vendredi 29 juillet 2011

Nhận Diện Những Tay Sai Trung Quốc trong Công An Việt Nam

Dân Sài Gòn rọi đèn công an chìm





Ngày 24/7/2011 tại Sàigòn


Chủ Nhật tuần này (24/07/2011) Sài Gòn buồn hơn 7 tuần trước. 7 tuần trước Sài Gòn đứng lên vì biển đảo quê hương, có người biểu tình, có người hát vang tiếng lòng yêu nước của mấy ngàn người ngay giữa trung tâm thành phố. Dự tính biểu tình phản đối Trung Quốc tuần thứ 8 này đã không diễn ra như ý muốn vì bị công an và mật vụ theo dõi quá sít sao. Biểu tình không thể diễn ra được, chúng tôi đã chuyển qua cuộc “săn đầu chó”.

“Đầu chó” là câu mà mấy anh bạn dự bị biểu tình cùng bức xúc buột miệng nói ra khi không thể bước xuống đường giương cao biểu ngữ lên được. Câu nói vô tình này cũng có cơ sở vì CS, CA, cứ chạy theo hít hơi để bắt người dân. (CS = chó săn, CA = chó ác, CSCĐ = chó săn côn đồ, đều là cách gọi của nhiều bà con ở Sài Gòn hiện nay).

Từ sáng sớm khu vực xung quanh Tổng lãnh sự quán Trung Quốc và khu vực quận I đã có nhiều gương mặt CS, CA chìm, nổi xuất hiện. Chúng tôi vừa dừng xe ở công viên 23-09 đã có 3 tên mò đến. Lực lượng an ninh dáo dác khắp nơi.

Khoảng 9 giờ sáng, các nhóm bắt đầu đến tụ họp nhiều ở công viên trước Hội trường Thống Nhất, ngay bên hông nhà thờ Đức Bà. Khi chúng tôi nhập đoàn với các nhóm khác thì ngay lập tức có 2 tên theo sát từ sáng đến chiều.

Cứ mỗi khi có một ai đó đứng lên là ngay lập tức mấy chú lại bu vào đó ngay. Tình hình căng thẳng kéo dài, các nhóm không thể vùng lên được.

Chúng tôi biết không thể có biểu tình được nên đã chuyển sang “săn đầu chó”. Nay xin công khai những khuôn mặt đã tận tụy đàn áp lòng yêu nước tại Sài Gòn để lịch sử mai sau xét xử.

Xin chân thành cám ơn sự tiếp tay của 2 nhà chụp hình nghiệp dư đầy lòng yêu nước LLT và NTS.

Chứng Nhân – WebVT

JPEG - 70.4 kb

JPEG - 97 kb


JPEG - 64.1 kb
Tay cuốn tờ báo dấu điện đàm

JPEG - 72 kb


JPEG - 75.6 kb


JPEG - 57.4 kb


JPEG - 76.1 kb

JPEG - 61.2 kb

JPEG - 44.7 kb

JPEG - 73.1 kb

JPEG - 57.7 kb

JPEG - 64.7 kb

JPEG - 68.3 kb

JPEG - 101.2 kb

JPEG - 84 kb

JPEG - 88.4 kb

JPEG - 76.2 kb

JPEG - 83.1 kb

JPEG - 82.4 kb

JPEG - 64 kb
Nguồn: http://www.viettan.org/spip.php?article11359

Hình Cờ Vàng Trên Nón An Toàn Và Trên Áo Khoác Tại Sài Gòn

Tác Giả: Tuổi Trẻ Yêu Nước
Thứ Năm, 28 Tháng 7 Năm 2011 21:46


Hiện tượng lạ.

Trong thời gian gần đây, đường phố sài gòn xuất hiện một số hình ảnh lạ mà chưa bao giờ xuất hiện trước đây, khiến cho người dân vô cùng bỡ ngỡ. Nhóm tuổi trẻ yêu nước đã kịp thời có mặt để ghi nhận hiện tượng hiếm có này.

