mercredi 17 octobre 2012

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI BÁC ĐỀ XUẤT IN THÊM TIỀN ĐỂ TĂNG LƯƠNG 




Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đề xuất: "Giờ muốn tăng lương chỉ còn cách in tiền" trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 16/10.

Bộ trưởng Huệ cho hay theo lộ trình cải cách tiền lương thì từ 1-5-2013, lương tối thiểu sẽ tăng từ 1,05 triệu đồng/tháng lên mức 1,3 triệu đồng/tháng. Để đáp ứng nhu cầu chi tăng lương the

o đúng lộ trình thì nguồn ngân sách cần chi trong năm 2013 khoảng 60-65 ngàn tỉ đồng.

Tuy nhiên, tình hình thu ngân sách năm 2012 rất khó khăn và dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2013, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước nên Chính phủ không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình vào năm 2013.

Nêu quan điểm trước đề nghị của Chính phủ, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết trong ủy ban này có nhiều ý kiến khác nhau. “Ý kiến đồng tình với Chính phủ cho rằng trong bối cảnh cân đối ngân sách gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách tăng thấp, nhiều nhiệm vụ chi chỉ được bố trí ở mức tối thiểu so với nhu cầu hoặc không đủ nguồn cân đối thì việc chưa bố trí ngân sách 2013 để cải cách tiền lương là vấn đề cần được tính tới” - ông Hiển nói.

Trong khi đó, “một số ý kiến đề nghị để góp phần bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương, cần thực hiện một phần lộ trình tăng mức lương tối thiểu từ 1,05 triệu lên 1,15 triệu đồng và phụ cấp công vụ từ 25% lên 30% từ 1-5-2013”.

Trước đó, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

“Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc, vẫn còn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn; tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết” - ông Vinh nói.

Vẫn theo báo cáo của Chính phủ, “khu vực doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, khả năng hấp thụ vốn thấp, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm; chỉ số phát triển công nghiệp tăng chậm và còn thấp; sức mua của thị trường trong nước thấp, tồn kho của một số ngành còn ở mức cao. Đời sống của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn. Tình trạng tham nhũng và các tệ nạn xã hội, tội phạm còn diễn biến phức tạp”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại có ý kiến cần cân nhắc chủ trương hoãn tăng lương. Bởi theo ông, nếu không tăng lương thì không thể tăng tiêu dùng và kích thích nền kinh tế.

Ngoài ra, Chủ tịch gợi ý nên rà soát, cắt giảm những khoản chi ngân sách không thực sự cần thiết, dành ra một khoản hợp lý cho mục tiêu tăng lương theo lộ trình.

Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng cho rằng nên xác định rõ thời điểm thích hợp cho lộ trình tăng lương trong năm 2013. Việc tăng lương sẽ tác động đến hơn 20 triệu lao động, vì thế cần quyết định sớm để người dân có thể chủ động.

Phát biểu kết luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng tăng lương vào thời điểm nào thì cần phải tính thêm.

Tuy nhiên, ngay lập tức Bộ trưởng Huệ giãi bày không có dư địa để tăng thu cho mục tiêu bù lương nữa, trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền, ông Huệ quả quyết.

Ý kiến này đã bị Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phản bác ngay. Chủ tịch kết luận, nếu có khả năng tăng lương thì thực hiện còn nếu không thì phải nói để nhân dân biết.

Theo VNEconomy
Thực hiện bài: Nguyên Hà
Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đề xuất: "Giờ muốn tăng lương chỉ còn cách in tiền" trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 16/10 - Ảnh: Hanoitv.vn
- Muciu 


“Không thể tăng lương, trừ phi… in thêm tiền” !?

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ phân bua lần cuối khi UB Thường vụ Quốc hội truy vấn về đề xuất hoãn kế hoạch tăng lương năm 2013. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn lưu ý cân nhắc chủ trương này vì tăng lương cũng là để kích hoạt kinh tế.

Đề xuất không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình trong năm tới vì lý do khó khăn của ngân sách, các ý kiến thảo luận trong UB Thường vụ vẫn không hết băn khoăn.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm tán thành phân tích của Bộ trưởng Tài chính về nỗi khó trong nguồn thu nhưng vẫn gợi ý nếu Chính phủ không đủ tiền để tăng lương theo lộ trình (khoảng 150.000 đồng) thì chỉ cần tăng ở mức 100.000 đồng.
“Tăng lương cũng là để góp phần kích hoạt tiêu dùng. Thậm chí, nếu tình hình "căng" quá, có thể lùi thời gian hai tháng so với lộ trình định trước, tăng vào tháng 7 thay vì ngày 1/5 như mọi năm” – ông Hiển phân tích. Với mức tăng giảm xuống chỉ còn 100.000 đồng, số tiền phải dành cho việc này sẽ chỉ tốn 20.000 tỷ đồng, giảm 13.000 tỷ đồng so với mức dự kiến ban đầu.
Ông Hiển cũng cho rằng, nguồn tiền dành cho tăng lương có thể lấy từ nhiều khoản như từ tăng thu dầu khí hoặc từ việc cắt giảm một số khoản chi không cần thiết khác. Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách nhấn mạnh: “Cắt chỗ khác nhưng để đầu tư cho con người là rất xứng đáng”.
 
