dimanche 30 décembre 2012

Bị lừa



Revolution fist.jpg
Không thể để đất nước điêu tàn và cuộc sống của anh chị em ta mãi mãi tăm tối. Anh chị em ta hãy đoàn kết một lòng, rầm rộ xuống đường để phản đối chính sách bóc lột thậm tệ của chế độ tư bản đỏ. Kiên quyết đấu tranh đòi cho bằng được quyền lợi chinh đáng như tiền lương đúng với sức lao động và các tiêu chuẩn an sinh khác…Kiên quyết đòi cho được quyền thành lập công đoàn độc lập để đứng ra bảo vệ mọi người khi quyền lợi của anh chị em bị giới chủ xâm phạm.
 Điều cấp bách nhất hiện nay là anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị em.


Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!


150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.

Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.

Nhìn lại sau hơn nữa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra :

_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?

                  

_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp ?

_ Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ?

            

_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?

Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?

               
                
_ Tại sao đàn ông ?của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?

_ Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
                    
             
             
_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường , phải đi làm công cho các nước tư bản?

_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?

Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xả hội phi nhân tính . Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghỉa.

Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.

Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản.Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.

Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại .

Hiện tượng “Mửa ra rồi nuốt lại”này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương.

Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất.

Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.

Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và “nhai lại” suy nghĩ của kẻ khác.

Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối , những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều… Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.

Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành “phương hướng hành động” chung cho tất cả mọi người.

Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống… Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.

Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia , bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang , vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian.

Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp “vô sản” âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.

Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rủ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi mòng giửa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.

Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo.

Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột” thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ; đảng nói ” một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản” thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.
Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là… còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !
Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình . Đảng sẻ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chấp vá một cách trơ trẻn.
Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa.

Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà kết luận: “Tất cả đều là lừa bịp!”

Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ …

đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại.

Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ :

“Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !

Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!”

Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ?

Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy ?

Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chổ cho cái xấu?
Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai !

Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.

Châu Hiển Lý – Bộ đội tập kết 1954

Người phụ nữ biểu tình


trước 

Đại sứ quán Trung Quốc

 năm 2007 là ai?

.


Xem chùm ảnh biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tháng 12/2007, ấn tượng nhất đối với tôi là hình ảnh người phụ nữ giơ nắm tay chĩa thẳng vào tòa đại sứ. Nhìn cũng biết là thái độ chị rất quyết liệt, đầy căm phẫn và hô rất to.

Tôi cứ băn khoăn mãi về người phụ nữ ấy, không biết chị là ai. Hẳn có nhiều người cùng chung câu hỏi với tôi.

Tình cờ tối hôm qua, 11/11, tôi được gặp người phụ nữ ấy, trong tiệc tổ chức liên hoan đón Bùi Thị Minh Hằng.


Tình cờ hơn, chị chính là Trần Thị Hài, dân oan mất đất, bị tòa án tỉnh Bình Dương kết án 9 tháng tù giam về tội “gây rối trật tự công cộng” hôm 28/9/2012. Nhưng xem ảnh chị trước sứ quán TQ, lúc ấy là sự căm hờn kẻ thù xâm lược, chứ không phải là lòng căm thù những kẻ lấy đất của chị. Hai thứ cảm xúc đó không mâu thuẫn.

Chuyện chị Hài thì tôi không lạ, chỉ không biết chị chính là người phụ nữ trong ảnh biểu tình dạo nọ.

Chị đến sau, mọi người sắp xếp cho chị ngồi giữa tôi và Minh Hằng. Chị bảo chị bị cướp đất, đi kiện đã nhiều năm nhưng họ không giải quyết mà lại kết án chị 9 tháng tù giam.

Nói chuyện với chị, có những chuyện khôi hài đến mức khó tin. Tôi bảo: Tôi hỏi thật chị nhá, việc tụt quần là do chị tự tụt hay thế nào?

Chị bảo tôi hơn 60 tuổi rồi, đời nào tôi lại làm thế. Hôm đó tôi bị rất đông người bắt đi, chừng hơn chục đứa. Tôi tối tăm mặt mũi lại, chẳng biết bị đau những đâu, giằng co với chúng nó, cố giành lại những cái băng rôn. Rồi có đứa nó giẫm vào quần tôi, quần tôi tụt xuống, tôi mặc quần chun mà. Tôi cúi xuống định kéo quần lên thì nó đã đi đâu mất. Không có quần, sau đó tôi cứ mặc quần xà lỏn đi kiện và đi … đòi quần.

Lại hỏi chị, tại sao họ xử chị 9 tháng tù hôm 28/9 mà bây giờ chị vẫn ở ngoài, lại còn ra Hà Nội được?

Chị nói họ xử nhưng có chứng cứ gì đâu. Bảo tôi có 5 cái biên bản gây rối trật tự công cộng, tôi có biết đâu. Họ chỉ giao cho tôi 1 cái, 1 cái đưa cho chồng tôi. Còn 3 cái kia tôi không hề biết. Không đủ chứng cứ, họ cứ tuyên án bừa rồi trốn luôn chỉ còn trơ lại thư ký.

Họ bảo tôi về làm kháng cáo thi tôi làm kháng cáo. 

 Câu chuyện rất dài nên tôi không kể hết ra ở đây.

Chuyện về chị, ta chỉ cần gõ từ khóa Trần Thị Hài là ra nhiều kết quả, có mấy đường link sau:




v.v…

12/11/2012

NTT
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2012/11/12/nguoi-phu-nu-bieu-tinh-truoc-dai-su-quan-trung-quoc-nam-2007-la-ai/

 ++++++++++++++++++++++++++++++++++
Trong phiên tòa hôm 28/12/2012, bà Hài ngồi giữa 2 nữ công an, vẻ mặt bà rất buồn, nhưng bà tươi cười rạng rỡ ngay khi nhìn thấy những người dân oan đến dự phiên tòa để ủng hộ mình. Bà liền giơ đôi tay đã bị còng lên và hô to 3 lần: "Kiên cường! Kiên cường! Kiên cường! 9 tháng tù như một giấc ngủ trưa. Sau giấc ngủ này ta lại đi đấu tranh tiếp !"

