Thêm một vụ « Ô Khảm » tại Quảng Đông
Dân làng Ô Khảm trong đợt nổi dậy ngày 12/12/2011.
Reuters/Stringer
Hai ngày liên tiếp vào đầu tuần này, hàng ngàn dân làng Hoàng Cương kéo lên Quảng Đông biểu tình trước cơ quan chính quyền tỉnh phản đối nạn tham ô tại địa phương. Bí thư xã bị tố cáo bỏ túi 63 triệu đôla đầu cơ địa ốc trên những thửa ruộng trưng thu của nông dân.
Theo dân làng Hoàng Cương, tỉnh Quảng Đông thì ban lãnh đạo đảng Cộng sản tại địa phương đã biến thành một băng đảng xã hội đen. Nếu nhà nước không giải quyết thì Hoàng Cương sẽ là một « Ô Khảm » thứ hai.
Suốt bốn tháng liền hồi cuối năm 2011, 13 ngàn dân làng Ô Khảm tỉnh Quảng Đông đã đương đầu với chính quyền xã. Lòng căm phẫn biến thành hành động, họ đứng dậy giành lấy chính quyền và đánh đuổi toàn thể cán bộ và công an ra khỏi làng. Kết quả là chính quyền tỉnh Quảng Đông đã chấp nhận đàm phán một thỏa hiệp và thay thế viên bí thư xã tham ô bằng một trong các nông dân lãnh đạo phong trào tranh đấu.
Theo AsiaNews và đặc phái viên của báo Hồng Kông South China Morning Post thì cũng tại tỉnh Quảng Đông này, dân làng Hoàng Cương, cách Ô Khảm không xa cũng đòi hỏi tương tự. Trong hai ngày đầu tuần này hàng ngàn dân làng đã kéo lên thành phố Quảng Châu tố cáo đảng Cộng sản địa phương tự tiện lấy đất hợp tác xã bán cho thầu xây dựng địa ốc.
Họ tố cáo bí thư xã nhận tiền đút lót của các tay đầu cơ địa ốc một món tiền khổng lồ 63 triệu đôla.
Dân làng Hoàng Cương tuyên bố cùng chung nguyện vọng với Ô Khảm là phải được « lắng nghe ». Sau hai hôm đấu tranh kiên trì trước trụ sở chính quyền tỉnh, họ đạt được kết quả đầu tiên : chính quyền nhận đơn tố cáo, cam kết cho mở cuộc điều tra kể từ…19/02 tới.
« Thách thức xã hội »
Theo chính sách « làm giàu trước đã » của Đặng Tiểu Bình phát động từ thập niên 1980, Quảng Đông trở thành « cơ xưởng sản xuất của thế giới ». Địa phương này cũng là tuyến đầu đối phó với phong trào công nhân tranh đấu. Tân tỉnh trưởng Châu Tiểu Đan nhìn nhận « bất mãn xã hội vừa là thách thức to lớn nhất cho Quảng Đông vừa là nguy cơ bất ổn kinh tế là chúng tôi phải đối đầu ».
Nhân vật được đảng bộ địa phương bầu lên ngay ngày đầu của cuộc biểu tình, thứ ba 17/01/2012, nhấn mạnh « xung khắc xã hội có thể trở thành nhức nhối hơn, biến thành «'biến cố tập thể' nếu không được xử lý đúng đắn ». Ông công nhận là một số lãnh đạo cấp dưới đã vi phạm luật pháp và bất chấp quyền lợi của dân.
Báo chí Hồng Kông mô tả tỉnh trưởng Quảng Đông có tư duy cải cách tương tự như tỉnh ủy Vương Dương được thể hiện qua vụ Ô Khảm.
Trong hai vụ phản kháng này, dân oan đã tranh đấu tập thể, bầu ban lãnh đạo thống nhất đường lối chứ không đơn lẻ mạnh ai nấy lo khiến cho chính quyền phải lùi bước.
Theo AsiaNews, nhiều nhà quan sát cho rằng giải pháp xoa dịu của đảng bộ tỉnh là do tình thế khẩn cấp đòi hỏi chứ không phải là dấu hiệu « thay đổi » trong chính sách của trung ương.
Bản thân ông Vương Dương cũng bị một số « đồng chí » phê bình là « yếu đuối » trong vụ Ô Khảm với hệ quả là phong trào xã hội lan đến Hoàng Cương.
Tại Ô Khảm, nông dân lãnh đạo phong trào biểu tình vừa được đảng Cộng sản phong làm tân bí thư xã nhìn nhận là ông không biết đến bao giờ thì đất đai của gia đình ông và của dân làng được hoàn trả.
