samedi 30 novembre 2013

CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG NĂM TÙ ĐÀY LAO LÝ CỦA KỸ SƯ TRƯƠNG MINH NGUYỆT


Saturday, November 30, 2013

Quỳnh Trâm - Sau cơn bão số 1 đổ bộ vào Miền Nam ngày 31 tháng 3 và 01 tháng 4 năm 2012 với hàng ngàn ngôi nhà ở Sài gòn, Vũng Tàu bị tốc mái, bị sụp đổ, chúng tôi ghé lại Tân Trạch, huyện Cần Đước, Long An, thăm gia đình cựu tù nhân bất khuất Trương Minh Nguyệt với 3 lần tù, tổng cộng với hơn 20 năm qua nhiều lao tù của cộng sản.


Lần ra tù thứ 3 vào ngày 30 tháng 8 năm 2010, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam đã tương trợ giúp dựng lại ngôi nhà cho người tù bất khuất này, đến nay chưa tròn hai năm, nhưng khi chúng tôi đến nơi, thì ngôi nhà không còn nữa, trên nền nhà cũ, ngỗn ngan những đồ gia dụng và một ít sách vở giấy tờ ướt sũng nước mưa, xa xa, nhưng tấm tole lợp nhà bị gió xoáy cuốn đi, làm biến dạng, nằm rải rác khắp nơi. Biết nói gì hơn khi với ngần ấy năm tù đày lao lý, nay trong tuổi già bạc xế chiều rồi mà người cựu tù ấy vẫn chưa được yên. Trời sao vẫn chưa chiều lòng người. Và hơn lúc nào hết, giờ đây, đứng trước sự hoang tàn của ngôi nhà người cựu tù này, chúng tôi thấm thía hơn bao giờ hết một kinh nghiệm sống của tiền nhân" Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí".

Kính thưa quý vị,

Trong những ngày qua, công luận trong và ngoài nước sục sôi với với sự kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt nam tại Hải Phòng cướp đất ruộng, phá nhà cửa và bắt giam tra tấn, nhục hình người nông dân nghèo, lương thiện theo kiểu đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ năm 1949 đến 1957, đối với người anh hùng nông dân chinh phục lời nguyền của biển cả Đoàn Văn Vươn, dẫn đến cảnh tan cửa nát nhà, gia tài sản nghiệp phút chốc trở thành của riêng tây của bọn cường hào đỏ ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Người nông dân trí thức Đoàn Văn Vươn cùng nhiều người thân trong họ tộc thì lụy vào vòng lao lý. Người dân trong và ngoài nước nghe thấy sự việc, ai cũng vô cùng căm phẫn bè lủ cường hào đỏ trước hành vi lấy thịt đè người, và tất nhiên cũng vô cùng thương cảm cho những người nông dân họ Đoàn, ở Tiên Lãng, Hải Phòng này, một câu chuyện tương tự, cũng từng xãy ra ở miền Nam sau ngày Vong Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, cũng với một người nông dân trí thức, ở Sài gòn, cũng bất khuất chống lại bạo quyền, cũng bị cướp đất ruộng và cũng bị lụy vòng lao lý của bọn cường quyền đỏ 3 lần với hơn 20 năm tù ngục mà ít được người đời biết đến. Nhân ngày đón tết cổ truyền Nhâm Thìn 2012, cái tết tủi nhục lần thứ 37 của nhân dân Miền Nam, Phóng viên Quỳnh Trâm đã gặp gỡ người nông dân trí thức, người cựu tù chính trị TRƯƠNG MINH NGUYỆT và thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây, chúng tôi xin gởi đến quý vị, quý thân hữu quý chiến hữu, cùng quý chiến hữu toàn bộ cuộc phỏng vấn này, để xin tỏ lòng kính ngưỡng đối với người tù bất khuất này, và cũng xin ghi thêm một tội ác của Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam đối với toàn dân tộc Việt.



QUỲNH TRÂM: Kính chào chú Trương Minh Nguyệt, thưa chú, nhân dịp ghé thăm và chúc tết chú lần này, cháu xin thực hiện một cuộc phỏng vấn bỏ túi, về cuộc đời, về công cuộc đấu tranh chống bạo quyền cộng sản cũng như về những năm tháng tù đày mà chú phải trải qua, để người Việt trong và ngoài nước sẽ không quên được tội ác của cộng sản bao giờ. Trước hết, xin chú sơ lược về nhân thân.


Kỷ Yếu, Khóa 4/1970 SVSQ Thủ Đức

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, cảm ơn cô Quỳnh Trâm đã đến thăm hỏi và chúc tết. Thưa quý vị, tôi là Trương Minh Nguyệt, nguyên là kỹ sư canh nông, sinh năm 1946 tại Phú Lâm, Sàigòn, năm 1970 theo lệnh tổng động viên, tôi nhập ngũ và tham gia khóa huấn luyện sỹ quan trừ bị tại Trường Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, khóa 4/70, ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy, số quân 66/155267. Sau 2 năm tùng sự trong quân ngũ, tôi được thăng cấp Thiếu úy vào tháng 9 năm 1972. Cùng năm đó tôi được biệt phái về làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Nông Lâm Súc Tân Hiệp, Hóc Môn cho đến ngày Miền Nam bị rơi vào tay cộng sản 30 tháng 4 năm 1975.

QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú vậy chú bị bắt giam trong trường hợp nào và tổng cộng, chú đã phải trải qua bao nhiêu năm trong các nhà tù của cộng sản ạ?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, vâng thưa cô, thưa quý vị, do bọn năm vùng đã biết rằng tôi là sỹ quan biệt phái, nên không lâu sau khi cưỡng chiếm được thủ đô Sàigòn, chính quyền thành phố lúc đó đã gọi tôi ra trình diện và đưa đi cải tạo tại trại Cải tạo Trảng Lớn, Tây Ninh, sau 6 tháng, tôi cùng nhiều anh em sỹ quân QLVNCH tiếp tục bị đưa ra lao cải tại Phú Quốc, thời gian đó nhiều anh em sỹ quan chúng tôi đã chết rất oan nghiệt do đói khát, bệnh tật và một số khác chết do bị rắn độc cắn, cuối cùng chúng tôi bị giải về trại cải tạo Long Giao Long Khánh, trước khi được phóng thích sau thời gian 30 tháng lao cải.

QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú sau khi được phóng thích, chú có được trở lại làm việc ở Trường Nông Lâm Súc hay không, và lý do nào mà chú bị bắt đi cải tạo lần thứ hai và bị bắt vào năm nào, thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, vâng thưa cô, thực ra sau khi mất nước cũng có một số anh em sỹ quan biệt phái chúng tôi được lưu dung, nhưng số đó ít lắm, chỉ có những người có thân nhân đi làm “cách mạng” mới được lưu dung thôi. Tôi bị quy vào thành phần địa chủ, và thời gian cải tạo thì tôi bị liệt vào nhóm “không bao giờ thuộc bài” thì đời nào mà chúng nó lưu dụng chúng tôi, vã lại, là một cựu sỹ quan của QLVNCH, dù với chút tư cách ít ỏi thôi, cũng chẵng ai chịu khom lưng, cúi đầu làm khuyễn mã cho cộng sản. Vì vậy, sau khi được phóng thích, tôi lại tham gia một tổ chức Phục quốc, với hoài bão lấy lại Miền nam từ tay những tên cướp nước. Lúc đó tinh thần thì ai cũng cao lắm, kể cả những thanh niên trước đó từng trốn quân dịch hay những người từng chạy chọt để được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, cũng tham gia rất hăng say, có lẽ lúc đó ai cũng thấy rõ được họa cộng sản, nhưng rất tiếc là lực bất tòng tâm, đành ngậm ngùi cho đến nay. Cùng nhiều anh em trong tổ chức, tôi bị bắt vào cuối năm 1978, ấy là năm Mậu Ngọ mà các chú nón cối gọi là năm “QUÝ NGỌ” tức là trong Nam, ngoài trung gì cũng “CÓ NGỤY”. Tôi cùng các chiến hữu bị kết tội “âm mưu lật đổ chánh quyền” và bị kêu án 15 năm và bị giam giữ nhiều tháng ở số 4 Phan Đăng Lưu, rồi sang Chí Hòa và sau khi ra tòa xong thì bị đưa ra Trại Trừng Giới A20 Xuân Phước. Mà theo tôi nghĩ rằng những ai đã từng bị tù đày lao lý, bị đọa đày qua những nơi này mới thấu hiểu hết tội ác của cộng sản, chứ bình thường ai cũng nói “ác như cộng sản” những nếu như chưa bị nếm trải tù đày của chúng thì cũng chưa cảm nhận được cái độc ác cái bạo tàn của cộng sản thực tế ra nó như thế nào đâu. Trong thời gian ở trại tù A20 Xuân Phước, tôi được chung sống với nhiều Tôn Trưởng là sỹ quan cao cấp của QLVNCH, cùng nhiều chức sắc tôn giáo cũng đang chịu án tù tại đây, mà nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại trên mãnh đất nghèo khó đó trong cảnh tù đày đói khát nghiệt ngã lắm. Lúc đó trong biệt giam, nhiều anh em sỹ quan, nhiều linh mục, nhiều sư sãi bị đánh đập, bị tra tấn đến chết diễn ra từng ngày, nên cùng với thượng tọa Thích Thiện Minh, chúng tôi thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo nhằm có thể tương tế cho anh anh em sau khi ra tù, và tôi được Thầy Thiên Minh, lúc đó là Hội Trưởng, bổ nhiệm cho tôi chức Hội Phó. Tôi mãn hạn tù vào đầu năm 1993, trở về địa phương với hai “bàn tay rất trắng”: nhà cửa bị tịch biên, 10 hecta đất bị “cách mạng trưng thu” để thành lập nông trường Phạm Văn Hai, vợ tôi bị một “cán bộ cách mạng trưng dụng” trên tinh thần “nhà nó ta ở, vợ nó lấy, con nó ta sai”. Trong cảnh không nhà không cửa, không vợ con, tôi dành thời gian để chia sẻ với những bạn tù đồng cảnh ngộ khác. Trên cùng chuyến xe đi hành hương về Chùa Bà ở núi Sam, Châu Đốc, tôi đươc gặp nhà tôi bây giờ đây là bà Nguyên Thị Dễ, cảm thương hoàn cảnh tù đày lao lý rồi vô gia cư của tôi cô ấy đã cùng tôi gá nghĩa vợ chồng, và từ đó đến nay tôi có được một chốn để đi về, và nhờ vậy mà hoạt động của tôi trong Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam cũng được hiệu quả hơn

QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú, vậy lần thứ 3 chú bị bắt đi tù là vào ngày tháng năm nào, và chú bị kết tội gì, thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Vì hoạt động trong hội Ái Hữu vì thường xuyên liên lạc thăm hỏi các anh em cựu tù mà tôi bị bắt lại vào ngày 04 tháng 6 năm 2007, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống lại “nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam” tôi bị đưa ra tòa và kết án 4 năm tù Z30 Xuân Lộc Đồng Nai, do tuổi cao sức yếu lại phải lao cải nhọc nhằn, tôi lâm bệnh thập tử nhất sinh, sau hơn ba năm tù đày, nên tôi được đưa về quê nhà để chờ chết vào ngày 30 tháng 8 năm 2010. Cũng may mắn được ơn trên thương xót, được bà vợ già hết lòng thương yêu chăm sóc, tôi dần dần được hồi phục cho đến nay. Cuộc sống hiện như cô thấy đó, rất đơn sơ và đạm bạc, nhưng cũng có cơ hội đi lại thăm viếng các anh em bạn cựu tù thì trong tuổi xế chiều già bạc này tôi cũng chẵng dám mong gì hơn.

QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú, cháu xin hỏi một câu hỏi hơi tế nhị là trong thời gian vừa qua, có một số các chú các anh chị cựu tù chính trị và tôn giáo đã đào thoát khỏi nhà tù lớn Việt nam sang tỵ nạn chính trị tại Cambodge và Thái lan, một số không ít trong đó đã được tái định cư ở một đệ tam quốc gia nào đó rồi. Sau ngần ấy năm tù đày lao lý, chú có dự định đi tìm tự do không, thưa chú?


Khóa 4/70 SVSQ Thủ Đức

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Tôi xin nói KHÔNG với việc bỏ cuộc chơi này. Thứ nhất là lão lai, tài tận rồi, tôi biết dẫu có được đi đến Pháp đến Mỹ rồi tôi cũng sẽ không còn sống được bao lâu nữa, chưa nói đến chuyện là với tuổi của tôi đi qua đó để làm gì. Liệu có tự làm việc được để đủ nuôi sống bản thân không chứ nói chi đến việc lo cho đại cuộc. Thứ hai nữa là, như cô thấy đó, ở Việt nam hiện nay cũng còn khá nhiều anh chị em cựu tù cũng đang sống âm thầm trong khó nghèo trong cơ lại, không tuổi không tên như tôi, chứ có phải riêng mình tôi đâu, chắc cô có biết những cựu tù không tên tuổi khác như anh Phạm Văn Quyết, anh tử tù Trần Nam Phương, Giáo Sư Nguyễn Mạnh Bảo (Cao Đài), Cựu Tù, Cựu Trung Úy Thiết Giáp Huỳnh Bửu Châu, Trần Văn Đức, Trần Thiện Quang và còn nhiều, nhiều nữa những người cựu tù chưa ai từng nhắc đến tên tuổi, nhưng họ vẫn âm thầm sống, âm thầm đấu tranh cho một nước Việt nam tự do, dẫu biết rằng chúng tôi sức đã tàn lực đã cạn, nhưng trong chiều hướng này thà cứ cùng nhau thắp lên những ngọn nến leo lét, còn hơn là để vậy mà nguyền rủa bóng tối, phải không thưa cô?

QUỲNH TRÂM: Dạ, vâng thưa chú, nhân ngày cuối năm Tân Mão, đồng bào cả nước đang chuẩn bị đón năm mới Nhâm Thìn 2012, cũng là cái tết thứ 37 đồng bào miền Nam phải chịu ách thống trị bạo tàn của CSVN, với tinh thần “ôn cố tri tân” chú cảm nhận thế nào về sự sụp đổ hoàn toàn và nhanh chóng của Việt Nam Cộng Hòa, cũng như sự cưỡng chiếm miền Nam một cách quá dễ dàng của cộng quân Bắc Việt. Có phải lúc đó cộng sản quá mạnh còn Việt Nam Cộng Hòa thì quá suy yếu do thiếu sự viện trợ của Đồng Minh không, Thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Đây là một vấn đề lớn, mang tính chiến lược toàn cầu, nên không thể trả lời cô trong phạm vị một buổi gặp gỡ ngắn ngũi như thế này, hơn nữa cổ nhân há chẵng đã nói rằng “Thắng làm vua, thua làm giặc” đó sao? Vã lại đây không phải là lúc để ngồi luận anh hùng. Tôi chỉ xin nói với cô ngắn gọn như thế này, nếu không hiểu được ngay, cô cứ tiếp tục mà suy gẫm rồi sẽ có ngày cô hiểu ra, đó là:
“Thời lai Đồ điếu thành công dị
Vận khứ, anh hùng ẩm hận đa”
Và nếu có thời gian xin cô tìm đọc bài thơ CẢM HOÀI của Đặng Dung, ắt cô sẽ dễ chiêm nghiệm về thế cuộc hơn: 


Cảm hoài
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Dịch thơ:


1.
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng Nguyệt biết bao rày.
2.
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
3.
Tuổi về già, phải thời bối rối,
Cả đất trời một hội mê say,
Gặp thời kẻ dở nên hay,
Anh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phần.
Lòng cứu chúa muốn vần trái đất,
Gột giáp binh khôn dắt sông trời.
Thù còn đầu đã bạc rồi,
Mấy phen dưới Nguyệt chuốt mài lưỡi gươm.
4.
Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi,
Đất trời thu lại hát say thôi,
Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận,
Đồ điếu nên công lúc gặp thời.
Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất,
Rửa binh khôn lối kéo sông trời.
Quốc thù chưa báo đầu mau bạc,
Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi.
5.
Việc thế lôi thôi tuổi tác này,
Mênh mông trời đất hát và say,
Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,
Lỡ vận anh hùng luống nuốt caỵ
Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,
Rửa dòng không thể vén sông mây.
Quốc thù chưa trả già sao vội,
Dưới Nguyệt mài gươm đã bấy chầy.
6.
Tuổi già lận đận nỗi tình đời,
Vô tận vần xoay khoảng đất trời,
Ti tiện gặp thời lên chẳng khó,
Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi.
Vác non phò chúa trên vai nặng,
Gột giáp qua mây mặt nước trôi
Thù nước chưa xong đầu sớm bạc,
Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi.
7.
Thế cuộc mênh mang tuổi sớm già,
Đất trời thu lại chỉ say ca,
Gặp thời đồ điếu thành công dễ
Lỡ vận anh hùng nuốt hận đa.
Giúp chúa những mong nâng địa trục,
Rửa binh không lối kéo thiên hà.
Quốc thù chưa trả đầu mau bạc,
Bao độ mài gươm dưới nguyệt tà.
8.
Việc lớn chưa xong tuổi đã già.
Đất trời thu gọn, tiệc ngâm nga
Gặp thời, bần tiện thành công dễ
Lỡ vận, anh hùng dạ xót xa
Giúp chúa những mong xoay trục đất
Rửa dòng không lối kéo thiên hà
Quốc thù chưa trả đầu đã bạc
Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà.
9.
Việc dở dang, há vội già!
Mênh mang trời đất ta bà khúc say.
Ðược thời, hèn mọn có ngày,
Vận thua, hào kiệt đắng cay nỗi lòng.
Những toan giúp chúa trùng hưng,
Hận sao chẳng sức níu sông Ngân Hà .
Hai vai nợ nước thù nhà,
Tóc sương mấy độ trăng tà mài gươm!

QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú, cháu xin chân thành cảm ơn chú đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn này. Xin kính chúc chú một năm mới Nhâm Thìn 2012 luôn mạnh khỏe và may mắn trong mọi công việc.
Kính thưa quý vị, trước khi chia tay với người nông dân trí thức, cựu tù chính trị Trương Minh Nguyệt, chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh ngôi nhà của ông, một “mái ấm gia đình” của một nông dân trí thức trong thiên đường XHCN Việt Nam.
Mọi liên hệ thăm hỏi xin quý vị liên hệ về bà NGUYỄN THỊ DỄ, số 311 - Ấp 4 A
Xã Tân Trạch, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An –
Điện Thoại Chú Trương Minh Nguyệt: (+84) 937098365
Email: truongminhnguyet66155267@gmail.com
Tân Trụ Long An, Việt nam ngày 21 tháng 01 năm 2012 và ngày 2 tháng Tư năm 2012


Giấy ra trại lần thứ 01, 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 12 năm 1977 (sĩ quan tập trung)

 

Giấy Ra Tù Lần 02, năm 1978 đến năm 1993 (âm mưu lật đổ chính quyền)


Giấy ra trại lần 03, 04 tháng 6 năm 2007 đến 30 tháng 8 năm 2010 (tù lợi dụng quyền tự do dân chủ)

 

Ngôi nhà của Kỹ sư Trương Minh Nguyệt sau khi ra tù lần thứ 02


Ngôi nhà của Cựu Tù chính trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt đã được trùng tu trong lúc ông Nguyệt đi tù lần 3 năm 2007



QUỲNH TRÂM VIỆT NAM

nguồn :http://thutramvietnam.blogspot.ca/2012/11/cuoc-oi-va-nhung-nam-tu-ay-lao-ly-cua.html#more
Đả kích, ngờ vực rộ lên về hiến pháp mới

  Friday, November 29, 2013 2:21:47 PM



HÀ NỘI (NV) .- Các đại biểu của Quốc hội CSVN đã bỏ phiếu thông qua dự thảo hiến pháp. Theo sau đó là vô số chỉ trích và những nghi ngờ về kết quả.

