Thế kỷ 20 là thế kỷ của sự hoàn thiện sáng kiến “cách mạng bất bạo động”, mở ra một phương pháp đấu tranh mới thể hiện đặc tính của một nền văn minh mới xem con người là trung tâm. Trong đó, mọi tư tưởng triết học chính trị, định chế chính trị, cách thức phát triển kinh tế, giá trị văn hóa…. đều nhằm phục vụ con người, mang lại hạnh phúc cho con người. Cái thời của “cá lớn nuốt cá bé”, của giết chóc, bạo lực, của tất cả những gì tổn hại đến mạng sống con người đã bị coi là quá khứ và không thể chấp nhận được. Một đại diện lãnh đạo về tư tưởng của phương pháp bất bạo động này là Gene Sharp- một giáo sư chính trị học của Đại học Massachusetts Darthmouth, Hoa Kỳ với nhiều tác phẩm gây tiếng vang lớn trong đó có “Từ độc tài đến Dân chủ”. Sau khi Slobodan Milosevich ở Serbia và Viktor Yanokovych ở Ukraina bị lật đổ, uy tín của Gene Sharp và tính khả thi của “đấu tranh bất bạo động” càng được khẳng định.
Sau sự kiện 11-9-2001, nước Mỹ đã thành hình và lãnh đạo Mặt trận chống khủng bố toàn cầu. Với học thuyết chống khủng bố toàn cầu này, nước Mỹ mặc nhiên coi bất cứ cuộc đấu tranh bằng vũ lực nào đều là bất hợp pháp. Trung cộng và Việt cộng đã nhanh chóng “đứng về” “phe chống khủng bố” với mục đích là sẽ được “đường đường chính chính” đàn áp những cá nhân hoặc tổ chức đang đấu tranh để giải thể chế độ Cộng sản và chụp cho họ cái mũ “khủng bố” do người Mỹ may sẵn. Trung cộng và Việt cộng là hai tên trùm khủng bố lại nghiễm nhiên ngồi vào ghế Quan tòa để qui kết người khác là khủng bố !… Vì những lý do như vậy, cẩm nang “Từ Độc tài đến Dân chủ” của Gene Sharp với phương pháp đấu tranh bất bạo động là lựa chọn duy nhất vì từ nay chúng ta không có con đường nào khác là phải đấu tranh bằng những cuộc xuống đường ôn hòa nếu không hậu quả sẽ khôn lường khi đối địch với sức mạnh võ trang hùng hậu của lực lượng quân đội và cảnh sát bảo vệ chế độ độc tài.
Libya có lẽ là đất nước đầu tiên, dân tộc đầu tiên sau ngày 11-9 hiên ngang dùng vũ lực để lật đổ chế độ độc tài mà không sợ bị quy kết là khủng bố. Dù Gaddafi đã khản giọng vì nhiều lần gọi cuộc cách mạng của người dân Libya là khủng bố-bị sự lãnh đạo từ hậu trường của Al Queda. Người dân Libya đã bắt đầu cuộc đấu tranh của mình bằng phương pháp bất bạo động như ở Tunisia và Egypt nhưng sau đó phải chuyển sang đấu tranh vũ trang vì sự đàn áp man rợ với những cuộc thảm sát thường dân của quân đội Gaddafi và cuộc đấu tranh của người dân Libya đứng trước sự tan rã …
Từ thế kỷ 17, các nước thực dân phương Tây với chiêu bài “khai hóa” họ đã xua quân viễn chinh đi xâm chiếm thuộc địa, dẫm đạp lên nền độc lập và chủ quyền của các dân tộc nhược tiểu (trong đó có Việt Nam). Họ cướp bóc tài nguyên, bóc lột sức lao động của người dân thuộc địa, gây biết bao nhiêu đau thương, tang tóc cho các dân tộc đó. Họ đã vì quyền lợi quốc gia họ mà gây ra rất nhiều tội ác với các dân tộc thuộc địa. Người Pháp đã xử tử biết bao nhà yêu nước, những chí sĩ lỗi lạc của Việt Nam như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,Trần Quí Cáp,Trần Cao Vân …. Nhưng đã qua rồi cái thời thực dân, các quốc gia ấy ngày nay đã trở thành những quốc gia dân chủ- tự do, tiến bộ vượt bậc trên thế giới. Vậy tại sao ngày nay các quốc gia dân chủ tiến bộ ấy không nhân danh những giá trị cao quí và phổ quát đó, cái mà họ đã thực hiện với người dân xứ họ để can thiệp và giúp đỡ các dân tộc đau khổ đang bị các chế độ độc tài cai trị? Đây là câu hỏi lớn đặt lên lương tâm nhân loại!