Nguồn tin của chúng tôi đánh giá tính bà Hài rất thẳng thắn, bà mắng bọn tham nhũng rất hay, tuyệt nhiên không có lấy một từ khiếm nhã do thiếu kiềm chế và bà luôn dựa theo luật pháp để hùng hồn mắng lũ sâu mọt.



Đọc “Bên Thắng Cuộc” hay Quá Trình Phá Hoại Kinh Tế Miền Nam- Đinh Xuân Quân 

Quyển sách 'Bên Thắng Cuộc' của Huy Đức đã, đang và sẽ tạo nhiều tranh luận cho người đọc trong và ngoài nước. Hiện nay quyển sách này mới chỉ có thể mua trên Amazon (phiên bản tin học). Cuốn 1, có tên là Giải Phóng, gồm 2 phần và 11 chương:


Phần I: 
Chương 1: Ba Mươi Tháng Tư - Miền Nam - Đi từ bưng biền - Xuân Lộc - Tướng Big Minh - Trại Davis - Nguyễn Hữu Hạnh - Sài Gòn trong vòng vây  - Xe tăng 390 - Đầu hàng - Tuẫn tiết; Chương 2: Cải tạo  Những ngày đầu  “Ngụy Quyền” - “Ngụy Quân”  - “Đoàn tụ”  - “Phản động”  - Tù và cải tạo - “Thăm Nuôi” - “Học Tập”; Chương 3: Đánh tư sản  “Chiến dịch X-2” - Đổi tiền - “Gian thương” - “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” Hai gia đình tư sản - Kinh tế mới; Chương 4: Nạn Kiều  Đội quân thứ năm  Hiệp định Geneva  “Chổi ngắn không quét xa” - Hoàng Sa - Sợ “con ngựa thành Troy” - “Nạn Kiều”  “Phương án II” - “Ban 69” - Vụ Cát Lái; Chương 5: Chiến tranh - Biên giới Tây Nam - Pol Pot - Đi dây - Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ - “Kẻ Thù Lịch Sử” - Thất bại trong tấn công ngăn chặn (Pre-emptive War)  “Nhất Biên Đảo” - “Áo lính lại khoác vào ngay”; Chương 6: Vượt biên - “Vượt biên” - Từ “trí thức yêu nước” - Đến “thường dân” - Trước khi tới biển - Đường tới các trại tị nạn - Chương 7: “Giải Phóng” - Sài Gòn thay đổi - Kinh tế mới  Đốt sách - Cạo râu - “Cách mạng là đảo lộn” - Lòng người - Những người được sinh ra không đúng cửa - “Cánh cửa” Thanh niên Xung phong - “Nổi loạn” - “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở” -

Phần II: Thời Lê Duẩn  
Chương 8: Thống nhất  Nước Việt Nam là một - “Bắc hóa” - Chủ nghĩa xã hội - “Con đường của Bác” - “Mỗi người làm việc bằng hai” - Lê Duẩn và mối tình miền Nam - Chấp chính và chuyên chính - Chương 9: Xé Rào - Bế tắc - Mậu dịch quốc doanh - Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng - Tháo gỡ - Nghị quyết Trung ương 6 - Bù giá vào lương - Cắm cờ xé rào - Khoán chui - Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn - “Ai thắng ai” - Chương 10: Đổi mới - Hội nghị Đà Lạt - Nhóm giúp việc mới - Người của những khúc quanh lịch sử - Từ chính sách Kinh Tế Mới - Đến chọc thủng thành trì bao cấp  Giá-Lương-Tiền - Nã pháo vào bộ tổng - Khép lại trang sử Lê Duẩn - Vai trò của Mikhail Gorbachev  Tuyên ngôn đổi mới - Bàn tay Lê Đức Thọ - Phút 89 - Chương 11: Campuchia - “Pot ở đầu phum ta cuối phum”  “Xuất khẩu cách mạng” - Tư tưởng nước lớn - Bị cô lập - Phương Bắc - Hội nghị Thành Đô  - Campuchia thời hậu Việt Nam.

*

Đã có nhiều nhận xét về cuốn “Bên Thắng Cuộc” về phần chính trị, về những sai lầm trong nội dung, và chúng ta đã nghe một số chỉ trích, chê bai. Riêng đối với người viết này thì ta cần biết lịch sử cận đại VN qua nhiều phía kể cả về phần kinh tế. Muốn tranh đấu ta phải hiểu đối thủ và do đó phải tìm hiểu và phân tích những thành công và thất bại của họ ở chỗ nào?

Người ta nói lịch sử thường được viết theo những người thắng cuộc nhưng từ 1975 đến nay đã bao nhiêu tài liệu được giải mật và nay cuộc chiến tại VN được đánh giá qua nhiều khía cạnh mới. Người ta nói có sách, mách có chứng nhưng với điều kiện là sách viết đúng, không tuyên truyền. “Bên Thắng Cuộc” đã mang một ánh sáng mới cho những trang sử cận đại Việt Nam khi tác giả đã cố gắng có cái nhìn cân bằng – trung thực mặc dù thiếu phân tích.

Dưới khía cạnh kinh tế ta có thể xem cuốn sách như một nguồn tài liệu và có ghi lại nhiều điều hữu ích cho sự nghiên cứu lịch sử hay tài liệu tra cứu.  Nó cho thấy là chính các chính sách kinh tế ngây thơ “của một nền kinh tế tập trung bao cấp” đã phá kinh tế miền Nam. Và sự yếu kém về kinh tế vẫn tiếp tục đến ngày nay vì “tư duy” trên nền tảng kinh tế chỉ huy với não trạng rất hẹp hòi của giới lãnh đạo.

