50% SV Ra Trường Chưa Việc, Hãng Sụp, Ngân Hàng Vẫn Lời
(04/09/2012)
HANOI - Kinh tế VN đang gặp nguy, trong khi chỉ còn tư bản ngân hàng là hốt bạc...
Thông tấn chuyên về kinh doanh VEF với bài “Bão thất nghiệp sắp đổ bộ?” của kinh tế gia Cảnh Thái đưa ra những con số đáng lo, trong đó cho thấy khoảng 1/2 sinh viên ra trường không tìm việc được, và VN mất trung bình 75 triệu đô/tháng vì 79.000 doanh nghiệp phá sản dẫn tới nửa triệu công nhân bị sa thải vừa qua, và hại dây chuyền là cả tỷ đô.
Trong khi đó, báo Tầm Nhìn qua bài viết “Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?” của tác giả Viết Lê Quân cho biết thế lực của tư bản ngân hàng tại VN đang hưởng lợi và kềm chế sức tăng trưởng của doanh nghiệp Việt.
Báo VEF cho biết:
“...Thông tin về con số thống kê với 79 ngàn doanh nghiệp giải thể và phá sản, và có thể tiếp tục có thêm rất nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc giải thể trong năm nay, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) làm tăng nguy cơ thất nghiệp cho người lao động trên diện rộng với phạm vi cả nước.
Chỉ ước tính riêng con số mỗi doanh nghiệp có thể có ít nhất 5-10 lao động thì con số người lao động mất việc đã có thể là hơn nửa triệu người!
Nếu tạm tính thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp này là 3 triệu đồng/người/tháng thì con số thu nhập mất đi của nửa triệu lao động sẽ là 1.500 tỷ đồng/tháng; tức khoảng 75 triệu USD thu nhập hàng tháng của nửa triệu người lao động đã và đang bị mất đi.
Những người này vẫn phải ăn uống, tiêu dùng khoảng chừng đó tiền cho các chi tiêu tối thiểu hàng tháng, mặc dù đang thất nghiệp, thì số tiền chi phí cơ hội mất đi hay số lượng của cải vật chất không được làm ra thêm mà phải tiêu tán đi, sẽ còn tăng thêm nữa. Nói cách khác, thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu USD mỗi tháng và đạt con số tỷ USD một năm...
...Nghe đâu hiện nay, có con số thống kê mới thì có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm so với con số 73% sinh viên ra trường kiếm được việc làm ngay vào cuối năm 2011.”
Trong khi đó, bài viết nhan đề “Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?” của nhà bình luận Viết Lê Quân trên Tầm Nhìn cho thấynhà nước sẵn sàng cứu ngân hàng nhưng đang bỏ mặc doanh nghiệp:
“... Vào thời điểm tháng 11/2011, khi lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng tuyên bố trước Quốc hội là sẽ không một ngân hàng nào phải phá sản, con số doanh nghiệp phải giải thể hoặc lâm vào tình cảnh tương tự đã lên đến 50.000...
...từ tháng 9/2011 đến nay lại đã trôi qua hơn nửa năm mà không có bất kỳ một dấu hiệu cải thiện nào của nền kinh tế, nếu không nói là tình hình còn tệ hơn khá nhiều. Suốt 7 tháng qua, trong ít nhất sáu lần người đứng đầu Chính phủ đích thân yêu cầu “giảm ngay lãi suất” thì đã có đến năm lần yêu cầu này bị người đứng đầu NHNN cố tình trì hoãn.
Cũng trong 7 tháng qua, bất chấp tình trạng chết dở sống dở của doanh nghiệp ở một đầu cân, đầu cân bên kia vẫn nhịp nhàng tung hứng hoạt động của các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng...”
Vì sao cứu ngân hàng mà không cứu doanh nghiệp? Vì sao ghìm lãi suất ở mức cao để ngân hàng hưởng lợi, trong khi buộc doanh nghiệp sập tiệm? Vì sao 5 lần Thủ Tướng đòi giảm lãi suất mà các tư bản ngân hàng chưa chịu?