Thế giới chúng ta đang sống được gọi là thế giới văn minh nhưng trong cái thế giới ấy, những con người vỗ ngực tự xưng là tiến bộ, văn minh chỉ mới gần đây thôi đã dửng dưng trước nỗi đau khổ và vô cảm trước xác chết của những người đồng loại. Năm 2004, khi người Thượng ở Tây Nguyên – Việt Nam bị chính quyền Việt Nam đàn áp; năm 2007 cuộc nổi dậy ôn hòa của người dân Miến Điện bị tập đoàn quân phiệt dìm trong máu và nước mắt; năm 2009 người Uyghur ở Tân Cương bị quân đội Trung Quốc bắn giết ; cả thế giới đã khoanh tay đứng nhìn (dù có một vài quốc gia lên tiếng chỉ trích một cách rất ngoại giao). Người ta đã luôn miệng khẳng định rằng thế giới hôm nay đang ở thời đại “toàn cầu hóa”, nghĩa là biên giới quốc gia dần mờ nhạt, cả nhân loại cùng cổ võ những giá trị tốt đẹp phổ quát, cùng sống trong một môi trường toàn cầu với tất cả những quyền lợi và trách nhiệm được chia sẻ. Nhưng toàn cầu hóa là gì nếu chúng ta chỉ biết chia chác nhau những quyền lợi kinh tế, mà làm ngơ để cho các chế độ độc tài siết cổ người dân nước họ mà không áp dụng bất cứ biện pháp chế tài thích đáng nào để giải cứu? Tự do- dân chủ là gì khi người dân yếu đuối đã vì nó mà bỏ cả mạng sống của mình để giành lấy trong sự vô vọng khi những người được gọi là bạn cứ nhắm mắt làm ngơ? Chẳng lẽ thế giới ngày hôm nay vẫn man rợ đến thế, vẫn “đèn nhà ai nấy sáng”, “sống chết mặc bay” “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại” hay sao?
Rồi ngày 19 tháng 3 vừa qua, Liên quân dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã tấn công chế độ độc tài Gaddafi giải cứu dân quân nổi dậy ở Libya đang đứng trước nguy cơ một cuộc thảm sát. Vậy là sau những hoài nghi và thất vọng, chúng ta đã có thể khẳng định nhân loại trong thế kỷ 21 này thực sự văn minh, thực sự đã sống và hành xử với nhau trong tinh thần trách nhiệm quốc tế, trong giá trị nhân bản đề cao con người. Sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào Libya đánh dấu một kỷ nguyên mới của nhân loại-kỷ nguyên của lương tri và trách nhiệm. Cộng đồng Thế giới, nhất là Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã can đảm vượt qua sự ù lì, vô cảm vì quyền lợi quốc gia. Họ đã đại diện cho Thế giới văn minh đi tiên phong trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ nhân loại khỏi sự đàn áp của các chế độ độc tài. Lịch sử của nhân loại sẽ ghi nhận nghĩa cử cao đẹp này của họ như một đóng góp lớn trong việc bảo vệ Hòa bình,Tự do và Dân chủ cho cả Thế giới.