Hình chụp bảng điện lúc các đại biểu biểu quyết về dự thảo hiến pháp mới bằng cách nhấn nút. (Hình: Tễu blog)
Trong khi hệ thống truyền thông chính thống loan báo tỷ lệ tán thành dự thảo hiến pháp mới là 97,99% thì làn sóng chỉ trích về nội dung và sự nghi ngờ về tỷ lệ tán thành trong công chúng tăng vọt.
So với hiến pháp 1992, hiến pháp 2013 của Việt Nam không có gì mới. Hiến pháp 2013 vẫn duy trì quyền lãnh đạo tòan diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, vẫn xác định kinh tế nhà nước là chủ đạo và phủ nhận quyền tư hữu đất đai.
Trả lời BBC, Giáo sư Tương Lai, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh: “Đây là hiến pháp kéo lùi sự phát triển của dân tộc và những người thông qua nó phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc”.
Ngoài những chỉ trích lan tràn trên Internet, rất nhiều người còn bày tỏ sự nghi ngờ về tỷ lệ tán thành dự thảo hiến pháp để nó trở thành hiến pháp 2013.
Có 488 trên tồng số 498 đại biểu Quốc hội tham dự bỏ phiếu thông qua Hiến pháp 2013. Bảng điện thông báo kết quả bỏ phiếu của các đại biểu (bằng cách bấm nút)  bao gồm các chỉ số: “Tán thành”, “Không tán thành”, “Không biểu quyết”.

Hình chụp bảng điện 36 giây sau đó, những con số “không đẹp” đối với Đảng CSVN đột nhiên thay đổi hoàn toàn.(Hình: Tễu blog)
Lúc đầu, chỉ số “Tán thành” là 483. “Không tán thành” là 3. “Không biểu quyết” là 21. Tuy nhiên chỉ trong vòng 60 giây, chỉ số “Không biểu quyết” đang từ “21” đột nhiên giảm xuống còn “2”. Chỉ số “Không tán thành” trên bảng điện đột nhiên đổi từ “3” thành “0”. Chỉ số “Tán thành” tăng tử “483” lên “488”.
Tương tự, lúc biểu quyết hiến pháp, bảng điện cho biết có 488 đại biểu tham gia nhưng ngay sau đó, Quốc hội loan báo có 491 đại biểu hiện diện trong hội trường để biểu quyết “Nghị quyết thi hành hiến pháp”.
Giống như nhiều người khác, tuy thất vọng nhưng khi trao đổi với BBC, Giáo sư Tương Lai không tuyệt vọng, ông bảo rằng, vẫn phải chờ đợi và nhấn mạnh: “Đừng nghĩ rằng tất cả sẽ tiếp tục như thế. Lúc nào đó, lực lượng im lặng sẽ bùng lên”.
Vào buổi sáng 28 tháng 11 – thời điểm Quốc hội của đảng CSVN bỏ phiếu thông qua hiến pháp, khoảng 1,500 dân đã đổ tới Văn phòng Tiếp dân của nhà cầm quyền trung ương, tọa lạc ở số 1 Ngô Thì Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, để kêu oan.
Một vài nguồn tin cho biết, trong số này, có chừng 800 người đại diện cho dân chúng Văn Giang, Hưng Yên bị thu hồi đất để thực hiện dự án Ecopark, 700 người còn lại là những nạn dân bị cưỡng đoạt đất đai ở nhiều nơi khác trên cả nước. Những người dân này đã họp lại thành một đoàn, diễu hành từ số 1 Ngô Thì Nhậm đến ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến để đòi công lý.

1,500 dân oan đổ về Hà Nội biểu tình đòi công lý ngay vào lúc các đại biểu Quốc hội Việt Nam nhấn nút biểu quyết về hiến pháp mới. (Hình: Tễu blog)

Một điểm đáng chú ý khác là sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua dự thảo hiến pháp vốn chẳng có gì mới, thay vì bình luận, một số người đã dẫn lại bài viết có tựa là “Hiến pháp phải được nhân dân phúc quyết”, đăng trên tờ Tuổi Trẻ ngày 17 tháng 11 năm 2012, trước khi Quốc hội của chế độ đưa dự thảo hiến pháp ra xin ý kiến nhân dân.
Bài viết này trích dẫn ý kiến của nhiều cá nhân vừa là viên chức chính quyền, vừa là  đại biểu Quốc hội về những điều nên làm sau khi đã có hiến pháp mới.
Chẳng hạn, ông Hà Hùng Cường, nhân vật vừa là Bộ trưởng Tư pháp, vừa giữ vai trò đại diện cho dân chúng tỉnh Quảng Bình tại Việt Nam nhấn mạnh: “Hiến pháp phải do nhân dân làm ra, nhân dân phải có quyền phúc quyết hiến pháp”. “Hiến pháp do nhân dân phúc quyết sẽ là hiến pháp thật sự của dân, do dân, vì dân, thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.
Trong bài viết có tựa vừa dẫn, tờ Tuổi Trẻ tường thuật: “ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (đại biểu Quảng Bình) đã nhận được sự đồng tình cao tại phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội ngày 16 tháng 11”.
Nếu tờ Tuổi Trẻ tường thuật chính xác và các đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ làm như họ từng tuyên bố hồi cuối năm ngoái thì Quốc hội Việt Nam sẽ phải thực hiện thêm công đoạn, đưa hiến pháp 2013 cho toàn dân phúc quyết. (G.Đ)


Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=178091&zoneid=431#.UpnxNOJ0RTQ



vendredi 29 novembre 2013

Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam

“Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam”.
Courtesy vnwhr.net
 Tường An, thông tín viên RFA
2013-11-28

Xã hội dân sự Việt Nam vừa có thêm một thành viên mới: đó là một nhóm có tên gọi là: “Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam”. Nhóm được thành lập ngày 25 tháng 11 vừa qua với lời kêu gọi được được trên trang mạng vnwhr.net như sau:
“Chúng ta được sinh ra làm con người, chỉ riêng điều đó khẳng định giá trị tự thân và quyền bình đẳng cố hữu của chúng ta khi so sánh với những người đồng loại khác. Mỗi cá nhân trong xã hội loài người được phân biệt dựa vào vai trò, nhiệm vụ chứ không phải dựa vào phẩm giá. Do đó, với tư cách là những thực thể hiện hữu có phẩm giá, chúng ta có những quyền bất khả xâm phạm mang tính phổ quát. Và chừng nào chúng ta còn được xác định là con người, chúng ta không thể nào chấp nhận sự bất bình đẳng về Nhân phẩm, Nhân quyền và vai trò xã hội.” 

Quyền tự nhiên là gì?

Đó là những câu mở đầu cho lời kêu gọi của một nhóm gồm 9 vận động viên và 35 thành viên mới được thành lập ngày 25 tháng 11 vừa qua mang tên: “Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam”.
Chữ Nhân Quyền theo một định nghĩa phổ quát, đơn thuần là “quyền con người”, 3 chữ “quyền con người” được hiểu theo nghĩa rộng là những quyền tự nhiên của con người không cần ai phải ban phát và không ai được quyền ngăn cấm.
Quyền tự nhiên đó là gì? Đó là những quyền được sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ ước mơ, chính kiến của mình, quyền được tự do bày tỏ tín ngưỡng của mình, đó là quyền được yêu, được thương, được ghét và cả quyền bày tỏ những yêu, thương, giận, ghét đó trong ngôn ngữ hòa bình. Trong cuộc sống đời thường, đó là quyền được đọc một bài báo mình muốn, quyền được điện thoại mà không sợ bị cắt ngang, quyền được đi dạo trong công viên mà không bị theo dõi…
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã xiển dương đó là một ước vọng cao nhất của loài người. Không ai có quyền xưng danh của bất kỳ quyền lực nào để tước đoạt nó. Tước đoạt nó tức là tước đoạt nhân phẩm của con người , là chà đạp lên quyền căn bản nhất của con người, cái quyền đó phân biết rõ ranh giới giữa con người và con vật. Một bên biết lên tiếng và một đằng chỉ biết thuần phục.
Thế giới kêu gọi Hòa bình, thế giới đòi hỏi Nhân Quyền, Thế giới đang mong muốn tạo ra một khuôn mẫu chung để từng bước đưa con người đến gần với nhau, đối xử với nhau trên tinh thần tôn trọng sự tự do của nhau, tôn trọng nhân phẩm của nhau, thế giới kêu gọi mọi người đối xử với nhau bằng sự bác ái và khoan nhượng. Đó là một điều đáng buồn!

Các vận động viên và thành viên của nhóm 
“Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam”. Courtesy vnwhr.net
 
Đáng buồn là vì khi mọi người còn phải kêu gọi Hòa bình, tức là đâu đó vẫn còn chiến tranh, khi mọi người còn phải đòi hỏi Nhân quyền tức là ở một nơi nào đó quyền con người vẫn còn bị chà đạp.
Ở một số quốc gia, Nhân quyền là một “quyền tự nhiên” như định nghĩa của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, như người ta sinh ra thì phải thở để sống, phải ăn để sinh tồn. Nhưng ở một vài quốc gia khác, để có được quyền cái quyền vốn dĩ rất tự nhiên đó , đôi khi người ta phải trả bằng sự hy sinh cả tuổi trẻ trong nhà tù, hoặc phải trả bằng cả thân xác của mình. Giải thưởng Sakharov vì thế, được trao cho cô Malala Yousafzai, không phải là một tình cờ. Cô bé 16 tuổi, người Pakistan này đã phải trả một giá rất đắt để tranh đấu cho quyền được đến trường của phái nữ. Vượt qua cái chết, cô đã trở thành biểu tượng toàn cầu của lòng dũng cảm.