Cuốn sách được viết bằng giọng rất bình thản, khách quan, khác hẳn ký ức của nhiều người đã trải qua những tình huống cay đắng của bên thua trận, trong đó có người đang viết những dòng này. Những chính sách sau ngày 30/4/75 của những “đỉnh cao trí tuệ của Bộ Chính Trị” đã thực thi tại miền Nam, đã lộ rõ trong quyển sách này. Nó cho thấy những suy nghĩ thô sơ, hiểu biết quá lạc hậu về các vấn đề quản trị một đất nước, nhất là về quản lý kinh tế.

Thật vậy quyển sách có trên 3 chương (chương 3, 9 và 10) nói về kinh tế mà ta có thể gọi là “quy trình phá hoại kinh tế miền Nam” qua việc áp đặt một cách máy móc guồng máy “tập trung bao cấp” vào kinh tế. Chương 3 kể lại quy trình phá hoại kinh tế VN bởi tập thể Bộ Chính Trị qua việc cải tạo kinh tế. “Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.

Các “Chiến dịch X-2” ngày 10-9-1975, việc “Đổi tiền” ngày 22 và 23-9-75, khi đồng tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới được coi là “chiến dịch” còn gọi là “X-3” trong đó mỗi hộ gia đình được đổi tối đa 100.000 đồng tiền với 500 đồng tiền VNCH ăn một đồng tiền mới Ngân hàng [nói theo kinh tế thì đây là một cuộc đổi tiền bóc lột].  Ngày 3-9-1975, Ngân hàng tuyên bố “Công khố phiếu (miền Nam) không còn giá trị”, [Chính quyền giải thích: “Các loại công khố phiếu dù của các ngân hàng hay của tư nhân là những giấy nợ của Nguyễn Văn Thiệu vay để thêm ngân sách cho guồng máy chiến tranh, nay Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ đã mang tiền của tháo chạy, Chánh quyền Cách mạng hiện đang quản lý tài sản của toàn dân]

Các chiến dịch “Đánh tư sản” - “Chiến dịch X-2”, việc đổi tiền (X-3), việc đánh “Gian thương” hay việc “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh.” Tác giả kể lại một cách bình thản một số sự kiện đã đưa đến sự phá hoại kinh tế miền Nam qua việc áp đặt các chính sách “XHCN” được áp dụng một cách ngây thơ – nếu không nói là mù quáng trong vấn đề cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam.

Chương 9 kể lại quy trình tìm mò các giải pháp kinh tế do những bế tắc của kinh tế tập trung bao cấp của VN qua việc “Xé Rào.” Chỉ mấy năm sau 1975, những người như ông Võ Văn Kiệt nhận ra là các chính sách cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” cho kinh tế thất bại và họ đã phải tìm cách “xé rào” để giải quyết các bế tắc của kinh tế VN. “Bên ngoài thì giặc dã, bên trong thì bức bối, đói kém, không khí càng trở nên ngột ngạt, nhất là từ giữa năm 1978. Lượng người bỏ nước ra đi càng lúc càng tăng, cỗ xe như đang lao xuống dốc mà không ai nhìn thấy chân phanh ở đâu…” Các bế tắc kinh tế do mậu dịch quốc doanh - Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng và cách nào VN đã cố tháo gỡ các khó khăn kinh tế do việc áp dụng hệ thống “bao cấp” tại VN. [Ông Kiệt không phải chờ quá lâu để chứng kiến những gì mà chủ nghĩa xã hội mang lại cho Sài Gòn. Đại hội Đảng lần thứ IV đề ra mục tiêu: “Năm 1980 đạt ít nhất hai mươi mốt triệu tấn lương thực quy thóc, một triệu tấn thịt hơi các loại”.] Trên thực tế là, tại vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, sau khi “cưỡng bức tập thể hóa”, sau khi máy cày, máy kéo của tư nhân bị đưa vào hợp tác xã, tập đoàn đã trở nên tàn phế, mặc kệ các chỉ tiêu Đại hội, sản lượng lương thực, thực phẩm giảm mạnh. [Nhưng gạo lại để ẩm mốc ở Long An trong khi dân Sài Gòn vẫn đói.] Quyển sách nói đến “Nghị quyết Trung ương 6” hay việc nhận ra nguyên nhân đất nước khó khăn là vì "những khuyết điểm chủ quan” và chủ trương xóa bỏ ngay những chính sách chế độ bất hợp lý, gây trở ngại cho sản xuất, khuyến khích việc phát triển sản xuất, … Chương này cũng nói về vấn đề xé rào và khoán chui và hai lần đổi tiền năm 1985. Quyển sách cũng nhắc lời của KS Dương Kính Nhưỡng (cựu Bộ trưởng của VNCH) một cách rất chí lý: cần phải có luật lệ mới quản lý được một đất nước.

Hậu quả các chính sách kinh tế “tập trung bao cấp” là “Cuộc sống của những người dân ở hậu phương cũng trăm bề khó khăn: Cây đinh phải đăng ký / Trái bí cũng sắp hàng / Khoai lang cần tem phiếu / Thuốc điếu phải mua bông / Lấy chồng phải cai đẻ / Bán lẻ chạy công an / Lang thang đi cải tạo / Hết gạo ăn bo bo / Học trò không có tập...” Nhờ tình trạng này cho nên chương 10 nói về Đổi mới - Hội nghị Đà Lạt - Nhóm giúp việc mới - Người của những khúc quanh lịch sử Từ chính sách Kinh Tế Mới - Đến chọc thủng thành trì bao cấp Giá-Lương-Tiền - Nã pháo vào bộ tổng - Khép lại trang sử Lê Duẩn - Vai trò của Mikhail Gorbachev - Tuyên ngôn đổi mới - Bàn tay Lê Đức Thọ - Phút 89. Đây là quy trình tìm cách giải quyết các khó khăn của kinh tế VN.

