Nghị viện châu Âu thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam
Nghị viện châu Âu chuẩn bị phiên họp khoáng đại về tình hình nhân quyền Việt Nam (REUTERS)
Ngày mai, 18/04/2013, trong phiên họp khoáng đại hàng tháng,
Nghị viện châu Âu sẽ thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền ở Việt
Nam và đặc biệt là về tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ba nghị sĩ
thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu sẽ đệ trình một nghị quyết về vấn
đề này.
Khi loan báo thông tin này trong số báo ra ngày 14/04/2013, tờ
nhật báo Le Soir của Bỉ nhắc lại là trong những tháng qua, nhiều tổ chức
quốc tế đã lên án các vụ đàn áp quyền tự do ngôn luận của Việt Nam. Vào
tháng 9 năm ngoái, Ủy ban bảo vệ nhà báo ( CPJ ) của Mỹ đã công bố một
báo cáo tựa đề « Quyền tự do báo chí ở Việt Nam bị thu hẹp, mặc dù có
mở cửa kinh tế ». Báo cáo này nhắc lại là toàn bộ các phương tiện truyền
thông ở Việt Nam đều do Nhà nước kiểm soát. Ngay cả báo chí quốc tế
cũng bị giám sát chặt chẽ.
Cũng theo báo cáo nói trên, chính quyền Hà Nội trong những tháng gần đây đặc biệt đàn áp dữ dội các blogger độc lập, bao gồm các nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động tôn giáo, viết về những chủ đề cấm kỵ như tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam với Trung Quốc, các vụ cướp đất và nạn tham nhũng.
Cuối tháng Giêng vừa qua, Liên đoàn quốc tế nhân quyền, trụ sở tại Paris, phối hợp với Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam, cũng đã ra một báo cáo về tình trạng đàn áp các blogger và nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng ở Việt Nam.
Báo cáo này thống kê là trong 12 tháng qua, 22 blogger và nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng đã bị tuyên án tổng cộng 133 năm tù, vì đã đấu tranh bất bạo động trên mạng. Đặc biệt, ngày 09/01 vừa qua, trong cùng một phiên tòa, 14 người đã bị tuyên án tổng cộng 100 năm tù, chỉ vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận.
Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí do Phóng viên không biên giới (RSF) công bố hàng năm, Việt Nam đứng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia. Tổ chức này cũng xếp Việt Nam trong danh sách 12 quốc gia « kẻ thù của Internet ».
Trong buổi thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam ngày mai, ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu, Helmut Scholz, Marie-Christine Vergiat và Jurgen Klute, sẽ đệ trình một nghị quyết.
Tuy được soạn thảo với những lời lẽ chừng mực, nhưng nghị quyết này nêu thẳng thừng các vụ vi phạm quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam và kêu gọi Liên hiệp châu Âu phải xem quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế là một « bộ phận chủ yếu » trong các cuộc đàm phán sắp tới giữa Bruxelles với Hà Nội về một hiệp định tự do mậu dịch Liên hiệp châu Âu - Việt Nam.
Cũng theo báo cáo nói trên, chính quyền Hà Nội trong những tháng gần đây đặc biệt đàn áp dữ dội các blogger độc lập, bao gồm các nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động tôn giáo, viết về những chủ đề cấm kỵ như tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam với Trung Quốc, các vụ cướp đất và nạn tham nhũng.
Cuối tháng Giêng vừa qua, Liên đoàn quốc tế nhân quyền, trụ sở tại Paris, phối hợp với Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam, cũng đã ra một báo cáo về tình trạng đàn áp các blogger và nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng ở Việt Nam.
Báo cáo này thống kê là trong 12 tháng qua, 22 blogger và nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng đã bị tuyên án tổng cộng 133 năm tù, vì đã đấu tranh bất bạo động trên mạng. Đặc biệt, ngày 09/01 vừa qua, trong cùng một phiên tòa, 14 người đã bị tuyên án tổng cộng 100 năm tù, chỉ vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận.
Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí do Phóng viên không biên giới (RSF) công bố hàng năm, Việt Nam đứng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia. Tổ chức này cũng xếp Việt Nam trong danh sách 12 quốc gia « kẻ thù của Internet ».
Trong buổi thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam ngày mai, ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu, Helmut Scholz, Marie-Christine Vergiat và Jurgen Klute, sẽ đệ trình một nghị quyết.
Tuy được soạn thảo với những lời lẽ chừng mực, nhưng nghị quyết này nêu thẳng thừng các vụ vi phạm quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam và kêu gọi Liên hiệp châu Âu phải xem quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế là một « bộ phận chủ yếu » trong các cuộc đàm phán sắp tới giữa Bruxelles với Hà Nội về một hiệp định tự do mậu dịch Liên hiệp châu Âu - Việt Nam.