Thiết nghĩ, nếu người Mỹ và châu Âu cũng thực hiện sự can thiệp quân sự vào cuộc nổi dậy của người dân Miến Điện năm 2007, cuộc bạo loạn ở Tân Cương năm 2009, thì tôi tin chắc rằng các chế độ độc tài này đã tan rã và người dân vô tội đã không bị đàn áp đẫm máu như thế; nước Mỹ đã có thêm những đồng minh và cũng bớt được nỗi lo về những chế độ bất hảo này. Vậy tại sao người Mỹ và phương Tây hôm nay mới quyết định triển khai quân để giúp cuộc cách mạng Libya mà không triển khai để giúp cuộc cách mạng Miến Điện, Tân Cương? Câu hỏi này không dễ trả lời, cần phải có thời gian!
Gene Sharp đã đưa ra những luận cứ hùng hồn cho chủ trương bất bạo động. Và rõ ràng những lý lẽ ấy rất thuyết phục và hợp lý. Nhưng một cuộc nổi dậy tự phát của quần chúng liệu có luôn đi theo những định hướng chủ quan của những người lãnh đạo đấu tranh, dù ai cũng biết rõ là những chủ trương, những định hướng ấy tốt đẹp? Chúng ta không đi theo con đường đấu tranh bạo động vì sẽ bị chụp ngay cho cái mũ khủng bố, hay ít nhất cũng bị buộc tội bạo loạn với khung hình phạt nặng nề trong cái gọi là “luật pháp” . Và một điều khó khăn nữa là cũng chưa có gì minh chứng sự thành công tất yếu của đấu tranh bất bạo động ở mọi chế độ độc tài, nhất là các chế độ độc tài hà khắc kiểu Gaddafi. Làm sao chúng ta có thể quên được cuộc đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của thanh niên, sinh viên Trung Quốc năm 1989 cuối cùng đã bị đàn áp đẫm máu? Trong sự dửng dưng của cộng đồng quốc tế, các chế độ độc tài với bàn tay sắt sẽ dẹp tan mọi cuộc nổi dậy dù là bạo động hay bất bạo động.
Qua những gì xảy ra tại Tunisia, Egypt, Libya và những cuộc cách mạng xảy ra trước đây chúng ta có thể rút ra một nhận định: Chế độ độc tài nào càng tàn bạo và ngoan cố thì càng phải đối mặt với bạo lực từ người dân dữ dội hơn như Rumania trước đây và bây giờ là Libya. Trong một bài viết gần đây, tôi đã đề cập đến những yếu tố chi phối tính chất và khả năng thành công của một cuộc cách mạng. Trong bài này, tôi chỉ tập chú vào một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là cục diện và thái độ quốc tế. Với những biến chuyển gần đây của tình hình Libya, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng to lớn của sự can thiệp quốc tế khi người dân phải đối mặt với một chế độ sắt máu như chế độ Gaddafi. Khi phải đối mặt với sự chế tài nghiêm khắc của quốc tế, nanh vuốt của nhà cầm quyền độc tài sẽ bị vô hiệu hóa, họ đã bị “tước vũ khí” và bị tê liệt… Vì dẫu nhà cầm quyền độc tài có tàn bạo đến đâu thì họ cũng đủ thông minh để hiểu và không dám nổ súng vào người dân nếu họ biết hành động đó sẽ bị quốc tế trừng trị không nương tay; và dẫu có hóa điên để giữ cho được chiếc ghế quyền lực thì họ cũng không thể bóp chết cuộc cách mạng của người dân được quốc tế ủng hộ . Một khi tình hình quốc tế bất lợi cho các chế độ độc tài, thì người dân chúng ta tuy không có một tấc sắt trong tay, chúng ta vẫn có thể chiến thắng.Từ đó, những người đấu tranh cho dân chủ và người dân đang bị chà đạp bởi các chế độ độc tài sẽ có lý do để tin chắc vào sự toàn thắng của cách mạng bằng đấu tranh bất bạo động. Nếu không có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế thì cuộc đấu tranh sẽ vô cùng khó khăn và sự thành công cũng rất mong manh.