Tác giả này trong bài (1) được viện ISEAS của đại học Singapore xuất bản đã chứng minh là đến 1972, không ai của “nhóm đỉnh cao trí tuệ” của BCT tại VN có một mảnh bằng bằng Đại Học.  Hậu quả của việc quản lý yếu kém của lãnh đạo có “Mác xít nhưng trình độ quá thấp” [đỏ hơn chuyên] là những tai hại mang đến cho đất nước VN.

Một điểm đáng lưu ý là tác giả Huy Đức đã dùng chữ Tuẫn Tiết để chỉ cái chết của các tướng lãnh miền Nam như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh, những người đã tự kết liễu đời mình vào thời điểm miền Nam sụp đổ. Theo tác giả thì nhiều quân nhân VNCH vô danh đã tìm đến cái chết trong danh dự những ngày sau đó.

Tác giả cũng đã trích dẫn huyền thọai về Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Năm do Hoàng Tùng dàn dựng. Chương Nạn kiều trong sách làm sáng tỏ việc tổ chức cho người Hoa vượt biên để gom vàng của nhà nước.  Phương án II cũng giúp chúng ta thấy bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra, trong sách ghi lại: “Người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản”.

Quyển sách cho thấy Đảng Cộng Sản là một tổ chức vô cùng tàn bạo mà lại rất yếu kém về chuyên môn. Người cộng sản VN mang bộ mặt đạo đức giả, mị dân, nhưng cũng có nhiều người cố gắng tìm giải pháp khi bế tắc.

Quyển sách này giúp hai phe (thắng và thua, nói tóm là dân VN) tái khẳng định sự thật qua những việc gì đã xẩy ra từ 1975 đến nay. Vì mù quáng hay ngây thơ theo một chủ nghĩa mà VN đã phải trải qua bao vấn nạn – bao khó khăn, hoàn toàn phá kinh tế miền Nam chỉ vì … “quá ngu xuẩn vì duy ý chí.”

Cái tên sách "Bên Thắng Cuộc" có lẽ cũng nói lên cái thâm ý của tác giả Huy Đức, là không coi sự thắng trận của miền Bắc là một cái gì quá vĩ đại và tuyệt đối. Hai chữ "thắng cuộc" cho người đọc cái cảm giác đó chỉ là một cái gì ở tầm cỡ nhỏ, tạm thời, trong khi dòng chảy phong  phú và đa dạng của lịch sử ngày càng cho thấy cái chính nghĩa lại thuộc bên thua cuộc là miền Nam. Nhân quyền, tự do về tư tưởng, tín ngưỡng, ngôn luận, cư trú và về kinh tế v.v... là những đặc điểm vốn đã là nền tảng cho chế độ miền Nam, ngày càng là các đòi hỏi bức thiết của mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam hiện tại, sau gần 40 năm chế độ cộng sản được áp đặt cho cả nước, nhất là hiện tượng phụ thuộc vào Trung Cộng ngày càng rõ rệt, và việc "đảng đàn anh" đương nhiên coi Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.

Vào thời điểm này ai thắng ai thua không còn là điều quan trọng, mà việc tái khẳng định sự thật lịch sử, để từ đó sửa chữa các sai lầm và đưa đất nước đến độc lập, thịnh vượng và dân chủ mới là điều đáng quan tâm nhất cho tất cả người dân Việt Nam. Quyển sách này chính là bước đầu giúp việc đánh giá lại “giấc mơ XHCN” mà tác giả cho thấy đã mang bao tai họa cho dân VN. Người viết bài này cũng đã sống tại Việt Nam giai đoạn sau 1975, từ tù cải tạo đến việc bị phân biệt đối xử bị coi là loại công dân hạng hai, cho đến khi vượt biển tìm được tự do; và sau đó còn có dịp về làm việc tại Việt Nam trong chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhằm giúp cải tổ hành chánh và kinh tế. Với các kinh nghiệm đã trải qua, người viết đánh giá là ngoài vài sai lầm nhỏ, quyển sách này đã cố nói lên được nhiều sự thật. Nó cần phải được đọc nhiều lần một cách cẩn thận, để hiểu được những gửi gắm của tác giả, trong khi chờ đọc nốt cuốn thứ hai của Huy Đức.


Ts. Đinh Xuân Quân

1. The Political Economy of the Vietnamese Transformation Process, Contemporary South East Asia, Volume 22, Number 2, Institute of South East Asia Studies, August 2000.

Cùng nắm tay bước qua sự sợ hãi



Minh Việt (Danlambao) - Nếu bạn ở Việt Nam, đang vượt tường lửa để đọc những dòng này, chính là bạn đang thực hiện hành vi phản kháng bất bạo động. 



Nếu bạn ở Việt Nam, đang giới thiệu với bạn bè và người thân những thông tin mà chỉ có báo ”lề Dân” đăng, và giúp nhau vào các trang bị tường lửa ngăn cản như vầy, bạn đang phản kháng bất bạo động. 



Nếu bạn ở Việt Nam, đang lên tiếng thông qua những bài viết, những trang blog, những kiến nghị, những tuyên bố, chống lại những áp bức, bất công, nêu lên những giả dối, đưa ra những phản biện chống lại những chính sách, hành vi không đúng của những nhân viên, quan chức chính phủ, một cách hòa bình nhưng mạnh mẽ và dứt khoát, bạn đang phản kháng bất bạo động.



Còn rất nhiều những ví dụ khác. 



Phản kháng bất bạo động được diễn dịch đơn giản là những hành động một cách phi bạo lực nhằm xóa bỏ những bất công trong xã hội (chứ không phải để tiêu diệt hay đàn áp những cá nhân, cho dù đó là người thi hành). 



Và do đó, những hành vi phi bạo lực của những cá nhân giúp chống lại những những cấm đoán phi lý của chính quyền được xem là những phản kháng bất bạo lực. 



