jeudi 31 janvier 2013

Dân Dương Nội kiên cường bẻ gãy đợt phản công mới


31/01/2013
Như đã đưa tin, tình hình chiến sự Dương Nội những ngày qua leo thang hết sức căng thẳng. Bọn cướp đất liên tục có các hành động thù địch, gây hấn, có lúc chúng tung lực lượng mạnh hòng đè bẹp người dân nhằm chiếm đất. Nông dân kiên cường bám trụ, quả cảm đẩy lui nhiều đợt tấn công. Đỉnh cao là hồi 9h30 sáng nay (31/1/2013), một cuộc tấn công phối hợp đa binh chủng đã được phát động nhằm chiếm lĩnh cứ điểm mà dân Dương Nội đang cầm cự. Quan sát lực lượng cướp đất  như sau: hơn 200 lính đủ các binh chủng hợp thành như công an, dân phòng, đầu gấu, thanh tra giao thông …


Ngay từ đầu, chiến sự đã diễn ra vô cùng ác liệt trong thế giành giật một mất một còn. Khói lửa ngút trời. Tiếng loa điện, tiếng trống, tiếng thanh la dậy đất. Tại phân khu trung tâm, sau gần 1 giờ giằng co, vật lộn giáp lá cà với nông dân trong tay chỉ có trống kẻng, hoả công, phân thối thì lực lượng đa binh chủng của bọn cướp đất đã buộc phải tháo chạy.

Được biết, tại một số phân khu khác, giao tranh lẻ tẻ vẫn diễn ra đến tận chiều. Đường dây thông tin liên lạc nhân dân cho hay, hồi 16h cùng ngày, một công an đã bị thương, phải đưa đi cấp cứu.
Chiến thắng này của dân Dương Nội đã làm nức lòng dân oan  gần xa, có tác dụng cổ vũ lớn lao người dân mất đất trong những ngày giáp Tết Quý Tị. Chiến cuộc Dương Nội hôm nay cũng là lời tố cáo đặc biệt về nạn tham ô, nhũng lạm gửi lên ông tân Trưởng ban Nội chính Trung ương, vốn sẽ khai trương nhiệm sở vào ngày mai (1/2/2013).

Một số hình ảnh do các phóng viên hiện trường kịp quay: .
  A1 .





















mercredi 30 janvier 2013



UBND TP.HCM quyết trả thù các nghệ sỹ tham gia DVD Asia 71

CTV Danlambao - Bất chấp lệnh cấm của Bí thư Lê Thanh Hải và UBND TP.HCM, bộ đĩa Asia '32 năm kỷ niệm' với ca khúc 'Triệu con tim' của nhạc sỹ Trúc Hồ vẫn tiếp tục được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

Bất lực trước sự lan tỏa của DVD Asia thứ 71, UBND TP.HCM đã có những động thái nhằm trả thù vặt đối với những nghệ sỹ đã tham gia góp mặt trong chương trình ca nhạc này.

Bản tin trên báo VietNamNet dẫn lời ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn Hóa – Thông Tin – Truyền Thông TP.HCM cáo buộc: “DVD mới nhất của Trung tâm Asia (Mỹ) với sự tham gia một số ca sĩ hải ngoại đã có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ và nói xấu Việt Nam. Phòng chuyên môn của Sở đang thẩm định nội dung của đĩa”

Ông Nam còn đe dọa ngày 31/1 sẽ gửi công văn gửi Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du lịch, kèm theo danh sách các nghệ sỹ đã có mặt trong chương trình Asia 71 để yêu cầu cấm biểu diễn đối với những người có tên.

Những nghệ sỹ được biết đến nhiều tại Việt Nam có nguy cơ bị cấm biểu diễn bao gồm: Ngọc Huyền, Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Mạnh Đình, Quang Minh, Hồng Đào...

Bài hát 'Triệu con tim' được xem là ca khúc đinh trong chương trình bị UBND TP.HCM cáo buộc 'xuyên tạc, bôi nhọ và nói xấu Việt Nam'. Đây là bài hát do nhạc sỹ Trúc Hồ sáng tác nhằm vận động chữ ký cho chiến dịch “Triệu con tim, một tiếng nói”, nội dung chống giặc Tàu xâm lược, kêu gọi nhân quyền. Phần trình diễn có sự tham gia của các nghệ sỹ: Đan Nguyên, Quốc Khanh, Lâm Nhật Tiến, Nguyễn Hồng Nhung, Lâm Thúy Vân, Y Phương, Nguyên Khang, Mai Thanh Sơn, Trúc Hồ, Ban hợp xướng Ngàn Khơi

Sau khi Bí thư Lê Thanh Hải và UBND TP.HCM ban hành lệnh cấm đối với DVD Asia 71, nhóm 'Thái Độ Việt Nam' gửi tin cho biết: "Sẽ có đoàn kiểm tra văn hóa lùng sục liên tục các tiệm băng đĩa để tịch thu và xử phạt trong 3 tháng. Tại các cuộc họp giao ban chuẩn bị vào chiến dịch, các tổ kiểm tra được gợi ý mức tiền phạt khi tìm thấy một DVD của Asia là 50 triệu đồng Việt Nam, nếu số tiền đóng phạt trên 200 triệu, có thể sẽ bị rút giấy phép hành nghề mua bán".

Bản tin trên SBTN cũng nói rằng: Mức tiền phạt này được hứa là sẽ trích 50% cho các nhóm kiểm tra, nên việc lùng sục sẽ hết sức rộn rịp trong mùa Tết này.

Có thể thấy, dù đã huy động tối đa lực lượng kèm theo mức thưởng hậu hĩnh, nhưng UBND TP.HCM đã hoàn toàn bất lực trước sự lan tòa của bộ đĩa ca nhạc với nội dung yêu nước hào hùng. Sự bất lực này đã dẫn đến hành vi trả thù của Bí thư Lê Thanh Hải và UBND TP.HCM đối với các nghệ sỹ liên quan đến chương trình.

Khu vực Nhà nước, "khối u ung thư" của một nền kinh tế kiệt quệ

Cảnh chợ Đồng Xuân tại Hà Nội 21/12/2012 (REUTERS)
Cảnh chợ Đồng Xuân tại Hà Nội 21/12/2012 (REUTERS)

Thanh Phương
Thiếu minh bạch, quản lý kém cõi, tham nhũng, đứng bên trên luật pháp, các tập đoàn Nhà nước của Việt Nam chưa bao giờ bị chỉ trích nặng nề như thế. Khu vực Nhà nước nay được mô tả như là “khối u ung thư” của một nền kinh tế đang gặp khủng hoảng trầm trọng. Đó là nhận định của hãng tin AFP trong bài bình luận đề ngày hôm nay, 30/01/2013.