“Không thể tăng lương, trừ phi… in thêm tiền” !?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhắc nhở, cần cân nhắc chủ trương hoãn tăng lương với lý do Chính phủ đặt ra ba mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kích hoạt nền kinh tế, tăng tiêu dùng nhưng lại hoãn tăng lương. Ông Hùng ví đây là một nghịch lý, “chẳng khác gì tình cảnh một bà nội trợ không có tiền, lấy gì đi chợ?”.
Chủ tịch Quốc hội phân tích thêm, với những cán bộ đương chức, người đang ngồi trong phòng họp, mức lương 7-8 triệu đồng vẫn coi như đủ sống. Song còn những người về hưu chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Ông tính toán, nếu chỉ tăng 10% lương cho người về hưu, người có công, tính ra mỗi người một tháng chỉ nhận được thêm vài trăm ngàn đồng, không nhiều. “Đề nghị Chính phủ cứ tính đi xem có làm được không” - ông Hùng nói.
Ông Hùng tán thành quan điểm của Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách là rà soát lại các khoản chi từ ngân sách để xem có cắt được khoản nào không thực sự cần thiết, dành ra một khoản hợp lý cho mục tiêu tăng lương theo lộ trình, thay vì không hứa hẹn gì về thời điểm.
Ngoài ra, theo ông Hùng, cần tính giải pháp cụ thể thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng để giải quyết tình trạng tồn kho, nợ xấu. Ông nêu yêu cầu trong 6 tháng đầu năm 2013 phải giảm tồn kho, giảm nợ xấu. Ngân hàng cần tính toán hướng kích hoạt cho vay tiêu dùng, cho dân vay mua nhà nhằm “giải băng” bất động sản.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề xuất cắt giảm số tiền các cơ quan nhà nước vẫn bố trí cho cán bộ đi nước ngoài, đẩy khoản tiền này về quỹ lương. Ông Giàu cũng đề xuất dừng xây mới các trụ sở cơ quan hành chính từ cấp huyện trở lên. Ngoài ra, cắt giảm các khoản in ấn kỷ yếu, hội hè, lễ hội đang tốn rất nhiều tiền của.
Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai kêu gọi, năm 2013 nếu thấy tiện thời điểm nào thì vẫn nên quyết tâm tăng lương thay vì trì hoãn không rõ thời điểm vì nếu lùi tăng lương năm tới sẽ không thể đáp ứng được mục tiêu nêu trong lộ trình cải cách tiền lương theo nguyên tắc lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu.
Bà Mai lo ngại, việc tăng lương sẽ tác động đến 7 triệu người hưởng lương tại các cơ quan nhà nước và 15 triệu lao động ở khu vực doanh nghiệp. Vì vậy, việc thực hiện hay hoãn cần quyết định sớm để người sử dụng lao động và người lao động có thể chủ động tính toán kế hoạch làm việc, kinh doanh, thu xếp cuộc sống.
Trước rất nhiều truy vấn, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ một lần nữa đứng dậy phân trần nỗi khó là không còn dư địa nào để tăng thu cho mục tiêu bù vào lương, không thể lo xoay kịp được.
Ông Huệ cũng “bác” ý kiến dùng nguồn tăng thu từ dầu thô cho quỹ tăng lương. Lý do, đây là năm đầu tiên cơ quan dự báo tính toán giá dầu thô với mức giá tới 90 USD/thùng mà chính UB Tài chính ngân sách cũng cảnh báo là một tính toán có độ rủi ro rất cao, không thể tăng thêm nữa.
“Không có dư địa để tăng thêm nữa, trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền” - ông Huệ “chốt” lại.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng “dập” ngay”: “Thường vụ không đồng ý cho đồng chí in tiền đâu mà anh nắm sổ thì phải tính thôi. Tăng lương nếu có khả năng thì làm, nếu không thì cũng phải chủ động công bố để người dân biết”.
P.Thảo
“Không thể tăng lương, trừ phi… in thêm tiền” !? “Không thể tăng lương, trừ phi… in thêm tiền” !? 10 8 48008