Mục tiêu của nhóm

Việt Nam chưa có một Malala, nhưng đã có một Phạm Thị Lài khỏa thân để giữ đất, đã có một Đặng Thị Kiêm Liêng đốt cháy thân mình đòi công lý cho con. Và Việt Nam hôm nay đã có Phụ Nữ Nhân Quyền. Sau thời gian dài thai nghén, Nhóm đã chính thức ra đời với mục tiêu:
- Lên tiếng bảo vệ những người phụ nữ bị xúc phạm nhân phẩm, bị xâm phạm nhân quyền.
- Hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất cho những người phụ nữ là mẹ, vợ và con… của những nhà bất đồng chính kiến bị sách nhiễu và đàn áp.
- Bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong xã hội.
- Phổ biến kiến thức về nhân quyền, đặc biệt là những phụ nữ không có điều kiện để tiếp cận.
Phụ Nữ Nhân Quyền ước mong sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ nhau trong trường hợp bị đàn áp và kêu gọi sự ủng hộ của công luận trong những bước đầu tiên trong cuộc vận động khó khăn này.
Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam sẽ mở đầu một hướng đấu tranh khác, chủ động hơn. Cô Huỳnh Thục Vy, một trong 9 vận động viên nói rằng:
“Trước nay, những nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền ở Việt Nam luôn bị động trước những đàn áp của chính quyền. Nhưng từ nay chị em chúng tôi muốn chủ động đối phó. Chúng tôi đã có những kênh liên lạc cần thiết với các NGO Nhân quyền quốc tế, các Tòa Đại sứ và các báo đài. Việc lên tiếng với truyền thông và các nhà ngoại giao là việc đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng. Sau đó thì tùy tình huống chúng tôi sẽ xử lý. Trợ giúp tài chính, viếng thăm thân nhân của người bị đàn áp là việc tiếp theo. Cuối cùng nếu một người bị bắt, chúng tôi sẽ tìm kiếm luật sư và vận động các nhà ngoại giao các quốc gia tự do áp lực chính quyền trả tự do cho người bị bắt.”
Hiến pháp Việt Nam 1992 , điều 50 quy đinh về quyền con người ghi:
“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.”
Dự thảo Hiến Pháp mới, điều 15 về quyền con người sửa đổi và bổ xung điều 50 ghi:
“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 69 trong hiến Pháp 1992 ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Và điều 26 trong bản dự thảo hiếp Pháp mới không có gì thay đổi về điều khoản này.
Các quy định về quyền con người trong điều 50, 69 trong hiến pháp 1992 cũng như điều 15, 26 trong bản dự thảo hiếp pháp mới của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam hoàn toàn đúng với chuẩn mực của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc. Có khác chăng, là hiến pháp Việt Nam luôn kèm theo cụm từ mơ hồ “ theo Hiến Pháp , quy định của Pháp luật” và như thế, các quy định này đã chừa một khoảng trống khó hiểu để các cơ quan an ninh có thể áp dụng hiến pháp theo cách riêng của họ.
Cũng vì thế mà Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam đã khẳng định:
“Luôn trung thành với các giá trị được ghi nhận trong Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc nói chung, và nữ quyền nói riêng. Tuân thủ và chấp hành theo Hiến pháp và luật ở Việt Nam nếu như các điều khoản này không bị đánh giá là nhằm hạn chế và tước bỏ nhân quyền so với chuẩn mực chung của quốc tế.”

Phụ Nữ Nhân Quyền là ai?

Họ là những người từng bị đàn áp vì lên tiếng bảo vệ Nhân quyền, vì thế họ cảm thấy rất rõ nhu cầu cần phải có một tổ chức dân sự đảm nhận vai trò còn bỏ ngỏ ấy. Họ mong muốn đoàn kết và bảo vệ các phụ nữ Việt Nam khi nữ quyền của họ bị vi phạm. Sau thời gian dài chuẩn bị, liên hệ với các NGO quốc tế và các Đại sứ quán các quốc gia tự do dân chủ có mặt tại Việt Nam. Họ đều nhìn thấy sự thiếu vắng một tổ chức bảo vệ Nhân quyền cho nữ giới ở Việt Nam. Và kết quả của những tháng ngày vận động này là sự khai sinh của Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Họ đã nhận được sự đồng hành của các tổ chức này trên con đường bảo vệ nữ quyền.
chị Dương Thị Tân, vợ người tù lương tâm Điếu Cày đã nói với Nhân viên Tòa đại sứ Úc tại Hà Nội:
“Quý vị biết Việt Nam có một hồ sơ Nhân quyền tồi tệ nhưng quý vị đã bầu cho Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì quý vị phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình. Từ nay trở đi, nếu có một trường hợp người Việt Nam nào, đặc biệt và phụ nữ Việt Nam, bị sách nhiễu hoặc bỏ tù thì người đó chính là nạn nhân của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”
Sự ra đời của Phụ Nữ Nhân Quyền là một thách thức và cũng là một cơ hội để Việt Nam chứng tỏ mình xứng đáng với vai trò thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong 3 năm sắp tới.
* Nguồn RFA


Thủ tướng chính phủ cũng không thể giải quyết nổi chuyện dân oan mất đất?