Nón bảo hiểm mang hình ảnh Quốc Kỳ VNCH

Đây là hình ảnh chúng tôi ghi nhận được
ở Trường cao đẳng Giao thông vận Tải 3
Đ/c: 189 Kinh Dương Vương, F12, Q6, TP.HCM








Một sự vô tình hay cố ý


Ngang nhiên xuất hiện trên đường phố Sài Gòn, không rõ là một sự vô tình hay cố ý. Tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, thành viên nhóm tuổi trẻ yêu nước đã đến các tiệm nón trong thành phố để rõ thật hư.

Ngạc nhiên, là những chiếc nón này được bày bán một cách công khai ở hầu hết các lề đường và kể cả các tiệm nón lớn ở thành phố.

Tiếp xúc với chị Lan – một người bán nón bảo hiểm ở khu vực Chợ Lớn, chúng tôi thử hỏi mua một chiếc nón như vậy, chi Lan cho biết hiện của tiệm đã hết hàng và chỉ còn một chiếc nón để trưng bày.

Giá một chiếc nón như vậy là từ 100 – 150.000 vnd/nón. Trong khi những chiếc nón khác giá thấp hơn rất nhiều chỉ độ khoảng 50 – 60.000/nón.

Vì sao những chiếc nón này lại đắt như vậy ?

Chị Lan cho biết, trong khoảng thời gian 2 tháng gần đây, một số bạn trẻ có đặt mua nón màu vàng với biểu tượng ba sọc kẽ và từ khi xuất hiện trên thị trường những chiếc nón này ngày càng có nhiều người đặt mua.

Chị Lan còn cho biết thêm những chiếc nón này không có sẵn mà chúng tôi phải thu mua các nón màu vàng khác từ các đầu mối và về sơn lại vì thế giá thành đắt hơn những chiếc nón bình thường.

Đây là một số hình ảnh từ chiếc nón kì lạ này, chúng tôi đã mua được ở khu vực Chợ Lớn :



Ngoài nón bảo hiểm, chúng tôi còn phát hiện được một số vật dụng khác cũng được các bạn trẻ ưa chuộng như : vỏ điện thoại, khăn tay, áo choàng…


Sinh viên mặc áo khoác trên đường QL 1A hướng đi Thủ Đức

Có chăng một sự trùng hợp ?

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng lãnh thồ Việt Nam làm dậy lên một làn song phản đối mạnh mẽ từ người dân cho đến các bạn trẻ ở khắp nơi trên đất nước.

Hàng loạt những hình ảnh trên xuất hiện đúng lúc trong 2 tháng gần đây, như một phong trào của bạn trẻ quốc nội, việc chính quyền Việt Nam tỏ vẽ sự nhu nhược thẳng tay đàn áp các cuộc biều tình ôn hòa của người dân yêu nước. Những bạn sinh viên mặc áo cờ đỏ sao vàng cũng bị sách nhiễu bằng nhiều phương thức khác nhau có thể do sự mất tin tưởng vào khả năng của chế độ hiện tại trong vấn đề bảo vệ Tổ Quốc và làm liên tưởng đến trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 của hải quân VNCH hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trước Trung Quốc.

Nguồn: Tuổi Trẻ Yêu Nước

jeudi 28 juillet 2011

Một buổi tưởng niệm anh hùng tử sĩ hiếm có

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-07-27

Hôm nay ngày 27 tháng 7 cũng là kỷ niệm 64 năm ngày lễ Thương binh liệt sĩ Việt Nam. 
 

Source vnexpress.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đang trình bày 
về Trường Sa - Hoàng Sa của Việt Nam. (01 tháng 9, 2009)

Bảo vệ tổ quốc thì không còn ý thức hệ

Vào lúc 9 giờ sáng tại Câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình số 43 đường Nguyễn Thông, quận 3, TP HCM một số nhân sĩ trí thức thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã bỏ mình để bảo vệ tổ quốc tại các chiến trường biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, Hoàng Sa, Trường Sa.
Điểm đặc biệt của buổi lễ là tưởng niệm chung cho các chiến sĩ hai miền Nam Bắc đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988..

Đó chính là họ thể hiện được tấm lòng đối với những người con của đất nước dù ở đâu, dù thuộc chính kiến nào nếu đã hy sinh bảo vệ cho tổ quốc, cho toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
nhà thơ Lưu Trọng Văn
Trung Tâm còn được gọi là Câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình.
Trung Tâm còn được gọi là Câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình. Source vietcatholic
Người đứng ra tổ chức là Cụ Nguyễn Đình Đầu, chuyên gia cứu về Biển Đông. Một số nhân sĩ trí thức thành phố có mặt trong buổi lễ trong đó có nhà thơ Lưu Trọng Văn, ông cho chúng tôi biết không khí buổi lễ và tâm tình của người tham dự:
-Tôi nghĩ mỗi người đến đây đều mong muốn một điều và tôi thấy mọi người đến với những mong muốn đó. Sau khi tham dự buổi lễ xong tôi có cảm giác ai cũng đạt được điều mong muốn của mình. Đó chính là họ thể hiện được tấm lòng đối với những người con của đất nước dù ở đâu, dù thuộc chính kiến nào nếu đã hy sinh bảo vệ cho tổ quốc, cho toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
Bảo vệ cho cái đẹp, cái nhân cái nghĩa thì tôi nghĩ điều đó nó là sức mạnh không cần nói không cần nhiều lời nhưng trong ánh mắt, trong cử chỉ, trong từng cái bắt tay tất cả mọi cái người ta đều cảm nhận được và thấy có sự đồng cảm rất mạnh mẽ trong cái tinh thần đó. Đấy là cái tinh thần rất lớn, tinh thần Đại Việt, nó bỏ qua tất cả những chấp nhặt, bực mình 

Vợ của cố Hải quân thiếu tá Nguỵ Văn Thà hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10
Vợ của cố Hải quân thiếu tá Nguỵ Văn Thà hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10. RFA
hay những đìêu gì đó chưa hay trong cuộc sống để cùng hội tụ và vươn tới một cái gì lớn hơn.
Đấy là cái tinh thần rất lớn, tinh thần Đại Việt, nó bỏ qua tất cả những chấp nhặt, bực mình hay những đìêu gì đó chưa hay trong cuộc sống để cùng hội tụ và vươn tới một cái gì lớn hơn.
nhà thơ Lưu Trọng Văn
Tôi cũng có gặp một số anh em an ninh họ thấy mọi việc cứ theo tổ chức như thế này thì sẽ không có vấn đề gì cả. Lúc đầu thì cũng tưởng có chuyện vì thấy rất nhiều an ninh ở ngoài, thế nhưng cuối cùng chẳng có gì cả, tất cả rất là đẹp bởi vì mọi người đều nói lên tấm lòng thật của mình.
Có một sự bất công rất lớn đối với những người đã ngã xuống ở biên giới phía Bắc, ở biên giới Tây Nam, ở Hoàng Sa, Trường Sa. Những con nguời đó là con người anh hùng của dân tộc, của đất nước.

Đặc biệt trong buổi lễ cũng có một số thân nhân của các anh hùng liệt sĩ tham dự, trong đó có vợ của cố Hải quân thiếu tá Nguỵ Văn Thà hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 người đã cùng đồng đội chiến đấu đến phút cuối cùng chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa vào năm 1974

Lịch sử đã chứng minh…Đừng tin…Hãy nhìn

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-07-27






Lòng ái quốc của người dân ở trong Nam tiếp tục bị khống chế chặt chẽ nên Saigòn trong ngày Chủ Nhật 24 tháng 7 vừa rồi vẫn im lìm bóng dáng người biểu tình cũng như im bặt tiếng gọi “Hòang Sa-Trường Sa-VN” hay “Trung Quốc xâm lược”

Trong khi đó tại Hà Nội cuộc biểu tình chống Bắc Kinh đã bước sang lần thứ 8 – mà lần mới nhất này, theo các hãng thông tấn quốc tế như AFP, AP, Reuters – có vài trăm người tham dự, đặc biệt với sự hiện diện khá đông của dân chúng 2 bên đường khi người biểu tình đi qua.

Cái đạp lịch sử của một chế độ

Theo nhận xét của blog Quê Choa, cứ nhìn vào nụ cười của TS Nguyễn Quang A thì biết cuộc biểu tình hôm Chủ nhậtvừa rồi đã “thành công rực rỡ”. Những người biểu tình chứng tỏ cho chính quyền biết rằng “họ đã bước qua sự sợ hãi, vì xã tắc họ đã bước qua sợ hãi. Một khi đau đớn nhục nhã đến cùng cực thì sự sợ hãi cũng tiêu tan”.
Nhưng câu hỏi được nêu lên là người dân Việt yêu nước có thật sự an tâm rằng họ được tự do biểu lộ lòng ái quốc thiết tha – và cả hành động, nếu cần - của mình hay không ?
Bài thơ tựa đề “Đừng tin…hãy nhìn!” được nhiều mạng nhật ký phổ biến lưu ý rằng “lịch sử đã chứng minh…Đừng tin…Hãy nhìn!!!”.
Bài thơ có đọan nhận xét:
“Không đâu như chính quê mình,Người ta,Phủi tay với sự trăn trở vì đất nước của những người trẻ, Không đâu như chính quê mình,
Công dân,



Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao
Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao 

Phải đổ máu vì lên tiếng "Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam"

cứ nhìn vào nụ cười của TS Nguyễn Quang A thì biết cuộc biểu tình hôm Chủ nhậtvừa rồi đã “thành công rực rỡ”. Những người biểu tình chứng tỏ cho chính quyền biết rằng “họ đã bước qua sự sợ hãi, vì xã tắc họ đã bước qua sợ hãi. Một khi đau đớn nhục nhã đến cùng cực thì sự sợ hãi cũng tiêu tan
blog Quê Choa
Cuộc biểu tình lần thứ 8 ở Hà Nội, dù có không gặp trở ngại đến bao nhiêu, vẫn là chuyện “Đừng tin…hãy nhìn” như bài thơ trên mạng vừa rồi mô tả, nhất là ngay trong lần biểu tình trước đó – tức vào Chủ nhật 17 tháng 7 vừa rồi, những người bày tỏ lòng yêu nước bị cản trở, đe dọa giữa lúc công an Hà Nội thực hiện “cú đạp lịch sử” khó có thể xóa nhòa trong tâm trí người dân Việt – và cả công luận thế giới.
Trong ngày 17 tháng 7 đó, qua hành động trấn áp người yêu nước biểu tình chống giặc ngọai xâm từ Phương Bắc, đại úy Minh, đội phó đội an ninh công an quận Hòan Kiếm, Hà Nội từ trên một chiếc xe buýt đã thẳng chân đạp vô mặt blogger Nguyễn Chí Đức khi anh đang bị 4 công an khiêng như khiêng 1 con vật để vất lên xe. Blogger Nguyễn Chí Đức cho biết:
Tôi không hiểu trên thực tế, hành động ấy do chỉ đạo hay phát xuất từ cá nhân. Nhưng theo suy nghĩ của tôi thì bản thân của họ cũng là 1 con người.
Qua nhiều trang mạng nhật ký, từ Dân chủ-Nhân quyền Cho VN cho tới Blog Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyên Ngọc tiếp tục lên tiếng về vụ đàn áp biểu tình này:
Ảnh và clip được phổ biến trên mạng là bằng chứng không thể chối cãi, và bất cứ ai đã xem không thể không muốn thét lên vì phẫn nộ. Đến nay đã có thể xác định danh tính, chức vụ, địa chỉ làm việc của cả hai kẻ đã hành hung dã man đồng bào yêu nước của mình ấy, một thượng tá, một đại úy công an quận Hoàn Kiếm. Viên thượng tá mặc áo trắng đứng trên xe đưa tay hằm hằm chỉ huy. 



Công an chìm đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc
Công an chìm đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội. RFA Screen capture