Chúng ta đã và đang (dù đôi khi một cách vô tình) thực hiện những phản kháng bất bạo động này và chúng ta đã và đang chiến thắng. 



Kể từ khi đảng cộng sản cưỡng chiếm miền Nam và cai trị toàn thể đất nước Việt Nam, những phản kháng bất bạo động đã được thực hiện liên tục và từng bước đẩy chính quyền vào thế nhượng bộ, và cuối cùng phải chấp nhận. 



Về mặt kinh tế, sự áp đặt đường lối kinh tế tập trung ngặt nghèo đã đem đất nước đến bờ vực thẳm. Trong suốt thời gian này, những phản kháng bất bạo động thể hiện qua những khoán chui, những hành động buôn lậu, những kiến nghị đổi mới. Những áp lực đã khiến đảng cộng sản nhượng bộ và chấp nhận đường lối kinh tế thị trường, nhưng vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò nòng cốt của các công ty nhà nước. Cuộc đấu tranh nhằm đưa nền kinh tế chuyển hẳn về kinh tế thị trường với các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò nòng cốt vẫn đang tiếp diễn. 



Về mặt văn hóa, sau năm 1975, các ca sỹ, nhạc sỹ của miền Nam bị cấm biểu diễn, các nhạc phẩm bị cấm phổ biến. Tuy nhiên, các ca khúc của miền Nam vẫn được phổ biến theo cách này hay cách khác, thông qua những anh bán kem dạo, những băng đĩa chui... Các ca sỹ vẫn đi hát những bản nhạc cũ tại các tụ điểm âm nhạc. ”Sự phá rào” ở đây hay còn gọi là những phản kháng bất bạo động cuối cùng buộc đảng cộng sản chấp nhận sự thật rằng không thể cấm những bản nhạc này, họ buộc phải đồng ý. 



Về mặt chính trị, nếu cách đây 30 năm, những bài viết chống lại chính sách hay chính quyền, tác giả có thể bị ở tù và quy kết cho những tội danh rất nặng. Sự sợ hãi đã bao trùm trong một thời gian rất dài. Ngày nay, sự sợ hãi đang giảm đi, nhường chỗ cho lòng dũng cảm. Số người thể hiện ý kiến nhiều hơn, viết nhiều đề tài nhạy cảm hơn. Tiếng nói của người dân thể hiện qua báo chí cả chính thống và không chính thống ngày càng mạnh mẽ hơn. Điển hình là những áp lực đã khiến quy định phạt xe chính chủ phải ngừng lại ngay lập tức. 



Giờ đây, phong trào phản kháng đang đi những bước quyết liệt tiến tới đang đòi quyền tự do báo chí và tự do biểu tình. Chúng ta đã đi những bước đầu tiên và đang làm chính quyền lúng túng. Chính phủ đang kêu gọi những nhân viên không xem báo ”lề Dân”, nhưng khi chính những nhân viên chính phủ vượt tường lửa để xem báo lề Dân, họ đang thực hiện những phản kháng bất bạo lực chống lại những quy định sai trái của chính phủ. Khi chính phủ ra những quy định nhằm dẹp tan và kiểm soát các báo lề Dân, chúng ta bằng mọi cách duy trì báo lề Dân và cố gắng lên tiếng bảo vệ mọi bất công trong xã hội, chúng ta đang phản kháng bất bạo lực chống lại những quy định sai trái này. 



Một bên là những sai trái: không tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do bầu cử, từng bước một chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện những phản kháng bất bạo động, một cách hòa bình nhưng kiên quyết và mạnh mẽ, nhằm đem lại công bằng cho xã hội. Chúng ta không nhằm tấn công ai, chúng ta chỉ nhằm thay đổi xã hội. 



Chậm nhưng chắc. Sự thật và công lý đang đứng về phía chúng ta.














































samedi 29 décembre 2012

HÃY VẤT NÓ ĐI, KHÔNG AI TIN NỮA : "TỪ ĐẢNG CỘNG SẢN BAN ĐẦU ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN HIỆN NAY"

Bình Minh
27-12-2012 

Còn mấy ngày nữa là Tầu Cộng chính thức kiểm soát một phần vùng biển thuộc hải phận Việt Nam. Ngư dân ta sẽ bị bắt, đánh, cầm tù, cướp hết của cải và ngay cả mạng sống nếu léo hánh đến vùng biển mà xưa nay dân ta vẫn thường đánh cá, bắt tôm.

Đảng CSVN từ Tổng Bí thư cho đến tập đoàn đảng viên cao cấp không hề ẳng hay gâu một tiếng phản đối. Đã vậy chúng còn tổ chức các buổi nói chuyện khuyến khích thái độ khoanh tay ngồi nhìn. Nhìn qua hàng loạt cái đầu luồn, cái lưng cúi, gối cong quì lạy trước kẻ thù cướp nước, những ai còn là con người không khỏi giận dữ, nhíu mày khinh miệt.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, tuyên bố, ông đã làm đúng theo những gì Đảng giao phó. Bởi thế dưới sự chỉ đạo của Đảng CSVN, ông Thủ Tướng và đồng bọn quyết tâm tiêu diệt những tiếng nói phản đối ngoại xâm Trung quốc chiếm đoạt đất đai biển cả VN. Biết bao nhiêu người yêu nước, bao nhiêu nhân tài đất nước - già trẻ gái trai - đang bị đối xử rất tàn ác, đang chết lần mòn trong lao tù: Lệnh Đảng.

Thử hỏi, Đảng CSVN này có xứng đáng để tồn tại hay không ?

Hôm nay 27-12-2012, trang Bauxit VN đăng tải bài "Từ Đảng Cộng sản ban đầu đến Đảng Cộng sản hiện nay" (đính kèm bên dưới) của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, trong đó tác giả đã không ngớt lời ca ngợi ĐCSVN từ thuở ban đầu thành lập cho đến năm 1975. Với nhận định của tác giả, ĐCSVN chỉ thay đổi xấu đi từ những năm sau ngày “thống nhất”.

Theo tác giả: “Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Bác Hồ được dân tin thì sao có thể đánh thắng đế quốc Mỹ hiện đại, giàu mạnh hơn ta gấp nhiều lần, thực hiện được hoàn toàn độc lập thống nhất. Uy tín của Việt Nam rất cao, được thế giới khâm phục”.

Là một người đáng tuổi con cháu cụ Vĩnh, tôi không dám thất lễ với cụ nhưng tôi không thể im lặng, không thể không lên tiếng về những gì cụ Vĩnh viết ra trong bài để nhắn nhủ thế hệ con cháu.

ĐCSVN từ khởi đầu đã không có những mục tiêu cứu nước sáng ngời như thế hệ cha ông đã từng tin tưởng hy sinh và bước theo. Biết bao người đã đánh đổi cả của cải tài sản gia đình hạnh phúc để lên đường cứu nước, và đã nhận được gì ngoài cái phần thưởng "long trời lở đất" quá hãi hùng bi đát: cái phần thưởng trong CCRĐ và hiện tại làm kiếp dân oan mất đất mất nhà, không nơi tạm trú.

Lịch sử đã và đang được truy lục, kỹ thuật tin học đã xoi thủng bức màn sắt bưng bít của xã hội chủ nghĩa và chúng tôi đang mở mắt, mở trí óc, mở tư duy để nhận biết và quả thật rất kinh hoàng bởi tội ác do ĐCSVN gây ra.

Từ khởi đầu:

Ai bán đứng cụ Phan Bội Châu để lấy 10 vạn đồng (5 đồng một con trâu thời ấy) của Pháp?
Ai chỉ điểm cho Pháp bắt bỏ tù các thanh niên Quang Phục Hội khi họ quyết giữ lập trường quốc gia và từ chối gia nhập Đảng CS ? Ai chủ mưu buôn bán cách mạng ?

Và kết quả là “những thanh niên này bị bắt và đưa dần vào tù, khiến phong trào quốc gia ở Việt Nam mất liên lạc với trụ sở ở Quảng Châu. Những người trong nước phái ra liên lạc với bên ngoài cũng hoặc bị cộng sản thu hút, hoặc bị Pháp bắt vào tù. Tình trạng cứ tiếp diễn đến nỗi những sinh viên tốt nghiệp Hoàng Phố mà không chịu theo cộng sản thường không dám về nước và chỉ còn cách là gia nhập quân đội Quốc dân Đảng Tàu. Dần dà phong trào quốc gia mỗi ngày mỗi suy sụp và phong trào cộng sản mỗi ngày một bành trướng.” ( Đào Trinh Nhất, “Một bí mật chưa ai nói ra”. Cải Tạo (Hà Nội), 30 tháng 10 năm 1948; P. J. Honey, North Vietnam)  

Có phải giờ đây lịch sử đang tái diễn ? Hậu duệ đang bước theo con đường của tiền bối ? 
Cũng bắt bớ, cũng tận diệt những người yêu nước để ngày hôm nay dưới sự dẫn dắt chỉ đạo ĐCSVN - máu lệ ngập tràn, nỗi lo sợ nô lệ ám ảnh từng giờ đang trở thành hiện thực. Do đâu ?

Trong quyển "No More Vietnams", Nixon nhận xét "Hồ Chí Minh liên kết với những nhóm quốc gia nhưng bao giờ ông cũng đặt quyền lợi riêng của ông lên hết. Ông liên minh với những người quốc gia chân thực để thực hiện tham vọng của ông. Nếu quyền lợi bên kia va chạm với ông, ông tiêu diệt họ. Năm 1925, ông đã phản bội Phan Bội Châu là một nhà cách mạng danh tiếng của Việt Nam để lấy 100.000 đồng. Các sử gia cộng sản nói rằng Phan Bội Châu bước vào bẫy mà không nói rõ rằng chính Hồ Chí Minh đặt cái bẫy đó để lấy 100.000 đồng. Lúc đó, Hồ Chí Minh biện minh sự phản bội đó với đồng bọn rằng Phan Bội Châu là người quốc gia, không phải là người cộng sản cho nên đó là mối hiểm  họa trong tương lai."

Trong “Ai Bán Đứng Phan Bội Châu ?” tác giả Nguyễn Thiên Thụ dẫn chứng, David Halberstam và J. P. Honey là hai tác giả ngoại quốc, những người rất có thiện cảm với Hồ chí Minh cũng xác nhận việc ‘’bán người’’ trên:

"Việc Hồ chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của con người đó. Sau này ông ta đã chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng bằng cách nêu lên 3 lý do thúc đẩy ông ta làm:

-Một, Phan Bội Châu không phải cộng sản mà là người ‘’quốc gia’’ và có thể sẽ là đối địch với cộng sản trong kế hoạch kiểm soát phong trào kháng chiến chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai. 

-Hai, món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng một cách tối ưu để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam.

– Ba, việc Pháp xử tử Phan Bội Châu sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ mạnh trong nước lúc ấy đang cần có. 

Với ghi nhận đó,  P.J. Honey kết luận: “Biện luận kiểu đó chứng tỏ không còn nghi ngờ rằng Hồ cực đoan, tàn nhẫn và có óc tính toán”(Phillip B. Davidson. VIETNAM AT WAR,>1946-1975. Oxford University Press, 1988, p.4  (Hoàng Văn Chí. From Colonialism to Communism, New York: Frederick Praeger.1964 p.18)   

Và từ truy lục của Đặng Chí Hùng:

“… In Shanghai, Chau met Ho Chi Minh, then operating under the alias Ly Thuy. As heads of rival nationalist, revolutionary groups, they immediately distrusted each other, but in their quarrels Ho struck the first blow. In June 1925, for 100,000 piastres, he betrayed Chau to agents of the Deuxieme Bureau, Surete Generale du Gouvernement General pour l’Indochine (abbreviated as 2d Bureau)–the French police–and he was seized while passing through Shanghai’s international settlement. Ly Thuy later rationalized that his was a good act”.

(Tại Thượng Hải, Châu đã gặp Hồ Chí Minh, sau đó Hồ hoạt động dưới bí danh Lý Thụy. Y là người đứng đầu của đối thủ quốc gia, của các nhóm cách mạng, họ ngay lập tức không tin tưởng nhau, trong những cuộc cãi vã giữa hai bên, họ Hồ đánh đòn đầu tiên. Trong tháng sáu năm 1925 vì 100.000 đồng Đông Dương, ông Hồ đã phản bội Châu , bán Phan Bội Châu cho Phòng Nhì tức Cơ quan An Ninh Tình Báo của Pháp ở Đông Dương (Surete Generale du Gouvernement pour l’Indochine), và Phan Bội Châu đã bị bắt giữ trong khi đi qua khu vực quốc tế ở Thượng Hải. Lý Thụy về sau cho rằng đó là một hành động tốt) (Đặng Chí Hùng “Những sự thật không thể chối bỏ - Phần 8 - Dân Làm Báo)

Tôi không muốn nhắc lại,
đau lòng !!!
rất đau lòng !!!

Đất nước đang lâm nguy,  
xin quí vị cách mạng lão thành
đừng vì sự ray rứt, sự dằn vặt về những bất lực của mình, mà tự an ủi, quay về cái quá khứ huyễn hoặc nhồi nhét tuyên truyền: “Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin của nhân dân thì làm gì có trận thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” giải phóng nửa nước?”

Có biết chăng ?
Giải phóng nửa nước, Tàu chưa chịu. Chúng muốn nuốt trọn cả một nước Việt Nam. ĐCSVN tiếp tục làm vui lòng người láng giềng tốt bụng, hy sinh bao mạng sống để nhuộm đỏ thống nhất nửa giang san còn lại. Cuối cùng mục đích xây dựng xã hội chủ nghĩa đã đạt, CSVN dâng trọn lãnh thổ VN cho quan thầy phương Bắc.

Trời ơi,
Đất nước đang lâm nguy –
Đừng nhồi nhét thêm những tuyên truyền cũ rích với hy vọng cứu Đảng.
Đừng mất thêm thì giờ truy tìm lại thuở “huy hoàng” cướp chính quyền để tô son phết vàng cho cái Đảng đã rửa thối.

Vực Đảng dậy là mị dân, là đi ngược với lòng dân khao khát.
Hãy vất nó đi.
Không ai tin nữa.

Bình Minh
Trí Nhân Media
http://www.trinhanmedia.com/2012/12/hay-vat-no-i-khong-ai-tin-nua-tu-ang.html
 

Nhớ Hoàng Vi



Trần Thị Ngọc Minh (Danlambao) - Thấm thoát cũng gần ba năm trôi qua, hàng ngày phải bận rộn lo toan cuộc sống và lo cho Hạnh trong tù, tôi không còn để ý nhiều đến những việc xung quanh. Hôm nay, nghe người nhà báo tin về việc các blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do bị kết án nặng nề, rồi nghe chuyện những người đến theo dõi phiên xử bị đánh đập tàn nhẫn khiến tôi không khỏi đau lòng. Càng đau hơn khi nghe giọng nói đầy uất ức của Hoàng Vi kể lại những hành vị xúc phạm nhân phẩm hết sức thô bạo ngay trong trụ sở công an.

Nghe đến đây, những hình ảnh về ngày con gái tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt dần hiện lên rõ ràng. Tôi cố gắng gạt nước mắt để quên đi cái ngày định mệnh ấy, nhưng càng nghe những lời kể đầy uất ức của Hoàng Vi khiến tim tôi lại càng thêm nhói đau. Bao ký ức cứ chực chờ hiện về như mới xảy ra.
Sau khi Hạnh bị bắt, nhiều lần tôi nghĩ không biết những người bạn của con gái mình ra sao, có ai bị đánh đập như khi bắt Hạnh hay không? Rồi tôi lại nghĩ đến Hoàng Vi, một cô bé đặc biệt mà Hạnh từng dẫn đến gặp mẹ.

Vi là một người bạn gần gũi với Hạnh. Nghe kể, con gái tôi và Vi từng làm việc, hoạt động chung với nhau trong một thời gian dài qua những lần giúp đỡ dân oan, hỗ trợ công nhân...   

Sau nhiều năm không gặp, Vi đã trưởng thành hơn xưa rất nhiều, cô vẫn tiếp tục theo đuổi lý tưởng của riêng mình và mong muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Từng là một người mẹ chứng kiến cảnh con mình phải vào tù vì lý tưởng, tôi vừa mừng vừa lo cho Vi.  

Nhớ lại, những ngày đầu tháng 10 năm 2004, khi ấy tôi bị bệnh tim rất nặng và phải nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn. Bạn bè của Hạnh đến thăm tôi rất nhiều, người nào cũng vui vẻ và dễ mến. Một buổi chiều sau giờ tan học, Hạnh dẫn một cô bạn đến thăm tôi và nói:
- Má, con đưa bạn đến chăm sóc má đây! 

Người bạn ấy chính là Hoàng Vi, một cô bé hiền lãnh và lễ phép. Những buổi chiều sau đó, hai cháu đều đặn đến chăm sóc cho tôi. Những ngày Hạnh đến muộn thì một mình Vi đến bệnh viện từ rất sớm để trò chuyện cùng tôi. Sau này hỏi ra mới biết, đó đều là những lúc Hạnh phải chạy đi lo công việc giúp đỡ dân oan và công nhân nên đến muộn, nhờ Vi đến chăm sóc thay.
Đến khi ra viện, hai mẹ con tôi có đến nhà Hoàng Vi thăm. Ba Vi mất sớm, mẹ cũng thường xuyên bệnh tật. Vi phải sớm nghỉ học để đi làm giúp đỡ gia đình và phụ giúp hai em gái đang đi học.

Sau khi Hạnh bị bắt, Vi ngỏ ý muốn đến thăm gia đình. Khi ấy, tôi vẫn còn quá kinh hoàng vì những gì CA đã đối xử với con gái mình nên đành thẳng thắn từ chối. Tôi không muốn bất cứ người bạn nào của Hạnh bị liên lụy, và không muốn bất cứ người mẹ nào phải chứng kiến cảnh con gái bị CA đánh đổ máu như những gì tôi đã trải qua.
Vi vẫn cố gắng liên lạc và nài nỉ đến thăm nhiều lần. Gia đình tôi khi ấy thì lại rối bời vì bao biến cố, công an đến nhà theo dõi, đe dọa thường xuyên, buộc lòng tôi phải yêu cầu mọi người trong nhà không được liên lạc với Vi.
Cũng trong thời gian này, được biết Bộ CA đã nhiều lần triệu tập, đe dọa và ép buộc Vi phải khai nhận theo chiều hướng bất lợi cho Hạnh. Hành động hèn hạ của CA đã bị Vi kiên quyết cự tuyệt, đồng thời cô thông báo đến gia đình tôi. Có lần ép buộc không được, Vi suýt nữa bị họ đánh.

Một thời gian sau, Vi vẫn kiên trì hỏi han, dò la bạn bè để mong tin Hạnh. Khi nghe tin Hạnh bị chuyển về giam giữ ở trại giam Bình Thuận, vào ngày Tết Trung Thu, Vi gửi bánh nhờ gia đình mang vào cho Hạnh. Rồi sau đó là những ngày tết, ngày sinh nhật, Hạnh đều nhận được quà từ Vi gửi đến.

Mỗi khi nhận được quà của bạn, Hạnh đều vui và cảm động. Giữa chốn lao tù, nhìn hình ảnh con gái miệng mỉm cười nhưng đôi mắt đỏ hoe khiến lòng tôi thêm nghẹn ngào. Hy vọng Vi thông cảm vì sự xa lánh của gia đình trong thời gian đó.

Có lẽ Hạnh sẽ rất vui khi biết được rằng, dù bản thân đang ở trong 'nhà tù nhỏ', nhưng ở 'nhà tù lớn' thì bạn bè vẫn tiếp tục can đảm đứng lên. Bản án 7 năm tù đối với Hạnh không làm Vi sợ hãi, mà trái lại càng làm cô mạnh mẽ hơn. Vi vốn hiền lành, ngoan ngoãn nhưng khi đối mặt với bạo quyền thì luôn tỏ ra kiên cường.
Trong một lần đi thăm Hạnh, nhìn cảnh con ngày càng tiều tụy vì đấu tranh chống bất công trong nhà tù, tôi thở dài nói với con: 'Một con én không thể làm nên mùa xuân'.
Nghe tôi nói vậy, Hạnh buồn lắm, nhưng vẫn nhẹ nhàng trả lời bằng một giọng cứng rắn:

- Má à, con mong được má hiểu. Con không thể ngồi yên khi nhìn họ muốn làm gì thì làm. Một con chim én không đem đến mùa xuân, nhưng nhiều con chim én khi bay đến cũng sẽ là lúc báo hiệu mùa xuân.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về câu nói của Hạnh. Là một người mẹ, đôi khi tôi cũng không nhận ra là con gái mình đã trưởng thành. Hạnh và Hoàng Vi đều là những con chim én báo hiệu cho mùa xuân của dân tộc, bên cạnh những tên tuổi như Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Huỳnh Thục Vy...

Giá như tất cả những thanh niên của đất nước đều được như vậy thì đó là sẽ là ngày xuân của đất nước, mở ra một tương lai đầy tươi sáng.

Con đường phía trước vẫn còn đầy gian nan và nguy hiểm, tôi luôn tin tưởng rằng Hoàng Vi không đơn độc, cũng giống như con gái tôi luôn được bạn bè quan tâm, hỗ trợ. 

Để kết thúc bài viết này, xin gửi đến Hoàng Vi và các bạn của cháu lời nhắn mà Hạnh nhờ tôi chuyển giúp: "Hạnh luôn nhớ các bạn. Hãy kiên trì và giữ vững niềm tin!"





Trần Thị Ngọc Minh 
danlambaovn.blogspot.com
* Tác giả bài viết, bác Trần Thị Ngọc Minh là mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh - người đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhân hiện đang bị giam với bản án 7 năm tù giam.
Bác Ngọc Minh từng là cán bộ Hội Chữ Thập Đỏ tại Lâm Đồng. Từ nhỏ, Hạnh thường theo mẹ tham gia các công tác nhân đạo, từ thiện. Vì vậy mà cô sớm thể hiện sự quan tâm đến những mảnh đời trong xã hội.

Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt vào tháng 2 năm 2010. Sau khi con gái bị bắt, bác Ngọc Minh đã nghỉ việc để dành toàn bộ thời gian đi kêu cứu cho con gái.

Sau rất nhiều nỗ lực không mệt mỏi, vào tháng 10 năm 2012, bác Ngọc Minh đã vận động và nhờ tổ chức Freedom Now tư vấn để khiếu nại lên Liên Hợp Quốc về việc bắt giữ tùy tiện đối với cô Đỗ Thị Minh Hạnh và hai người bạn là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương.


Trong ảnh là nhạc sĩ Tuấn Khanh và bác Ngọc Minh (mẹ Hạnh). Ảnh Facebook Tuấn Khanh