VRNs (29.11.2013) – Sài Gòn, đến với văn phòng Công lý & Hòa bình chúng tôi hôm nay là những bà con dân oan do mất đất mất nhà, do những chính sách việc làm khuất tất của nhà cầm quyền đã đẩy họ vào vòng oan khiên rồi đi  khiếu nại lâu năm mà vẩn chưa được giải quyết
Đến với chúng tôi họ than thở, cô/ chú ạ báo chí nhà nước đả đăng rồi, chính ông Võ Văn Đồng, cục trưởng Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam nói: Khó giải quyết khiếu kiện nhiều người vì vướng chính sách, “Có những vụ khiếu nại mà Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh như vụ khiếu nại Nông trường Cờ Đỏ (Cần Thơ), dự án hồ chứa nước Sông Ray (Bà Rịa – Vũng Tàu)… bởi nó vướng vào cơ chế chính sách. Hiện nay chúng ta vẫn giải quyết theo kiểu “nắng đâu, che đó” chứ chưa có một hệ thống xử lý hoàn thiện”.  Bây giờ bà con dân oan chúng tôi không biết cậy nhờ vào ai để giải đi nổi oan khiên đòi lại cửa nhà, ruộng vườn, tài sản …, chúng tôi đả rơi vào tình trạng này hàng mấy chục năm nay, kể từ cái ngày được giải phóng
Kiểm tra lại thông tin, chúng tôi thấy rõ ràng thông tin này được đăng tải trên báo tuổi trẻ online
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/579487/kho%CC%81-gia%CC%89i-quye%CC%81t-khieu-kien-nhieu-nguoi-vi%CC%80-vuo%CC%81ng-chi%CC%81nh-sa%CC%81ch.html
Nếu quả thật vấn đề dân oan mất đất mất nhà, oan sai mà phức tạp đến mức như ông Đồng nói “Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh”  thì tôi không hiểu các ban các ngành, các ông quan quyền cao chức lớn kia ngồi lên cái ghế ấy để làm gì?, có phải chăng việc giải quyết thật đơn giản như sau: Ai lấy của ai cái gì thì bảo người ấy trả lại cho người cái đó, ai làm hại ai điều gì thì bảo người ấy bồi thường thỏa đáng rồi có lời xin lổi…, nhà nước sai – nhà nước sửa, dân sai – dân sửa, quan làm sai thì bảo quan bồi thường thiệt hại rồi cách chức quan; Ai làm sai mà không chịu sửa thì đem chế tài luật pháp ra trừng trị thích đáng…. thế thôi.
Chúng tôi đăng tải lời kể của một số bà con dân oan mà theo như Đồng nói “Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh” để xem việc giải quyết khó đến mức nào mà ghê gớm vậy!
1. Trường hợp của cô Trần Thị Bảy ở quận Thủ Đức tố cáo ông Lê Văn Lộc, là phó chủ tịch quận tổ chức cưởng chế đuổi cả gia đình cô Bảy ra khỏi lô đất 5.850m2 để chiếm lô đất và tài sản mà gia đình cô làm nơi trú ngụ là cái Container và những vật dụng tài sản gia đình bên trong.
Sự việc diễn ra cụ thể như sau:
 Nguồn góc lô đất 5.850m2 đất ở xã Tam Bình, quận Thủ Đức chồng của cô Bảy mua vào năm 1973 và đứng tên chủ sở hữu có đầy đủ giấy tờ ra phường chứng nhận, có sơ đồ một cách hợp pháp, năm 1979 chồng cô Bảy bị mất tích, lúc này chính quyền địa phương cho rằng chồng cô Bảy đi vượt biên vậy là họ tiến hành chiếm luôn lô đất mà không hề có một quyết định giấy tờ giao nhận gi, mặc dù cô Bảy là vợ và các con cái trong gia đình vẩn còn ở đó, họ lấy đất để đưa vô tập đoàn, nhưng lấy lại bỏ bê hoang vu không canh tác gì. Cô Bảy không chấp nhận việc làm của chính quyền địa phương nêu trên nên cô đã cất công đi đòi, nhưng khi đến đòi thì chính quyền địa phương cho rằng cô Bảy đả không kê khai 299 nên không thể giải quyết trả lại, cô Bảy cho biết khi nhà nước đã tịch thu đưa vô tập đoàn rồi thì làm sao cô Bảy đi kê khai 299 được. Lúc bấy giở chính quyền địa phương cho rằng cô Bảy bỏ đất, nhưng thật nực cười làm sào mà bỏ được, đất được gia đình cô mua và có giấy tờ hẳn hoi mà. Từ đó tới nay đã hơn 23 năm rồi cô Bảy cất công đi đòi hoài mà không có cơ quan nào chịu giải quyết cho cô, hết lên Phường, lại lên Quận, lên Thành phố rồi cứ thế cứ đi đòi hoài, đến năm 1994 thì chính quyền nói rằng xét thấy hoàn cảnh khó khăn nên giải quyết “cho lại” 200m2, riêng cái việc cho lại này củng nên xem xét lại, vì rõ ràng anh lấy của tôi 6050ms rồi trả lại cho tôi có 200m2 mà bảo là cho lại thì thấy thật ngược đời, vì hoàn cảnh khó khăn nên sau đó cô Bay phải bán luôn lô đất 200m2 ấy để trang trải cuộc sống.
Hay-tinh-thuc
Cô Bảy tiếp tục việc khiếu nại để đòi cho bằng được lô đất của mình, vì đây là tài sản do chông cô mua, chồng cô đã bị mất tích và nay đã có án tử, cô thật rất đau buồn khi chính tài sản do chồng cô mua thì phải để gia mẹ con cô sử dụng, cô đã túc trực kêu cứu ở Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam suốt mấy  năm trời mà vẩn chưa được giải quyết. Trong khi đó tại địa phương ông Lê Văn Lộc ký cấp sổ đỏ, ký bán cho hai người trong tập đoàn là ông Lê Văn Cư và bà Đoàn Thị Bước và đã ra văn bản cho hai người này được quyền bán hoặc cho thuê. Về việc làm này gia đình gì đã phải cất công ngăn chặn việc ông Cư, bà Bước bán đất cho khách hàng, khi không thể bán được lô đất gio có sự ngăn cản của gia đình cô Bảy thì ông Cư, bà Bước tiến hành cho thuê đất để người thuê làm bải đậu xe vì lô đất này có địa điểm thuận lợi là nằm ngay bên hảng thép Đức Tùng, gần bên chợ Đầu mối Thủ Đức, được biết ông Cư, bà Bước  mổi tháng đang được hưởng hàng mấy chục triệu đồng qua việc cho thuê lô đất này
Mong muốn của cô Bảy khi đến với văn phòng CLHB là nhờ lên tiếng can thiệp và hổ trợ pháp luật để can thiệp vào chính quyền để chính quyền trả lại lô đất cho cô làm ăn sinh sống, còn hiện tại thì đang trong tình trạng tranh chấp nên chính quyền phải ra tay can thiệp ngăn chăn việc  ông Cư, bà Bước mua bán hay cho thuê, và tiến hành trả lại đất mẹ cọ cô Bảy
2. Trường hợp của bà Nguyễn Thị Bé Hai, sinh năm 1958
Năm 1975 gia đình bà có mua lô đất ruộng 14.000m2 chưa tính bàu đìa xung quanh ở xã Tư Mỹ, Đồng Tháp, gia đình bà canh tác từ năm 1975 đến 1984 thì bị chính quyền địa phương tịch thu mà không hề có quyết định thu hồi đất hay bồi thường gì, làm cho gia đình rơi vào hoàn cảnh khổ sở, lúc bấy giờ với 8 nhân khẩu không nhà để ở, không đất để canh tác sản xuất … phải sống lang thang nay đây mai đó. Gia đình bà tiến hành thưa kiện kéo dài, mãi đến năm 1994 xã Tư Mỹ mới chịu nhận đơn khiếu nại nhưng chỉ bồi thường phần thành quả là 400.000vnđ/công (tức là 400.000vnd/1000m2), một sự bồi thường quá hẹp hòi, vì gia đình đã là 3 thế hệ không có đất sản xuất.
2
Bà Nguyễn Thị Bé Hai, nước mắt dàn dụa kể cho chúng tôi nghe, Ba mạ của bà đã vất vã lắm mới mua được lô đất này, gia đình đang ổn định canh tác làm ăn thì bị nhà nước đến lấy hết, lấy sạch sẽ mà không chừa lại cho một mét nào để ở và củng từ đó cả 8 nhân khẩu phải lang thang nay đây mai đó làm thuê làm mướn đê mưu sinh và khiếu nại đòi đất.
Với sự bồi thường thành quả có 400.000vnd/1000m2 đất gia đình bà Hai đã không đồng ý, nhưng lúc bấy giờ chính quyền địa phương đã báo cáo sai, báo cáo láo là gia đình bà Hai đồng ý lấy tiền. Sau khi lấy được lô đất của bà Hai rồi họ (chí quyền xã) giao lại cho hai người khác là ông Lê Văn Đi và ông Trần Văn Gạo để ông Đi và ông Gạo tham gia vào hợp tác xã để tiến lên Xã hội chủ nghĩa mà địa phương không để cho gia đình bà Hai làm. Khi gia đình bà Hai không chịu khoản bồi thường ấy thì chính quyền địa phương đưa số tiền ấy đi gửi ngân hàng mà không hề báo cho gia đình bà Hai. Bà Hai khiếu nại riết đến năm 2010 thì chính quyền địa phương mới báo cho biết là tiền đã gửi ngân hàng và về ngân hàng mà lấy, bà Hai nghẹn nghào với số tiền đền bù có mấy triệ bạc cho cả lô đất hơn 14.000m2, với số tiền ấy thì mua được cái gì, có mua nổi một sào đất không, bao năm qua gia đình chịu cảnh khổ sở, con cháu không được học hành, hồi cả nhà ra đi chỉ có 8 nhân khẩu và bây giờ đả tăng lên tới 20 nhân khẩu rồi mà vẩn chưa có được nhà cửa để ở, hiện tại phải ở nhà trọ và đi làm thuê làm mướn lang thang nay đây mai đó, đời sống quá khốn khổ .
3. Trường hợp của hai chị Lư Thị Thu Vân và Lư Thị Thu Thủy ở Gò Vấp, Sài Gòn. Đại diện cho gia tộc họ Lư, tố cáo chính quyền quận Gò Vấp bao che cho kẻ san lấp đất Thổ mộ, cất nhà đè lên hài cốt của gia đình Lão thành cách mạng, tiếp tục cấp phép xây dựng dù họ Lư đã khiếu nại suốt 38 năm vẩn chưa được giải quyết và bị trù dập.
3
Gia đình họ Lư, cụ thể là ông Lư Đồng Sắt có lô đất hơn 6.000m2, trong đó có hơn 1.900m2 là đất Thổ mộ ở phường 1, quận Gò Vấp tại số 77/13B đường Trần Bình Trộng. Từ tháng 11 năm 1975 trên lô đất ấy có 13 hộ gia đình đang ở tạm, và họ có ký giấy xin ở tạm vài năm thu xếp chờ ngày đi hồi hương và di dân kinh tế mới rồi sẽ trả lại lô đất cho chủ nhân. Nhưng từ đó tới nay họ vẩn không chịu đi, gia đình đi khiếu nại lên chính quyền địa phương thì chính quyền không hề đá động gì tới, không khi đó các hộ dân ấy cứ lấn thêm lần thêm, từ 13 hộ nhưng tới bây giờ thì đã là mấy chục hộ. Riêng phần đất thổ mộ của gia tộc họ Lư trước đó có gần 3 chục ngôi mộ và một cái Miếu, không biết họ san lấp bằng cách nào mà họ cất nhà lên ở, gia đình có tới nhờ chính quyền can thiệp nhưng chính quyền làm lơ và cho tới bây giờ thì họ đả làm nhà đè lên mồ mả và hiện tại chỉ còn vài ngôi mộ thôi.
Trong khi gia đình họ Lư từ ba thế hệ từ ông Lư Đồng Sắt, con của ông ấy và tới bây giờ là các cháu của ông Sắt liên tiếp gửi đơn khiếu nại để yêu cầu các gia đình tạm trú dời đi trả lại đất cho gia đình thì họ chẳng những không chuyển đi mà con được chính quyền quận Gò vấp cấp giấy  chứng nhận chủ quyền, cấp giấy phép xây dựng cho các hộ gia đình tạm trú ấy. Suốt 38 năm nay khiếu kiện hoài, chẳng những không được trả mà họ đã lấn gần hết, mồ mả ông bà giồng họ bị san lấp hết vậy mà chính quyền lại cho rằng họ được quyền và công nhận họ được quyền, họ muốn ăn lần ăn mòn phần hài cốt còn lại trên đó rất nhiều vậy mà họ vẩn cứ xây cất, san lấp. Được chính quyền công nhận và cấp giấy phép, trong đó có hơn 1000m2 là được chính quyền là Ủy ban quận đang quản lý và đang cho thuê làm kho với thu nhập từ phần cho thuê được biết là cả trăm triệu, nguồn thu này Quận Gò Vấp đang quản lý.
Phần đất mà 13 hộ tá túc ấy có khá nhiều hộ đã được Ủy ban quận Gò Vấp cấp giấy chứng nhận chủ quyền mặc dù họ không hề có giấy tờ sang nhựng, cụ thể như: ông Bảy Đệ được cấp giấy vào năm 1988, bà Kim Chi bán sang tay cho ông Đức bà Nga được quận cấp giấy năm 2003, cô Nguyễn Thị Anh Thư năm 2010, cô Nguyệt năm 2010 được cấp giấy CNQSDĐ năm 2010… tất cả các giấy CNQSD đất nói trên đều do ông Trần Kim Long (nguyên chủ tịch quận) và ông Nguyễn Hồng chủ tịch quận Gò Vấp ký, gia đình biết được các hộ này đã có giấy là do quá trình mua bán sang nhượng giữa các bên và gia đình đứng ra ngăn cản thì họ mới xòe giấy ra cho xem, các hộ còn lại thì gia đình chưa biết.
Ngôi Miếu ngũ hành của gia tộc trên phần đất Thổ mộ, nay đã xuống cấp cần phải được tôn tạo lại, gia đình đả làm giấy xin phép chính quyền địa phương nhưng không được chấp thuận nên gia đình vẩn chưa thể sửa sang lại.
Mong muốn của gia đình là chính quyền phải can thiệp để toàn bộ lô đất và đặc biệt là phần đất thổ mộ vì hài cốt mồ mả ông cha còn nằm ở đó và phải được hoàn trả lại cho gia đình. Không có một lý do chính đáng nào cho chính quyền để cấp giấy CNQSD, cấp phép xây dựng cho người ta xây nhà đè lên hài cốt.
Chị Thủy cho biết, khi người ta san lấp xây nhà người ta không cho mình biết nhưng có vài người trong xóm thuật lại là họ có đào đất làm móng xây nhà thì đào phải hai bộ hài cốt và đang lấp đi luôn hay mang đi để ở đâu thì không ai biết.
4. Trường hợp của chú Đổ Tấn Đạt tố cáo chính quyền huyện Châu Phú và chính quyền tỉnh An Giang
Năm 2005 huyện Châu Phú tiến hành cưởng chế gia đình rồi chiếm 1.158m2 đất thổ cư và nhà ở tại xã Đào Hữu Cảnh mà không hề có giấy tờ quyết định thu hồi, không có quyết định giám định nhà đất và không hề có biên bản nào, đồ đạc trong nhà họ lấy hết. 
4
Với những hành vi sai phạm như vậy của chính quyền Huyện, từ năm 2005 tới nay chú Đạt đã đi khiếu nại khắp nơi mà vẩn chưa được giải quyết bồi thường thỏa đáng, với khỏan bồi thường 180 triệu mà chính quyền chiếm lô đất 1.180m2 đất thổ cư, đập phá và lấy hết tài sản nhà cửa thì chưa thể thỏa đáng được. Trong lúc trị giá mổi m2 đất thổ cư  của chú đạt có giá thời điểm làm 2.500.000vnđ/m2, nếu đem nhân lân 1.180m2 thì tổng số tiền mà chính quyền cần phải trả là 2.950.000.000vnđ (hai tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng)
Mong muốn của chú Đạt là nhờ văn phòng CLHB lên tiếng truyền thông và hướng dẫn pháp luật để chú đòi lại lô đất và tài sản của mình.
Dân oan khiếu nại tố cáo, yêu cầu chính quyền giải quyết oan sai
Dân oan khiếu nại tố cáo, yêu cầu chính quyền giải quyết oan sai

