ra thì sức lan tỏa nó rất lớn ảnh hưởng các đánh giá quốc tế đối với chỉ số tín nhiệm nợ của Chính phủ Việt Nam.
Những hậu quả của vụ vỡ nợ Vinashin đã và đang bắt đầu trong bối cảnh Chính phủ chuẩn bị tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế Nhà nước.
Vinashin, gọi nó là sự kiện kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay ở Việt Nam quả thật không sai.


Đảng cộng sản VN đã công khai bán nước

Posted on 24/12/2011

Nguyễn Nghĩa (danlambao)
- Một Đảng cộng sản tàn bạo đã huy động xe tăng đè chết chính con, cháu của mình tại Thiên An Môn, lại san sẻ cho VN những đồng tiền, khi người TQ còn thiếu thốn, vì lý do gì? Họ Tập kia yêu mến VN chăng? Họ Tập kia muốn VN phát triển, như một Nam Hàn, bên cạnh TQ chăng? Cái giá để nhận những đồng tiền đó là phải làm thuộc quốc, phải hèn kém trước TQ, phải làm dân tộc nhược tiểu của Đế quốc TQ. ĐCS VN đã sãn sàng...

Sự kiện ĐCS VN tổ chức cho hàng trăm cháu thiếu nhi đón Tập Cận Bình bằng lá cờ nền đỏ có 1 ngôi sao lớn ở góc trên bên trái và 5 ngôi sao đỏ chầu chung quanh, đã gây phẫn nộ trong lòng người Việt Nam yêu nước.


Dĩ nhiên, đây không phải là lá cờ Trung Quốc do quốc hội TQ thông qua.


Đây là lá cờ của tập đoàn bán nước CSVN đã sáng tạo ra, để làm vừa lòng người mang đô la sang cho chúng. Đúng là CSVN không có điều gì không làm vì đồng tiền. Kể cả đổi cái cơ nghiệp hàng nghìn năm xây dựng của tổ tiên VN, lấy vài triệu Đô la, chúng cũng làm. Lý thuyết về CNCS của Mác là hoang tưởng, xong nhận xét của ông ta về sức chi phối của đồng tiền thì chính xác: Nhà tư bản ( lãnh đạo cộng sản) bán hết, kể cả từng cái đinh đóng trên mình chúa Jesuz (kể cả cơ nghiệp Việt Nam này).


Đây là việc làm có chủ ý của Đảng cộng sản VN. Trước cuộc đón tiếp Tập Cận Bình này, đã có tập dượt chuẩn bị dư luận làm quen với chiếc lá cờ "lạ" này rồi. Cách đây gần 2 tháng, vào lúc 7 giờ tối ngày 14 tháng 10, năm 2011, lá cờ Trung Quốc 6 sao đã xuất hiện trong bản tin thời sự của VTV. Trần Bình Minh đã làm phép thử cho công luận quen dần.


Lần này Đảng cộng sản VN làm thật. Trước mặt lãnh tụ tương lai của Trung Quốc, trước mặt cả dân tộc VN, họ đã công khai tỏ ý dẫn dắt dân tộc VN đến CNXH của họ: dân tộc VN sẽ là dân tộc thứ 5 cùng với các dân tộc thiểu số Hồi, Mông, Tạng, Mãn của Đế quốc TQ. Đây không còn là sự cố nũa.


Đây là sự bán nước công khai và ngạo mạn.


Công khai tức là đã in ấn có tổ chức, có chính danh một số lượng cờ lớn do Ban tổ chức cuộc đón tiếp đứng tên. Công khai là tổ chức một số lượng lớn các cháu thiếu niên nhi đồng VN mặc trang phục như thiếu niên nhi đồng TQ, để họ Tập có cảm giác như đang ở nhà, như đang được tung hô vạn tuế trước người Trung Quốc trong giờ đăng quang lên ngôi Hoàng đế. Công khai là việc dùng lá cờ này, công nhiên phất lên cao, hàng giờ đồng hồ vào ban ngày, ban mặt, trước hàng trăm ống kính của báo chí thế giới.