Đảng Cộng sản Việt Nam phải hiểu một điều: luật Nhân quả không thể sai trật. Nếu vì tham quyền cố vị, ngoan cố lội ngược dòng thì sẽ bị cuốn trôi, bị đè bẹp…Nếu quí vị làm đổ máu người dân thì chắc chắn máu của quí vị và gia đình quí vị cũng sẽ đổ để đền tội. Những ai có lương tâm và trách nhiệm đối với đất nước thì đều mong muốn cuộc cách mạng Hoa Lài tại Việt Nam sẽ diễn ra một cách ôn hòa và triệt để, sẽ không có máu của bất cứ ai phải đổ xuống trong những giờ phút hấp hối của chế độ, để xã hội Việt Nam không phải bị tàn phá, lòng người dân Việt Nam không phải bị tổn thương, để con cháu chúng ta thanh thản và trong sáng, vui vẻ sống bên nhau như những người bạn, những người đồng bào ruột thịt. Không ai muốn tội ác làm hoen ô thế hệ trẻ Việt Nam. Đất nước Việt Nam đang âm thầm kiên nhẫn tích trụ năng lượng cho một mùa hoa nở rộ…giống như cây mai đang tích tụ những dòng nhựa sống, những dinh dưỡng cần thiết trong cả một năm để chờ đến mùa xuân, dâng cho đời những đóa hoa thơm ngát và rực rỡ.
Giờ đây, chúng ta có thể tiên liệu một điều: Cũng như bất cứ chế độ độc tài nào, Cộng sản Việt Nam lấy vũ lực và sự trấn áp để bảo vệ chế độ. Mất khả năng đàn áp, giết hại dân bằng súng đạn, chế độ CSVN sẽ nhanh chóng bất lực, chia rẽ và sụp đổ. Đảng CSVN và giới cầm quyền từ Trung ương đến địa phương sẽ nhanh chóng bị cô lập. Quân đội không còn sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của Đảng Cộng Sản vì họ sợ quốc tế trừng trị vì tội ác của họ. Sau sự kiện quốc tế can thiệp ở Libya, người dân dưới các chế độ độc tài và cả những người lãnh đạo chế độ đó đều hiểu rằng: Thời thế đã thay đổi.
Những người Cộng sản Việt Nam vẫn còn có thời gian và cơ hội để thay đổi…nhưng thời gian đó không nhiều và cơ hội cũng không nhiều…Chậm chân là mất tất cả, nên hiểu điều đó. Libya là bài học quí giá đối với nhân dân Việt Nam và cũng là bài học quí giá đối với tập đoàn cộng sản Việt Nam. Hi vọng Cách mạng Hoa Lài sẽ thành công ở Việt Nam một cách ôn hòa và triệt để.
© Huỳnh Thục Vy
© Đàn Chim Việt
Sau sự kiện 11-9-2001, nước Mỹ đã thành hình và lãnh đạo Mặt trận chống khủng bố toàn cầu. Với học thuyết chống khủng bố toàn cầu này, nước Mỹ mặc nhiên coi bất cứ cuộc đấu tranh bằng vũ lực nào đều là bất hợp pháp. Trung cộng và Việt cộng đã nhanh chóng “đứng về” “phe chống khủng bố” với mục đích là sẽ được “đường đường chính chính” đàn áp những cá nhân hoặc tổ chức đang đấu tranh để giải thể chế độ Cộng sản và chụp cho họ cái mũ “khủng bố” do người Mỹ may sẵn. Trung cộng và Việt cộng là hai tên trùm khủng bố lại nghiễm nhiên ngồi vào ghế Quan tòa để qui kết người khác là khủng bố !… Vì những lý do như vậy, cẩm nang “Từ Độc tài đến Dân chủ” của Gene Sharp với phương pháp đấu tranh bất bạo động là lựa chọn duy nhất vì từ nay chúng ta không có con đường nào khác là phải đấu tranh bằng những cuộc xuống đường ôn hòa nếu không hậu quả sẽ khôn lường khi đối địch với sức mạnh võ trang hùng hậu của lực lượng quân đội và cảnh sát bảo vệ chế độ độc tài.