Hơn 25 năm sau khi tung ra chính sách mở cửa, chuyển Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, chính phủ nay đang đối diện với những doanh nghiệp Nhà nước mà cho tới nay vẫn chưa được cải tổ. 
Trả lời phỏng vấn AFP, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng “ khu vực Nhà nước là một sai lầm tai hại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1986 đến nay, chưa bao giờ tình hình kinh tế tồi tệ đến thế.” Ông Nguyễn Quang A mô tả khu vực Nhà nước như là “đứa trẻ được các nhóm lợi ích nuông chiều”. Theo ông, vì quyền lực và quyền lợi của họ, một số người không muốn cải tổ khu vực này, mà bằng mọi giá tìm cách duy trì nguyên trạng. 


AFP nhắc lại là ở Việt Nam hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp Nhà nước, chiếm 45% đầu tư, thu hút 60% nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại và sử dụng đến 70% viện trợ phát triển ODA, nhưng lại chỉ đóng góp khoảng 30% tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, theo các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
Một số nhà phân tích cho rằng, nếu tính luôn cả các công ty gia công cho khu vực Nhà nước và các doanh nghiệp do cán bộ công chức nắm giữ, khu vực này chiếm tới 70% hoạt động sản xuất. 


Thế mà, khu vực kinh tế quốc doanh ngày càng suy yếu. Các tập đoàn Nhà nước nay nợ tổng cộng 61 tỷ đôla, tức là phân nửa tổng số nợ công của Việt Nam. Sau các tập đoàn như Vinashin , thua lỗ hơn 4,4 tỷ đôla, hay Vinalines, nợ hơn 1 tỷ đôla, trong những tháng qua, có những tin đồn rằng nhiều tập đoàn Nhà nước khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN hay Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam Vinacomin, cũng đang bệnh rất nặng. 
Khi lên cầm quyền vào năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó được xem như là một nhà cải tổ sáng giá, đã có tham vọng xây dựng những tập đoàn theo kiểu các Chaebol của Hàn Quốc. 

Nhưng rốt cuộc, những tập đoàn đó đều gian dối sổ sách kế toán, đầu tư bừa bãi, chiến lược mù mờ, một số lãnh đạo tập đoàn thì sống xa hoa không phải bằng tiền lương chính thức của họ. 
Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã thừa nhận rằng có đến 30 trong số 85 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất có món nợ cao gấp từ 3 đến 10 lần so với vốn của các doanh nghiệp này. 

Cho nên, theo AFP, chính phủ Hà Nội không còn giải pháp nào để thúc đẩy một guồng máy đang bị tắt nghẽn. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm qua chỉ đạt 5,03%, mức thấp nhất từ 13 năm nay. Lạm phát ở mức 7% vẫn là mối đe dọa đối với Việt Nam. Nói chung, mô hình mang tính lý thuyết “kinh tế thị trường định hướng XHCN” đang chao đảo. 

AFP trích lời một đại biểu Quốc hội, xin được miễn nêu tên, nhận định: “ Các doanh nghiệp Nhà nước vẫn cứ van xin trợ cấp của Nhà nước để tồn tại và như vậy đang trở thành một khối u ung thư đối với nền kinh tế. Việc cải tổ rất chậm bởi vì gặp sự chống đối rất mạnh. Hàng tỷ đôla đã bị mất, thế mà chẳng có ai bị đưa ra tòa.”

mardi 29 janvier 2013

Hạ viện Mỹ ủng hộ Manila trong vụ kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về Biển Đông


Ngoại trưởng Philippines Albert F. del Rosario (trái) trao đổi với dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, Washington DC, 15/01/2013.
Ngoại trưởng Philippines Albert F. del Rosario (trái) trao đổi với dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, Washington DC, 15/01/2013.DR

Trọng Nghĩa
Một phái đoàn Hạ viện Hoa Kỳ ghé thăm Manila vào hôm nay, 29 tháng Giêng 2013, đã bày tỏ lập trường ủng hộ quyết định của chính phủ Philippines đưa hồ sơ tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc trước cơ quan trọng tài Liên Hiệp Quốc. Quan điểm hậu thuẫn kể trên đã được các dân biểu Mỹ biểu thị nhân cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Albert del Rosario cùng với các quan chức cao cấp Philippines.


Theo Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta, được hãng tin GMA trích dẫn, phái đoàn Mỹ gồm 5 người do dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện dẫn đầu, đã « bày tỏ quan điểm hoàn toàn ủng hộ » các nỗ lực của Manila nhằm « giải quyết tình hình (tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ngoài Biển Đông) một cách hòa bình và phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. »
Phát biểu với báo giới sau cuộc tiếp xúc tại Bộ Ngoại giao Philippines giữa phái đoàn Mỹ và các quan chức Philippines do Ngoại trưởng Albert del Rosario dẫn đầu, ông Sorreta cho biết thêm là hai bên đã thảo luận một cách chi tiết về hành động của Philippines và phía Mỹ « rất quan tâm đến giá trị các lập luận của Philippines… (và) tỏ ý hết sức ủng hộ ».

Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Mỹ cũng gián tiếp xác nhận quan điểm ủng hộ Philippines, khi cho rằng Trung Quốc nên chấp nhận đề nghị của Philippines cùng nhau ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc để ngăn ngừa nguy cơ tranh chấp lãnh thổ dai dẳng giữa hai bên bùng lên thành xung đột.
Phát biểu với hãng tin Mỹ AP sau cuộc gặp với phía Ngoại trưởng Albert del Rosario, ông Ed Royce xác định trở lại là Washington không bênh bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo trong khu vực, nhưng Hoa Kỳ ủng hộ một giải pháp ngoại giao được quốc tế công nhận. 

Theo ông : « Tốt nhất là Trung Quốc nên tham gia vào tiến trình (tranh tụng) để chúng ta có thể tiến bước trong khuôn khổ luật pháp quốc tế ».
Như vậy, có thể nói là quyết định kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc của Philippines đã nhận được một hậu thuẫn quốc tế đầu tiên và có trọng lượng. Sau Philippines, phái đoàn cao cấp của Hạ viện Mỹ sẽ tiếp tục vòng công du qua Trung Quốc vào ngày mai. Tại Bắc Kinh, chắc chắc vấn đề Biển Đông sẽ lại được nêu lên trở lại.