Còn ngạo mạn là sự coi thường 1 cách khinh bỉ dân tộc này. Hẳn Lê Hồng Anh đã đảm bảo với Tổng bí thư ĐCS VN rằng sẽ không có sự cố gì xẩy ra khi đón Tập Cận Bình bằng lá cờ Trung Quốc tương lai. Hẳn là ông ta cũng đã đảm bảo rằng, sẽ không có một người Việt Nam nào trong số 85 triệu người Việt Nam dám làm buổi lễ đón tiếp không thành công. Ông Lê Hồng Anh coi thường và khinh bỉ lòng yêu nước của 85 triệu người Việt Nam.


Sự bán nước của ĐCS VN nam đã thể hiện rất rõ trong Tuyên bố chung của Nguyễn Phú Trọng và TQ ngày 15/10/2011. Hôm nay ĐCS VN bắt các cháu nhỏ Việt Nam đón họ Tập bằng lá cờ nịnh bợ này, là muốn thể hiện với họ Tập lòng trung thành của lãnh đạo Việt Nam đối với Tuyên bố chung, đối với nội dung:


"Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau".


Thế là đã rõ mọi việc.


Ngày 25/11/2011, Thủ tướng VN tuyên bố khẳng định chủ quyền của VN tại HS, TS.


Ngày 18/12/2011 Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 phát biểu: "Bài học đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia, dân tộc với mục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị."


Ngày 8/12/2011 Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang thăm thác Bản Giốc đã gặp gỡ và đề nghị lực lượng biên phòng Đàm Thủy gắn bó mật thiết với nhân dân để tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ biên cương của Tổ quốc.


[ Thác Bản Giốc hoàn toàn bị đảng cộng sản bán cho TQ. Cộng sản tuyên truyền là VN còn một phần của thác Bản Giốc là tuyên truyền láo khoét. Nguoi VN chỉnh trang khu nầy thi TQ cho nguoi qua phá ngay mà chức trách tại đây không dám làm gi hết. http://truongduynhat.vn/?p=4387]

Tất cả các hành động trên chỉ nhằm mặc cả giá với TQ. Kết quả mặc cả này là 300 triệu $.


Tập Cận Bình đã bố thí cho những con sâu ấy 1 ít đôla.


Chuyện đời, không ai được hưởng không 1 điều gì.


Dân tộc VN sẽ phải hứng chịu hậu quả của việc nhận tiền của TQ.


Chúng ta đã bị chia cắt đất nước làm 2 Miền năm 1954 do nhận viện trợ TQ, khi kháng chiến chống Pháp. Chúng ta đã ngập sâu vào cuộc chiến với Mỹ để tinh lực VN bị suy giảm trầm trọng, để người dân VN hôm nay thờ ơ với các giá trị Độc lập, Tự do, Nhân quyền... do những viện trợ quốc tế vô sản của TQ. Hai quần đảo HS, TS bị mất một cách dễ dàng cũng do ĐCS VN đã giơ tay nhận tiền TQ.


Một Đảng cộng sản tàn bạo đã huy động xe tăng đè chết chính con, cháu của mình tại Thiên An Môn, lại san sẻ cho VN những đồng tiền, khi người TQ còn thiếu thốn, vì lý do gì? Họ Tập kia yêu mến VN chăng? Họ Tập kia muốn VN phát triển, như một Nam Hàn, bên cạnh TQ chăng?


Cái giá để nhận những đồng tiền đó là phải làm thuộc quốc, phải hèn kém trước TQ, phải làm dân tộc nhược tiểu của Đế quốc TQ.


ĐCS VN đã sãn sàng.


Ngày xưa Chu Ân Lai sang VN thì thắp hương ở đền Hai Bà Trưng và xin lỗi thay cho tổ tiên của họ về những xâm lược của TQ phong kiến đối với VN.


Sự giả dối này đã làm mù mắt những người cộng sản VN thế hệ đầu tiên. Nó đã bị phơi bầy trong công hàm 04/9/1958, trong cuộc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa 1974, 1988, 1992, trong cuộc chiến tây nam 1978 và cuộc chiến biên giới phía bắc 1979...