Libya có lẽ là đất nước đầu tiên, dân tộc đầu tiên sau ngày 11-9 hiên ngang dùng vũ lực để lật đổ chế độ độc tài mà không sợ bị quy kết là khủng bố. Dù Gaddafi đã khản giọng vì nhiều lần gọi cuộc cách mạng của người dân Libya là khủng bố-bị sự lãnh đạo từ hậu trường của Al Queda. Người dân Libya đã bắt đầu cuộc đấu tranh của mình bằng phương pháp bất bạo động như ở Tunisia và Egypt nhưng sau đó phải chuyển sang đấu tranh vũ trang vì sự đàn áp man rợ với những cuộc thảm sát thường dân của quân đội Gaddafi và cuộc đấu tranh của người dân Libya đứng trước sự tan rã …
Từ thế kỷ 17, các nước thực dân phương Tây với chiêu bài “khai hóa” họ đã xua quân viễn chinh đi xâm chiếm thuộc địa, dẫm đạp lên nền độc lập và chủ quyền của các dân tộc nhược tiểu (trong đó có Việt Nam). Họ cướp bóc tài nguyên, bóc lột sức lao động của người dân thuộc địa, gây biết bao nhiêu đau thương, tang tóc cho các dân tộc đó. Họ đã vì quyền lợi quốc gia họ mà gây ra rất nhiều tội ác với các dân tộc thuộc địa. Người Pháp đã xử tử biết bao nhà yêu nước, những chí sĩ lỗi lạc của Việt Nam như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,Trần Quí Cáp,Trần Cao Vân …. Nhưng đã qua rồi cái thời thực dân, các quốc gia ấy ngày nay đã trở thành những quốc gia dân chủ- tự do, tiến bộ vượt bậc trên thế giới. Vậy tại sao ngày nay các quốc gia dân chủ tiến bộ ấy không nhân danh những giá trị cao quí và phổ quát đó, cái mà họ đã thực hiện với người dân xứ họ để can thiệp và giúp đỡ các dân tộc đau khổ đang bị các chế độ độc tài cai trị? Đây là câu hỏi lớn đặt lên lương tâm nhân loại!
Thế giới chúng ta đang sống được gọi là thế giới văn minh nhưng trong cái thế giới ấy, những con người vỗ ngực tự xưng là tiến bộ, văn minh chỉ mới gần đây thôi đã dửng dưng trước nỗi đau khổ và vô cảm trước xác chết của những người đồng loại. Năm 2004, khi người Thượng ở Tây Nguyên – Việt Nam bị chính quyền Việt Nam đàn áp; năm 2007 cuộc nổi dậy ôn hòa của người dân Miến Điện bị tập đoàn quân phiệt dìm trong máu và nước mắt; năm 2009 người Uyghur ở Tân Cương bị quân đội Trung Quốc bắn giết ; cả thế giới đã khoanh tay đứng nhìn (dù có một vài quốc gia lên tiếng chỉ trích một cách rất ngoại giao). Người ta đã luôn miệng khẳng định rằng thế giới hôm nay đang ở thời đại “toàn cầu hóa”, nghĩa là biên giới quốc gia dần mờ nhạt, cả nhân loại cùng cổ võ những giá trị tốt đẹp phổ quát, cùng sống trong một môi trường toàn cầu với tất cả những quyền lợi và trách nhiệm được chia sẻ. Nhưng toàn cầu hóa là gì nếu chúng ta chỉ biết chia chác nhau những quyền lợi kinh tế, mà làm ngơ để cho các chế độ độc tài siết cổ người dân nước họ mà không áp dụng bất cứ biện pháp chế tài thích đáng nào để giải cứu? Tự do- dân chủ là gì khi người dân yếu đuối đã vì nó mà bỏ cả mạng sống của mình để giành lấy trong sự vô vọng khi những người được gọi là bạn cứ nhắm mắt làm ngơ? Chẳng lẽ thế giới ngày hôm nay vẫn man rợ đến thế, vẫn “đèn nhà ai nấy sáng”, “sống chết mặc bay” “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại” hay sao?