Quan hệ Trung Việt trước trận Hoàng Sa

Cập nhật: 16:50 GMT - thứ tư, 23 tháng 1, 2013

Từ 1968, Mao Trạch Đông và Lâm Bưu nói đến 'mối đe dọa' từ Liên Xô
Tiếp tục loạt chuyên đề về Hoà đàm Paris 1973, BBC xin giới thiệu bài của Giáo sư Lý Hiểu Binh từ Đại học Central Oklahoma trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt và Tiếng Trung từ London về bối cảnh quan hệ Bắc Kinh với Moscow và Hà Nội từ 1968.
Giáo sư Lý Hiểu Binh, tác giả các cuốn sách và bài viết về quân đội Trung Quốc, cũng trình bày lại cách nhìn từ Bắc Kinh về trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Quan hệ Trung Xô đổi hướng

Vào ngày 31/3/1968, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố tạm ngưng ném bom miền Bắc Việt Nam để bày tỏ một thiện chí hòa bình, và đã nhận được phản hồi tích cực từ Hà Nội qua tuyên bố ngày 4 tháng 4 rằng họ sẵn sàng thảo luận với người Mỹ.

Trung Quốc chỉ biết về chuyện Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam (DRV) đàm phán với nhau mãi về sau này. Vào khoảng tháng 4 và 5, Bắc Kinh bắt đầu phê phán Hà Nội đi theo Moscow. Sau khi đàm phán tại Paris bắt đầu ngày 13/5/1968, Trung Quốc vẫn tiếp tục chỉ trích Bắc Việt nói chuyện với Hoa Kỳ. Ngày 31/10, Tổng thống Johnson ngưng oach tạc Bắc Việt cả trên đất liền và vùng ven biển. Trong lúc Bắc Kinh kiềm chế không tham gia hội đàm Paris thì Moscow, trái lại, luôn hào hứng ủng hộ đàm phán. Bắc Việt Nam bắt đầu dịch chuyển lại gần Liên Xô.

Cùng thời gian ban lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu cảm thấy có bằng chứng rằng Hoa Kỳ đã là cường quốc mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam, trong khi Liên Xô lại chiếm ngay ‘khoảng trống quyền lực’ đó và bắt đầu thay chân Mỹ để thành ‘đế quốc xâm lăng’. Trung Quốc và các nước châu Á khác dễ trở thành mục tiêu của ‘chủ nghĩa đế quốc Xô Viết’. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Nguyên soái Lâm Bưu và cộng sự coi Liên Xô là mối đe dọa trực tiếp hơn Hoa Kỳ.

Quan niệm của Lâm Bưu được các cấp chỉ huy và binh sỹ Quân Giải phóng tán đồng vì họ trực tiếp chứng kiến sự thù địch gia tăng của Liên Xô với Trung Quốc. Trong cuộc xâm lăng Tiệp Khắc năm 1968, quân Liên Xô đã tràn vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Praha, tập phá và đánh tàn bạo các nhà ngoại giao Trung Quốc. Khi căng thẳng hai bên lên cao, Liên Xô triển khai một số lượng lớn quân đội dọc biên giới Trung – Xô, từ 17 tăng lên tới 27 sư đoàn vào cuối 1968.

Chu Ân Lai cũng từng nói thẳng với Phạm Văn Đồng vào ngày 29/4 rằng: “Nay Liên Xô đang bao vây Trung Quốc và vòng vây đó đã gần trọn, chỉ còn phía Việt Nam là chưa.” Lâm Bưu ra lệnh cho Quân Giải phóng sẵn sàng chiến đấu chống trả Liên Xô một khi có xâm nhập.
 "Hai ông Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai ở Hà Nội năm 1960. Ông Hồ đã mời Trung Quốc cử quân đội sang Bắc Việt Nam hỗ trợ nỗ lực chiến tranh"
Các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng có một sự thay đổi chiến lược trong tư duy của Trung Quốc năm 1968. Vì coi Liên Xô là mối đe dọa hàng đầu, Trung Quốc cho rút quân khỏi Việt Nam mà trước đó họ sang theo lời mời của ông Hồ Chí Minh để đề phòng bị tấn công từ phía Bắc. [Trên thực tế] liên minh cộng sản ở Đông Nam Á coi như tan rã. 

Ngày 17/11/1968, Mao nói với Thủ tướng Bắc Việt, Phạm Văn Đồng rằng một số đơn vị Trung Quốc sẽ rút về nước và Trung Quốc “sẽ gửi quân trở lại nếu người Mỹ quay lại”.
Vào tháng 3/1969, theo thỏa thuận giữa hai quân đội, Quân Giải phóng bắt đầu rút về, giảm dần từ 16 sư đoàn, gồm 150 nghìn quân, xuống không còn đơn vị phòng không nào ở Bắc Việt Nam vào tháng 7/1970.

Trong thời gian ở Việt Nam, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tham gia 2153 trận, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ và làm hư hại 1608 chiếc trong trận Sấm Rền (Rolling Thunder) hay ‘Chiến tranh phá hoại miền Bắc’ theo cách gọi của Hà Nội.

Liên Xô thay dần Trung Quốc

Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có va chạm dọc biên giới Trung – Xô. Các vụ bắn nhau xảy thường xuyên trong cả năm, và hai nước ở vào thế sắp lâm chiến. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, bằng gần một triệu quân dọc đường biên. Có tin rằng lãnh đạo Liên Xô tính cả đến cách dùng vũ khí nguyên tử để ‘đánh phủ đầu’ Trung Quốc. Hậu quả của tình hình đó là Quân Giải phóng tăng cường lực lượng lên tới tổng số sáu triệu quân, cao nhất trong lịch sử của họ.

Một tài liệu của CIA 12/8/1969 dự báo rằng:
“Gần như căng thẳng Trung – Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của nhau sẽ khiến việc tiếp cận gần gũi không thể xảy ra. Vấn đề biên giới cũng sẽ không dễ giải quyết.”

Sau khi Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam và giảm viện trợ cho Hà Nội, Liên Xô ngay lập tức bù vào chỗ trống và còn tiếp tục hỗ trợ kinh tế, quân sự cho Bắc Việt Nam. Từ 1969 đến 1971, Moscow ký bảy hiệp định viện trợ cho Hà Nội. Năm 1972, Liên Xô tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ bằng tên lửa ở Bắc Việt Nam.