Thông tấn chuyên về kinh doanh VEF với bài “Bão thất nghiệp sắp đổ bộ?” của kinh tế gia Cảnh Thái đưa ra những con số đáng lo, trong đó cho thấy khoảng 1/2 sinh viên ra trường không tìm việc được, và VN mất trung bình 75 triệu đô/tháng vì 79.000 doanh nghiệp phá sản dẫn tới nửa triệu công nhân bị sa thải vừa qua, và hại dây chuyền là cả tỷ đô.
Trong khi đó, báo Tầm Nhìn qua bài viết “Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?” của tác giả Viết Lê Quân cho biết thế lực của tư bản ngân hàng tại VN đang hưởng lợi và kềm chế sức tăng trưởng của doanh nghiệp Việt.
Báo VEF cho biết:
“...Thông tin về con số thống kê với 79 ngàn doanh nghiệp giải thể và phá sản, và có thể tiếp tục có thêm rất nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc giải thể trong năm nay, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) làm tăng nguy cơ thất nghiệp cho người lao động trên diện rộng với phạm vi cả nước.
Chỉ ước tính riêng con số mỗi doanh nghiệp có thể có ít nhất 5-10 lao động thì con số người lao động mất việc đã có thể là hơn nửa triệu người!
Nếu tạm tính thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp này là 3 triệu đồng/người/tháng thì con số thu nhập mất đi của nửa triệu lao động sẽ là 1.500 tỷ đồng/tháng; tức khoảng 75 triệu USD thu nhập hàng tháng của nửa triệu người lao động đã và đang bị mất đi.
Những người này vẫn phải ăn uống, tiêu dùng khoảng chừng đó tiền cho các chi tiêu tối thiểu hàng tháng, mặc dù đang thất nghiệp, thì số tiền chi phí cơ hội mất đi hay số lượng của cải vật chất không được làm ra thêm mà phải tiêu tán đi, sẽ còn tăng thêm nữa. Nói cách khác, thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu USD mỗi tháng và đạt con số tỷ USD một năm...
...Nghe đâu hiện nay, có con số thống kê mới thì có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm so với con số 73% sinh viên ra trường kiếm được việc làm ngay vào cuối năm 2011.”
Trong khi đó, bài viết nhan đề “Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?” của nhà bình luận Viết Lê Quân trên Tầm Nhìn cho thấynhà nước sẵn sàng cứu ngân hàng nhưng đang bỏ mặc doanh nghiệp:
“... Vào thời điểm tháng 11/2011, khi lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng tuyên bố trước Quốc hội là sẽ không một ngân hàng nào phải phá sản, con số doanh nghiệp phải giải thể hoặc lâm vào tình cảnh tương tự đã lên đến 50.000...
...từ tháng 9/2011 đến nay lại đã trôi qua hơn nửa năm mà không có bất kỳ một dấu hiệu cải thiện nào của nền kinh tế, nếu không nói là tình hình còn tệ hơn khá nhiều. Suốt 7 tháng qua, trong ít nhất sáu lần người đứng đầu Chính phủ đích thân yêu cầu “giảm ngay lãi suất” thì đã có đến năm lần yêu cầu này bị người đứng đầu NHNN cố tình trì hoãn.
Cũng trong 7 tháng qua, bất chấp tình trạng chết dở sống dở của doanh nghiệp ở một đầu cân, đầu cân bên kia vẫn nhịp nhàng tung hứng hoạt động của các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng...”
Vì sao cứu ngân hàng mà không cứu doanh nghiệp? Vì sao ghìm lãi suất ở mức cao để ngân hàng hưởng lợi, trong khi buộc doanh nghiệp sập tiệm? Vì sao 5 lần Thủ Tướng đòi giảm lãi suất mà các tư bản ngân hàng chưa chịu?