Hồ Cẩm Đào thì công nhiên tắm ở Đà Nẵng trước khi ra Hà Nội, hàm ý Đà Nẵng là Thành phố TQ quan tâm nhất vì gần "HS của TQ".


Hôm nay họ Tập lại thăm nhà sàn Hồ chí Minh, người đã dầy công vun xới mối tình Việt-Hoa.


Gợi vào tình cảm của người Việt với Hồ Chí Minh, cho vay tiền để ngân hàng VN chuyển vào các tài khoản riêng, chung qui đây chỉ là mưu "Dụ", lừa vào bẫy, mà TQ vẫn dùng với VN.


Dĩ nhiên, khi mưu chước này vẫn còn hiệu nghiệm, thì cần gì bận tâm nghĩ ra mưu kế khác.


Đảng CS VN đã từ chính đảng "lạ" chuyển sang chính đảng tình nguyện phục vụ ngoại bang.


Nguyễn Nghĩa


_______________________________________

Nghi vấn quanh lá cờ lạ


Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-12-22
Chuyến viếng thăm của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bối cảnh Hoa Kỳ trở lại Châu Á được dư luận hết sức quan tâm.


AFP photo
Các em bé Việt Nam đón chào Phó Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tại Hà Nội hôm 21/12/2011.


Tuy nhiên, ngoài thắc mắc về mục đích chuyến đi của ông Tập Cận Bình, dư luận Việt Nam còn đang đặt nhiều nghi vấn xung quanh lá cờ lạ xuất hiện trong loạt hình ảnh ghi lại chuyến viếng thăm của nhân vật này.

Thêm một ngôi sao nhỏ


Thời gian gần đây, đã ít nhất hơn một lần tại Việt Nam xuất hiện hình ảnh quốc kỳ Trung Quốc với 6 ngôi sao: năm ngôi sao nhỏ bên cạnh một ngôi sao lớn – khác với lá cờ chính thức của nước này là 4 ngôi sao nhỏ xung quanh một ngôi sao lớn.

Sau chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình vừa qua, cộng đồng mạng chuyền tay nhau những bức ảnh ông Tập Cận Bình được các thiếu nhi đón chào. Trên tay các em này là lá cờ Trung Quốc với 6 ngôi sao – thừa một ngôi so với lá cờ chính thống của Bắc Kinh. Các hình ảnh này được các cơ quan báo chí khác, trong đó có BBC đăng tải. Lập tức, các bức hình này gây ra quan ngại cho cộng đồng mạng, cũng như người Việt Nam. Anh V.B., một blogger, cũng là sinh viên tại Việt Nam cho biết:

“Tôi cập nhật thông tin chủ yếu từ facebook và các trang blog khác như blog Nguyễn Xuân Diện…thì cũng thấy thông tin về lá cờ 6 ngôi sao. Không phải riêng mình tôi mà các bạn trẻ khác tại Việt Nam cũng quan tâm đến vấn đề này”.

Thực tế, theo hình ảnh mà cộng đồng mạng ghi nhận được, đây là lần thứ ba lá cờ Trung Quốc với sáu ngôi sao xuất hiện tại Việt Nam. Lần đầu tiên là vào năm ngoái tại Lễ hội ẩm thực thế giới được tổ chức tại Vũng Tàu. Hình ảnh đăng trên trang blog Thông tấn xã Vàng Anh, một trang blog đưa tin về Việt Nam, cho thấy một lá cờ 6 ngôi sao bên cạnh từ “China” tại một gian hàng. Bức hình này được cho là chụp tại Lễ hội ẩm thực thế giới được tổ chức tại Vũng Tàu. Tuy nhiên, có lẽ sự xuất hiện của lá cờ này trong một sự kiện không mấy quan trọng như Lễ hội ẩm thực thế giới không làm dư luận đặt nhiều nghi vấn cho đến khi nó được đăng trên đài truyền hình VTV – cơ quan ngôn luận chính thống của nhà nước.