Điều thú vị là các lãnh đạo Trung Quốc cũng khuyến khích phía Việt Nam yêu cầu thêm viện trợ từ Liên Xô. Chẳng hạn như Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã nói với Thứ trưởng Ngoại thương Bắc Việt Nam, ông Lý Ban, vào năm 1971, rằng “Các đồng chí cần yêu cầu Liên Xô chuyển nhiều, càng nhiều càng tốt vũ khí, đạn dược, lương thực”.

Khi Chủ tịch Ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh thăm Bắc Kinh năm 1972, Thủ tướng Chu Ân Lai nói với ông rằng Bắc Việt Nam cần đòi hỏi nhiều hơn vũ khí, quân trang quân dụng từ Liên Xô.
 "Từ những năm 1968-69, Liên Xô tăng cường nhiều sư đoàn quân đội đến biên giới với Trung Quốc"
Với Bắc Kinh, cam kết hỗ trợ liên tục cho cuộc chiến tranh tại Đông Dương đã và đang làm hao hụt nguồn lực của Liên Xô. Ngoài ra, mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Nhu cầu chiến lược này cuối cùng đã đưa tới chỗ bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung vào nửa đầu thập niên 1970.

Về tác động của nó đến cuộc chiến tại Đông Á và Chiến tranh Lạnh, giao ước Mỹ – Trung đã tạo ra thay đổi bước ngoặt trong thế chiến lược giữa hai cường quốc thời Chiến tranh Lạnh. Nếu như các nhà hoạch định chính sách ở Washington thấy nhờ đó mà việc tập trung nguồn lực và quan tâm chiến lược của Mỹ vào đối phó với Liên Xô dễ dàng hơn, Liên Xô lại coi việc phải đương đầu cùng lúc với Phương Tây và Trung Quốc là chuyện khiến sức mạnh của họ bị phân tán nghiêm trọng.

Không nổ súng trước

Quần đảo Hoàng Sa hay Paracels mà Trung Quốc gọi là Tây Sa nằm cách Đà Nẵng chừng 170 hải lý, giữa vĩ tuyến 15'45" và 17'05" và kinh tuyến đông 111'00" và 113'00". Quần đảo này gồm khoảng từ 15-30 hòn đảo, tùy cách tính...Sau hai thập niên quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng giữ, năm 1974, Hoàng Sa đã bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa chiếm bằng vũ lực.
Nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 330 hải lý về phía Đông Nam, quần đảo Hoàng Sa gồm các nhóm đảo Tuyên Đức (tên Việt Nam: nhóm An Vĩnh - BBC) và Vĩnh Lạc (nhóm Lưỡi Liềm) và chừng 30 đảo nhỏ khác nằm trải rộng trên khoảng 15 nghìn km2. Đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) là đảo lớn hơn cả, có diện tích 1,6 km2 và hiện nay chính quyền Hải Nam và Quân Giải phóng có trụ sở chính…

Vào tháng 9/1973, VNCH ra tuyên bố sáp nhật đảo Nam Yết và Thái Bình ở Trường Sa cùng 10 đảo khác thuộc vào lãnh thổ trên đất liền (tỉnh Phước Tuy- BBC) nhằm giữ quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên như dầu. Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra công bố chính thức “xác nhận chủ quyền của nước này Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa và Đông Sa và toàn bộ các nguồn lợi tự nhiên xung quanh là thuộc về CHND Trung Hoa”.
"Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý."
Ngày 15/1/1974, Hải quân VNCH gửi một khu trục hạm ra vùng biển quanh đảo Vĩnh Lạc. Sang ngày 16, phía Nam Việt Nam bắn vào đảo Cam Tuyền (Việt Nam: đảo Hữu Nhật) buộc các tàu đánh cá của Trung Quốc phải rời vùng này. Sang ngày 17, phía Việt Nam cử một khu trục hạm nữa chở quân lính đến chiếm Cam Tuyền và Kim Ngân (đảo Quang Ảnh) và nhổ cờ Trung Quốc. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (1897-1986), Bộ trưởng Quốc phòng và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã hạ lệnh cho Hải quân Quân Giải phóng trực chiến và sẵn sàng mở chiến dịch bảo vệ Tây Sa.

Nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền đánh bắt cá, chính phủ Trung Quốc đã quyết định có biện pháp trước tình hình này. Các tàu cá tiếp tục hành nghề nhưng luôn chú ý đến các hoạt động của Hải quân VNCH. Cùng lúc, Hải quân Trung Quốc triển khai hai chiến hạm săn tàu ngầm số 271 và 274 đến đảo Vĩnh Lạc để bảo vệ ngư dân và dân quân Trung Quốc; hai tàu quét mìn cũng được cử đến, cùng các nguồn cung ứng nước ngọt và tiếp liệu. 
Chiến lược của Trung Quốc là không nổ súng trước nhưng nếu Nam Việt Nam khai hỏa trước thì Trung Quốc sẽ đánh trả tàn bạo. Nguỵ Minh Sâm, chỉ huy trưởng của căn cứ hải quân Ngọc Lâm được phong làm ‘tư lệnh chiến dịch bảo vệ Tây Sa’.

Ngày 17/1, hai chiến hạm săn ngầm của Trung Quốc chở một số dân quân ra Tấn Khánh (tên Việt Nam: Duy Mộng), và Sâm Hàng (Quang Hòa). Khi đến khu vực này họ chứng kiến hai tuần dương hạm số 4 và 16 của VNCH đã bắn vào thuyền cá Trung Quốc. Phía Trung Quốc cảnh báo phía Việt Nam ngay lập tức và yêu cầu ra khỏi khu vực. Ngày 18/1 hai khu trục hạm Việt Nam quay lại và bắn vào các tàu cá Trung Quốc tám lần, phá hỏng một thuyền phía Bắc bãi Linh Dương (đá Hải Sâm).

Đến tối, phía Nam Việt Nam cử thêm tuần dương hạm số 5 (Trần Bình Trọng) và hộ tống hạm số 10 (Nhật Tảo) vào vùng nước cạnh Vĩnh Lạc. Như thế có bốn chiến hạm Nam Việt Nam trong khu vực và sau đó, Hải quân Trung Quốc cử thêm hai tuần ngầm số 281 và 282 tới đảo Vĩnh Hưng.

Mao đồng ý chiếm trọn

Ngày 18/1, theo yêu cầu của Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chu Ân Lai (1898-1976), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp phiên đặc biệt cùng nhằm lập ra ban chuyên trách năm người để ứng phó với tình hình. 