Từ khi xảy ra cách mạng trong thế giới Ả Rập, chế độ Hồ Cẩm Đào đã bắt giam hàng loạt các tiếng nói phản biện kể cả Ngải Vị Vị con của một cán bộ khai quốc công thần để ngăn chận tác động.
Liệu chuyện gì sẽ xảy ra nếu « giai cấp công nông » đoàn kết lại như Mao Trạch Đông từng cổ vũ hay như lời cảnh báo của tân tỉnh trưởng Quảng Đông khi thấy Hoàng Cương đã noi gương Ô Khảm ?
Suốt bốn tháng liền hồi cuối năm 2011, 13 ngàn dân làng Ô Khảm tỉnh Quảng Đông đã đương đầu với chính quyền xã. Lòng căm phẫn biến thành hành động, họ đứng dậy giành lấy chính quyền và đánh đuổi toàn thể cán bộ và công an ra khỏi làng. Kết quả là chính quyền tỉnh Quảng Đông đã chấp nhận đàm phán một thỏa hiệp và thay thế viên bí thư xã tham ô bằng một trong các nông dân lãnh đạo phong trào tranh đấu.
Theo AsiaNews và đặc phái viên của báo Hồng Kông South China Morning Post thì cũng tại tỉnh Quảng Đông này, dân làng Hoàng Cương, cách Ô Khảm không xa cũng đòi hỏi tương tự. Trong hai ngày đầu tuần này hàng ngàn dân làng đã kéo lên thành phố Quảng Châu tố cáo đảng Cộng sản địa phương tự tiện lấy đất hợp tác xã bán cho thầu xây dựng địa ốc.
Họ tố cáo bí thư xã nhận tiền đút lót của các tay đầu cơ địa ốc một món tiền khổng lồ 63 triệu đôla.
Dân làng Hoàng Cương tuyên bố cùng chung nguyện vọng với Ô Khảm là phải được « lắng nghe ». Sau hai hôm đấu tranh kiên trì trước trụ sở chính quyền tỉnh, họ đạt được kết quả đầu tiên : chính quyền nhận đơn tố cáo, cam kết cho mở cuộc điều tra kể từ…19/02 tới.
« Thách thức xã hội »
Theo chính sách « làm giàu trước đã » của Đặng Tiểu Bình phát động từ thập niên 1980, Quảng Đông trở thành « cơ xưởng sản xuất của thế giới ». Địa phương này cũng là tuyến đầu đối phó với phong trào công nhân tranh đấu. Tân tỉnh trưởng Châu Tiểu Đan nhìn nhận « bất mãn xã hội vừa là thách thức to lớn nhất cho Quảng Đông vừa là nguy cơ bất ổn kinh tế là chúng tôi phải đối đầu ».
Nhân vật được đảng bộ địa phương bầu lên ngay ngày đầu của cuộc biểu tình, thứ ba 17/01/2012, nhấn mạnh « xung khắc xã hội có thể trở thành nhức nhối hơn, biến thành «'biến cố tập thể' nếu không được xử lý đúng đắn ». Ông công nhận là một số lãnh đạo cấp dưới đã vi phạm luật pháp và bất chấp quyền lợi của dân.
Báo chí Hồng Kông mô tả tỉnh trưởng Quảng Đông có tư duy cải cách tương tự như tỉnh ủy Vương Dương được thể hiện qua vụ Ô Khảm.
Trong hai vụ phản kháng này, dân oan đã tranh đấu tập thể, bầu ban lãnh đạo thống nhất đường lối chứ không đơn lẻ mạnh ai nấy lo khiến cho chính quyền phải lùi bước.
Theo AsiaNews, nhiều nhà quan sát cho rằng giải pháp xoa dịu của đảng bộ tỉnh là do tình thế khẩn cấp đòi hỏi chứ không phải là dấu hiệu « thay đổi » trong chính sách của trung ương.
Bản thân ông Vương Dương cũng bị một số « đồng chí » phê bình là « yếu đuối » trong vụ Ô Khảm với hệ quả là phong trào xã hội lan đến Hoàng Cương.
Tại Ô Khảm, nông dân lãnh đạo phong trào biểu tình vừa được đảng Cộng sản phong làm tân bí thư xã nhìn nhận là ông không biết đến bao giờ thì đất đai của gia đình ông và của dân làng được hoàn trả.
Từ khi xảy ra cách mạng trong thế giới Ả Rập, chế độ Hồ Cẩm Đào đã bắt giam hàng loạt các tiếng nói phản biện kể cả Ngải Vị Vị con của một cán bộ khai quốc công thần để ngăn chận tác động.
Liệu chuyện gì sẽ xảy ra nếu « giai cấp công nông » đoàn kết lại như Mao Trạch Đông từng cổ vũ hay như lời cảnh báo của tân tỉnh trưởng Quảng Đông khi thấy Hoàng Cương đã noi gương Ô Khảm ?