Trong bản tin buổi tối ngày 14/10/2011của VTV3 đưa tin về chuyến viếng thăm của Tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc, người ta thấy bên cạnh hình ảnh lá cờ Việt Nam là lá cờ Trung Quốc với 6 ngôi sao, dư một ngôi như vẫn thường thấy. Đặt trong bối cảnh này, khó lòng cho rằng hai lá cờ ấy không đại diện cho hai phía Hà Nội và Bắc Kinh. Bản tin này sau đó được VTV gỡ xuống khỏi kho lưu trữ của đài mà không lời giải thích. Tuy nhiên, video clip bản tin tối 14/10/2011 vẫn còn trên Youtube.

Chính vì hình ảnh “lá cờ lạ” của Trung Quốc đã từng xuất hiên trên đài truyền hình VTV, việc nó xuất hiện lần nữa trong loạt hình của chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình làm người ta bác bỏ nghi vấn cho đây là sản phẩm của photoshop. Blogger Bảo Lê cho biết:

Tôi cập nhật thông tin chủ yếu từ facebook và các trang blog…thì cũng thấy thông tin về lá cờ 6 ngôi sao. Không phải riêng mình tôi mà các bạn trẻ khác tại Việt Nam cũng quan tâm đến vấn đề này.
Anh V.B., blogger

“Nói về tính xác thực của hình ảnh quốc kỳ Trung Quốc có thêm một ngôi sao thì tôi không cho rằng nó là giả. Thứ nhất, khi VTV đăng bản tin và sử dụng lá này thì tôi có xem rõ ràng. Thứ hai, các hình ảnh này cũng được báo chí chụp lại. Thêm vào đó, đây là lần thứ hai (thứ ba) chứ không phải là lần đầu tiên để có thể nói đó là sơ sót kỹ thuật”.

Một điều hết sức đặc biệt nữa, là tác giả của những bức hình ghi lại chuyến đi của ông Tập Cận Bình là phóng viên của các hãng tin nước ngoài như AFP hay Reuters. Các tờ báo của Việt Nam cũng sử dụng hình ảnh của phóng viên nước ngoài để đăng lại. Thêm vào đó, tin về chuyến đi của  ông Tập Cận Bình được đưa rất ít và rất chậm tại Việt Nam. Điều này được cho là bất thường trong khi toàn bộ chuyến đi của vị phó Chủ tịch Trung Quốc xảy ra chính tại Việt Nam.

Đại diện cho ai?


Việc các bức hình trên được đăng bởi AFP, Reuters, cũng như BBC làm nghi vấn về tính thực hư của các bức hình hầu như không còn nằm trong giả thuyết. Nếu xem các đoạn phim của chuyến đi của phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ thấy lá cờ 5 ngôi sao được sử dụng trong các buổi tiếp xúc.

000_Hkg5706967-250.jpg
Em bé Việt Nam với là cờ Trung Quốc trên tay hôm 21/12/2011 tại Hà Nội. AFP photo
Như vậy, việc dùng một lá cờ không chính thức của một quốc gia để đón một nhân vật sắp trở thành người đứng đầu của quốc gia đó là một thất bại trong cung cách ngoại giao. Tệ hại hơn, nó gây xôn xao trong dư luận nếu tìm hiểu ý nghĩa của lá cờ Trung Quốc.

Được biết, quốc kỳ của Trung Quốc được thiết kế bởi ông Tăng Liên Tùng, người Chiết Giang. Theo ý nghĩa đầu tiên, bốn ngôi sao nhỏ vây quanh một ngôi sao lớn tượng trưng cho 5 tầng lớp Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng ngôi sao lớn tượng trưng cho dân tộc Hán. Bốn ngôi sao còn lại tượng trưng cho 4 dân tộc: Mãn, Hồi, Mông, Tạng. Điều này cũng được nêu ra trong quyển “Nationalism” - “Chủ nghĩa quốc gia” của giáo sư James Mayall.

Chính vì thế, việc xuất hiện thêm bất cứ một ngôi sao nào trên lá cờ Trung Quốc đều đáng để quan tâm, nhất là khi nó xuất hiện tại Việt Nam trong những sự kiện trọng đại như chuyến viếng thăm này của ông Tập Cận Bình. Không muốn bị cho là “cực đoan” nhưng Bảo Lê cũng không bỏ qua nghi vấn cho rằng ngôi sao mới này đại diện cho Việt Nam. Anh nói:

“Ngay bây giờ, để kết luận rằng ngôi sao nhỏ thứ 5 tượng trưng cho Việt Nam là hơi hồ đồ nhưng đối với Trung Quốc, Việt Nam có gặp vấn đề về Biển Đông, về lãnh thổ. Và, Trung Quốc từ xưa đã có ý muốn coi Việt Nam là một tỉnh của họ cho nên những người nhạy cảm về chính trị khi nhìn thấy thêm một ngôi sao, sẽ nghĩ ngay đó là Việt Nam”.

Trung Quốc từ xưa đã có ý muốn coi Việt Nam là một tỉnh của họ cho nên những người nhạy cảm về chính trị khi nhìn thấy thêm một ngôi sao, sẽ nghĩ ngay đó là Việt Nam.
Blogger Bảo Lê

Còn quá ít thông tin để có thể phán đoán rằng đây là một sơ xuất của VTV, của những người làm công tác ngoại giao Việt Nam hay là chủ trương của chính phủ. Nhưng dù thế nào thì việc quốc kỳ không chính thức của Trung Quốc xuất hiện trong những tình huống như vừa nêu không thể là một điều lợi cho Việt Nam. Anh V.B. cho biết:

“Việc thêm một ngôi sao như thế đối với Việt Nam chẳng có việc gì tốt cả. Xấu hay không thì mình cũng chưa khẳng định chắc chắn ngôi sao đó có phải ám chỉ Việt Nam hay không. Tôi cũng đang chờ phản ứng của chính phủ và người dân Việt Nam như thế nào”.
Hiện tại, hình ảnh của những lá cờ 6 ngôi sao của Trung Quốc có thể được tìm thấy trên mạng một cách dễ dàng. Nếu đây là chỉ là một lỗi trong ngoại giao Việt Nam thì có lẽ nó là một bài học đáng giá cho cung cách ứng xử trong quan hệ quốc tế. Nhưng nếu nó là một sự cố tình hay là một chủ trương thì có lẽ việc cần thiết đầu tiên là minh bạch hóa những chính sách ấy. 

samedi 24 décembre 2011

Dân lành nhờ sống tự do


Gặp nhau hồi Tháng Tám năm 2011 này, anh bạn tôi ở Heksinki, Phần Lan, nói tình hình kinh tế nước anh cũng đang khó khăn.

Anh kể có lần chính phủ Finland làm cuộc thăm dò xem cuộc sống của người dân đã xuống đến mức nào, với mục đích là tùy theo đó mà thay đổi chương trình an sinh xã hội. Nếu những người dân khốn khó quá thì nhà nước sẽ tăng thêm trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp y tế, xã hội, mặc dù ngân sách đang thiếu thốn. Còn nếu những người dân nghèo nhất mà vẫn tự cảm thấy họ chưa đến nỗi khốn cùng, thì không cần tăng trợ cấp xã hội làm gì vội, vì chi tiêu nhiều sẽ sinh thêm lạm phát, tai hại chung cho tất cả mọi người.

Giải thích cuộc thăm dò như trên, thực ra chỉ là cách tôi suy luận thôi. Còn anh Nguyễn Trùng Dương, người Phần Lan gốc Việt chỉ kể tôi nghe một câu chuyện. Anh bảo chính phủ muốn thử xem dân chúng có nghèo khó quá không, và kết quả là họ thấy kinh tế đang lâm nguy thật. Họ thử bằng cách nào? Phương pháp “nghiên cứu dư luận” (survey) đại khái thế này: Cho người giả bộ đánh rớt một cái bóp (ví) đựng tiền, rồi coi có bao nhiêu người đem trả!

Họ để vào trong mỗi chiếc bóp một chút ít tiền, thí dụ 5 hoặc 10 hoặc 20 markkaa (tương đương 1 đô la tới 5 đô la Mỹ). Trong mỗi chiếc bóp có tờ giấy ghi địa chỉ để ai bắt được cứ theo đó mà đem lại trả. Tất cả những chiếc bóp này ban đêm được mang trải ra ở những nơi công cộng như ga xe lửa, bến xe buýt, gần cửa chợ và gần những nơi có đông người qua lại.

Sau đó, họ đếm xem có bao nhiêu người đem những cái ví tiền rớt đó đến trả lại; nếu tỷ số đem trả lại mà cao thì chính phủ biết dân tình vẫn chưa đến nỗi khốn khó. Còn nếu số tiền nộp nhỏ hơn mọi khi, tức là có nhiều người lượm được tiền rơi bèn bỏ túi, thì nhà nước biết dân chúng đang khốn khó lắm rồi. Bởi vì, bình thường người dân Phần Lan rất lương thiện, họ không bao giờ lượm được của rơi mà lại giữ không đem nộp cho cảnh sát. Chỉ khi khốn khó cùng cực thì con người mới sinh gian dối thôi.

Phương pháp nghiên cứu này không theo khoa thống kê học kinh tế! Nó không cốt đo lường bằng những chỉ số khách quan, mà lại suy đoán tâm trạng con người. Như các cụ nhà ta vẫn nói: Bần cùng sinh đạo tặc, chính phủ Finland xem tính tình người ta thay đổi, thấy số người lương thiện giảm đi thì biết nói chung dân đang túng thiếu quá.

Người ta chỉ có thể suy đoán từ tính tình dân chúng mà biết tình trạng tài chánh của họ nếu giả thiết là dân Phần Lan bản tính là thực thà, tử tế. Mà giả thiết này đúng sự thật.

Người Phần Lan rất hiền, những người Việt bạn tôi ở đây đều nói như vậy. Anh bạn tôi có lần thú nhận rằng ở đây người Việt mình có khi phạm lỗi “đụng rồi chạy” (hit and run), tức là lỡ đụng vô chiếc xe đang đậu thì bỏ đi luôn, nếu không ai thấy. Còn người Phần Lan thì khác; nếu lái xe lỡ quệt vô làm trầy chợt xe người khác là họ viết một mảnh giấy nhận lỗi; để chủ nhân chiếc xe bị đụng liên lạc với mình đòi thu xếp việc sửa xe. Trên miếng giấy cài trên kính xe, ghi tên, số điện thoại và số bảo hiểm của người gây tai nạn.

Dân như vậy thì hiền lành tử tế thật. Mà thói tốt nào cũng phải tập, cần nhiều thời gian mới quen được. Trong xã hội có một người lương thiện sẽ làm một người khác bắt chước, cứ thế, dần dần cả xã hội lương hảo. Dân Phần Lan hầu hết đã tập được tư cách đàng hoàng từ kiếp nào đó rồi, cho nên bây giờ tính lương thiện là bản tính tự nhiên của họ. Tất nhiên gần đèn thì rạng, cho nên nhiều người Việt sống tại đây, nhất là trẻ em, cũng nhiễm tính thật thà của dân bản xứ rất nhanh.

Tôi vẫn tin rằng loài người ở đâu cũng như nhau. Người Việt, người Tàu, người Nga hay người Phần Lan đều là người cả, dân tộc nào vốn cũng đủ những người tánh tốt lẫn tánh xấu. Tánh tình dần dần khác nhau là do hoàn cảnh sống, “tính tương cận, tập tương viễn,” nói theo kiểu Tam Tự Kinh mà các cụ ngày xưa vẫn học.