Rồi ngày 19 tháng 3 vừa qua, Liên quân dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã tấn công chế độ độc tài Gaddafi giải cứu dân quân nổi dậy ở Libya đang đứng trước nguy cơ một cuộc thảm sát. Vậy là sau những hoài nghi và thất vọng, chúng ta đã có thể khẳng định nhân loại trong thế kỷ 21 này thực sự văn minh, thực sự đã sống và hành xử với nhau trong tinh thần trách nhiệm quốc tế, trong giá trị nhân bản đề cao con người. Sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào Libya đánh dấu một kỷ nguyên mới của nhân loại-kỷ nguyên của lương tri và trách nhiệm. Cộng đồng Thế giới, nhất là Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã can đảm vượt qua sự ù lì, vô cảm vì quyền lợi quốc gia. Họ đã đại diện cho Thế giới văn minh đi tiên phong trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ nhân loại khỏi sự đàn áp của các chế độ độc tài. Lịch sử của nhân loại sẽ ghi nhận nghĩa cử cao đẹp này của họ như một đóng góp lớn trong việc bảo vệ Hòa bình,Tự do và Dân chủ cho cả Thế giới.
Thiết nghĩ, nếu người Mỹ và châu Âu cũng thực hiện sự can thiệp quân sự vào cuộc nổi dậy của người dân Miến Điện năm 2007, cuộc bạo loạn ở Tân Cương năm 2009, thì tôi tin chắc rằng các chế độ độc tài này đã tan rã và người dân vô tội đã không bị đàn áp đẫm máu như thế; nước Mỹ đã có thêm những đồng minh và cũng bớt được nỗi lo về những chế độ bất hảo này. Vậy tại sao người Mỹ và phương Tây hôm nay mới quyết định triển khai quân để giúp cuộc cách mạng Libya mà không triển khai để giúp cuộc cách mạng Miến Điện, Tân Cương? Câu hỏi này không dễ trả lời, cần phải có thời gian!
Gene Sharp đã đưa ra những luận cứ hùng hồn cho chủ trương bất bạo động. Và rõ ràng những lý lẽ ấy rất thuyết phục và hợp lý. Nhưng một cuộc nổi dậy tự phát của quần chúng liệu có luôn đi theo những định hướng chủ quan của những người lãnh đạo đấu tranh, dù ai cũng biết rõ là những chủ trương, những định hướng ấy tốt đẹp? Chúng ta không đi theo con đường đấu tranh bạo động vì sẽ bị chụp ngay cho cái mũ khủng bố, hay ít nhất cũng bị buộc tội bạo loạn với khung hình phạt nặng nề trong cái gọi là “luật pháp” . Và một điều khó khăn nữa là cũng chưa có gì minh chứng sự thành công tất yếu của đấu tranh bất bạo động ở mọi chế độ độc tài, nhất là các chế độ độc tài hà khắc kiểu Gaddafi. Làm sao chúng ta có thể quên được cuộc đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của thanh niên, sinh viên Trung Quốc năm 1989 cuối cùng đã bị đàn áp đẫm máu? Trong sự dửng dưng của cộng đồng quốc tế, các chế độ độc tài với bàn tay sắt sẽ dẹp tan mọi cuộc nổi dậy dù là bạo động hay bất bạo động.
