Friday, November 29, 2013 2:21:47 PM
HÀ NỘI (NV) .- Các
đại biểu của Quốc hội CSVN đã bỏ phiếu thông qua dự thảo hiến
pháp. Theo sau đó là vô số chỉ trích và những nghi ngờ về kết quả.
Trong khi hệ thống truyền thông chính thống loan báo tỷ lệ tán thành
dự thảo hiến pháp mới là 97,99% thì làn sóng chỉ trích về nội dung và sự
nghi ngờ về tỷ lệ tán thành trong công chúng tăng vọt.
So với hiến pháp 1992, hiến pháp 2013 của Việt Nam không có gì mới. Hiến pháp 2013 vẫn duy trì quyền lãnh đạo tòan diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, vẫn xác định kinh tế nhà nước là chủ đạo và phủ nhận quyền tư hữu đất đai.
Trả lời BBC, Giáo sư Tương Lai, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh: “Đây là hiến pháp kéo lùi sự phát triển của dân tộc và những người thông qua nó phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc”.
Ngoài những chỉ trích lan tràn trên Internet, rất nhiều người còn bày tỏ sự nghi ngờ về tỷ lệ tán thành dự thảo hiến pháp để nó trở thành hiến pháp 2013.
Có 488 trên tồng số 498 đại biểu Quốc hội tham dự bỏ phiếu thông qua Hiến pháp 2013. Bảng điện thông báo kết quả bỏ phiếu của các đại biểu (bằng cách bấm nút) bao gồm các chỉ số: “Tán thành”, “Không tán thành”, “Không biểu quyết”.
Lúc đầu, chỉ số “Tán thành” là 483. “Không tán thành” là 3. “Không
biểu quyết” là 21. Tuy nhiên chỉ trong vòng 60 giây, chỉ số “Không biểu
quyết” đang từ “21” đột nhiên giảm xuống còn “2”. Chỉ số “Không tán
thành” trên bảng điện đột nhiên đổi từ “3” thành “0”. Chỉ số “Tán thành”
tăng tử “483” lên “488”.
Tương tự, lúc biểu quyết hiến pháp, bảng điện cho biết có 488 đại biểu tham gia nhưng ngay sau đó, Quốc hội loan báo có 491 đại biểu hiện diện trong hội trường để biểu quyết “Nghị quyết thi hành hiến pháp”.
Giống như nhiều người khác, tuy thất vọng nhưng khi trao đổi với BBC, Giáo sư Tương Lai không tuyệt vọng, ông bảo rằng, vẫn phải chờ đợi và nhấn mạnh: “Đừng nghĩ rằng tất cả sẽ tiếp tục như thế. Lúc nào đó, lực lượng im lặng sẽ bùng lên”.
Vào buổi sáng 28 tháng 11 – thời điểm Quốc hội của đảng CSVN bỏ phiếu thông qua hiến pháp, khoảng 1,500 dân đã đổ tới Văn phòng Tiếp dân của nhà cầm quyền trung ương, tọa lạc ở số 1 Ngô Thì Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, để kêu oan.
Một vài nguồn tin cho biết, trong số này, có chừng 800 người đại diện cho dân chúng Văn Giang, Hưng Yên bị thu hồi đất để thực hiện dự án Ecopark, 700 người còn lại là những nạn dân bị cưỡng đoạt đất đai ở nhiều nơi khác trên cả nước. Những người dân này đã họp lại thành một đoàn, diễu hành từ số 1 Ngô Thì Nhậm đến ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến để đòi công lý.
Một điểm đáng chú ý khác là sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua dự
thảo hiến pháp vốn chẳng có gì mới, thay vì bình luận, một số người đã
dẫn lại bài viết có tựa là “Hiến pháp phải được nhân dân phúc quyết”,
đăng trên tờ Tuổi Trẻ ngày 17 tháng 11 năm 2012, trước khi Quốc hội của
chế độ đưa dự thảo hiến pháp ra xin ý kiến nhân dân.
Bài viết này trích dẫn ý kiến của nhiều cá nhân vừa là viên chức chính quyền, vừa là đại biểu Quốc hội về những điều nên làm sau khi đã có hiến pháp mới.
Chẳng hạn, ông Hà Hùng Cường, nhân vật vừa là Bộ trưởng Tư pháp, vừa giữ vai trò đại diện cho dân chúng tỉnh Quảng Bình tại Việt Nam nhấn mạnh: “Hiến pháp phải do nhân dân làm ra, nhân dân phải có quyền phúc quyết hiến pháp”. “Hiến pháp do nhân dân phúc quyết sẽ là hiến pháp thật sự của dân, do dân, vì dân, thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.
Trong bài viết có tựa vừa dẫn, tờ Tuổi Trẻ tường thuật: “ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (đại biểu Quảng Bình) đã nhận được sự đồng tình cao tại phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội ngày 16 tháng 11”.