Vậy cái hoàn cảnh nào đã khiến cho người dân ở Phần Lan thực thà, hiền hậu hơn người khác? Có nhiều lý do phức tạp, từ đời sống kinh tế đến hệ thống giáo dục. Nhưng một điều dễ thấy nhất là người Phần Lan đã sống trong một thể chế dân chủ tự do từ lâu. Sống trong một chế độ tự do dân chủ, người ta không có nhu cầu nói dối nhiều, không có nhu cầu phải tập nói dối cho quen, như khi phải sống trong sự sợ hãi thường xuyên dưới một chế độ áp bức.

Một nước mà người ta lúc nào cũng sợ chính quyền, lúc nào cũng lo mình bị nhà nước tra hỏi, bắt bớ, trừng phạt vô lý, thì thường dân chúng phải biết nói dối. Nhiều khi không ai hỏi tội, bị hỏi đến tên là đã nói: “Không phải tôi!” Nói dối lâu dần sinh ra thói quen khó sửa lắm. Nhất là khi nhìn thấy nhóm người cai trị chính họ cũng luôn luôn dùng những thủ đoạn dối trá làm lợi khí tranh quyền đoạt vị với nhau và thống trị dân, thì người dân phải coi dối trá là một chuyện bình thường. Người biết nói dối có khi được coi là khôn ngoan, đáng khen ngợi, có thể đáng kính trọng; còn những anh thật thà bị coi là khờ, dại, cù lần!

Một điều dễ so sánh nhất là thái độ của người dân đối với cảnh sát, công an, trong hai nước độc tài và dân chủ rất khác nhau. Ở bên Nga người dân thường được chính quyền kiểm soát rất kỹ, một di sản của chế độ cộng sản. Chế độ độc quyền đảng trị đã chính thức được bãi bỏ tại Nga hơn 15 năm, nhưng các thói quen sống trong một chế độ độc tài thì chắc phải hàng thế hệ mới bỏ được. Năm trước, khi tới Volgagrad theo ông thầy Lý Hồng Thái sang Nga dậy võ, anh bạn tôi vào tiệm mua miếng chíp để gắn vô máy điện thoại di động; anh phải trình thẻ thông hành, hộ chiếu, cho người bán hàng ghi vào sổ. Ðó là một hình thức kiểm soát người dân, khi cần cảnh sát có thể biết ai đã dùng máy nào, nói những chuyện gì vào ngày giờ nào. Những người bạn Nga ở Volgagrad mời chúng tôi qua Nga đã yêu cầu chúng tôi phải đưa anh ta cả hộ chiếu, các vé máy bay đi, về, để anh đem đi khai báo, giữ mấy ngày mới trả lại. Lúc nào cũng thấy mình đang bị guồng máy nhà nước nhòm ngó!

Cảnh sát ở Nga vẫn còn thói quen của chính quyền một nước vô sản chuyên chính: Nhà nước có quyền bắt người dân phải chứng minh mình vô tội! Nhà nước đặt ra luật pháp, tùy tiện giải thích luật pháp theo ý mình, đó là thói quen chung của các chế độ độc tài, nhưng không đâu lại củng cố thói quen đó mạnh và sâu như ở các nước cộng sản. Anh không cần phạm lỗi mới bị bắt giam. Chỉ cần gán cho anh những tiếng “phản động,” “có ý định chống nhà nước,” là có thể bắt anh như một người đã vi phạm pháp luật.

Bình thường ở các nước dân chủ chính quyền phải chứng minh là người dân có phạm lỗi trước khi được quyền hỏi giấy tờ làm phiền phức cho người ta. Ở Phần Lan người dân không sợ cảnh sát, mấy ngàn người Việt ở đây cũng tập được thói quen đó rồi. Người dân chỉ sợ pháp luật mà thôi. Anh lái xe sai luật thì bị phạt, giá tiền phạt nặng không khác gì ở Bắc Mỹ. Và khi anh được cảnh sát hỏi tới thì hết đường chạy. Không thể nào năn nỉ, hối lộ cảnh sát được. Ở Việt Nam cảnh sát thổi còi xong rồi lại tha là chuyện bình thường, nhiều người giải thích lý do là lương bổng của họ thấp quá nên họ phải “kiếm thêm”. Nhưng, các bạn tôi cũng cho biết lương bổng của các cảnh sát viên, nhất là cảnh sát lưu thông ở Phần Lan rất thấp, thấp hơn cả những người lao công đi quét dọn ở phi trường hay ở các cửa hàng. Như vậy thì tại sao cảnh sát ở đây không ăn hối lộ? Tại vì người dân không có thói quen mua chuộc quan chức. Những người khác nắm quyền hành trong tay cũng không quen bán quyền thế. Cả thế kỷ mới có chuyện một vị bộ trưởng phải từ chức vì được một công ty thương mại biếu quà, làm cho thủ tướng bị Quốc Hội chất vấn.