6
Thủ tướng cũng không giải quyết nổi những trường hợp dân oan bị mất đất

Dân oan trương biểu ngữ khiếu nại tố cáo ở Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam
Dân oan trương biểu ngữ khiếu nại tố cáo ở Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam
Bản thân người viết bài này, khi tiếp xúc với dân oan thấy thương cho dân Việt mình quá, nhiều người trong số họ đã khóc thật nhiều khi nói chuyện với nhóm nhân viên văn phòng CLHB chúng tôi. Bản thân tôi, củng mong sao các ban ngành chính quyền Việt Nam sớm nhìn nhận vấn đề và ra tay giải quyết những oan sai cho dân, chính của chính quyền sớm thực thi phần trách nhiệm của mà cất đi nổi đau gạnh nặng cho dân.
Và tôi củng nói thẳng là đã làm quan thì phải có năng lực giải quyết vấn đề, còn không giải quyết được thì xin mời bước xuống khỏi ghế để nhường ghế cho người khác có đủ tâm, đủ tài hơn đứng vào lo toan công việc.

http://www.chuacuuthe.com/2013/11/thu-tuong-chinh-phu-cung-khong-the-giai-quyet-noi-chuyen-dan-oan-mat-dat-mat-nha-do-nhung-chinh-sach-sai-trai-cua-nha-cam-quyen/
 

samedi 23 novembre 2013

Một số hình ảnh dân oan các miền khiếu kiện, biểu tình tại Ngô Thì Nhậm Hà đông 

Thứ sáu, ngày 22 tháng mười một năm 2013

 

























Nguồn : http://lehienduc2013.blogspot.fr/2013/11/mot-so-hinh-anh-dan-oan-cac-mien-khieu.html

mercredi 20 novembre 2013


TƯỜNG TRÌNH VỀ VIỆC BỊ ĐÁNH ĐẬP

 (Sao khi vừa gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền LHQ)
Xin gửi đến quý vị bản tường trình việc chúng tôi bị đánh đập dã man tại công an phường Thụy Khuê sáng nay thứ 3 ngày 19.11.2013.

Rất mong nhận được sự quan tâm chia sẻ của quý vị bằng việc kiên nhẫn đọc bản tin hơi dài của tôi.

Xin cám ơn rất nhiều,
LTCN

Số điện thoại:
Chị Nga dân oan: 0972.572.585
Anh Trương Văn Dũng: 097.3090.713
Chú Lê Hùng: 091.3341.791
Một bác dân oan mà tôi chưa kịp biết tên: 097.3492.881
LTCN: 0120.5115.496

Chúng tôi: Lê thị Công Nhân, Ngô Duy Quyền, Trương Văn Dũng, Lê Hùng, chị Nga dân oan Hà Nam, bé Tài 1 tuổi con chị Nga, cô Ly dân oan Vũng Tàu và nhiều cô dân oan khác vừa bị công an đồn Thụy Khuê kết hợp mật vụ, dân phòng, côn đồ đánh đập dã man tại đồn công an Thụy Khuê.

Sự việc như sau:

Mười một giờ sáng nay thứ 3 ngày 19.11.2013 gia đình chúng tôi (Nhân-Quyền-Lucas) và chú Lê Hùng (biên tập viên nhà xuất bản Thanh Niên đã về hưu) cùng anh Trương Văn Dũng đến đồn công an phường Thụy Khuê 23 phố Thụy Khuê, để yêu cầu họ giải quyết việc anh Dũng, anh Lê Thiện Nhân và chị Bùi thị Minh Hằng đã bị công an đánh đập dã man gây thương tích (riêng anh Dũng bị gẫy 3 xương sườn-khám thương tại bệnh viện Quân Y 103) vào tối ngày 25.10 chỉ vì đến đồn công an đòi lại lều bạt xong nồi… mà họ đã thu giữ bất hợp pháp của bà con dân oan H’mong xuống Hà Nội khiếu kiện oan sai. Những đồ dùng đó là do anh Dũng và những người bạn kêu gọi quyên góp và mang đến cho những người H’mong đau khổ này.

Khi chúng tôi đến nơi đã thấy gần 50 bà con dân oan Dương Nội và một số nơi khác tập trung ở vỉa hè bên kia đường đối diện đồn công an. Vào đồn, trực ban là một công an trẻ mặc quân phục đeo hàm thiếu úy nhưng không đeo biển tên. Ngay lập tức anh Dũng nhận ra hắn là một trong những tên công an đã đánh đập nhóm anh.

Tên trực ban hỏi tôi đến có việc gì, tôi đáp là có việc và hỏi biển tên của hắn đâu. Tên này nói hắn mới về làm nên chưa có biển tên. Câu trả lời ngu ngốc ngày chúng tôi nói lại với hắn một lần cho hết nhẽ “Thôi đi, đeo hàm thiếu úy mà lại không có biển tên àh. Công an có biển tên, số hiệu từ khi còn là sinh viên kia.” Và yêu cầu gọi chỉ huy ra làm việc. Tên trực ban cứ ngồi ỳ ra không đáp và liên tục đuổi chúng tôi ra ngoài bằng từ “mời”. Thậm chí còn dọa cưỡng chế chúng tôi. Chúng tôi nói “Đây là phòng tiếp dân chứ không phải nhà riêng các anh. Chính người dân nộp thuế để trả cho mọi chi phí ở đây.”

Mật vụ trẻ đông như quân Nguyên bên Tàu (mà có khi chúng đã theo Tàu cả rồi!) chia nhau chen vào ngồi những chỗ còn trống trên băng ghế, và còn giả vờ làm dân vào hỏi công việc nhân tiện “bức xúc bọn quấy rối” thay cho công an quay sang chửi và cạ đánh chúng tôi. Chúng tôi nhận ngay ra hầu hết bọn chúng và chỉ mặt gọi tên thương hiệu “mật vụ” từng tên. Còn bảo chúng “Thôi đi mà, đang chuẩn bị đánh dân thì đừng giả vờ làm dân nữa. Rởm đời quá!”

Khoảng 20 phút sau thì công an Nguyễn Thanh Xuân 3 sao 2 vạch vào. Hắn hỏi có việc gì, lúc này tôi mới nói chậm rãi và rõ ràng từng chữ “Chúng tôi đến tìm gặp những thằng công an khốn nạn đã đánh đập dã man gây thương tích cho anh Trương Văn Dũng, Lê Thiện Nhân và chị Bùi thị Minh Hằng vào ngày 25.10. Sự việc xảy ra đã gần 1 tháng mà những kẻ đó không hề thăm hỏi, xin lỗi, bồi thường gì cho nạn nhân. Đánh người thì phải xin lỗi. Đánh người thì phải bồi thường. Đó là đạo đức và pháp luật. Sự việc diễn ra tại đây, thủ phạm làm việc ở đây, nên chúng tôi đến đây yêu cầu gặp họ với tư cách cá nhân để không phải kiện tụng. Việt Nam có câu vô phúc đáo tụng đình. Chúng tôi dù là nạn nhân nhưng vẫn ưu tiên giải quyết với tư cách cá nhân cho sòng phẳng như những người văn minh. Và nếu không giải quyết được ở góc độ tự nguyện thì chúng tôi sẽ kiện. Và tôi báo trước với anh chúng tôi tin là chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam này sẽ không giải quyết đâu. Nói vậy cho anh hiểu chúng tôi không phải kẻ ngây ngô.”

Lúc này hắn mới hỏi tên tôi rồi quay sang hỏi ngay anh Dũng đang ngồi ở băng ghế cùng chú Lê Hùng, 2 bác dân oan và 1 tên mật vụ giả vờ dân (dù chẳng ai giới thiệu, tự khắc hắn nhận ra, hết chối là không biết gì!) “Tại sao anh khỏe mạnh thế kia, có bệnh tật ốm đau gì đâu mà không tự trình bày?” Anh Dũng đáp “Tôi thật sự rất mệt. Hôm nay mới đỡ, đến đây yêu cầu các anh giải quyết vụ việc tôi bị tra tấn đánh đập dã man ở ngay tại đồn Thụy Khuê này ngày 25.10. Tôi ủy quyền trực tiếp tại chỗ cho cô Lê Thị Công Nhân làm việc với các anh.” Tên Xuân ngay lập tức thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật của một thượng tá công an bằng câu trả lời “Anh khỏe mạnh vẫn nói được thì không được ủy quyền. Anh phải trực tiếp làm việc.” Anh Dũng định lên tiếng thì tôi đáp “Anh không phải nói nữa vì anh đã tuyên bố ủy quyền trực tiếp tại chỗ rất rõ rồi. (quay sang tên thượng tá Xuân) Anh là thượng tá mà hiểu biết pháp luật kiểu gì vậy. Hóa ra theo anh thì chỉ có người câm, bệnh nằm một chỗ mới được ủy quyền àh?” Hắn bỗng dưng nổi khùng lên “Chị không được nói đến cấp bậc của tôi! Cái đấy không liên quan đến công việc.” Ôh hay! Người ta gọi cấp bậc của mình ra vừa quy củ, sang trọng và đúng đắn chứ sao!

Thực ra công an Việt Nam đã bao giờ có 3 thứ ấy đâu nên nghe mình gọi như vậy họ ngượng ngùng chăng?! Cộng với bản chất hung ác, ngạo mạn nên sự ngượng ngùng ấy được thể hiện ra bằng một câu trả lời không biết nói gì hơn là “Như thằng Saddam Husein mất trí bẩn như con cú cười nhăn nhở dưới hầm trú ẩn khi lính Mỹ rọi đèn vào lúc bị bắt.”

Tay Xuân quay sang nói với tôi “Chị không được phép gọi chúng tôi là thằng nọ thằng kia. Như thế là không lịch sự.” Tôi đáp “Tôi không gọi anh là thằng khốn nạn, tôi gọi những thằng đánh anh Dũng là những thằng công an khốn nạn và tôi sẽ vẫn gọi như thế, rõ chưa? Không gọi những kẻ đấy là thằng công an khốn nạn thì gọi là gì, chiến sỹ àh, đồng chí àh?” Hắn không đáp gì.