Nếu tờ Tuổi Trẻ tường thuật chính xác và các đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ làm như họ từng tuyên bố hồi cuối năm ngoái thì Quốc hội Việt Nam sẽ phải thực hiện thêm công đoạn, đưa hiến pháp 2013 cho toàn dân phúc quyết. (G.Đ)
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=178091&zoneid=431#.UpnxNOJ0RTQ
Hình chụp bảng điện lúc các đại biểu biểu quyết về dự thảo hiến pháp mới bằng cách nhấn nút. (Hình: Tễu blog)
|
So với hiến pháp 1992, hiến pháp 2013 của Việt Nam không có gì mới. Hiến pháp 2013 vẫn duy trì quyền lãnh đạo tòan diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, vẫn xác định kinh tế nhà nước là chủ đạo và phủ nhận quyền tư hữu đất đai.
Trả lời BBC, Giáo sư Tương Lai, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh: “Đây là hiến pháp kéo lùi sự phát triển của dân tộc và những người thông qua nó phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc”.
Ngoài những chỉ trích lan tràn trên Internet, rất nhiều người còn bày tỏ sự nghi ngờ về tỷ lệ tán thành dự thảo hiến pháp để nó trở thành hiến pháp 2013.
Có 488 trên tồng số 498 đại biểu Quốc hội tham dự bỏ phiếu thông qua Hiến pháp 2013. Bảng điện thông báo kết quả bỏ phiếu của các đại biểu (bằng cách bấm nút) bao gồm các chỉ số: “Tán thành”, “Không tán thành”, “Không biểu quyết”.
Hình chụp bảng điện 36 giây sau đó, những con số “không đẹp” đối với Đảng CSVN đột nhiên thay đổi hoàn toàn.(Hình: Tễu blog) |
Tương tự, lúc biểu quyết hiến pháp, bảng điện cho biết có 488 đại biểu tham gia nhưng ngay sau đó, Quốc hội loan báo có 491 đại biểu hiện diện trong hội trường để biểu quyết “Nghị quyết thi hành hiến pháp”.
Giống như nhiều người khác, tuy thất vọng nhưng khi trao đổi với BBC, Giáo sư Tương Lai không tuyệt vọng, ông bảo rằng, vẫn phải chờ đợi và nhấn mạnh: “Đừng nghĩ rằng tất cả sẽ tiếp tục như thế. Lúc nào đó, lực lượng im lặng sẽ bùng lên”.
Vào buổi sáng 28 tháng 11 – thời điểm Quốc hội của đảng CSVN bỏ phiếu thông qua hiến pháp, khoảng 1,500 dân đã đổ tới Văn phòng Tiếp dân của nhà cầm quyền trung ương, tọa lạc ở số 1 Ngô Thì Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, để kêu oan.
Một vài nguồn tin cho biết, trong số này, có chừng 800 người đại diện cho dân chúng Văn Giang, Hưng Yên bị thu hồi đất để thực hiện dự án Ecopark, 700 người còn lại là những nạn dân bị cưỡng đoạt đất đai ở nhiều nơi khác trên cả nước. Những người dân này đã họp lại thành một đoàn, diễu hành từ số 1 Ngô Thì Nhậm đến ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến để đòi công lý.
1,500 dân oan đổ về
Hà Nội biểu tình đòi công lý ngay vào lúc các đại biểu Quốc hội Việt Nam
nhấn nút biểu quyết về hiến pháp mới. (Hình: Tễu blog)
|
Bài viết này trích dẫn ý kiến của nhiều cá nhân vừa là viên chức chính quyền, vừa là đại biểu Quốc hội về những điều nên làm sau khi đã có hiến pháp mới.
Chẳng hạn, ông Hà Hùng Cường, nhân vật vừa là Bộ trưởng Tư pháp, vừa giữ vai trò đại diện cho dân chúng tỉnh Quảng Bình tại Việt Nam nhấn mạnh: “Hiến pháp phải do nhân dân làm ra, nhân dân phải có quyền phúc quyết hiến pháp”. “Hiến pháp do nhân dân phúc quyết sẽ là hiến pháp thật sự của dân, do dân, vì dân, thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.
Trong bài viết có tựa vừa dẫn, tờ Tuổi Trẻ tường thuật: “ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (đại biểu Quảng Bình) đã nhận được sự đồng tình cao tại phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội ngày 16 tháng 11”.
Nếu tờ Tuổi Trẻ tường thuật chính xác và các đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ làm như họ từng tuyên bố hồi cuối năm ngoái thì Quốc hội Việt Nam sẽ phải thực hiện thêm công đoạn, đưa hiến pháp 2013 cho toàn dân phúc quyết. (G.Đ)
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=178091&zoneid=431#.UpnxNOJ0RTQ