Có phải vì bản tính người Phần Lan là chất phác, hiền từ hay không? Họ tập được cái tính thành thật, tử tế là nhờ sống lâu ngày trong một thể chế chính trị dân chủ tự do; hàng trăm năm kể từ khi lập quốc “nhân lúc bên Nga có loạn”. Ngay từ khi giành được độc lập, người Phần Lan đã chọn thể chế dân chủ. Trong cái chế độ đó, con người phải sống minh bạch, công khai, nhất là người cầm quyền luôn luôn bị người dân theo dõi, soi mói, kiểm soát cho nên không thể nói dối tất cả mọi người mãi mãi được.

Chế độ chính trị ảnh hưởng đến phong hóa, đến tánh tình người dân. Trong những chế độ dân chủ tự do, mọi người bình đẳng trước luật pháp nghiêm minh, người ta tập được tính thật thà, vì cuối cùng sống gian dối không có lợi bằng thành thật. Trong đời sống kinh tế tự do cạnh tranh, những người bán hàng gian dối, làm hàng giả, hàng xấu, thế nào sau cũng bị mất khách.

Trong đời sống chính trị thì các đảng phái tự do tranh cử cuối cùng họ cũng thấy nói dối dân thì về lâu về dài sẽ khó được dân tin, cuối cùng gian dối quá sẽ bất lợi. Tự do báo chí, tự do lập đảng, lập hội, tự do ứng cử, tranh cử, tất cả những định chế đó buộc những người làm chính trị phải chọn đường lối thành thật. Cũng như nhà buôn vậy, nhà chính trị thấy về lâu về dài thì hãy cứ tin: “Thật thà là cha quỷ quái”.

Những ai đã sống qua hai loại chế độ, dân chủ và độc tài, thì nghiệm ra ngay rằng khi được sống tự do con người cũng dễ trở thành lương thiện hơn. Một chế độ độc tài tự nó đã phải nói dối. Chế độ đó nói toàn những lời hoa mỹ, huênh hoang, nhưng trong thực tế thì toàn là tham ô, tàn bạo và dối trá, cho nên nó làm gương cho mọi người, từ các trẻ em trở lên. Sống trong một chế độ như vậy làm sao người ta tập được thói quen thành thật? Không phải ai cũng trở thành gian dối khi phải sống trong chế độ độc tài, nhưng nghe nói dối mãi thì rất dễ tập được thói quen gian dối.

Khi tới đất Phần Lan, nhìn nếp sống hồn hậu của người dân ở đây, chúng ta càng thấy nhu cầu phải dân chủ hóa nước Việt Nam chúng ta. Vì chỉ khi nào người mình được sống tự do dân chủ thì nước mình mới có cơ hội bắt đầu phục hồi phong hóa, đạo lý của tiền nhân. Sống dân chủ tự do rồi, hy vọng trong vòng một thế hệ cả nước sẽ coi cách sống thật thà, lương thiện là một tính tự nhiên, ai cũng sống như vậy. Chứ còn như bây giờ, rất khó làm thống kê về tình trạng kinh tế lên xuống ở Việt Nam bằng cách giả bộ đánh rơi bóp ở ngoài đường xem bao nhiêu người đem trả lại. Chắc chắn sẽ có, nhưng rất ít. Nhiều người nghèo có thể mang trả, nhưng người giầu có khi lại giữ lấy làm kỷ niệm!

Ngô Nhân Dụng