 Các vị Diệp Kiếm Anh, chủ nhiệm ban chuyên trách, cùng Vương Hồng Văn (1935-1992), Trương Xuân Kiều (1917-2005), Đặng Tiểu Bình (1904-1997) và Trần Tích Liên (1915-1999) đã nghe Tô Chấn Hoa (1912-1979), Phó Tư lệnh Hải quân báo cáo tình hình và đề nghị phản công.
 "Sau khi chiến đấu được 1 giờ 37 phút, chiến hạm số 10 (Nhật Tảo) của Hải quân VNCH bị hư hỏng nặng"
Ban chuyên trách đã ngay lập tức công bố bản hướng dẫn nhằm đánh lại các tuần dương hạm của VNCH tại đảo Vĩnh Lạc. Căn cứ vào bản hướng dẫn này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị cho chiến dịch.
Vào 4:10 chiều ngày 18/1, ba tàu tuần dương của Việt Nam đã lập thành một đội hình nhằm tiến vào chỗ hai tàu săn ngầm số 271 và 274 của Trung Quốc. Hai tàu này nhổ neo và lao tới tăng hết tốc lực chặn đội tàu Việt Nam. Các tàu VNCH vì thế đã quay lại. Vào lúc 7:00 sáng ngày 19/1, hai tàu số 4 và số 5 của VNCH đem hơn 40 binh sỹ đổ bộ vào hai đảo Sâm Hàng (Quang Hòa) và Quang Kim (Quang Hòa Tây). Sau cuộc đổ bộ, hai bên bắt đầu đọ súng.
Một binh sỹ VNCH bị bắn chết, ba người khác bị thương. Chừng 10:22 sáng, bốn tàu Việt Nam bắn vào tàu Trung Quốc, phía Trung Quốc bắn trả. Trong loạt đạn đầu tiên, phía Trung Quốc bắn hỏng ăng-ten cho radar trên tàu số 4 của VNCH. Tàu VNCH số 16 cũng bị tàu chống ngư lôi của Trung Quốc bắn trúng và phải rời khu vực. Các tàu Trung Quốc sau đó tập trung hỏa lực và tàu số 10 của Việt Nam.

Sau khi chiến đấu được 1 giờ 37 phút, các tàu Việt Nam để lại chiến hạm số 10 bị hư hỏng nặng. Tàu này tìm cách bơi đến bãi Linh Dương như không được. Hai tàu số 281 và 282 của Trung Quốc đã bắn chìm nó. Cùng thời gian, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý. Sau trận hải chiến thành công ngoài biển, quân đội Trung Quốc đã đổ bộ xuống Cam Tuyền, San Hô (đảo Hoàng Sa), Kim Ngân (Quang Ảnh) và chiếm đóng các đảo này.

Trong trận chiến ‘Bảo vệ Tây Sa’ của Trung Quốc, có 18 binh sỹ Trung Quốc bị giết, 67 bị thương và phía Việt Nam có hơn 100 sỹ quan và binh sỹ bị giết hoặc bị thương, 49 người bị bắt làm tù binh.

Giáo sư Lý Hiểu Binh giảng dạy tại Đại học Central Oklahoma và là tác giả cuốn 'A History of the Modern Chinese Army'.

Bài diễn văn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng 10 năm 1972 (phần 1)




Trần Quốc Việt (Danlambao) - Lời mở đầu cho chuyên đề về Hiệp định Hòa bình Paris



Lịch sử là lớp sương mù khi diễn ra và là bi kịch khi nhìn lại. Càng bi kịch hơn khi ta nhận ra lịch sử là khởi đầu cho tấn bi kịch mà hồi kết vẫn chưa chấm dứt trong tương lai gần. 



Đấy là ý nghĩ riêng của tôi sau khi đọc nhiều tài liệu, đa phần từ sách báo Mỹ, về Hiệp định Hòa bình Paris. Số phận của một quốc gia và số phận của hàng chục triệu người dân không ngờ lại bị chi phối nặng nề bởi một hiệp định mà đã bị vi phạm ngay từ ngày đầu.



Là người hậu sinh, hôm nay tôi tìm về lịch sử để hy vọng qua đó hiểu về mình và về dân tộc mình. Bốn mươi năm trôi qua là bốn mươi năm chứa đựng biết bao nước mắt và tang thương cho Việt Nam. Đối với người cộng sản đây là chiến thắng của "nhân dân", đối với nhân dân đây là bi kịch lớn. 



Lịch sử phải được nhìn qua nhiều phía, qua nhiều lăng kính. Trên tinh thần ấy, hôm nay tôi sẽ chia sẽ với các bạn những điều tôi đọc được trong thời gian dài qua. 



Loạt bài về Hiệp định Paris sẽ được mở đầu bằng bài diễn văn dài của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bài diễn văn này được đăng nhiều kỳ. Sau đó là các bài dịch và tổng hợp về Hiệp định Hòa Bình Paris. Mời các bạn đọc theo dõi.



*

























Còn tiếp...

Bài diễn văn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng 10 năm 1972 (phần 2)

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Loạt bài về Hiệp định Paris sẽ được mở đầu bằng bài diễn văn dài của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bài diễn văn này được đăng 2 kỳ. Sau đó là các bài dịch và tổng hợp về Hiệp định Hòa Bình Paris. Mời các bạn thôn Danlambao đọc tiếp phần 2.
danlambaovn.blogspot.com

_________________________________

samedi 26 janvier 2013

Phạm Bình Minh: “khoác lác - chém gió”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Mời các bạn đọc lời này của ông bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh rồi tự vấn xem ông ta nói bằng tiếng người hay là tiếng “ẳng, ẳng, gâu, gâu”?: “... Ngày 27/01/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (gọi tắt là Hiệp định Paris) được ký kết, kết thúc thắng lợi Hội nghị Paris... ” – (Dân Trí online) 
Kết thúc, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình vào ngày 27/1/1973? Vậy thì cái “mả tổ” nhà ông hay “chiếc chiến xa” to đùng của CS Bắc Việt nó lù lù, ủi vào cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975?

Ông “chém gió” mà không thấy ngượng mồm: “... 40 năm đã trôi qua, đất nước đã có nhiều đổi thay và VN đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện...” Từ hơn 100 nước cộng sản XHCN trước kia, hiện nay tất cả đã “hãi hùng vĩnh biệt” chủ nghĩa CS, chỉ còn Việt Nam là một trong 5 nước CS/XHCN độc tài lạc hậu lẻ loi thiểu số còn rơi rớt lại trên đa số 187 quốc gia tự do dân chủ hay đa nguyên trên thế giới, vậy mà ông gọi là: “đất nước nhiều đổi thay và VN đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện”? Ông đang “bịp bợm” với nhân dân đấy à? Cộng sản độc tài toàn trị mà đòi hội nhập với đa nguyên dân chủ!?
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm “Hoàng Hôn”
Đồng bào thử hình dung xem ông Bộ trưởng này có giống “thầy bói mù” sờ mu rùa hay đít voi sổ quẻ không khi Hàn Quốc, Nhật Bản từ 1965 đến nay vui lòng chi trả hàng tỷ đola/năm để lưu giữ hàng trăm ngàn quân Mỹ trên đất nước mình vì an ninh của quốc gia thì ông bộ trưởng “hoàng hôn” này phát biểu: “Đáp lại các hành động xâm lược và luận điệu lừa bịp dư luận của Mỹ, quân và dân hai miền Nam Bắc đã hiệp đồng tiến công mãnh liệt cả về quân sự và chính trị, kiên quyết đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược?” 
Hai quốc gia Hàn, Nhật “màu mỡ” về kinh tế tài chính gấp nghìn lần VN, Nhật Bản còn đầu hàng ký giấy chấp nhận để Mỹ chiếm đóng, mà Mỹ nó còn không màng đến, trong vòng 6 năm là trả lại độc lập tự do cho nhân dân Nhật Bản thì nó xâm lược Việt Nam để hốt “phân Bắc, phân chuồng” về bón cây cho nhà nó à? đã vậy ông lại chém gió như thằng mù: “quân và dân hai miền Nam Bắc đã hiệp đồng tiến công mãnh liệt”. Vâng! Thưa ông “hoàng hôn”, mãnh liệt lắm “hiệp đồng” lắm, 1968 Mậu Thân gần 200.000 con em miền Bắc vừa chết vừa bị thương trong 20 thành phố đô thị miền Nam mà không có lấy một người dân miền Nam nào “nổi dậy để hiệp đồng” cả. Năm 1972 đã hy sinh cho “đảng ta” (vừa đánh vừa đàm) Trung Đoàn Triệu Hải 3000 quân, bám Cổ Thành Quảng Trị sau 81 ngày chỉ còn 10 người bò ra tìm về đơn vị, xương máu nhân dân là “của chùa” cho “đảng ta” tha hồ phung phí thế đấy! 
Ông Bình Minh cũng rất xứng đáng thay mặt “đảng ta” nhận cái vinh dự được nhân dân khen là “vô địch của cái khôn nhà mà dại chợ” khi ông huênh hoang trong cái “rồ dại” tư duy con nít trong cơ thể bộ trưởng, vặt vãnh của “sở đoản” thiếu khôn ngoan của “sở trường” ông nói: “từng bước buộc Mỹ phải đi vào giải pháp, chấm dứt ném bom miền Bắc, rút toàn bộ quân Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam, hoàn thành mục tiêu chiến lược “đánh cho Mỹ cút”. Vâng! Thưa ông Bình Minh cho Mỹ nó “cút” khỏi miền Nam và biển Đông để thằng CS Trung Quốc thế vào, một mình một cõi, không còn ai đủ sức răn đe, cho nó tự do cướp đảo Hoàng Sa và Gạc Ma của Việt Nam, để chúng xây dựng Thành Phố/Tam Sa trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) làm bàn đạp quân sự khống chế toàn Biển Đông, để nó dùng cái lưỡi bò 9 đoạn liếm hết lãnh hải của Việt Nam, tàu hải giám nó đi tới đâu thì nó ra lệnh cho ngư dân mình “cút” tới đó – cái “cút” nào khôn hơn cái “cút” nào hỡi ông Bộ trưởng Bình Minh? Ông Bộ trưởng ngoại giao thử đi tàu Hải Quân VN ra đảo Hoàng Sa của mình xem, ông sẽ thấy cái “cút” của CSVN nó “nhục nhã” như thế nào bởi “đồng chí” 4 tốt 16 vàng. 
Và sau 40 năm, lần đầu tiên, ông Bình Minh cũng là Bộ Trưởng của CSVN chính thức xác nhận trước đồng bào nhân dân, nhất là 40 triệu đồng bào miền Nam VN và công luận thế giới, bao gồm ngoại trưởng của 8 quốc gia tham dự ký kết trong Hiệp Định Paris 1973 - Hoa Kỳ, Hung-ga-ri, Indonesia, Anh Quốc, Liên Xô, Canada, Trung Quốc và Bắc Ireland - Hiệp Định Paris chỉ là trò “bịp bợm” với thế giới không có giá trị, khi ông khẳng định trong diễn văn: “Hiệp định Paris còn góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ khi toàn quân, toàn dân ta tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử“đánh cho nguỵ nhào”...” 
Qua lời phát biểu của ông bộ trưởng này, đồng bào ta đánh giá nhân cách và liêm sỉ của ông ta có chuẩn mực là người không? 
Một chính phủ VNCH miền Nam tự do dân chủ phổ quát đồng đẳng cùng với 187 quốc gia đa nguyên trong liên Hiệp Quốc thì ông ta gọi là “Ngụy” trong khi cái “đảng” CS và chế độ CNXH mà ông Bình Minh đang tôn thờ nó chỉ là thiểu số lẻ loi lại bị nhân loại nguyền rủa phỉ nhổ như là một thứ chủ nghĩa tội ác, không có thật trên cõi đời này thì ông cho nó “không phải là Ngụy”? Không biết cái “chất bả đậu” trong não trạng của ông nó có bình thường? 
Ông bộ trưởng Bình Minh còn “tấu hài” rất vui: “Đây cũng là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bạn bè quốc tế trước hết là nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè quốc tế không chỉ là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhân dân ta mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao thế và lực của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ...” 
Xin lỗi ông Bình Minh! Hãy mở mắt to ra mà nhìn. Toàn dân Nga và Đông Âu, có nơi, như 14 nước (SNG) còn cấm cả hình ảnh búa liềm và ngôi sao 5 cánh xuất hiện trở lại trong đời sống xã hội thì họ không còn dám nhận là niềm cổ vũ cho một quốc gia cộng sản như CSVN nữa đâu ông đừng có mơ ngủ mà chém gió vung vít. Còn “xâm lược Mỹ” thì nó đã về nước từ năm 1973 có còn thằng nào đâu? Chỉ có “đảng ta” kháng chiến chống nhân dân ta, rồi “đại thắng” trên 5 triệu xác đồng bào ta thôi ông ạ! 
Mở miệng ra là “chống Mỹ xâm lược” nhưng Hàn Quốc, Nhật Bản nơi có hàng trăm ngàn quân Mỹ “xâm lược” đang ăn ngủ tại đó mà không thấy người dân nào nước họ “chống xâm lược” trong khi CHXH/CN/Việt Nam thì “trai thanh gái lịch” giai cấp công nhân ưu tú của “đảng ta” cứ xếp hàng rồng rắn lạy lục xin qua 2 nước đó để làm “osin, vợ hờ, bán sức lao động”. Hàn Quốc thì kinh tế, tài chính, kỹ thuật quân sự quốc phòng giàu mạnh gấp trăm lần CHXHCNVN dù đất nước họ cũng chia cắt như VN nhưng nó “đếch cần” tới Thống Nhất hay Hiệp Định gì ráo! Ông Bộ Trưởng Bình Minh thử giải thích hiện tượng này xem nó ra sao? 
Cuối cùng thì như “con vẹt” lập lại y hệt cái băng casseter: 
“Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, tuyệt đối tin tưởng vào con đường cách mạng mà đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, vững vàng bản lĩnh chính trị, kiên định đường lối đối ngoại "độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ"; nỗ lực quên mình vì lợi ích quốc gia dân tộc vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.” 
Sau 67 năm, CHXHCN/VN là quốc gia có số dân nghèo nhiều gần đứng đầu Asean, chỉ sau Campuchia mà ông Bình Minh khuyên đồng bào ta “tuyệt đối tin tưởng vào con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn! Thêm 33 năm nữa cho tròn một thế kỷ, để đạt được thành tích CHXHCNVN là quốc gia có người dân xuất khẩu đi “làm vợ hờ và ở đợ” cho thiên hạ, hàng đầu khu vực Asean? 
“Kiên định đường lối đối ngoại "độc lập tự chủ”! - dù ngoại bang có xâm lược đất trời biên giới, biển đảo quê nhà, thì cũng một lòng nghe lời đảng mà “Đại Hội toàn dân nhớ ơn nó” không được biểu tình phản đối? 
“... nỗ lực quên mình vì lợi ích quốc gia dân tộc vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.” - cho dù Liên Xô, Đông Âu và 90% các nước CS/XHCN trên thế giới đã bỏ CNXH chạy lấy người và trên thế giới cũng chưa thấy có một nước nào thành công với CS/CNXH!? 
Tóm lại, gần cuối năm âm lịch, không biết “đảng ta” có còn ai nữa không, nhưng đây là bài diễn văn có hàm lượng chất xám “bả đậu” khoác lác, chém gió đáng để dành gửi cho Táo Quân mang về trời làm tư liệu kiến nghị với Ngọc Hoàng Thượng Đế “giũ sổ” cái ông Bộ trưởng ngoại giao ăn lương của nhân dân nhưng một lòng cúc cung thờ đảng này.

