mercredi 15 janvier 2014

Tin San Jose, CA: Thiếu Tướng Tư Lệnh SĐ TQLC/ QLVNCH Bùi Thế Lân từ trần



Kính thưa Quý Vị, Quý NT và CH...
Nhận được tin từ Gia đình Trưng Vương, San Jose, báo tin, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Vị Tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến/ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vĩnh viễn giã từ gia đình, thân thuộc và chiến hữu... vào ngày 14 tháng 1, 2014 tại San Jose, Bắc California..

Xin thông báo đến Quý Vị để tường và tiện việc thăm viếng, phân ưu và tiễn đưa NT Bùi Thế Lân đến nơi an nghĩ cuối cùng...
Trân trọng... 
BMH

Washington, D.C 

Thiếu Tướng Bùi Thế Lân (1932-2014)

 SQ 52/700.453

Sanh tháng 11-1932 tại Hà Nội

1954: SVSQ Khóa 4 Cương Quyết, Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy- Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến
1960: Trung Úy Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn TQLC
1961: 1-6 Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC
1963: Bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC cho Đại Úy Lê Hằng Minh, du học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu TQLC tại căn cứ TQLC Quantico, Virginia Hoa Kỳ
1964: Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn TQLC thay thế Thiếu Tá Trần Văn Nhật nhậm chức Tùy Viên Quân Sự tại Phi Luật Tân.
- Thăng cấp Thiếu Tá
1965: Ngày 1-11, thăng cấp Trung Tá
1966: Thăng cấp Đại Tá
1971: Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC
1972: Ngày 4-5 Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang nhận chức vụ Tổng Thanh Tra QLVNCH.
- Ngày 28-5 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức
1973: Vinh thăng Chuẩn Tướng thực thụ
1975: Đầu tháng 4 vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức
1975: Định Cư tại Houston, Texas và San Jose California
Huy Chương:
- Được ân thưởng nhiều huy chương Quân Sự và Dân Sự cao quý kể cả các huy chương của Đồng Minh.
- Legion of Merit ( Degree of Commander)
Hình chụp tháng 11/2013

mardi 14 janvier 2014

Hà Nội: Học viên Pháp Luân Công 'tử chiến' trước lăng Ba Đình


CTV Danlambao - Lúc 09h30 sáng ngày 14/01/2014, một nhóm 5 thanh niên trong bộ đồng phục vàng của Pháp Luân Công đã bất ngờ kéo đến căng biểu ngữ ngay trước khu vực quảng trường Ba Đình. Hình ảnh gửi đến Danlambao cho thấy một tấm biểu ngữ khổ lớn có nội dung: "Chân tướng Pháp Luân Công là tử huyệt của ma giáo cộng sản" được giăng ngang ngay phía chính diện cổng lăng Hồ Chí Minh. Bên cạnh là một biểu ngữ nhỏ hơn có nội dung: "Tà đảng Việt Cộng và đại ma đầu Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc".


Lăng Ba Đình được xem là một biểu tượng quyền lực độc tôn và được sùng bái bởi đảng cộng sản. Bên trong, lăng được dùng để thờ cúng và bảo quản thi hài lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.






Trong bức email đến Danlambao xác nhận vụ việc, nhóm các học viên Pháp Luân Công viết: "5 đệ tử Đại Pháp trong "Pháp Luân Đại Pháp - Thập Tam Chân Truyền Đệ Tử" tử chiến trước lăng Hồ Chí Minh.
Gồm:
1. Nguyễn Tăng Lượng
2. Nguyễn Văn Kiệm
3. Vũ Hồng Tố
4. Nguyễn Doãn Kiên
5. Nguyễn Xuân Trường".


Các video tiếp theo cho thấy hình ảnh lực lượng bảo vệ lăng sau đó đã xuất hiện giựt băng-rôn và xô xát với nhóm các học viên Pháp Luân Công. Có nhiều tiếng la lối, quát tháo không nghe rõ nội dung xen lẫn tiếng còi xe của nhiều người dân qua đường. Bị lấy mất băng-rôn, nhóm thanh niên trên đã ngồi thiền tại chỗ để bày tỏ sự phản đối.

Theo tin từ Facebook Duong Doi Soi Da, lực lượng công an sau đó đã cho xe ô tô bắt 4 học viên Pháp Luân Công lên xe, áp giải về trụ sở công an phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
Có tin nói rằng công an đã hành hung thô bạo những người bị bắt, sau khi một người trong nhóm lên tiếng tố cáo tội ác đảng cộng sản, nêu đích danh ông Hồ Chí Minh là người gốc Tàu, và đồng thời kêu gọi đảng viên cộng sản thoái đảng.
Lúc 19h30 tối cùng ngày, một bức email khác tiếp tục được gửi đến Danlambao cung cấp thêm các thông tin như sau:
"Bốn người bị công an Việt Nam bắt giữ lúc 10 giờ và bị hành hung dã man. Bốn người bị công an bắt giữ và bị đánh đập dã man là :
1. Vũ Hồng Tố
2. Nguyễn Tăng Lượng
3. Nguyễn Văn Kiệm
4. Nguyễn Doãn Kiên
...Đến giờ phút nay vẫn chưa có tin tức gì về tình trạng sức khỏe của họ".
Được biết, trong số 5 học viên Pháp Luân Công tham gia căng biểu ngữ trước lăng Ba Đình, một người tên Nguyễn Doãn Kiên là tác giả của các bài viết đã được đăng trên Danlambao như:
Biểu ngữ được mang đến trước lăng Ba Đình có nội dung: "Tà đảng Việt Cộng và đại ma đầu Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc"
Vụ giăng biểu ngữ mới đây nhất là hệ quả các đợt trấn áp do nhà cầm quyền CSVN thực hiện đối với các học viên Pháp Luân Công. Bức thư nêu rõ lý do và kêu gọi sự hỗ trợ:
"Chúng tôi gửi thư này hy vọng các vị có lòng hảo tâm lên tiếng giúp đỡ để họ sớm được tại ngoại. Việc họ giăng băng rôn là do công an trên khắp đất nước Việt Nam đã ra tay đàn áp những học viên Pháp Luân Công tu luyện chân chính và hiền hòa. 

Công an nhiều nơi cấm người dân tu luyện và hù dọa họ bằng mọi cách, khi học viên Pháp Luân Công đi phát những tờ rơi chân tướng vạch trần tội ác của đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp, bức hại, mổ cấp nội tạng của những người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Họ kêu gọi lương tâm con người thức tỉnh giúp đỡ để ngăn chặng cuộc bức hại này.

Tất cả những việc họ làm là ước mong một thế giới hòa bình và sự tôn trọng tín ngưỡng của người dân. Nhưng tiếc thay công an Việt Nam ở nhiều nơi đã bắt bớ vô cớ, tra tấn dã man đồng thời tước đoạt tài sản mà không có bất cứ một lệnh nghiêm cấm hay bắt giữ nào nào trong tay. Thêm vào đó, công an Việt Nam lại bức hại họ về vấn đề chổ ở, một số người tham gia phát tờ rơi thường bị công an khu vực đó đe dọa chủ nhà trọ đuổi khỏi chỗ, khiến cho họ phải gặp những cảnh rất khổ sở, thiếu thốn… trong khi họ chỉ muốn làm người tốt, trân trọng mạng sống của con người.

Với rất nhiều lý do nên những người tu luyện hiền hòa, không tấc sắt trong tay đã giăng lên những băng rôn vào sáng 14/01/2014 tại quảng trường Ba Đình. Họ không phải làm chính trị, họ chỉ đang nói lên sự việc có thật".
Khu vực quảng trường Ba Đình có đội ngũ nhân lực bảo vệ vô cùng hùng hậu, được quản lý bởi Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Chi phí để duy trì và bảo vệ lăng không được đảng cộng sản tiết lộ.

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

jeudi 9 janvier 2014

Bạo loạn tại nhà máy Samsung VN: nhiều người bỏ mạng

  09/01/2014 - 12:00 



(Techz.vn) Sau cái chết của một công nhân làm việc tại đây, nhiều người lao động đã tổ chức đập phá tài sản cũng như hành hung các cán bộ, nhân viên của tập đoàn này.



ADVERTISEMENT
Vào sáng ngày hôm nay (9/1) đã xảy ra một vụ bạo động lớn tại nhà máy của Samsung đặt tại Tổ hợp công nghệ cao Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Bạo loạn tại nhà máy Samsung Thái Nguyên: 9 người thiệt mạng-image-1389243505335
Hình ảnh được các nhân chứng chia sẻ về vụ việc.
Theo phản ánh của nhiều nhân chứng, nguyên nhân của vụ việc bắt đầu từ hành động sử dụng vũ lực khiến một công nhân thiệt mạng của bảo vệ nhà máy này. Ngay sau đó công nhân đã tập hợp lại đốt phá, đánh lại lực lượng bảo vệ của công ty. Nhiều ô tô của lãnh đạo công ty và xe máy của lực lượng bảo vệ bị đốt cháy.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến thời điểm hiện tại đã có một số bảo vệ bị đánh chết và nhiều người bị thương. Hiện vụ việc đang được các lực lượng chức năng tổ chức điều tra làm rõ.
Techz.vn sẽ cập nhật và gửi đến các bạn những thông tin cập nhật mới nhất về vụ việc này ngay trong thời gian tới.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Hỗn chiến ở nhà máy Samsung: 20 xe máy và 3 container bị đốt cháy

Nhiều xe máy bị đốt cháy
Tiến Mạnh - theo Trí Thức Trẻ | 09/01/2014 12:45

(Soha.vn) - Do một công nhân bị bảo vệ nhà máy hành hung, hàng trăm công nhân đã xông vào đánh và đốt xe máy gây hỗn loạn ở nhà máy Samsung Thái Nguyên.


Theo thông tin ban đầu, sự việc xảy ra vào khoảng 7h, ngày 9/1, tại nhà máy Samsung Thái Nguyên đóng trên địa bàn xã Đồng Tiến (Phổ Yên, Thái Nguyên) vụ xô xát diễn ra giữa hàng trăm công nhân và bảo vệ của nhà máy.
Nhiều xe máy bị đốt cháy
Nhiều xe máy bị đốt cháy
Một số công nhân làm việc trong nhà máy Samsung Thái Nguyên cho biết, một công nhân khi mang đồ ăn sáng đi vào nhà máy thì gặp lực lượng bảo vệ chặn lại. Trong lúc giữ công nhân lại, giữa bảo vệ và công nhân đó có sự xô xát. Bảo vệ của nhà máy đã có hành vi đánh công nhân. Quá bức xúc trước hành động của bảo vệ, hàng trăm công nhân đã lao vào đánh nhau với nhóm bảo vệ.
Trong lúc xô xát với số đông công nhân, nhóm bảo vệ đã bỏ trốn vào thùng container. Công nhân đã dùng gạch đá ném và đạp để nhóm bảo vệ chạy ra. Hoảng sợ trước sự bức xúc của công nhân, nhóm bảo vệ đã không dám rời khỏi thùng container. Nhóm công nhân đã chất một số xe máy xung quanh rồi đốt cháy.
Hiện trường vụ việc
Hiện trường vụ việc
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã có mặt để giải quyết vụ việc nhưng tính đến thời điểm trưa ngày 9/1, tại phía cổng nhà máy Samsung Thái Nguyên vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn.
Hiện chưa có con số chính xác về số người thương vong và con số thiệt hại. Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, có gần 20 chiếc xe máy và 3 thùng container bị đốt cháy.
+++++++++++++++++++++++

(Soha.vn) - Vào 7h ngày 9/1, tại nhà máy Samsung Thái Nguyên đã xảy ra vụ hỗn chiến giữa hàng trăm công nhân và bảo vệ. Cả trăm cảnh sát được huy động đến hiện trường.


Vụ việc gây hỗn loạn trong thời gian khá dài, trước đó vào khoảng 7h ngày 9/1, một công nhân đã bị nhóm bảo vệ đánh dẫn đến việc hai bên xô xát gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều xe máy bị đốt cháy, 3 thùng container nơi ngồi trực của bảo vệ cũng bị đốt.
Theo thông tin ban đầu có đến hàng trăm công nhân lao vào hỗn chiến với các bảo vệ của nhà máy Samsung, cả trăm cảnh sát được huy động để ngăn cản nhưng cũng bất lực.
Nhiều xe máy bị đốt cháy
Nhiều xe máy bị đốt cháy
Biển xe máy bị cháy mất số
Biển xe máy bị cháy mất số
Toàn cảnh hiện trường vụ việc
Toàn cảnh hiện trường vụ việc
3 thùng công ten nơ bị đốt cháy
3 thùng container bị đốt cháy
Rất nhiều người tụ tập gây hỗn loạn
Rất nhiều người tụ tập gây hỗn loạn
Lực lượng cứu hảo có mặt để dập tắt đám cháy
Lực lượng cứu hỏa có mặt để dập tắt đám cháy
Cơ quan công an thống kê tài sản thiệt hại
Cơ quan công an thống kê tài sản thiệt hại
 



vendredi 3 janvier 2014

Chị Trần Ngọc Anh bị côn an đánh nhập viện vì biểu tình tố cáo tội ác cộng sản



CTV Danlambao - Cuộc biểu tình sáng ngày 1/1/2014 của dân oan các tỉnh miền Nam đã nhanh chóng bị côn an đàn áp thô bạo, chị Trần Ngọc Anh bị đánh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Trong đoạn video dân oan biểu tình đã được phổ biến trên Danlambao, chị Ngọc Anh là người phụ nữ đi đầu, mặc áo dài trắng in dòng chữ “Trần Ngọc Anh - Bà Rịa Vũng Tàu: Nỗi cùng khổ của dân miền Nam sau ngày 30/4/1975. Đảng cộng sản Việt Nam hút máu dân lành - Hèn với giặc, ác với dân".


Đánh đập, trả thù vì tố cáo tội ác đảng cộng sản

Sau khi tuần hành từ 210 Võ Thị Sáu qua nhiều ngả đường, đoàn dân oan các tỉnh miền Nam đã tập trung tại công viên 30/4. Toàn bộ khu vực trước dinh Độc Lập nhanh chóng huyên náo bởi những biểu ngữ được giơ cao, những tiếng hô chống tham nhũng và đặc biệt xuất hiện nhiều tiếng gõ mõ tre.

Trước sự chứng kiến của đông đảo người dân, chị Trần Ngọc Anh đã công khai lên tiếng tố cáo tội ác của đảng cộng sản Việt Nam ngay giữa trung tâm Sài Gòn:

“Đồng bào hãy nhìn vào đây xem cái đảng cộng sản này có phải do dân vì dân hay không? Khắp 64 tỉnh thành, chúng cướp đất, cướp nhà, cướp tài sản của nhân dân. Chúng còn đánh đập nhân dân chúng tôi một cách dã man. Đây là đảng cướp chứ không phải cái đảng do dân vì dân như chúng nói”

“Yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải thực thi, tôn trọng nhân quyền và quyền sở hữu đất đai của nhân dân”.

“Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.

Biểu ngữ "Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng"  xuất hiện trong cuộc biểu tình sáng ngày 1/1/2014 tại Sài Gòn

Lo sợ những lời tố cáo đầy đanh théo và mạnh mẽ của chị Ngọc Anh, công an cộng sản lập tức được huy động để bao vây, đàn áp người dân. Chị Ngọc Anh bị 4 tên mật vụ xông đến giật biểu ngữ trên tay, đồng thời hai tên trong bọn chúng thúc mạnh cùi chỏ vào ngực chị. Chị Ngọc Anh liền hét lớn: “Tụi mày tính làm gì tao đây?”

Một tên hung hăng chửi bới: “D.M mày, mày đang ở trên đất nước này mà mày dám nói xấu chế độ hả?”. Vừa dứt lời, bọn chúng đá mạnh vào bụng chị, hai tên còn lại dùng chỏ tay đập tiếp vào mặt khiến chị Ngọc Anh ngửa, đầu đập mạnh xuống đất.

Trước trận đòn thù thô bạo của công an, chị Ngọc Anh ngất lịm đi nhiều phút. Khi tỉnh dậy thì đã nằm trên chiếc xe công an dùng để bắt nhốt dân oan. Nhiều người chứng kiến vụ việc cho biết, khi Ngọc Anh bất tỉnh, bọn chúng khiêng chị ném lên xe như một con vật.

Quá uất ức và đau đớn, chị Ngọc Anh tiếp tục la hét, tố cáo tội ác côn an cộng sản đến lạc giọng. Đến lúc cơ thể chị bất ngờ bị co giật, nôn mửa thì côn an mới chịu dừng xe để mọi người đưa chị vào bệnh viện cấp cứu. 

Khi được đưa vào bệnh viện Sài Gòn, trên người chị Ngọc Anh còn lại đúng 170.000 VNĐ. Một số bà con đi cùng bèn gom góp được 1 triệu đồng giúp chị đóng tiền viện phí. Do áp lực của công an, phía bệnh viện không chịu đưa kết quả khám bệnh và chụp siêu âm cho chị. Nhóm công an theo dõi bệnh viện còn dùng thủ đoạn hèn hạ khi nói với những người trong bệnh viện rằng chị Ngọc Anh là “phản động”, yêu cầu tránh xa. Tuy nhiên, sau khi được giải thích, mọi người đều thông cảm và ủng hộ việc làm của chị Ngọc Anh và bà con dân oan.


Dân oan 21 năm

Chiều ngày 2/1/2014, trao đổi với Danlambao, chị Ngọc Anh vẫn còn rất yếu, phải liên tục truyền nước. Trận đòn thù của công an khiến chị vẫn còn đau nhức ở phần đầu, xương chậu, cánh tay và phần  bụng...

Dù phải nằm viện cấp cứu, nhưng chị vẫn chưa thông báo cho gia đình vì sợ chồng con lo lắng.

Chị Trần Ngọc Anh sinh năm 1966, là dân oan kiên trì đấu tranh, khiếu kiện suốt 21 năm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau cái ngày gọi là 'giải phóng' vào năm 1975, gia đình chị bị ép phải bỏ nhà cửa để đi 'kinh tế mới' tại Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu). 

Bằng mồ hôi nước mắt, gia đình chị đã khai phá vùng rừng thiêng nước độc để trở thành mảnh đất trồng trọt. Đến năm 1986, quan tham cộng sản kéo đến cướp trắng toàn bộ đất đai của chị, đẩy tất mọi người vào một vùng sâu và xa hơn cũng có tên gọi là 'kinh tế mới'.

Bắt đầu lại từ đôi bàn tay trắng, gia đình chị Ngọc Anh tạo dựng lại sự nghiệp bằng máu và nước mắt, tạo lập được 5ha đất trồng. Năm 1993, bọn quan tham cộng sản lại tiếp tục kéo đến cướp trắng toàn bộ khu đất nhà chị để chia chác cho nhau.

Từ ngày ấy, gia đình chị lâm vào cảnh khốn cùng, phải lăn lộn từ Bắc vào Nam đội đơn khiếu nại. 

Năm 2009, chị Ngọc Anh bị côn an Hà Nội đánh đập dã man khi đi khiếu kiện. Quá uất ức, chị liền mang xăng đến trước cửa nhà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đòi tự thiêu. Vừa đổ xăng lên người thì chị bị đám mật vụ dưới trướng ông Nguyễn Tấn Dũng bắt giam và bỏ tù 15 tháng trời.

Quãng thời gian ở trong tù cũng là thời điểm mà chị hiểu rõ thế nào là 'phản động'. Đó cũng là quãng thời gian mà chị phải hứng chịu những nỗi đau đớn, đọa đày khi phẩm giá con người bị chà đạp thậm tệ.

Ra tù, ngày đầu tiên về nhà, chị Ngọc Anh dùng dao rạch vào đùi, khắc lên thịt những vết xẹo lớn gồm ba chữ “Hận Cộng Sản”.

Chị Trần Ngọc Anh chia sẻ: Ngày nào chế độ cộng sản còn tồn tại thì ngày ấy nỗi oan khiên của gia đình chị không bao giờ được giải quyết. Đấu tranh cho dân chủ là con đường duy nhất để quyền sống của nhân dân được tôn trọng.




Video:  Chị Trần Ngọc Anh la hét, tố cáo tội ác côn an cộng sản đến lạc giọng sau khi bị CA đánh đập và ném lên xe. Đến lúc cơ thể chị bất ngờ bị co giật, nôn mửa thì côn an mới chịu dừng xe để mọi người đưa chị vào bệnh viện cấp cứu.

Biểu tình tại Sài Gòn trong ngày đầu năm 2014




Một cuộc biểu tình phản đối nạn tham nhũng và chính sách tịch thu đất đai diễn ra tại trung tâm Sài Gòn trong ngày Tết dương lịch 2014.

Thông tin trên các trang mạng xã hội nói cuộc biểu tình từ 8 giờ đến 11 giờ sáng ngày 1/1 quy tụ hàng trăm dân oan bị mất đất từ nhiều tỉnh phía Nam bao gồm Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bình Dương và cả TPHCM.


Nghe tường trình
Những nguồn tin này cho biết đoàn biểu tình đã tuần hành từ trụ sở tiếp dân ở số 210 Võ Thị Sáu đi qua các con đường chính ở trung tâm thành phố kể cả khu vực Nhà thờ Đức Bà, trước khi bị lực lượng an ninh trấn dẹp.

Âm thanh từ cuộc biểu tình: “Chúng tôi là dân oan, hôm nay ngày 1/1, chúng tôi từ [trụ sở tiếp dân] Võ Thị Sáu kéo ra Nhà thờ Đức Bà biểu tình để chống tham nhũng. Đả đảo tham nhũng lạm quyền.”



Người biểu tình mang băng rôn với hàng chữ ‘Vô cùng thương tiếc cố nhạc sĩ Việt Dzũng’.
Một video phổ biến trên Youtube cho thấy đoàn người biểu tình cầm biểu ngữ tố cáo các quan chức nhà nước tham nhũng, cướp đất của dân nghèo. Trong số các băng rôn tại cuộc biểu tình có dòng chữ ‘Vô cùng thương tiếc cố nhạc sĩ Việt Dzũng’, một nhà tranh đấu trong phong trào Hưng Ca nổi tiếng ở hải ngoại, cổ súy dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam.

Đoạn video khác trên trang Facebook Dân Oan chiếu cảnh các dân oan biểu tình, đa số là phụ nữ, bị đông đảo lực lượng an ninh dùng võ lực cưỡng chế, khiêng kéo lên xe buýt chở về các địa phương.

Âm thanh từ cuộc biểu tình: “Họ đối xử với người dân như thế này có đau lòng không mà lúc nào họ cũng nói là đảng do dân vì dân. Thật sự không phải vậy. Họ đang bảo kê cho quốc nạn tham nhũng, đàn áp, đánh đập người dân chống tham nhũng. Đả đảo! Đây là tiếng kêu than cho nỗi đau nhân thế.”

Tin cho hay trong số những người bị công an hành hung gây thương tích trầm trọng có bà Trần Ngọc Anh từ Bà Rịa Vũng Tàu phải nhập viện cấp cứu.

Cuộc biểu tình của dân oan các tỉnh miền Nam trong ngày đầu năm mới là một phần trong chuỗi các hoạt động phản kháng ôn hòa giữa những bất mãn đang dâng cao trong xã hội Việt Nam về tình trạng tham nhũng và cuộc khủng hoảng tịch thu đất đai với các chính sách bất cập của nhà nước tạo điều kiện cho quan tham cướp đất dân nghèo.

Trà Mi
Theo VOA