Sau đó một tên mật vụ rất cao lớn mặc bộ đồ đen ngồi vào chiếc ghế còn lại cạnh tôi, giả vờ làm dân đến làm việc cứ tôi nói thì chen ngang. Đúng lúc đó bé Lucas đòi ăn quả ti ti của mẹ. Tôi kéo áo cho bé bú mẹ ngay tại đấy, tên mật vụ này ngay lập tức chớp lấy cơ hội dè bỉu tôi “Vô duyên quá. Cho con bú thì ra chỗ khác.” Thề có Chúa là tôi biết trước là hắn sẽ nói thế vì chúng vẫn có truyền thống như vậy. Tôi bình thản cho con bú và đủng đỉnh đáp “Anh có biết mẹ cho con bú là một trong những điều đẹp nhất của nhân loại không? Liên Hợp Quốc và WHO luôn khuyến khích mẹ cho con bú bất kỳ lúc nào có thể. Anh mật vụ này anh tưởng câu khích đểu vớ vẩn đấy hay lắm sao. Anh không có vợ con àh?”

Sau đó tên thượng tá Xuân trả lời “Các anh chị bảo là bị đánh đập dã man chỉ có phía anh chị nói thế. Chúng tôi đang điều tra giải quyết. Khi nào có giấy mời thì các anh chị mới được đến làm việc. Bây giờ yêu cầu mọi người ra về” Tất nhiên chúng tôi không chấp nhận câu trả lời đó, đáp lại “Vâng, anh nói thế thì cũng được thôi. Anh ghi cho cái giấy hẹn ngày tháng cụ thể để chúng tôi đến. Chứ biết khi nào các anh giải quyết xong?” Tên Xuân hùng hổ đáp “Chúng tôi không bao giờ viết giấy hẹn.” Chú Hùng quá bất bình lên tiếng đòi hắn viết giấy hẹn. Tên Xuân kiên quyết đến cùng là bọn chúng (không dại gì!) mà viết giấy hẹn với dân. Chúng tôi đáp chúng tôi sẽ không về và ngồi lại. Trong lúc đó bọn mật vụ tràn ngập cả phòng, ngoài hành lang và ngoài đường chửi bới xỉa xói chúng tôi và cà khịa đánh nhau.

Sau đó tên Xuân đi ra ngoài, rồi chị Nga dân oan Hà Nam và 5 người phụ nữ dân oan lớn tuổi bộ dạng rất khốn khổ đáng thương đến đòi công an phường giải quyết vụ chị dân oan Ngọc Anh bị công an phường này đánh đến ngất xỉu phải đi cấp cứu mấy hôm trước, và đòi lại đồ dùng mà họ bị công an phường này cướp. Các bác dân oan này chỉ rõ cái xe chuyên dụng công an đang đỗ ngoài vỉa hè trước cửa đồn là chiếc xe mà công an đã dùng để cướp và đựng đồ của họ mang đi. Chị Nga thì tố cáo và chỉ thẳng mặt một tên mật vụ đang đứng nhởn nhơ ngoài cửa là kẻ đã đánh chị mấy hôm trước. Tên này ban đầu quay đi chỗ khác, sau khi bị chị Nga đến trước mặt chỉ thẳng vào hắn nói “Chính mày là thằng đã đánh tao hôm nọ. Có ảnh của mày và video mày đánh tao đây này.” Tên này trơ trẽn vừa cười cười nhưng mặt vẫn không giấu nổi vẻ hung ác nói “Mày bị điên àh. Tao đánh mày lúc nào.” Tôi nhìn hắn bảo “Cứ yên tâm đi. Những việc anh làm là hậu vận, là phúc phận của nhà anh đấy.”

Sau đó thấy những lời chửi bới đe dọa đánh người, thậm chí là dọa “lập biên bản tội gây rối trật tự công cộng” không hiệu quả, chúng tôi vẫn không về, tên Xuân quay trở lại, đứng giữa phòng nói “Thôi đừng giở trò nữa!” Chú Hùng đứng bật dậy bảo hắn “Anh bảo ai giở trò? Chúng tôi yêu cầu anh ghi cái giấy hẹn để chúng tôi về mà anh bảo là giở trò àh? Anh ăn nói với dân thế àh?” Anh Quyền chồng tôi nói “Không ai làm trò giỏi bằng các anh đâu.” Không có gì đáp lại, hắn lại trả lời như cũ “Tôi đã giải quyết xong rồi. (Trời!) Yêu cầu mọi người ra về.” Và túm vào người anh Quyền đẩy ra ngoài. Anh Quyền chống lại và nói “Tôi phải đến đây với người nhà của mình vì đã có rất nhiều người dân bị đánh chết trong đồn công an. Và tôi cũng đương nhiên có quyền đến đây.” Khi nghe anh nói câu đó, tất cả những tên công an mật vụ nhìn anh với ánh mắt căm thù với thông điệp “Đúng đấy. Thì sao. Chúng tao cũng đang muốn đánh chết mày đây.” Nhìn mặt họ lúc đấy tôi rùng mình ghê sợ, vì thần sắc của chúng y như quỷ, sự hung ác tỏa rực ra, kết hợp với cái âm u cô hồn của sự chết.

Lúc đó một tên dân phòng già khoảng 60 tuổi, người cũng không cao lớn gì, vào phòng và giở giọng côn đồ ngay lập tức. Hắn xác định mục tiêu là 2 bác dân oan lớn tuổi đang ngồi trên băng ghế và ngay lập tức đến túm vào tay vào người 1 bác và nói giọng vừa dê cụ vừa côn đồ “Ôi, em. Em định làm trò gì đấy àh em. Ra đây anh bảo cái nào.” lôi bác đứng lên. Bác giằng tay thằng già đốn mạt đó ra, tôi cũng lao đến quát to “Ông bỏ tay ra. Ông già rồi lẽ ra phải an hưởng tuổi già mà đi làm những trò này àh?” Lúc đó nhiều người cũng la ó vì hành động đốn mạt của tên này nên hắn bỏ đi ra ngoài.

Sau đó công an phường và một số mật vụ rủ nhau sang phòng bên cạnh ăn cơm, còn lại toàn mật vụ ở lại theo dõi để trấn áp chúng tôi. Khi ấy chị Nga nhận diện chính xác thêm nhiều gương mặt mặt vụ đã từng đánh đập chị. Anh Dũng cũng nhận ra thêm một tên đã trực tiếp đánh đập gây thương tích cho anh là tên Phạm Công Định, hàm tá. Chị Nga và anh Dũng chỉ thẳng vào mặt những kẻ đã đánh mình mà vạch tội và chụp ảnh chúng. Bọn chúng đang túm tụm trong phòng bên cạnh lao ra đánh chị Nga trước tiên, tôi lao vào can hô to công an đánh người (chị Nga vẫn bồng bé Tài) thì tên Xuân lao ra gằn giọng chửi luôn “Đ.C.M mày!” túm lấy tay trái của tôi và dùng nghiệp vụ đánh người được đào tạo bài bản bẻ quặt ngón tay cái khiến tôi bị sai khớp bong gân luôn.

Câu chửi cực kỳ hùng hồn với biết bao uất nghẹn vì nãy giờ phải đóng vai đạo đức giả lố bịch. Câu chửi này có lẽ là một dạng mệnh lệnh kiểu mới vô cùng ngắn gọn của ngành công an, ngay lập tức tất cả công an và mật vụ lao vào đánh đập chúng tôi. Chúng đánh rất bài bản với sự phân công từ trước thủ đoạn phong phú mà chúng được dạy, học lẫn nhau và tự sáng tạo. Đầu tiên là chia chúng tôi ra, cứ khoảng 5,6 tên vây tròn lại đánh 1 người chúng tôi. Dùng số đông dồn người bị đánh vào tường, vào cửa hoặc bất cứ cái gì để họ không lui, không tiến, không thoát ra được. Đánh túi bụi phủ đầu. Thằng đứng sau cố luồn chân qua thằng đứng trước để đá, đạp nạn nhân ít nhất 1 cái (chắc để mai họp có cái mà báo công và cả vì tính côn đồ!). Thằng đứng trước nạn nhân thì dùng cùi chỏ tay huých thật mạnh ngược ra phía sau. Nạn nhân là đàn bà thì chúng cho công an mật vụ côn đồ là cả đàn ông và đàn bà đánh. Khi trong đồn thì cả công an mặc sắc phục và mật vụ đánh, ở ngoài đường thì công an mặc sắc phục không ra chỉ còn mật vụ, dân phòng và côn đồ. Tha hồ mà lừa người đi đường!

Lúc đó tôi bị tên Phạm Công Định đá một cái rất đau vào ống chân phải, hiện giờ bị sưng và nhức tận xương. Ngoài ra một tên mật vụ mặc áo sơ mi trắng muốt không một vết nhàu đứng trước tôi dùng chiêu huých cùi chỏ tay ngược ra phía sau trúng ngực tôi. Cú huých khiến tôi choáng váng vì bất ngờ.

Tất cả mọi người đều bị chúng chia ra đánh đập và xô đẩy ra ngoài. Riêng chị Nga và bé Tài bị chúng đánh ngã xuống đất vẫn còn ở bên trong. Tôi bị chúng lôi đẩy đi nhưng không hiểu sao tôi vẫn vùng ra được và lao ngược trở lại túm vào bọn công an mật vụ đang xúm đánh túi bụi chị Nga. Các bác dân oan phụ nữ lớn tuổi đều bị chúng xúm vào đánh hội đồng. Khi đẩy đánh được chúng tôi ra sân thì bỗng nhiên một nam mật vụ trẻ bế Lucas ra đưa cho tôi, còn nói “Con chị chị không lo àh.” Trời! Tôi bị bọn chúng đánh hội đồng lạc mất cả con ngay trước mắt hắn, lúc đó tôi vừa ngã xuống đất đứng dậy không vững, bay cả giày cả kính (may mà tìm lại được) ngay trước mắt anh ta nên ngay cả khi anh ta có ý tốt thì tôi cũng không thể chấp nhận được câu nói của này. Tôi chưa kịp nói gì thì chồng tôi lao đến bế Lucas và nói với cậu ta “Cậu bỏ cái giọng đạo đức giả ấy đi.”

Tình huống hỗn loạn vô cùng. Khi chúng đẩy chúng tôi ra ngoài đường, tôi lấy trong túi ra tờ giấy A2 in dòng chữ “Đả đảo công án tra tấn người dân” và giơ lên cho người đi đường xem. Tôi cuống đến nỗi làm rách một góc tờ giấy. Công an mật vụ vẫn tiếp tục đuổi đánh chúng tôi, thấy tôi làm thế thì chúng lại càng hăng. Tất cả chúng tôi kêu gào lên “Công an đánh người. Công an giết người. Xin giúp chúng tôi. Cứu chúng tôi với.” Rất nhiều xe các loại dừng lại nhưng không một người nào xuống giúp chúng tôi. Một số tên công an mặc thường phục ngay lập tức ngậm còi lao ra đường tuýt tuýt bắt mọi người phải đi thật nhanh.

Tôi để ý thấy bọn chúng tập trung 5, 6 thằng đánh anh Dũng rất dã man trong đó có tên mật vụ cao to mặc quần áo đen. Tôi cũng bị vây đánh nhưng không hiểu sao lúc đó tôi lại thoát ra được lao thẳng vào chỗ anh Dũng túm lấy 2 thằng mật vụ lôi ra. Tay thì cầm một chiếc giày đánh vào 1 tên nào đó. (Tiếc là giầy đế bằng!) Không phải vì sức của tôi mà lôi được 2 thằng mật vụ ra, có lẽ bọn chúng không ngờ tôi lại lao đến như một mũi tên nên buông anh Dũng ra trong một vài giây và anh Dũng đã tận dụng được cơ hội đó để thoát ra. Sau đó nhóm mật vụ quay sang tập trung đuổi đánh tôi. Đặc biệt là tên dân phòng già và và một nữ côn đồ cũng già lao vào đuổi đánh đòi giết đích danh tôi “Tao phải giết con đeo kính.”. Tên nữ côn đồ này gần 60 tuổi, cao to lực lưỡng khoảng 1,7m là chủ quán nước sát vách tường bên tay phải đồn nhìn từ ngoài đường vào, quán có cửa thông thống sang sân đồn. Tôi đoán nữ côn đồ già này là một chị cốt cán được sâu chuỗi bắt rễ từ thời cải cách ruộng đất nên mới trâu điên như thế.

Chồng tôi bế Lucas ra giữa đường kêu cứu rất to thì ngay lập tức một nhóm mật vụ lao theo đuổi đánh. Lúc đó có đông người dừng lại xem nên có vẻ bọn chúng được lệnh rút bớt sang bên kia đường, chừa lại khoảng 20 chục tên đứng rình đánh chúng tôi tiếp. Ngay lúc đó thì bà con dân oan Dương Nội kéo đến sau khi bị chúng kết dàn hàng đẩy đi xa khỏi đồn (sau đó bà con dân oan đi ăn trưa luôn.) Bà con dân oan rất bất ngờ và ái ngại vì đã không tới giúp kịp khi chúng tôi bị đánh. Chúng tôi trò chuyện với nhau một lúc và quyết định đi về. Bà con dân oan Dương Nội đã đưa chúng tôi từng người về tận nhà. Chúng tôi rất xúc động và cám ơn sự quan tâm của bà con dành cho chúng tôi. Lòng tôi hơi trách một chút xíu, là giá như bà con nhận ngay ra trò ly gián của bọn chúng để đánh đập chúng tôi, cử vài người ở lại để trợ giúp chúng tôi, ít nhất là mặt truyền tin thì tốt biết bao. Âu cũng là một kinh nghiệm!

Mãi đến lúc đó chúng tôi mới phát hiện ra bé Tài bị 2 cục u sưng to bằng quả ổi nhỏ trên trán. Thật tội nghiệp vô cùng! Còn bé Lucas thì không khóc, không nói gì, im lặng kinh hoàng, đôi mắt thất thần. Về đến nhà bé ngủ thiếp đi được nửa tiếng thì choàng dậy thét và khóc suốt nửa tiếng. Giọng bé uất nghẹn như chưa từng bao giờ như vậy. Chúng tôi dỗ dành mọi cách mà không dứt được con ác mộng của bé, đến nỗi vợ chồng tôi phát khóc theo. Cho dù chúng tôi hoàn toàn không gây ra sự kinh hoàng mà bé phải chứng kiến và nghe thấy nhưng trong lòng chúng tôi đều áy này và đau đớn vô cùng. Mẹ tôi bị tai biến não, bại liệt đã 8 tháng nay. Vợ chồng chúng tôi đi cùng nhau, bất đắc dĩ phải mang bé theo. Chúng tôi chỉ còn biết cầu Chúa mà thôi.

Chúng tôi đến đồn công an Thụy Khuê hôm nay để đòi lẽ phải cho anh Trương Văn Dũng và những người bạn theo một cách chưa từng có mà lẽ ra nên có từ lâu rồi. Đó là trực diện, chính tại nơi đã diễn ra sự việc, chỉ mặt gọi tên những thằng công an khốn nạn. Bọn chúng đã thật sự bối rối khi chúng tôi làm như vậy vì chúng quá quen với việc người dân bỏ qua hoặc tạm thời bỏ qua chưa tính sổ tội ác của chúng. Chúng tôi muốn tạo nên một tiền lệ để những người dân oan khác làm theo. Và chúng tôi đem chính mình ra làm gương. Chỉ khi nào từng người dân oan Việt Nam tự mình trực diện đối mặt với tà quyền độc tài cộng sản thể hiện qua những tên công an, mật vụ, dân phòng, côn đồ, chỉ mặt gọi tên từng đứa yêu cầu chúng phải xin lỗi phải bồi thường những gì chúng đã gây ra thì sức mạnh nhân dân sẽ là con sóng thần cuốn phăng bọn chúng xuống địa ngục để được sống mãi với bác Hồ vĩ đại của chúng. (Tôi tự hỏi có bao giờ đám công an mật vụ này thắc mắc vong bác Hồ của chúng đang ở đâu không?)

Chúng tôi đã chuẩn bị trước cho những tình huống xấu xảy đến. Và cuối cùng thì nó cũng xảy đến. Nhưng dù cho đã chuẩn bị trước thì chúng tôi vẫn kinh hoàng ghê sợ trước sự tàn bạo, dã man, bầy đàn, tiểu nhân và bài bản của công an mật vụ dân phòng côn đồ Việt Nam trong việc đàn áp người dân.

Hiệu quả việc chúng tôi làm có thể không nhiều thậm chí rất ít. Nhưng giá như mọi người nhìn thấy sự bối rối chưa từng thấy trên gương mặt bọn chúng khi chúng tôi nói yêu cầu của mình. Chúng ta đã và đang dùng nhiều biện pháp để đòi lẽ phải, để tố cáo tội ác của công an cộng sản Việt Nam nhưng biện pháp này chúng ta chưa làm. Liệu rằng chúng ta chưa làm vì chúng ta thật sự cho rằng biện pháp khác tốt hơn? Hay là vì chúng ta sợ? Chúng ta chưa đủ can đảm đi đến và chỉ thẳng vào mặt những kẻ đã hãm hại chúng ta mà bảo “Chính mày là là người đã đánh tao. Mày phải xin lỗi và bồi thường cho tao.” Có thể những cách thức khác là khôn ngoan hơn. Nhưng dù nó có khôn ngoan hơn thì cuối cùng cũng đưa đến kết cục là từng tên tội đồ của người dân Việt Nam sẽ được chỉ mặt gọi tên để tố cáo tội ác của chúng, buộc chúng phải xin lỗi, phải bồi thường, phải ngồi tù, thậm chí là tử hình.

Thưa công an, mật vụ, dân phòng và côn đồ Việt Nam,

Vậy đó. Như tôi đã nói rõ ở trên. Khi đối mặt mang tính cá nhân với các anh như ngày hôm nay, chúng tôi chỉ yêu cầu các anh xin lỗi và bồi thường cho chúng tôi. Vậy mà các anh không chịu. Đầu óc các anh để đi đâu vậy? Các anh định đợi ngày dân chủ đến để các anh đi tù, thậm chí là bị tử hình sao? Ngày đó cũng không còn xa. Hãy tìm đọc về gói cứu trợ bất động sản 30 nghàn tỉ triển khai đã hơn nửa năm và giờ thì “mất hút con mẹ hàng lươn”. Cùng với nó là nợ xấu ngân hàng lên tới 30%. Đừng có nói với tôi là các anh và gia đình các anh không vay nợ ai và cũng chẳng cho ai vay nợ!

QUAY ĐẦU LÀ BỜ là lời khuyên tôi dành cho những người hiếm hoi trong các anh còn lại chút lương tri.

Còn nếu các anh vẫn tiếp tục trung thành tuyệt đối với cái nhà nước này mà hãm hại người dân thì các anh sẽ được thẳng tiến xuống địa ngục.

Chúng tôi không oán thù, thậm chí còn chẳng quen biết các anh vậy mà các anh theo lệnh ai hay tự ý vì muốn tâng công mà đánh đập hãm hại người dân như vậy? Nếu tự tin việc làm của mình là đúng thì sao phải khiếp sợ không dám công khai? Không dám công khai thì khi bị tố cáo sao không dám nhận, lại chối phắt đi, lại tiếp tục đánh đập hãm hại người tố cáo mình. Các anh không cứu được nữa rồi!

Tôi thật vô duyên khi khuyên nhủ các anh. Nhưng tính tôi là thế, nói hết ý một lần rồi đến đâu thì đến. Nói vô duyên là vì giờ này chắc các anh đang ngồi họp với sếp. Tự vuốt ve nhau rằng “Thật ra hôm nay bọn mình quá tử tế. Nói chung là cũng chỉ dọa chúng nó thôi. Bọn mình mà xuống đòn độc thủ thì làm gì chúng vẫn cười nói tay bắt mặt mừng với nhau được như thế.” Thế là yên tâm rồi! Tha hồ mà ăn no ngủ kỹ, giải trí yêu đương, gia đình trìu mến!

Chưa bao giờ tôi bị đánh đập và thấy ghê sợ như ngày hôm nay. Nhưng ngày hôm nay tôi cũng phát hiện ra tôi mạnh mẽ hơn là tôi tưởng. Tôi hạnh phúc vì đã giúp được nhiều người và cũng được nhiều người giúp trở lại. Xin hãy truyền tin, chia sẻ và cầu nguyện cho chúng tôi!

Lê thị Công Nhân
8h tối thứ 3 ngày 19.11.2013