jeudi 24 janvier 2013

Philippines chuẩn bị gì cho vụ kiện với Trung Quốc?


Thứ Năm, 24/01/2013 13:16

(NLĐO) - Trong thông báo chính thức giải thích về quyết định đưa tranh chấp tại biển Đông với Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc ngày 23-1, Bộ Ngoại giao Philippines đã liệt kê 27 câu hỏi kèm theo trả lời, cho thấy sự chuẩn bị tỉ mỉ của nước này.


Bên cạnh việc phân tích cụ thể quyết định kiện Trung Quốc, thông cáo còn kêu gọi người dân Philippines thể hiện tình thần yêu nước và hậu thuẫn cho quyết định của chính phủ.
"Nếu ai đó tự tiện xông vào nhà bạn và tìm cách lấy đi tài sản của bạn một cách bất hợp pháp, liệu bạn có để yên cho kẻ xâm nhập không? Hành động của chúng ta là nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia và vùng biển của mình" - thông cáo viết.
Tiếp đó, thông cáo đưa ra lời kêu gọi: "Mọi người dân Philippines nên đứng đằng sau tổng thống để bảo vệ những gì là của chúng ta. Tất cả chúng ta nên đoàn kết trước toàn thế giới để biểu thị vai trò lãnh đạo toàn diện của tổng thống về vấn đề này”.

Người dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 5-2012. Ảnh: Reuters
 
Dưới đây là trích lược những câu hỏi và trả lời do Bộ Ngoại giao Philippines ban hành:
1. Vì sao phải đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài?
Đường 9 đoạn của Trung Quốc bao gồm toàn bộ biển Tây Philippines (cách Philippines gọi biển Đông). Chúng ta phải kiện tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp này để bảo vệ lãnh thổ và vùng biển quốc gia.
2. Tại sao phải làm điều này bây giờ?     
Sau khi thử hết mọi khả năng ngoại giao và chính trị, bây giờ là thời điểm chúng ta phải hành động. Nếu không, chúng ta sẽ thua cuộc.
(...)    
4. Chúng ta mong đợi gì từ vụ kiện?
Chúng ta hy vọng tòa sẽ ra phán quyết theo luật quốc tế, trong đó yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta trên biển Tây Philippines và ngừng các hành động bất hợp pháp vi phạm quyền lợi của chúng ta.
(...)
7. Bên nào khởi kiện và kiện ra tòa án nào?
Philippines khởi kiện chống lại Trung Quốc. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các bên được lựa chọn đưa đơn ra một trong 4 tòa án: Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Quốc tế về luật biển (ITLOS), Tòa án Trọng tài và Tòa án Trọng tài đặc biệt. Philippines đã chọn Tòa án Trọng tài.
(...)    
9. Liệu chúng ta có thắng kiện?
Chúng ta rất tin tưởng về chứng lý theo luật quốc tế. Tuy nhiên, mỗi vụ kiện đều có nhiều yếu tố khác tác động. Điều quan trọng hơn là chúng ta có thể khởi kiện Trung Quốc để bảo vệ lợi ích quốc gia trước một tòa án quốc tế độc lập.     
10. Ê kíp pháp lý của Philippines gồm những ai?
Tổng chưởng lý Francis H. Jardeleza là đại diện pháp lý của Philippines trong vụ kiện này. Luật sư Paul Reichler của công ty luật Foley and Hoag (trụ sở tại Washington - Mỹ) sẽ dẫn đầu nhóm luật sư nguyên đơn.    
11. Tại sao các nước khác không kiện Trung Quốc?
Philippines hành động dựa trên lợi ích quốc gia và không phụ thuộc vào quyết định của các quốc gia khác.     
12. Chuyện gì xảy ra nếu Trung Quốc từ chối can dự?
Philippines sẽ theo đuổi tiến trình vụ kiện theo Phụ lục VII của UNCLOS. Phụ lục này là hướng dẫn dành cho các vụ kiện bắt buộc.     
13. Bước tiếp theo của Philippines là gì? 
Philippines đang chuẩn bị cho sự thành lập hội đồng trọng tài gồm 5 thành viên.
(...)     
15. Quan hệ kinh tế Philippines - Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Sự phân xử mang tính thân thiện và hòa bình nên chúng tôi hy vọng sẽ không có ảnh hưởng bất lợi đối với quan hệ thương mại với Trung Quốc.  
Chúng tôi luôn cố gắng cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng không thể đánh đổi bằng chủ quyền quốc gia. 
16. Những ảnh hưởng đối với ngành du lịch là gì?
Philippines và Trung Quốc có sự tiếp xúc sâu rộng giữa người dân hai nước. Chúng tôi trông đợi củng cố điều này bằng chương trình du lịch hiệu quả.    
17. Chuyện gì sẽ xảy ra đối với các lao động của Philippines ở nước ngoài có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện?
Chính phủ Philippines sẽ đảm bảo an ninh cho các lao động ở nước ngoài.
(...)     
20. Hành động này có dẫn đến xung đột quân sự?
Trung Quốc là bạn tốt. Sự phân xử là một tiến trình hòa bình để giải quyết tranh chấp giữa những người bạn.    
22. Hành động này có ảnh hưởng ASEAN không?    
Chúng ta trông mong ASEAN sẽ hỗ trợ chúng ta tìm ra giải pháp hòa bình và lâu bền cho tranh chấp này. Philippines phải bảo vệ lợi ích quốc gia để qua đó tăng cường sự tôn trọng đối với các đối tác quốc tế đã ủng hộ chúng ta.    
23. Đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) sẽ tiếp tục?     
Philippines sẽ tiếp tục hợp tác với ASEAN và Trung Quốc để xây dựng COC và triển khai DOC.     
24. Vì sao chúng ta không thể cùng phát triển với Trung Quốc?
Cùng phát triển, theo mô hình của Trung Quốc, là sự vi phạm đối với Hiến pháp Philippinea. Cùng phát triển phải phù hợp với luật pháp Philippines.    
25. Vụ kiện sẽ có giá như thế nào đối với người dân Philippines?
Không thể định giá cho những nỗ lực của người dân và chính phủ Philippines để bảo vệ tài sản, lãnh thổ, lợi ích và danh dự quốc gia.
(...)

Hải Ngọc (Theo GMA News, Rappler, Bộ Ngoại giao Philippines)
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Việt Nam khi mô đây?




Nguyễn Quang Lập (Blog Quê Choa)Chủ tịch Trương Tấn Sang đã khẳng định: “Trước hết, với tư cách là người có trọng trách trong Đảng và là người đứng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tôi xin khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo”. Ok. Vậy thì tại sao không đưa Hoàng Sa và Biển Đông TQ ra tòa án quốc tế, thưa Trương Chủ tịch?...



*



Rứa là Philippines đưa tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án LHQ ( tại đây): Ngoại trưởng Philippines hôm nay cho biết, nước ông đã đưa Trung Quốc lên tòa án Liên hợp quốc, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của nước này đối với gần như toàn bộ Biển Đông. “Philippines sẽ dùng gần như mọi cách thức chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc theo phương thức đàm phán hòa bình… chúng tôi hi vọng rằng các tiến trình của tòa án sẽ đem vấn đề tranh chấp này tới một giải pháp lâu dài”, Ngoại trưởng Del Rosario cho biết trong cuộc họp báo. 



Philippines đã nói là làm. Khi mà không thể tranh cãi với nhau được thì cách tốt nhất nên đưa ra LHQ, nhờ LHQ làm trọng tài. Đó là một cách đắc lợi để chúng ta bảo vệ chủ quyền bằng phương pháp hòa bình. 



Câu hỏi đặt ra là khi mô Việt Nam mới đưa Hoàng Sa và Biển Đông ra tòa án quốc tế? 



Nhà nước cũng thừa biết đàm phán song phương chỉ là cách cho sói gửi chân, nó vừa đàm vừa nịnh, vừa đàm vừa dọa nạt, dọa nạt xong rồi cho kẹo, vừa đàm vừa bảo gác tranh chấp cùng khai thác, trước sau gì Trường Sa và Biển đông cũng mất trắng vào tay con sói hung dữ và thâm độc có tên là TQ. Mình tin Nhà nước ta không đến nỗi quá ngu để chấp nhận đàm phán song phương, nếu như thực sự muốn bảo vệ chủ quyền Đất nước. 



Đây là thời điểm thích hợp để VN hưởng ứng với Philippines, và vận động cả Brunei, Malaysia nữa, đưa "Cái lưỡi bò" TQ ra LHQ mới tạo được sức mạnh tổng hợp nhằm chống lại âm mưu bá quyền Biển Đông của TQ. Không làm lúc này thì khi mô làm? 



Nếu Nhà nước không làm phải giải thích rõ cho dân chúng biết lý do. Có phải vì bảo vệ chế độ mà chúng ta phải hy sinh Hoàng Sa và Biển Đông hay không, hay vì một lý do nào khác? Có người bảo ta bây giờ há miệng mắc quai, cái “quai” đó là gì vậy ta? Nếu cái quai đó là “16 chữ vàng”, “đồng chí 4 tốt” thì vứt lẹ đi, cái quai đó không bằng dân đâu. Có dân là có tất cả, chớ có lo. 



Chủ tịch Trương Tấn Sang đã khẳng định: “Trước hết, với tư cách là người có trọng trách trong Đảng và là người đứng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tôi xin khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo”. Ok. Vậy thì tại sao không đưa Hoàng Sa và Biển Đông TQ ra tòa án quốc tế, thưa Trương Chủ tịch? 



Miệng thì nói phải bảo vệ chủ quyền bằng phương pháp hòa bình, khi có cách bảo vệ chủ quyền bằng phương pháp hòa bình hay rứa lại không làm. Thật lạ quá. 





*