Qua những gì xảy ra tại Tunisia, Egypt, Libya và những cuộc cách mạng xảy ra trước đây chúng ta có thể rút ra một nhận định: Chế độ độc tài nào càng tàn bạo và ngoan cố thì càng phải đối mặt với bạo lực từ người dân dữ dội hơn như Rumania trước đây và bây giờ là Libya. Trong một bài viết gần đây, tôi đã đề cập đến những yếu tố chi phối tính chất và khả năng thành công của một cuộc cách mạng. Trong bài này, tôi chỉ tập chú vào một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là cục diện và thái độ quốc tế. Với những biến chuyển gần đây của tình hình Libya, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng to lớn của sự can thiệp quốc tế khi người dân phải đối mặt với một chế độ sắt máu như chế độ Gaddafi. Khi phải đối mặt với sự chế tài nghiêm khắc của quốc tế, nanh vuốt của nhà cầm quyền độc tài sẽ bị vô hiệu hóa, họ đã bị “tước vũ khí” và bị tê liệt… Vì dẫu nhà cầm quyền độc tài có tàn bạo đến đâu thì họ cũng đủ thông minh để hiểu và không dám nổ súng vào người dân nếu họ biết hành động đó sẽ bị quốc tế trừng trị không nương tay; và dẫu có hóa điên để giữ cho được chiếc ghế quyền lực thì họ cũng không thể bóp chết cuộc cách mạng của người dân được quốc tế ủng hộ . Một khi tình hình quốc tế bất lợi cho các chế độ độc tài, thì người dân chúng ta tuy không có một tấc sắt trong tay, chúng ta vẫn có thể chiến thắng.Từ đó, những người đấu tranh cho dân chủ và người dân đang bị chà đạp bởi các chế độ độc tài sẽ có lý do để tin chắc vào sự toàn thắng của cách mạng bằng đấu tranh bất bạo động. Nếu không có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế thì cuộc đấu tranh sẽ vô cùng khó khăn và sự thành công cũng rất mong manh.
Đảng Cộng sản Việt Nam phải hiểu một điều: luật Nhân quả không thể sai trật. Nếu vì tham quyền cố vị, ngoan cố lội ngược dòng thì sẽ bị cuốn trôi, bị đè bẹp…Nếu quí vị làm đổ máu người dân thì chắc chắn máu của quí vị và gia đình quí vị cũng sẽ đổ để đền tội. Những ai có lương tâm và trách nhiệm đối với đất nước thì đều mong muốn cuộc cách mạng Hoa Lài tại Việt Nam sẽ diễn ra một cách ôn hòa và triệt để, sẽ không có máu của bất cứ ai phải đổ xuống trong những giờ phút hấp hối của chế độ, để xã hội Việt Nam không phải bị tàn phá, lòng người dân Việt Nam không phải bị tổn thương, để con cháu chúng ta thanh thản và trong sáng, vui vẻ sống bên nhau như những người bạn, những người đồng bào ruột thịt. Không ai muốn tội ác làm hoen ô thế hệ trẻ Việt Nam. Đất nước Việt Nam đang âm thầm kiên nhẫn tích trụ năng lượng cho một mùa hoa nở rộ…giống như cây mai đang tích tụ những dòng nhựa sống, những dinh dưỡng cần thiết trong cả một năm để chờ đến mùa xuân, dâng cho đời những đóa hoa thơm ngát và rực rỡ.
Giờ đây, chúng ta có thể tiên liệu một điều: Cũng như bất cứ chế độ độc tài nào, Cộng sản Việt Nam lấy vũ lực và sự trấn áp để bảo vệ chế độ. Mất khả năng đàn áp, giết hại dân bằng súng đạn, chế độ CSVN sẽ nhanh chóng bất lực, chia rẽ và sụp đổ. Đảng CSVN và giới cầm quyền từ Trung ương đến địa phương sẽ nhanh chóng bị cô lập. Quân đội không còn sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của Đảng Cộng Sản vì họ sợ quốc tế trừng trị vì tội ác của họ. Sau sự kiện quốc tế can thiệp ở Libya, người dân dưới các chế độ độc tài và cả những người lãnh đạo chế độ đó đều hiểu rằng: Thời thế đã thay đổi.
Những người Cộng sản Việt Nam vẫn còn có thời gian và cơ hội để thay đổi…nhưng thời gian đó không nhiều và cơ hội cũng không nhiều…Chậm chân là mất tất cả, nên hiểu điều đó. Libya là bài học quí giá đối với nhân dân Việt Nam và cũng là bài học quí giá đối với tập đoàn cộng sản Việt Nam. Hi vọng Cách mạng Hoa Lài sẽ thành công ở Việt Nam một cách ôn hòa và triệt để.
© Huỳnh Thục Vy
© Đàn Chim Việt
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire