mercredi 31 octobre 2012

Dân oan Tiền Giang ngủ vỉa hè cạnh cổng tiếp dân của Nhà nước.

  Một số bà con dân oan từ Tiền Giang vừa gửi cho tôi, nhờ đăng lên mạng những bức ảnh về sự khốn khổ của họ khi ra Hà nội khiếu kiện về đất đai. Họ cho biết : tối qua họ gần năm chục người đã phải mua bạt dứa để trải ra hè, hai bên cổng trụ sở tiếp dân trung ương đảng và Nhà nước tại Số 1 Ngô Thì Nhậm Hà đông để ngủ dưới trời rét mướt : 





Ảnh chụp lúc 7 giờ sáng hôm nay.

   Bà con cũng cho biết : hết giờ làm việc, trụ sở dồn hết bà con ra đường và kéo cổng sắt lại. Từ trong Tiền Giang ra đây không quen biết ai, không có người nhà và cũng không có tiền đển đủ thuê nhà trọ. Tất cả dồn tiền nhờ dân gần đó mua giúp bạt dứa, có bác nhà gần đó thương tình mang cho một tấm và mấy cái áo rét cũ. Bà con trong kia đâu biết ngoài này rét mà mang áo khoác ?
  Điện thoại của tôi đang reo đây, bà con đang gọi nhờ cậy. Tôi thì giúp gì được cho họ bây giờ thưa mấy cán bộ trung ương ?
 Tôi sẽ đăng tiếp tin về tình hình của bà con sau khi có thông tin tiếp theo, tôi mong rằng có ai đó ở gần nếu có chăn hay áo khoác cũ có thể cho bà con để chống lạnh. Người trong Nam không chịu rét như chúng ta ngoài Bắc, hãy nhớ câu bầu ơi thương lấy bí cùng.
         
Cập nhật lúc 20 giờ  30 : 


 Một số dân oan Tiền Giang cho biết : tối nay họ bao gồm gần năm chục người tiếp tục nằm trên hè, hai bên cổng số 1 Ngô Thì Nhậm để ngủ qua đêm. Một số bà con  quanh đó thấy họ rét đã mang cho một số áo và chăn cũ. Sáng mai họ sẽ gửi ảnh và các thông tin diễn biến tại đó nhờ đăng tải lên mạng.

mardi 30 octobre 2012

Những thuyền viên đói trên con tàu nát


Những thuyền viên đói trên con tàu nát
 Con tàu nát Vinashin Atlantic.

Thứ ba 30/10/2012 13:28

Sau thông tin về 15 thuyền viên tàu New Phoenix bị bỏ rơi tại Trung Quốc, Báo Lao Động lại nhận được đơn kêu cứu của thuyền viên tàu Vinashin Atlantic. Có điều, thuyền viên của con tàu này bị bỏ rơi ngay tại xứ mình.
Núi phế liệu khổng lồ trên biển

Có thể ví con tàu Vinashin Atlantic là một núi phế liệu mọc lên ngoài khơi biển Vũng Tàu. Theo các thuyền viên, trong hàng chục con tàu của Vinashin, thì Vinashin Atlantic thuộc hàng “đại ca”. Nó có chiều dài 265,2m, rộng 47,80m và cao 22,80m. Nhưng đáng tiếc thay, nó là một đống phế liệu sừng sững, là xác một con tàu chết đang ''trơ gan cùng tuế nguyệt''. Mỗi ngày qua đi, nước biển gặm nhấm từng phần còn lại.

Bước lên giữa boong tàu, điều đập vào mắt là một bãi sắt thép hoen gỉ. Các lớp sơn bong tróc, không còn nơi nào nguyên vẹn. Từ phòng thuyền viên đến các phòng máy, cabin tàu đều có chung một tình rạng: “Nát”. Anh Trần Đức Thọ - thuyền viên của tàu - cho biết, Atlantic được kéo về neo đậu ở đây từ tháng 5.2009. Nghe đâu nó được mua cả nghìn tỉ đồng, khai thác được đôi ba lần thì nằm chết từ đó đến nay. Con tàu bị chủ nhân của nó là Cty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin bỏ bừa ngoài biển.

Tàu không có dầu nên không có điện, tất cả các thiết bị trên tàu đều ngừng hoạt động, một ngọn đèn cũng không thể thắp sáng. Các thuyền viên không kêu được tới ông chủ thì đành kêu người ngoài, cụ thể là nhiều lần gửi đơn cầu cứu khẩn cấp đến Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu.

Trong đơn gửi ngày 7.9 vừa qua có ghi rõ: “Hiện nay tàu chỉ còn một neo, không có nguồn điện để sử dụng trong trường hợp trôi neo hoặc đứt neo, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Về ban đêm, tàu không có điện để chiếu sáng, điều này vô cùng nguy hiểm đối với khu vực có nhiều tàu thuyền thường xuyên qua lại như ở vùng neo Vũng Tàu”.

Sự nguy hiểm mà các thuyền viên cảnh báo thực ra đã từng có trước. Ngày 2.1.2012, tàu Vinashin Atlantic đã bị trôi neo và va chạm với 2 hàng đáy tại vùng biển thuộc Cần Giờ (TPHCM) và mắc cạn cách mũi Vũng Tàu 7 hải lý về phía tây nam. Tai nạn làm hàng đáy bị sập hoàn toàn, ngư dân Trần Văn Hiền đang canh giữ đáy bị rơi xuống biển mất tích đến nay chưa tìm thấy.

Theo kết luận của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn là tàu Vinashin Atlantic neo đậu đã lâu, nhưng chủ tàu không đầu tư sửa chữa, duy tu máy móc, trang thiết bị trên tàu. Nên khi xảy ra sự cố, thuyền viên và sĩ quan không thể sử dụng được các máy móc, thiết bị phù hợp để ứng phó và khống chế tình trạng tàu bị trôi dạt. Đó là câu chuyện cũ, còn chuyện mới thì sao, thuyền viên Phạm Hùng Trang (SN 1988) cho biết, neo còn lại đã hỏng, tàu có thể trôi dạt bất cứ lúc nào, có thể húc vào bất cứ con tàu nào trên biển.

Tuy nhiên, thuyền viên sẽ hoàn toàn bất lực vì trên tàu không có nổi một “giọt” điện để thông tin liên lạc. Một điều rất rõ khác, chưa cần tàu đứt neo trôi dạt, mà một ''ngọn núi phế liệu'' nằm lù lù giữa biển, ban đêm không có một ngọn đèn thì tàu khác đâm vào là điều không trước thì sau. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Văn Chiến – Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu - nói rằng, cảng vụ đã gửi rất nhiều văn bản đến chủ tàu, đề nghị khẩn trương sửa chữa các trang thiết bị trên tàu.

Phải tổ chức kiểm tra, giám sát, đảm bảo máy chính, máy tời, máy điện sẵn sàng hoạt động. Lắp đặt thiết bị neo bên phải khắc phục hậu quả đứt neo. Có biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp trong quá trình neo đậu tàu tại vùng neo Vũng Tàu. Nhưng chủ tàu không hề có bất cứ phản hồi nào.

Và đoàn thuyền viên đói rách

Thuyền viên kéo thùng hàng thực phẩm của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu gửi tặng. Ảnh: Lê Thanh Phong
Phải dùng từ đói rách mới đúng, bởi vì không còn từ nào khác diễn tả chính xác hơn về cuộc sống của 7 thuyền viên trên tàu Vinashin Atlantic. Trừ 2 thuyền viên được đưa từ Cty CP vận tải biển VN (Vosco) là được trả lương, còn 5 thuyền viên của Vinashin thì hoàn toàn trắng tay. Phạm Hùng Trang kể rằng, vào làm từ tháng 1.2012 đến nay chỉ nhận đúng một tháng lương 6 triệu đồng, còn lại là ngồi chờ. Không có một đồng dính túi, đói khát không biết kêu ai.

Nhà của Trang ở ngoài  Bắc, bây giờ cũng không biết về quê như thế nào. Còn ở lại, trong túi không có một đồng, nợ nần tiền thực phẩm ở chợ quá nhiều, nay mua thiếu nợ họ cũng không cho nữa. Được hỏi tại sao không đề xuất với lãnh đạo để kiếm cơm ăn. Anh em bảo rằng, từ khi xuống tàu đến nay không biết ai, không gặp ai, không có ông lãnh đạo nào bước lên tàu.

Các thuyền viên tìm cách sống qua ngày bằng câu cá, mua thực phẩm thiếu nợ, cử người vào bờ mượn tiền người quen. Có được đôi đồng, họ gửi ngư dân vào chợ mua cho hai - ba ngày thức ăn. Nhưng gặp lúc biển động, ngư dân không đi đánh cá, họ ngồi chịu đói, ăn mì gói qua ngày là chuyện thường.

Khổ nhất là không có điện, ban ngày nóng nực, ban đêm tối om. Tàu không có điện là con tàu chết. Người không có điện mà phải sống trên đống sắt vụn giữa biển thì coi như chết một nửa.

Không điện đài, không tin tức, báo chí, truyền hình. Tủ lạnh không có để giữ thức ăn, không máy lạnh, máy quạt. Điện không có nên không bơm được nước, phải hứng nước mưa xài qua ngày. Xin lỗi, đi vệ sinh thì cho “bay” xuống biển vì toalét không có nước để giội.

Boong tàu đã hoen gỉ toàn bộ. Ảnh: Lê Thanh Phong

Phạm Văn Phong - từng làm thuyền viên cho tàu Nash Sông Gianh từ năm 2009, đến năm 2012 sang Vinashin Atlantic- tổng cộng bị Cty thiếu nợ thời gian làm trên cả hai con tàu là 17 tháng lương. Phong nói, em vay mượn lung tung để mua thực phẩm chống chọi qua ngày. Đến nay nợ lên đến 40 triệu đồng nhưng chờ mãi Cty không trả lương và tiền ăn, nên không dám ra chợ mua thiếu nợ nữa.

Còn nhiều thuyền viên khác bị nợ lương, nhưng vẫn cố bám vì nuôi hy vọng có ngày được trả. Đào Xuân Nam bị nợ 19 tháng lương, Quân bị nợ 9 tháng lương. Ở trên tàu giữa biển, cách bờ 5 hải lý, ngoài khổ sở vì thiếu thốn, anh em sợ nhất là bị bệnh. Bệnh thì chỉ có chết.

Chia tay nhau ở boong tàu, thuyền viên Thọ nhắn rất thật lòng: “Lần sau các anh ra thăm, ngoài mấy món quà mì tôm, nước ngọt, thuốc lá, nhớ cho tụi em thêm vài ký thịt. Thèm thịt quá anh ạ”.

Còn nhiều con tàu của Vinashin đang trở thành đống phế liệu trên khắp vùng biển, vùng sông VN. Trên những con tàu thê thảm đó có nhiều thuyền viên sống khổ sở và cùng cực. Nhìn con tàu Vinashin Atlantic to lớn giá nghìn tỉ đồng bị mục nát giữa biển khơi, mới thấy tội của những người sắm ra nó.

lundi 29 octobre 2012

Tường thuật phiên tòa xử Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang

Đăng bởi pleikly lúc


VRNs (30.10.2012) – Sài Gòn – 13:15 – Kết quả chúng tôi vừa nhận được từ phiên tòa: nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình bị kết án 6 năm tù giam và 2 năm quản thúc; nhạc sĩ Việt Khang bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản thúc.

Luận điệu của tòa án cho rằng những bài hát do 2 nhạc sĩ này sáng tác làm cho người dân nghe và chán ghét chế độ cộng sản VN nên 2 thanh niên này bị kết án một cách bất công như vậy.
12:45 - Chúng tôi vừa nhận được tin phóng viên Huyền Trang, VRNs đang bị câu lưu tại công an phường bến Thành, số 16-18 đường Lê Anh Xuân, phường Bến Thành, quận 1, sài Gòn, số điện thoại (08) 3829.7373. Chúng tôi vừa gọi đến số này và viên công an trực đã nói dối là không có. Xin anh chị em nào có thể, vui lòng gọi vào số này để chất vấn công an về lý do, tại sao bắt cô Huyền Trang.


- Lúc 12:00 – Cô Huyền Trang, phóng viên Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam đã bị an ninh mật vụ vây quanh tại công viên trước Dinh độc lập. Sau đó bị bỏ lên xe công an mang đi mất. Hiện nay không ai liên lạc được với cô Huyền Trang.

- Lúc 11:30 – Công an các nơi đổ về tòa đông hơn ban sáng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đây là dấu phiên tòa sắp kết thúc. Công an đưa lực lượng đến để áp tải hai nhạc sĩ về nơi tạm giam.

11: 15 – Anh Cao Hà Trực, dân oan vườn rau Lộc Hưng, P.6, Tân Bình bị bắt lúc 7 giờ sáng nay tại cây xăng Hòa Hưng khi anh vừa ra khỏi nhà. Hiện nay anh vẫn còn bị câu lưu tại công an Phường 15 quận Tân Bình mà không biết lý do bị giữ.

10:30 - Một phóng viên của VRNs vào được bên trong sân tòa án từ lúc 7g00 quan sát và đưa tin: Từ 6g00 sáng ở cổng tòa án đã có rất đông công an sắc phục, mật vụ, cscđ 113. Tại bãi đậu xe trong khu vực tòa án, chúng tôi nhận thấy có nhiều xe bảng số xanh, xe cứu hỏa của CA TP, xe của lực lượng vũ trang quận 1, xe cs 113, xe cs giao thông, có 1 xe của ngoại giao,… 

Sóng điện thoại trong khu vực tòa án bị phá, không thể liên lạc với nhau bằng điện thoại được, nhất là sóng Vina. Rất đông công an và mật vụ ngồi rải rác khắp sân tòa. Lối vào khu xử án hình sự được đặt hàng rào sắt chắn ngang và có nhiều công an chìm nổi đứng kiểm soát từng người ra vào. Hiếm lắm mới thấy một người đi qua được hàng rào sắt này. Khoảng 7g45 chúng tôi thấy anh Trần Văn Việt, anh trai của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình xuất hiện tại bãi giữ xe, không biết anh có vào được bên trong không.
Chúng tôi cũng nhận ra được luật sư nhận bào chữa cho nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình tại sân tòa, trong bộ vest đen đang đứng nói chuyện với một đồng nghiệp khác. Lúc 9g20 xuất hiện 2 ca viên của ca đoàn liên Xóm 7-8 của giáo xứ ĐMHCG và linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, nhà thờ Kỳ Đồng đang trò chuyện với nhau. Hai ca viên này tiến đến hàng rào sắt đề nghị được vào tham dự nhưng công an nhất quyết không cho, dù đây là phiên tòa công khai.


Linh mục Đinh Hữu Thoại bị công an bắt:
Khoảng 9g30, cha Đinh Hữu Thoại lấy xe máy ra về. Vừa ra đến cửa tòa án thì bỗng đâu một nhóm mật vụ chạy đến yêu cầu dừng xe! Sau đó 1 anh trong số này gọi cảnh sát giao thông đang đứng ở đó đến yêu cầu tôi đưa xe vào lề đường. Cha Thoại hỏi anh mật vụ: “Anh là ai mà chặn xe tôi rồi gọi CAGT đến?” Anh ta không trả lời mà né ra một bên. Trong khi CSGT đang kiểm tra giấy tờ xe và bằng lái thì một mật vụ khác chạy đến cầm CMND của cha Thoại trên tay anh CSGT để ghi tên ngài vào giấy. Cha Thoại giật lại CMND từ tay mật vụ và hỏi: “Anh là ai mà dám giật CMND của tôi trên tay anh CGST đang làm nhiệm vụ”. Hắn ta im lặng bỏ đi. Sau khi kiểm tra không có lý do gì giữ xe và người nên CSGT đã trả lại giấy tờ và cha Thoại lên xe chạy đi.


Nhưng vừa chạy đến ngã tư NKKN – Lý Tự Trọng, một tốp 3 chiếc xe mô tô của CS 113 rượt theo và la lối om sòm yêu cầu cha Thoại dừng xe. Cha dừng xe bên lề đường và phản đối việc làm tùy tiện và lạm dụng của CS 113. Một cs 113 bộ mặt rất hung dữ tiến đến yêu cầu cha Thoại xuất trình giấy tờ và để cho họ kiểm tra đồ đạc trong giỏ. Cha Thoại phản đối không xuất trình với lý do vừa mới làm việc ấy xong. Anh cs 113 mặt hung dữ chạy đến hùng hổ ôm chặt cha Thoại định cưỡng chế lên xe môtô thì có một chỉ huy mật vụ từ hướng tòa án chạy tới ra lệnh: “Làm nhẹ nhàng thôi”. Lúc đó cha Thoại nói cho họ biết ngài là linh mục và phản đối kiểu làm việc bạo lực của công an. CS 113 đề nghị cha Thoại về trụ sở CA gần đó. Họ định đưa ngài lên xe còn họ lái xe của ngài, nhưng cha Thoại nhất định không chịu và tự lái xe đi. 


Một cs 113 nhảy lên sau xe cha Thoại ngồi. 3 chiếc môtô chuyên dụng của cs 113 được lệnh hụ còi dọn đường đưa ngài về trụ sở công an phường Bến Thành. Nhìn cảnh này người đi đường cứ tưởng viên cs 113 ngồi sau xe cha Thoại là người bị áp giải!
Cha Thoại cho phóng viên VRNs biết tại trụ sở công an phường Bến Thành viên cscđ 113 hung dữ lúc nãy tiếp tục uy hiếp đòi kiểm tra đồ trong giỏ cha Thoại xem có hình ảnh hay video gì trong tòa án không. Cha Thoại quay qua hỏi: “Anh là ai và có quyền gì ra lệnh cho tôi đưa tài sản cho anh kiểm tra? Tôi yêu cầu được làm việc với cấp trên của anh.” 


Cha Thoại đã yêu cầu anh ta đeo bảng tên vào mới làm việc. Bên cạnh anh này còn 1 anh cs 113 khác cũng rất hùng hổ và thiếu văn hóa, cư xử sai pháp luật tên là Đoàn Trung Kiên, người ốm, cao trung bình. Cha Thoại kiên quyết không làm theo 2 cs 113 này và yêu cầu họ cho ngài làm việc với trưởng công an phường Bến Thành hoặc công an tôn giáo. Cũng theo lời cha Thoại, 2 công an này đi ra gọi bộ đàm thông báo tình hình và nhận chỉ thị.
Một lúc sau một anh ăn mặc lịch sự, người cao, nói giọng Bắc tự xưng tên Lợi, phó công an phường Bến Thành, ăn nói lịch sự, nhẹ nhàng bước vào. Nhưng nhìn dáng vẻ là người chỉ huy của tất cả công an ở đó. Anh Lợi nói với cha Thoại chỉ cần xóa hết hình ảnh trong tòa rồi ra về. Ngài lấy trong người ra 1 máy ảnh nhỏ bị hư đang mang đi sửa cho họ coi, mở cả điện thoại đi động cho họ xem không có hình ảnh gì. Một cs 113 cắm cúi ghi ghi chép chép, cha Thoại nói với ông Lợi: “Anh nói anh kia đừng ghi biên bản mất công. Tôi không ký bất cứ cái gì đâu.” Khi anh cs 113 này trả lại CMND và thẻ linh mục (Celebret) và nói: “Tôi trả lại anh đầy đủ giấy tờ rồi nhé”. 


Cha Thoại trả lời: “Cs 113 các anh còn giữ của tôi một lời xin lỗi.” Anh này cười và đi ra.
Sau đó công an dắt xe ra ngoài cho cha Thoại lên xe về nhà với lời nhắn của ông Lợi: “Linh mục đi cẩn thận”. Cha Thoại đáp lại: “Cám ơn anh về cung cách làm việc đúng đắn nhưng tôi phản đối lực lượng cs 113 sáng nay đã cư xử như những côn đồ với tôi.”

 
Hàng rào sắt và công an chặn không cho vào khu vực tòa hình sự

Lúc 09:00 – Một số độc giả cho biết chỉ mới nghe các sáng tác của các nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, nhưng chưa được đọc kỹ từng lời, và họ xin phổ biến lời của những bản nhạc đó, để công chúng Việt Nam có thể thẩm định để tự mình biết là họ có phản động hay những người bắt họ là phản động.
VRNs xin giới thiệu hai nhạc phẩm nổi tiếng của Việt Khang là Việt Nam tôi đâu và Anh là ai.


- Lúc 08:40 – Bình luận nhanh về phiên tòa, và đưa chi tiết thông tin xử án. Mời quý vị xem video ở đây.



- Lúc 08:00 – Chị Trần Thị Anh Mỹ, chị ruột của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cho biết: “Tôi đang đứng trước cổng tòa án, nhưng công an ngăn tôi, không cho tôi vào bên trong sân tòa. Tôi nói tôi là chị của Trần Vũ Anh Bình, họ đòi tôi phải xuất trình giấy tờ liên quan. Tôi đưa chứng minh nhân dân cho họ xem, họ không đồng ý, và đòi phải trở về nhà mang hộ khẩu lên cho họ xác minh”. 

Đây là cách công an áp dụng luật sai, vì theo Luật cư trú, hộ khẩu không được quyền dùng để cho phép hay không cho phép một ai vào tòa án. Đây là cách công an cố tình ngăn cản người có liên quan, ruột thịt đến dự phiên tòa bất công của con em mình.
Từ Vũng tàu, chị Bùi Hằng chia sẻ: “hôm nay, bao trái tim dù ở gần hay cách xa ngàn trùng đang hưỡng về cùng 1 điểm, đó là TOÀ ÁN SÀI GÒN nơi xét xử 2 nhạc sĩ yêu nước và chỉ nói lên nỗi đau xót sự thật trong xã hội ta.

Toà án nơi đấy đã không còn là của Nhân Dân nữa khi mà liên tục những bản án bất công – “ô nhục” được ban ra và cán cân pháp luật bị bàn tay kẻ vong nô bán nước bẻ gãy.
Chúng ta hướng về nơi đó cầu nguyện cho những con người có trái tim yêu nước và không khuất phục bạo tàn.
Chúng ta cầu nguyện cho chính nghĩa- công bằng lẽ phải sẽ đến với người dân nước Việt bao năm lầm than.

Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào chân lý CHÍNH NGHĨA SẼ THẰNG HUNG TÀN và quan niệm bất biến rằng: “Ở đời này ai nợ ai bất cứ thứ gì đều phải trả, đôi khi phải trả bằng chính tính mạng mình, và trả từ đời này qua đời khác”. Câu nói từ chính miệng 1 ông tướng trong ngành công an vô tình tôi nghe được đêm qua”.

Lúc 07:36 - Tại trước cổng tòa án, chưa thấy xe chở hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đến, nhưng đã có 100 công an mặc sắc phục đứng trước cổng tòa án. Ở công viên đối diện có khoảng 50 an ninh mặc thường phục đang đi tới đi lui, quan sát và gọi điện thoại, bộ đàm liên tục.


Lưu ý, trên trang www.youtube.com/chuacuuthe, chúng tôi sẽ cung cấp các video liên quan đến phiên tòa. Hiện đã có 3 video clip vừa được đưa lên là: Việt Khang: Tiếng hát bị cầm tù, Những người bạn nói về Trần Vũ Anh Bình, và Nước Nam rạng ngời đi tù.

- Lúc 07:09 – Trên các ngã đường từ DCCT đến Tòa án, số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý), quận 1, công an đã được bố trí ở các ngã tư rất đông. Mỗi ngã tư có từ 20 đến 25 công an và mật vụ mặc sắc phục lẫn thường phục.


Theo ghi nhận của VRNs, các trạm cảnh sát giao thông giao với đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản) công an đứng đông hơn. Ngã tư cắt dường Bà Huyện Thanh Quan (đường từ nhà thờ DCCT ra Tòa) và Trương Định là đông nhất. Ở các trạm cảnh sát giao thông này có cả hàng rào và những công cụ khác để phòng chống bạo động đang được nhân viên an ninh trong tư thế sẵn sàng đẩy ra đường, ngăn người đi bộ hành, diễu hành trên lề đường.


Theo VRNs, hôm nay không có đoàn nào xuất phát từ tu viện DCCT Kỳ Đồng cả, các phóng viên đã có mặt ở các vị trí của mình để làm việc từ tối hôm qua.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tường thuật diễn tiến phiên tòa này.
Xin quý vị theo dõi.
PV.VRNs


vendredi 26 octobre 2012

Đưa vào bờ an toàn 10 thuyền viên bị tàu lạ đâm

25/10/2012 | 14:21:00
Từ khóa : Tàu TH 90718

Lực lượng biên phòng đo đạc vết thủng trên mạn tàu. (Ảnh: Trịnh Duy Hưng/Vietnam+)
 
Sáng ngày 25/10, 10 thuyền viên cùng tàu TH 90718 bị một tàu lạ đâm có nguy cơ bị chìm đã được hai tàu khác lai dắt vào bờ an toàn.

Anh Hoàng Văn Phúc, thuyền trưởng con tàu kể trên cho biết sáng ngày 24/10, tàu TH 90718 đang khai thác hải sản tại tọa độ 19 độ 55 phút 30 giây, 107 độ 46 phút 53 giây đã bị một tàu lạ (không nhìn rõ số hiệu) đâm vào mạn trái làm hư hỏng nặng, toàn bộ ngư lưới cụ bị cuốn mất.


Trước sự việc trên, anh Viên Đình Tùng, một thuyền viên của tàu TH 90718 đã nhảy sang tàu lạ để yêu cầu dừng lại giải quyết vụ việc nhưng chiếc tàu lạ vẫn chạy ra xa khu vực tàu TH 90718 gần 1 hải lý, sau đó các lao động trên tàu lạ đẩy anh Tùng xuống biển và ném theo một cái can 20 lít rồi tiếp tục bỏ chạy. Anh tùng bám vào chiếc can đó đợi các tàu khác đến cứu vớt.


Ngay sau khi nhận được tin báo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các Đài thông tin báo bão, Tìm kiếm cứu nạn trên biển Thanh Hóa thông báo cho hai tàu khác đến lai dắt con tàu kể trên vào bờ an toàn.


Tàu TH 90718 sau khi được đưa vào bờ, được lực lượng đồn biên phòng Quảng Cư tiến hành đo xác định vỏ tàu bên mạn trái bị vỡ có chiều cao 1,5m, chiều dài 3,04m. Phần trên đỉnh tàu cũng bị hư hỏng nặng, nhiều bóng đèn cũng bị vỡ, ước tính thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.


Hiện tại chính quyền địa phương đang vận động các ngư dân đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Phúc để sửa lại con tàu kể trên./.

Trịnh Duy Hưng (Vietnam+)
 

Tàu công vụ Bắc Triều Tiên rượt đuổi 70 tàu cá Trung Quốc

Thứ sáu 26/10/2012 10:14 
 
(GDVN) - Kết quả cuộc rượt đuổi qua giới tuyến NLL, Bắc Hàn đã bắt được 1 tàu cá Trung Quốc.

Tờ Chosun Ilbo ngày 26/10 đưa tin, một số tàu công vụ Bắc Triều Tiên đã vượt qua đường ranh giới trên biển (NLL) xuống phía Nam ngày hôm qua là một nỗ lực nhằm xua đuổi 70 tàu cá Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Bắc Hàn, ngay sau đó những tàu này đã quay trở lại phía Bắc.



 
Tàu cá Trung Quốc thường xuyên hoạt động tại biển Hoàng Hải và được cho là đã xâm nhập bất hợp pháp và đánh bắt trộm tại vùng biển của Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc (ảnh minh họa)

Một sĩ quan tham mưu liên quân Mỹ - Hàn cho hay các tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên đã vượt qua NLL lúc 11 giờ trưa 25/10 giờ Hàn Quốc và đi xuống phía đông đảo Baeknyeong 0,37 km thì quay lại.


Tuy nhiên dường như các tàu Bắc Triều Tiên đang cố gắng rượt đuổi các tàu cá Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp tại vùng biển Bắc Triều Tiên. Khi tàu cao tốc hải quân Hàn Quốc phát đi cảnh báo, tàu công vụ Bắc Triều Tiên đã quay trở lại phía bắc NLL khoảng 11 giờ 7 phút sáng.


Giới chức quân sự Hàn Quốc coi vụ "vượt giới tuyến" của các tàu công vụ Bắc Triều Tiên chỉ là một "tai nạn nghề nghiệp" bởi lúc đó có khoảng 70 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trộm tại vùng biển gần đó. Kết quả cuộc rượt đuổi qua giới tuyến NLL, Bắc Hàn đã bắt được 1 tàu cá Trung Quốc.


"Chúng tôi phát hiện không có biến động bất thường nào của quân đội Bắc Triều Tiên", một quan chức quân sự Hàn Quốc giấu tên cho hay.




Hồng Thủy (Nguồn Chosun)
 

TRONG KHI BỘ TRƯỞNG CÔNG AN TRUNG QUỐC ĐANG Ở VIỆT NAM ...


Bản tin Tân Hoa Xã ngày 24-10-2012 cho biết: Một nhóm nghiên cứu chung của các học giả Trung Quốc Đại lục và Đài Loan sẽ nghiên cứu đường biên giới trên biển Đông (của Việt Nam) và các vấn đề khác có liên quan. Bản tin này đăng lại lời tuyên bố hết sức trâng tráo và láo xược hôm thứ Ba 23-10-2012 của ông Wu Shicun, Viện trưởng của cái gọi là Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam) rằng: “Nhiệm vụ quan trọng nhất là bắt đầu nghiên cứu lý thuyết về đường hình chữ U. Chúng tôi đã lên kế hoạch công bố các căn cứ pháp lý của đường chữ U ra cộng đồng quốc tế trong vòng một năm ”
 
. Ông này còn nhấn mạnh thêm rằng: Tranh chấp ở Biển Đông (của Việt Nam, mà ông ta gọi là biển Nam Trung hoa), là có tính quyết định đối với lợi ích chung của Trung quốc đại lục và Đài Loan . Một bản báo cáo của hơn mười học giả cả hai bên Trung quốc và Đài Loan về Biển Đông (của Việt Nam) được cái gọi là Viện nghiên cứu nói trên phát hành hôm thứ Ba, đã kêu gọi hai bên (TQ và Đài Loan) hợp tác tích cực, thực tế và hoàn chỉnh để mang lại lợi ích cho toàn nước Trung Hoa.
“Ngài” Wu nói thêm: Hai bên cần tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị và thúc đẩy hợp tác về các vấn đề trên Biển Đông (mà ông ta gọi là Biển Nam Trung hoa) bằng các cơ chế phối hợp quân sự và cùng nhau phát triển dự trữ dầu mỏ và khí đốt trong khu vực này.
Những phát biểu trên đích thực là  lời nói của những kẻ đang chuẩn bị đi ăn cướp, nhăm nhăm xâm chiếm lãnh thổ của người khác làm của mình, như bao bài học trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hàng ngàn năm qua đã chứng minh .
Bản tin của Tân Hoa xã cho thấy sự trâng tráo đáng ghê tởm của chính quyền Bắc Kinh, khi mà trong cùng lúc đó, ông Mạnh Kiến Trụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung quốc đang dừng chân trên đất Việt Nam.
Tại buổi ông ta được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ngày 23-10-2012 , theo VOV: “Đề cập đến vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ bày tỏ đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là 2 bên cần cùng nhau bàn bạc thảo luận, đàm phán để tìm ra giải pháp thỏa đáng, lâu dài mà 2 bên đều có thể chấp nhận được, tin tưởng vấn đề Biển Đông sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ đại cục Việt Nam - Trung Quốc.
Cũng theo VOV, trong buổi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Trụ ngày hôm nay 24-10-2012, ông Trụ đã “bày tỏ vui mừng về mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục được củng cố và phát triển…, khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Trung Quốc là coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam và nỗ lực cùng nhau túc đẩy mối quan hệ đó không ngừng phát triển”.
Trong khi Bộ trưởng Công an Trung Quốc đang ở trên đất Việt Nam, được những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam “tiếp thân mật”, vung vãi những lời khẳng định, bày tỏ, đồng tình, vui mừng… với lãnh đạo Việt Nam thì Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Nhà nước Trung Quốc, tung ra bài báo ngạo ngược và vô cùng trắng trợn nói về ‘ Trung Quốc và Đài Loan hợp tác nghiên cứu lý thuyết đường hình chữ U trên Biển Đông của Việt Nam’. Rõ ràng là Trung Quốc đang chuẩn bị các thao tác nhằm "hợp pháp hóa đường lưỡi bò", đồng nghĩa với một âm mưu hết sức thâm độc và nham hiểm là chuẩn bị dư luận quốc tế nhằm hợp pháp hóa việc chiếm hoàn toàn biển Đông.
Còn có sự thật nào cay và đắng hơn thế nữa không?

Từ sụp đổ kinh tế Việt Nam bàn tới chế độ dân chủ


LTS: Đây là 1 đề tài tương đối phức tạp, ban biên tập mong mỏi độc giả chịu khó suy ngẫm và nắm rõ khái niệm dân chủ trước khi đọc bài này. Nếu có thể, các bạn nên đọc trước phần ghi chú ở cuối bài có ghi ra định nghĩa về DÂN CHỦ. 

Nền kinh tế quốc gia chúng ta đang trên bờ vực sụp đổ. Tin tức này đã vang vọng khắp năm châu từ các chuyên gia kinh tế ngoại quốc, nhà bình luận trên các báo kinh tế uy tín như Wall Street Journal, Bloomberg hay Financial Times.
Sự thật này đã được chúng tôi, những kinh tế gia người Việt vạch ra từ hơn 1 năm trước đây. (Dự đoán kinh tế, 26/08/2011)
Câu trả lời cho sự sụp đổ của nền kinh tế này thực ra rất đơn giản. Việt Nam không làm gì ra tiền cả.

Công nghiệp “lắp ráp hàng điện tử” đã chính thức sập. Samsung buồn rầu tuyên bố: nhà máy tại VN chỉ dùng hộp giấy và bao nylon của VN, còn lại không thể Việt Nam hóa bất cứ thứ gì, kể cả con ốc, dây điện, đồ cắm điện.
Công nghiệp đóng tàu: SẬP.
Công nghiệp xi măng: SẬP.
Công nghiệp sắt thép: SẬP.
Công nghiệp chế tạo hàng phụ tùng xe hơi: SẬP.

Vài năm trước, nghe ông Dũng tuyên bố “2015 sẽ xuất khẩu xe made in VN” mà tôi cười rũ rượi.
Ông này quá dốt về khoa học kỹ thuật mới nói như vậy.
Vì lẽ, VN GIA CÔNG làm cái bóng đèn, quạt nước, mà làm xong thì cũng sẽ QUÁ hay rồi, chứ đừng nói cái niền xe, bàn đạp thắng, v.v… và lại càng đừng nói nguyên chiếc xe.
Ông ta không hiểu nổi, làm cái BÓNG ĐÈN xe hơi nó phức tạp đến như thế nào.
Làm cái quạt nước chịu được nhiệt độ thay đổi từ -30F tới 120F là chuyện không hề dễ dàng. Cả thế giới không có quá vài quốc gia làm nổi, trong đó tại Á châu chỉ chừng 5 nước: Nhật, Hàn quốc là làm tốt, còn TQ, Thái lan, Ấn độ làm không tin tưởng được.
Việt Nam là cái gì mà làm nổi cái quạt nước, do cty VN làm – chứ nếu Michelin đem mọi chất hóa học vô làm, kiểu như Intel làm chip, thì nói làm gì, vì VN chỉ bấm nút, lương $1/ giờ.
Nghe nói tới “công nghiệp chế tạo xe hơi” mà tôi cười té ghế. Như nói anh y tá trong chiến khu mà xuất bản công trình nghiên cứu về sinh hóa học phân tử (molecular biochemistry) trên báo Nature vậy.

KHÔNG THỂ ĐỐT CHÁY GIAI ĐOẠN

Trong văn hóa xã hội, tất cả các quốc gia đều phải trải qua các giai đoạn phát triển theo thứ tự, trong đó tại Âu châu trải qua các thời kỳ:

1. Thời Huyền sử, trước thế kỷ 8 trước Công nguyên.
2. Thời Cổ đại, từ thế kỷ 8 trước Công nguyên đến thế kỷ 5 sau Công nguyên.
3. Thời Trung cổ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15.
4. Thời Phục hưng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16.
5. Thời Cải cách từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17.
6. Thời Khai sáng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18.
7. Thời Cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.
8. Thời Hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến hiện nay.
9. Thời Nano từ khoảng năm 2025 trở đi.
10. Thời Singularity từ năm 2045 trở đi.

Việt Nam, về văn hóa xã hội, đang trong thời kỳ Trung cổ, sau Âu châu khoảng 500-600 năm.
Việt Nam, cho dù sau khi Việt Cộng rời khỏi, vẫn sẽ PHẢI trải qua thời kỳ Phục hưng, Cải cách, Khai sáng, rồi mới chuyển qua Cách mạng công nghiệp, rồi tới Hiện đại.

KHÔNG THỂ ĐỐT GIAI ĐOẠN, mà chỉ có thể RÚT NGẮN, ví dụ, do học hỏi các quốc gia Âu châu, Việt Nam RÚT NGẮN các thời kỳ này xuống dưới 100 năm, thay vì 500 năm như bên Âu châu.
Vì lẽ, KHÔNG THỂ CÓ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP MÀ KHÔNG CÓ GIAI CẤP TRUNG LƯU LÀM XƯƠNG SỐNG CHO NỀN KINH TẾ, TÀI CHÁNH, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI.

Và giai cấp này phải mất ít nhất 30 năm mới tích lũy tư bản tạo ra được. Người ta phải học ăn, nói, ngồi, đứng, ngoại ngữ, v.v… chứ không phải dúi 1 đống tiền vào tay người mới trong rừng ra, dưới quê mới lên thành phố, mà có thể biến họ thành “giai cấp trung lưu”.
Giai cấp này lập nên các cty vừa và nhỏ, làm gia công, rồi 1 số họp lại thành cty lớn, nhiều cty lớn lập thành tập đoàn, v.v.. phải TỰ NGUYỆN và trải qua nhiều năm kinh nghiệm.
Chứ không phải ông Dũng ký 1 sắc lệnh, liệng vào mấy trăm ngàn tỉ đồng, rồi úm ba la 1 phát, chỉ qua đêm, lập nên 1 tập đoàn công nghiệp như VINASHIN, mà mong thành công đi cạnh tranh với nước ngoài, với Hyundai Heavy Industries!

Muốn tạo ra 1 thế hệ người làm nhóm trưởng, supervisors, managers, mid-level managers, thì phải mất vài chục năm KINH NGHIỆM, chứ không phải đùng 1 phát, ban chức cho các đảng viên trung thành, rồi mong họ làm việc tốt.
Người biết chuyện như tôi nhìn vào các hành động ngố ngáo của ông Dũng mà nhịn cười không được.

TÍNH CHÍNH ĐÁNG CỦA CHÍNH THỂ

Sau đây nói thêm về chính trị, và các bước đường chính trị Việt Nam sẽ phải trải qua, sau khi Việt Cộng ra đi.
HIỆN NAY, quyền Lực tại Việt Nam là do bạo lực, võ lực mà ra, chứ không do Lý Lẽ, Lý Luận như Thời đại Khai sáng 1637-1778 tại Pháp, và lại càng không từ Nhân dân mà ra như hiện nay tại đa số các quốc gia có Dân chủ.

Tại Việt Nam hiện nay, trong chính trị, người ta chưa được như Immanuel Kant miêu tả, còn chưa “được tự do sử dụng trí thông minh của riêng họ”. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam hiện nay ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam 1992 tất cả đều chưa từng có được MỘT phiếu bầu tự do từ Nhân dân.
Thua xa nhân dân Anh, Đức, Pháp từ 375 năm trước, cho đến ngày nay mọi người Việt Nam đều không được phép “sử dụng trí thông minh của riêng họ” để nói lên rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam KHÔNG thể là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam”, vì nếu làm như vậy họ chắc chắc bị ở tù, mọi thân nhân, người trong gia đình đều sẽ bị toàn bộ hệ thống chính trị, truyền thông đại chúng triệt hại, chế giễu, cho đến chết mới thôi.

Chính quyền Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam 1992, do đó, là các thực thể de facto, hiện thực, chứ không chính thực, không bona fide – nghĩa là Hiện hữu chứ không Chính đáng.
“Luật pháp” không do Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra là “Luật pháp” vô giá trị, hoặc chỉ có giá trị đối với người viết ra mà thôi.

Chính quyền Việt Nam hiện nay có mức độ Chính đáng cùng lắm chỉ như các chính quyền thời Phong kiến tại Việt Nam trong 4500 năm trước và kết thúc thời vua Bảo đại, nếu đem so sánh với Pháp thì chỉ như chính quyền Napoléon tuy có khác rất xa là các đời vua Napoléon Đệ Nhất, Tam đều mở mang bờ cõi nước Pháp, trong khi chính quyền Việt Nam thu nhỏ bờ cõi Việt Nam, nhượng SEAL (sea, earth, air, land) cho Trung quốc là một chính quyền Phong kiến khác hiện bảo hộ cho Chính quyền Việt Nam.

DÂN CHỦ LÀ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC LÀ DÂN CHỦ

Tôi muốn nhân dịp bàn xa thêm 1 chút.
Cho dù Dân chủ là văn minh, là khuynh hướng phát triển tất yếu của mọi chính phủ, quốc gia giàu mạnh khắp năm châu, nhưng Dân chủ có phải là một ước vọng có tính Đạo đức xã hội hay không? Dưới đây, xin được chứng minh điều này.
Dân chủ tự bản thể bao gồm nhiều ngành học và cần đến kết quả từ chính trị học, xã hội học, kinh tế học, để đưa ra được các sự chỉ dẫn thực thể này.

Dân chủ liên quan đại thể đến một phương pháp trong đó một nhóm người nào đó cùng quyết định, với đặc điểm là có sự bình đẳng trong các người tham gia vào giai đoạn ban đầu trong quyết định tập thể cuối cùng.
Phương pháp “Dân chủ Lập pháp” tốt hơn các phương pháp bất Dân chủ trong ba cách: chiến lược, trí thức, và qua tăng tiến phẩm giá của các công dân Dân chủ.

Về CHIẾN LƯỢC, Dân chủ có lợi thế vì thúc đẩy các người lập quyết định phải tính đến lợi ích, quyền lực, và ý kiến của đa số quần chúng trong xã hội. Vì Dân chủ cung cấp quyền lực chính trị cho mọi người, nhiều người được kể đến và có ảnh hưởng hơn là dưới các chế độ quý tộc, quân chủ, và Đảng chủ.
Về TRÍ TUỆ, Dân chủ là phương pháp lập quyết định tối ưu nhất, trên căn bản rằng đó là một điều nói chung rất đáng tin cậy nếu các thành viên được giúp tận tình để họ khám phá ra các quyết định đúng.

Bởi vì Dân chủ đem tuyệt đại đa số quần chúng vào tiến trình lập quyết định, Dân chủ có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin và thẩm định có tính chỉ trích về luật pháp và chính sách.
Việc lập quyết định một cách Dân chủ thường được đặt trên nhiều tin tức có được về lợi ích và sự thiệt hại cho quần chúng, do đó nhiều thể chế và cơ cấu chính trị, xã hội sẽ được phát triển để tăng tiến các lợi ích đó và giảm thiểu thiệt hại, ví dụ như xây cất một nhà máy phải đi cùng lúc với việc xây bãi chứa chất thải và lập quy trình phân hủy các chất thải đó. Cùng lúc phải phát triển cơ quan quản lý chất thải, do nhân dân giám sát.

Hơn nữa, việc thảo luận rộng khắp, tiêu biểu cho Dân chủ, sẽ nâng cao các thẩm định có tính chỉ trích có nguồn gốc từ nhiều tư tưởng Đạo đức khác nhau gộp lại để hướng dẫn các người lập quyết định phải dung hòa và quan tâm đến các ý kiến khác biệt.
Về NHÂN CÁCH, Dân chủ có khuynh hướng làm quần chúng đứng lên đấu tranh cho chính họ hơn là các phương cách quản trị khác bởi vì Dân chủ làm cho các quyết định tập thể tùy thuộc vào quần chúng hơn là các chính phủ thuộc giới quý tộc, quân sự, hay Đảng chủ.

Vì vậy, trong các xã hội Dân chủ, các cá nhân được khuyến khích nên tự chủ nhiều hơn. Thêm vào đó, Dân chủ có khuynh hướng làm quần chúng suy nghĩ cẩn thận và có lý trí hơn vì nếu họ làm như vậy thì có thể đem lại các sự thay đổi trong các sự việc họ quan tâm đến.
Do đó, Dân chủ có khuynh hướng tăng trưởng phẩm giá Đạo đức của công dân. Khi các công dân tham gia vào tiến trình lập quyết định, họ phải lắng nghe người khác, họ phải giải thích các ý tưởng của họ cho người khác và họ bị buộc phải suy nghĩ phần nào trong địa vị và với quyền lợi của người khác.

Khi các công dân ở vào hoàn cảnh đó, họ thật tình suy nghĩ cho lợi ích và công lý cho mọi người. Từ đó, các tiến trình Dân chủ có khuynh hướng tăng cường tự chủ, lý trí, và Đạo đức của các tham dự viên.
Bởi vì các hiệu quả tốt đẹp này được cho là đáng tôn trọng và ao ước, Dân chủ cũng được cho là đáng tôn trọng và ao ước hơn là các phương cách quản trị khác.
Từ các điều trên, rõ ràng là Dân chủ đem lại Đạo đức cho nhân dân, và cùng lúc nhân dân nào có Đạo đức mới có thể tham gia vào tiến trình Dân chủ một cách tốt đẹp, dứt khoát.

Một chế độ chính trị vô Dân chủ là một chế độ vô Đạo đức. Cùng lý luận này, một chế độ chính trị vô Đạo đức chỉ có thể tạo nên một chế độ vô Dân chủ.
Dân chủ và Đạo đức luôn đi cùng lúc, luôn tăng tiến cho nhau, tạo ra một vòng xoáy cộng hưởng để cả hai cùng phát triển vô cùng tận.
———————-
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Tại sao kinh tế Việt Nam sẽ phải sụp đổ, 26/08/2011, http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/08/26/t%E1%BA%A1i-sao-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-s%E1%BA%BD-ph%E1%BA%A3i-s%E1%BB%A5p-d%E1%BB%95/

DÂN CHỦ LÀ GÌ?
Dân chủ – theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhân dân” – về cơ bản được định nghĩa là một hình thức chính phủ trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Dân chủ có thể do người dân trực tiếp thực thi. Ở các xã hội lớn hơn, dân chủ được thực thi bởi các quan chức do nhân dân bầu ra. Hay theo như câu nói nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln, dân chủ là chính phủ “của nhân dân, do dân và vì dân”.
Hiến pháp Việt Nam, Dân chủ và các đặc điểm của dân chủ, http://www.hienphapvietnam.org/index.php/tulieu/100-dan-chu/1097-dan-chu-la-gi

mardi 23 octobre 2012

Tử huyệt của niềm tin

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BA 23/10/2012

Bong bóng đầy hơi helium thì sẽ bay bổng trông rất ngoạn mục. Nó mang theo ước mơ tươi đẹp của bao đứa trẻ muốn bay cao qua bầu trời, nhẹ lướt gió như con diều trên ngọn cây mái ngói. Nhưng người lớn thì thực tế hơn. Họ hiểu rằng helium trong quả bóng sẽ xì hơi hay nổ tung theo thời gian, tùy vào áp lực và sức nóng. Nhiều người lớn không chấp nhận định luật vật lý này. Họ muốn “trẻ mãi không già”. Thế giới gọi đây là hội chứng Peter Pan.

Tuần qua, các người “rất lớn” tổ chức hội thảo để giải quyết cục nợ gọi là “bong bóng BDS”. Họ cố tìm ra một lý giải chính đáng để kết luận là bong bóng sẽ tiếp tục bay nếu chúng ta (người dân) có chút niềm tin vào chánh phủ và các công ty BDS (xem bài của VN Express đăng lại nơi web site GNA này).

Tin vào chánh phủ và các công ty BDS? Nếu đây là “tử huyệt” như vài chuyên gia nhận định, thì “tử” là cái chắc. Như một bà vợ bắt gặp chồng ngoại tình lừa gạt không biết bao lần trong quá khứ, nhưng lần này ông chồng xin bà vợ hãy “tin anh đi”, anh mới cởi quần áo nó ra, chưa làm gì cả.


Bỏ qua chuyện niềm tin, đây là những lý do tôi cho rằng một melt-down (chảy tan) của BDS Việt trước tháng 6 năm 2013 là điều khó tránh (trong bài phỏng vấn với VTV, họ cắt phần lớn những biện giải này):

1.     Chánh phủ đã hết tiền, ngân hàng đã hết tiền, các công ty BDS đã hết tiền. Người dân còn khoảng 50 tỷ USD (vàng và ngoại tệ) và Việt kiều có thể rót thêm 15 tỷ mỗi năm, nhưng không ai có “niềm tin” để vất tiền tốt theo đống tiền xấu. Giải pháp in tiền bừa bãi không khả thi vì sẽ gây lạm phát phi mã và kết cuộc sẽ đến nhanh hơn dự đoán.

2.     Khi giá BDS xuống dưới 50%, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay vì 67% dư nợ của ngân hàng dựa trên thế chấp BDS. Các con nợ thường ngưng trả tiền vay khi tài sản họ mất có trị giá thấp hơn tổng số tiền vay.

3.     Nếu bong bóng BDS không nổ vì bất cứ lý do gì, sự trì trệ cho nền kinh tế sẽ kéo dài ít nhất 8 năm nữa. Số lượng căn hộ tồn kho và các căn hộ đang xây dở dang phải mất đến 10 năm mới thanh lý hết.

4.     Ánh sáng le lói dưới đường hầm là gói cứu trợ của IMF (chánh phủ đã bác bỏ giải pháp này) hoặc tín dụng từ đàn anh “lạ”. Không ai ngoài chánh phủ có thông tin để dự đoán chính xác hướng đi sắp tới của chúng ta.

5.     Chúng ta vẫn đang cố gắng làm những gì chúng ta đã làm trong quá khứ (khó mà thay đổi thói quen xin-và-cho); nhưng chúng ta đang hy vọng là kết quả sẽ khả quan và tốt đẹp (như lời các ngài quan chức đã tuyên bố gần đây). Các quan đang muốn chứng minh là Einstein không biết gì về toán hay vật lý? Chúng ta mới là bậc trí tuệ?
Bản chất tôi là một người lạc quan và có niềm tin cao độ vào tôi cũng như vào những người chung quanh. Tôi luôn nhìn tương lai với cặp kính mầu hồng. Gần đây, khi về lại Việt Nam, các Peter Pan cũng không còn đeo kính nữa. Có lẽ vì chúng ta đang ở Never-Land?
Alan Phan
 Động đất mạnh tại Sông Tranh 2 gây thiệt hại lớn

Trận động đất mạnh được xác định là 4,6 độ Richter xảy ra vào lúc 20 giờ 42 phút tối hôm qua (22-10) đã gây thiệt hại lớn cho người dân các xã quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2…



Người dân vùng động đất Trà My hoảng loạn bỏ chạy ra khỏi nhà

Báo cáo nhanh của Văn phòng UBND huyện Bắc Trà My trưa hôm nay (23-10) cho biết, thông kê sơ bộ ban đầu, trên địa bàn huyện Bắc Trà My đã có 256 nhà dân bị nứt tường, hư hỏng.

Trong đó tại thị trấn Trà My 15 nhà, Trà Tân: 21 nhà; Trà Đốc 35 nhà, Trà Sơn: 78 nhà, Trà Bui bị thiệt hại nặng nhất với 97 nhà dân. Tổng thiệt hại ước tính ban đầu lên đến 1,2 tỷ đồng.


Rất may không có thiệt hại về người. Hàng trăm người dân tại khu vực huyện Bắc Trà My hoảng loạn bỏ chạy ra khỏi nhà giữa đêm khuya khi trời đang mưa tầm tã.


Trận động đất này gây rung chấn các huyện thị Hiệp Đức, Tam Kỳ, Tiên Phước, Nam Trà My và các huyện Tây Trà, Trà Bồng thuộc tỉnh Quảng Ngãi.


Theo người dân cho biết, đây là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay và thời gian rung chấn kéo dài khoảng hơn 10 giây đồng hồ.


Hiện chính quyền huyện Bắc Trà My và các huyện trong khu vực đang cử các đoàn công tác về các địa phương để điều tra thiệt hại. Hiện vẫn chưa có kết quả báo cáo.

Đây là trận động đất có cường độ mạnh nhất từ trước đến nay và là trận động đất thứ 6 trong vòng 3 ngày qua. Trận rung chấn kéo dài chừng 5 đến 6 giây. Các hộ dân sống ở những huyện lân cận như Tiên Phước, Nam Trà My, Hiệp Đức, thành phố Tam Kỳ cũng hoảng hốt bởi đợt rung chấn này.

PGS. TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết, theo các trạm quan trắc của Viện Vật lý địa cầu báo về và theo phân tích số liệu của các nhà chuyên môn, trận động đất tối qua có cường độ 4,6 độ richter, độ sâu chấn tiêu 7 km. Theo đánh giá, động đất gây nên rung động cấp VI (theo thang MSK-64) ở khu vực gần thị trấn Bắc Trà My và lân cận.


PGS. TS Nguyễn Hồng Phương dự báo trong thời gian tới, động đất ở khu vực Bắc Trà My vẫn tiếp tục xảy ra theo hướng dày hơn mạnh lên, sau đó sẽ giảm dần và đi vào ổn định: “Trận động đất có cường độ chính xác là 4,6 độ richter, xảy ra ở vị trí 15,3 độ vĩ Bắc, 108,15 độ Kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 7 km. Có thể coi đây là trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay kể từ khi thủy điện tích nước. Đặc điểm này đúng với quy luật của động đất kích thích, nó sẽ rộ lên một thời gian và có thể đạt tới đỉnh có độ lớn nhất. Sau đó sẽ lắng dịu đi dần và sau khoảng vài năm thì có thể dịu hẳn. Nhưng trong thời gian tới, chúng ta vẫn phải chờ những trận động đất tiếp tục xảy ra tại khu vực này và có khả năng sẽ mạnh lên”.


Được biết, Viện Vật lý địa cầu đang tiến hành lắp đặt 4 trạm quan trắc động đất tiếp theo tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 để phục vụ nghiên cứu sâu về động đất ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.


(Theo VOV
)

  • Vũ Trung

"Nghĩa địa" chôn vốn.

 

Lượng căn hộ tồn kho cực lớn ở Hà Nội và TPHCM được Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, ví là "nghĩa địa" chôn vốn.

Ông Thiên dẫn chứng, từ tính toán của Bộ phận nghiên cứu thuộc Dragon Capital, Hà Nội và TPHCM mỗi nơi hiện có khoảng 35.000 căn hộ đã sẵn sàng để bán. Trong bối cảnh thị trường đóng băng như hiện nay thì đó có thể coi là lượng hàng tồn kho bất động sản. Nếu mỗi căn hộ có giá 1 tỷ đồng thì lượng vốn bị "chôn" là 70.000 tỷ đồng, nếu mỗi căn hộ có giá 2 tỷ đồng thì tổng số vốn bị nằm bất động này sẽ lên tới 140.000 tỷ đồng.
Hà Nội và TP. HCM mỗi nơi hiện có khoảng 35.000 căn hộ đã sẵn sàng để bán.
Hà Nội và TP. HCM mỗi nơi hiện có khoảng 35.000 căn hộ đã sẵn sàng để bán.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi về số lượng căn hộ tồn kho thực tế ở Hà Nội và TP.HCM, nhưng rõ ràng hàng tồn đang và sẽ là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp địa ốc cũng như hệ lụy mà "cục máu đông" này gây ra cho nền kinh tế.

Tuy số liệu nghiên cứu của Công ty tư vấn, Bất động sản CBRE cho thấy, số lượng căn hộ không bán được ở Hà Nội và TP. HCM không lớn như con số ông Thiên đưa ra hoặc một số báo đăng tải (có báo nói Hà Nội tồn kho 100.000 căn và con số này ở TP. HCM là 47.000 căn), nhưng thực tế lượng căn hộ tồn đọng đã tăng lên nhanh chóng trong năm qua.

Nếu như từ năm 2009 trở về trước, cứ có dự án nào mới tung ra thị trường là người mua đổ xô đến khiến cho lượng căn hộ tồn kho gần như không có thì đến cuối năm 2010, Hà Nội đã có 4.100 căn hộ không bán được. Mặc dù lượng căn hộ tiêu thụ được trong năm 2010 và 2011 vẫn khá lớn, nhưng do nguồn cung căn hộ mới năm 2011 tại Thủ đô lên tới 29.200 căn nên lượng căn hộ tồn đọng đến cuối 2011 đã tăng 4 lần so với năm trước với 16.500 căn vẫn chờ khách mua.

Tuy số lượng căn hộ mới được tung ra thị trường từ đầu năm đến nay rất thấp, nhưng do sức tiêu thụ kém nên theo CBRE, số lượng căn hộ chưa bán được tại Hà Nội cho đến nay đã vượt con số 21.000. Tại TP. HCM, lượng căn hộ tồn đọng bắt đầu tăng lên và vượt 5.000 căn từ giữa năm 2010. Trong suốt năm 2011 và nửa đầu năm nay, lượng hàng tồn kho ở thành phố này luôn đứng ở mức trên 18.000 căn.

Mất bao lâu mới giải phóng hết lượng căn hộ tồn đọng?

Đây là một câu hỏi cực kỳ hóc búa, khó có thể tìm được câu trả lời thỏa đáng. Có chuyên gia cho rằng, để giải phóng lượng căn hộ tồn kho ở Hà Nội phải mất 3 năm, nhưng cũng có chuyên gia dự đoán có thể mất 5 - 7 năm.

Theo nghiên cứu của CBRE, từ năm 2009 trở về trước, bình quân mỗi năm Hà Nội bán được khoảng 5.000 căn hộ. Năm 2009 có thể coi là thời kỳ hoàng kim của thị trường căn hộ Hà Nội khi xuất hiện những dòng người xếp hàng hoặc tranh mua căn hộ ở một số dự án như: Lê Văn Lương Residentials, Mulberry Lanes và Indochina Plaza Hanoi. Nhờ đó, các doanh nghiệp bán được trên 16.000 căn hộ trong năm 2009. Trong năm 2010 và 2011, thị trường bất động sản bắt đầu giảm tốc, nhưng sức tiêu thụ căn hộ tại Hà Nội vẫn đạt mức khá cao, bình quân mỗi năm bán được khoảng 13.000 căn.

CBRE không đưa ra thống kê số căn hộ bán được từ năm 2009 trở về trước tại TP. HCM, nhưng công ty tư vấn này khẳng định rằng, năm 2010 là năm mà sức tiêu thụ đạt mức kỷ lục tại thành phố này, với 13.200 căn hộ.

Thế nhưng sang năm 2011, số lượng căn hộ tiêu thụ được đã giảm một nửa so với năm trước đó, tương đương với khoảng 6.000 căn.

Từ giữa năm ngoái, nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trở lại vào giữa năm nay sau khi lãi suất cho vay của ngân hàng giảm. Mặc dù đúng là lãi suất cho vay đối với bất động sản đã giảm từ mức kỷ lục 20-23%/năm xuống còn 13-15%/năm, nhưng trái với kỳ vọng, tốc độ tiêu thụ căn hộ tại hai thị trường lớn nhất cả nước này lại giảm sút thê thảm, nếu không nói là gần như tê liệt từ đầu năm đến nay.

Tuy CBRE không đưa ra con số cụ thể về lượng căn hộ đã bán được trong năm nay, nhưng lại khẳng định rằng, trong 6 tháng đầu năm, lượng căn hộ bán được ở TP. HCM giảm tới 82% so với cùng kỳ năm trước.

Tại Hà Nội, nếu tính lượng căn hộ tồn kho đến cuối năm ngoái là 16.500 căn, cộng với lượng căn hộ mới tung ra bán từ đầu năm đến nay khoảng 6.200 căn, trong khi số lượng căn hộ tồn kho hiện là 21.000 căn, có thể thấy, số lượng căn hộ bán được từ đầu năm đến nay đã sụt giảm thê thảm như thế nào so với những năm trước đây. Nếu từ nay đến cuối năm mà thị trường bất động sản không có gì thay đổi (mà khả năng này rất cao) thì lượng căn hộ tiêu thụ được tại Hà Nội trong năm nay sẽ đạt mức thấp kỷ lục trong gần 10 năm trở lại đây.

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt

Các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với chính khách hàng của mình - những người chấp nhận lỗ để bán lại căn hộ với giá thấp hơn nhiều so với giá gốc của chủ đầu tư.
Các doanh nghiệp có lượng căn hộ tồn đọng lớn đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan. Theo ước tính của CBRE đưa ra hồi đầu năm nay, trong năm 2012, sẽ có khoảng 20.000-22.000 căn hộ mới được tung ra thị trường Hà Nội. Nếu cộng với lượng hàng tồn từ cuối năm ngoái thì nguồn cung năm nay lên tới 38.000 căn.

Giả sử sức tiêu thụ của thị trường đạt mức như năm 2010 và 2011 (mà điều này gần như là không tưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn và tăng trưởng thấp trong năm 2013) thì cũng phải mất hơn 3 năm mới giải phóng được lượng cung này.

Tuy vậy, các doanh nghiệp có thể cảm thấy sức ép từ các dự án mới trong năm nay không thực sự lớn như dự đoán, vì trong 3 quý đầu năm, lượng căn hộ mới được tung ra tại Hà Nội chỉ khoảng 6.200 căn, thấp hơn rất nhiều so với con số dự đoán cho cả năm.

Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp địa ốc có thể yên tâm, bởi các chuyên gia CBRE cho rằng, các doanh nghiệp "mỗi sớm mai tỉnh dậy vò đầu bứt tai" vì phải làm thế nào để bán được căn hộ vì họ còn phải cạnh tranh với chính khách hàng của mình - những người đang sẵn sàng chấp nhận lỗ để bán lại căn hộ với giá thấp hơn rất nhiều so với giá gốc của chủ đầu tư. Trong một thị trường có tính đầu cơ rất cao như Hà Nội thì việc các nhà đầu tư thứ cấp bán tháo với giá thấp hơn giá gốc từ 5-10 triệu đồng/m2 đã tạo sức ép đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản. Khi sức ép bán tháo từ các nhà đầu tư thứ cấp càng lớn thì những căn hộ tưởng chừng như đã bán được tới người tiêu dùng cuối cùng lại quay trở lại thị trường, tạo thêm lượng cung mới, khiến cho lượng căn hộ tồn đọng và cung mới còn lớn hơn nhiều so với con số thống kê được.

Theo Ngọc Sơn
 Quá tải, bệnh nhi trải chiếu nằm ngoài sân bệnh viện

Trẻ em bị bệnh hô hấp quá tải trầm trọng, chiếm 2/3 tổng số ca tới khám bệnh mỗi ngày. Thông tin trên được Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết ngày 22/10.


Theo số liệu thống kê từ đầu năm tới nay ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, lượng bệnh hô hấp ở phòng khám là trên 50 ngàn ca, còn nội trú khoảng 30 ngàn ca, 43 bệnh nhi hô hấp tử vong. Trong khi đó, tổng số bệnh nhi nội trú của bệnh viện này là khoảng 60 ngàn ca. 

 
Trong ngày cuối tuần, lượng trẻ em tới khám, nhập viện vẫn khá đông.

Bác sĩ Phạm Mai Đằng, Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, hiện nay, khoa hô hấp có 281 bệnh nhi nội trú/154 giường bệnh. Như vậy, bệnh nhi hô hấp nội trú tăng hơn dịp hè khoảng 30%.

“Đa số trẻ bị hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Sợ nhất là các bé có cơ địa viêm phổi hoặc nhập viện vì sốt siêu vi hay một bệnh lý khác nhưng bị lây chéo thêm bệnh hô hấp làm tình trạng nặng nề hơn”, bác sĩ Đằng nói.


Không chỉ riêng bệnh hô hấp mà các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng gia tăng, bệnh viện luôn phải thủ sẵn võng, ghế bố để đối phó tình trạng quá tải.


Vì quá đông, dù đã được cấp võng, ghế bố nhưng tại khu nội trú của khoa Hô hấp, gia đình bệnh nhi trải cả chiếu ra hành lang, gầm giường nằm.


Theo bác sĩ Đằng, nguyên nhân bệnh nhi hô hấp đột ngột tăng vì học sinh đi học trở lại, trong lớp chỉ cần một trẻ bị bệnh sẽ lây cho tất cả.


Bên cạnh đó, còn do yếu tố thời tiết, khi nghỉ hè các bé ở nhà, còn nay đi học, sáng nào cũng phải ra đường sớm nên chưa kịp thích nghi, dễ bị nhiễm lạnh.


Được biết, Bệnh viện Nhi Đồng 2 có đặt một phòng khám vệ tinh ở quận 2 với mục đích giảm tải cho bệnh viện. Tuy nhiên, bác sĩ Đằng cho biết mục tiêu giảm tải vẫn chưa đạt được, phòng khám vệ tinh này chỉ giúp đỡ cho các bệnh nhi sống gần khu vực phía bắc TP.HCM.


“Cả một bệnh viện còn chưa giải quyết được giảm tải, huống hồ chỉ một phòng khám. Đâu phải mỗi bệnh nhân ở quận 2 mà Bình Dương cũng đổ về. Vì phòng khám vệ tinh như muối bỏ bể nên các bệnh nhân ở tỉnh vẫn tràn về đây. Đó là nguyên nhân dẫn tới quá tải của bệnh viện”, bác sĩ Đằng cho biết.


Để giải quyết vấn đề quá tải, Bệnh viện Nhi Đồng 2 vẫn gồng mình tăng cường bác sĩ ở phòng khám. Lẽ ra theo quy trình, một bệnh nhi được thăm khám trong 15 phút, nay chỉ còn 3 phút.


Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, tình hình bệnh hô hấp cũng khá căng thẳng. Hiện tại, bệnh nhi hô hấp nội trú của đơn vị này khoảng 300 trường hợp, tăng 20% so với dịp hè.  

 
Người nhà bệnh nhân ngồi đợi rất đông ở cả khu vực khám và lấy thuốc.  
 
 
 
Bệnh nhi và người nhà chờ đến lượt khám 
 
Các bác sĩ phải làm việc cật lực ngay cả trong ngày cuối tuần. Trẻ em tới khám và nhập viện chủ yếu có các triệu chứng như ho, sốt.
Ở khu điều trị, do quá tải, người nhà phải tận dụng sân bệnh viện làm nơi nghỉ ngơi cho bệnh nhi
Mắc võng, trải chiếu ngoài sân cho trẻ nằm.
Mẹ con cùng nằm ngoài sân tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Hành lang bệnh viện biến thành… giường bệnh   

Thanh Huyền - Thu My