Viên đại úy mặc áo vàng, hoàn toàn như một tên lưu manh, thẳng chân đạp vào mặt vào mồm người thanh niên đã bị cả một lũ xúm vào khiêng, kéo như đối với một con vật. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ chế độ nào, không thể có cách gọi nào khác đối với hai kẻ ấy: hai tên ác ôn! Ác ôn đánh đập đồng bào mình thì phải bị trừng trị. Là công an, ăn lương của dân, là đầy tớ của dân, ngang nhiên đánh dân tàn bạo, càng phải bị trừng trị.
Viên đại úy mặc áo vàng, hoàn toàn như một tên lưu manh, thẳng chân đạp vào mặt vào mồm người thanh niên đã bị cả một lũ xúm vào khiêng, kéo như đối với một con vật. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ chế độ nào, không thể có cách gọi nào khác đối với hai kẻ ấy: hai tên ác ôn!
nhà văn Nguyên Ngọc
Đánh dân yêu nước, chỉ có mỗi một tội là biểu lộ lòng yêu nước, chống ngoại xâm, nhất thiết phải bị nghiêm trị. Nghiêm trị công khai. Đây không còn là chất vấn, mà là đòi hỏi bức thiết của mọi người đối với những người có trách nhiệm: Bộ trưởng Bộ Công An và lãnh đạo Bộ này nói chung, Bí thư, Chủ tịch Hà Nội, Giám đốc và lãnh đạo Công an Hà Nội, Công an Hoàn Kiếm. Nếu sự việc này không được giải quyết một cách nghiêm minh, rõ ràng, thì đừng đòi hỏi ai còn có lòng tin!

Biểu thị thái độ thù nghịch đối với Người Dân

Theo GS Chu Hảo thì “đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù nghịch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc. Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là "vì dân, của dân" sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo”.
Hành động công an nhân dân đàn áp nhân dân khiến blogger Nguyễn Trọng Tạo không khỏi không nêu lên

Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc

câu hỏi rằng “Dân ta sao khổ thế ?” khi “Ngòai biển thì bị lính Tàu đánh người cướp của, trên đất (liền) thì bị công an đạp vào mặt”. Blogger Nguyễn Trọng Tạo sực nhớ lại “Mà họ có tội gì đâu. Họ đi biển để làm ăn trên biển của Tổ quốc mình, và họ đi biểu tình để phản đối quân cướp biển. Những việc làm ấy không những không có tội mà là việc làm của những người yêu nước và mong cho nước nhà tự do độc lập, bình yên. Sao bọn Trung Quốc lại đánh dân ta? Sao công an bảo vệ dân lại đạp vào mặt dân mình?...Những kẻ đã hành động thô bạo như vậy chắc chắn đó là bọn có lòng căm thù nhân dân sâu sắc...”.

đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù nghịch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước
GS Chu Hảo
Cảnh công an đàn áp vô cảm và phi lý ấy khiến nhà thơ An Nam phổ biến trên mạng bài “Khi những người yêu nước bị đánh đập”, hỏi thẳng những kẻ hành hung người yêu nước rằng “Hay anh muốn đạp lên quê hương ? Đi trên Dân Tộc để tiến thân ?”. Và nhà thơ rán dằn nỗi tức giận để nhẹ giọng hơn:
Nếu chẳng bằng lòng,
Xin nhẹ tay Anh ạ!
Họ cũng như anh Con Cháu Lạc Hồng.
Người ấy và anh cùng chung tiếng nói,
Cùng đến trường, học chữ Việt Nam.
Cũng như anh họ có ngàn năm lịch sử,
Cũng có Cha Ông giữ nước đánh Tàu.

Nhà thơ Trần mạnh Hảo xem chừng như không thể dằn được nỗi bực khi chứng kiến cảnh đàn áp này, nên lưu ý rằng:
Gương mặt người yêu nước
Là gương mặt nhân dân


Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS
Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS

Gương mặt nhân dân
Là gương mặt Tổ Quốc
… Đạp lên mặt Nhân Dân – Tổ Quốc sướng lắm sao ?

Cảnh nhiễu nhương đàn áp của công an đối với người yêu nước cũng khiến tác giả Joseph_MSL thấy “Thấm hồn vào chất ngất nỗi tái tê” khi:
Một người nữa…
dáng buồn đi vào sử…
Mẹ Việt Nam ơi, yêu Người sao nên tội?
Có ai trả lời cho anh, … cho tôi…?


Lương tâm của người làm báo đâu?

Qua bài “Không thể im lặng”, blogger Quê Choa lưu ý rằng “ Đau nhất là sự ‘im lặng đáng sợ’ của báo chí nhà nước’”. Blogger Quê Choa nêu lên câu hỏi:

Vì sao mà im lặng, có gì đâu mà im lặng? Chả phải bao nhiêu lần báo chí đồng thanh cất tiếng về những hành động phạm pháp của công an đó sao? Bao nhiêu lần báo chí im lặng trước những gì cần phải lên tiếng, mình đều cố tìm những lý do để thông cảm. Nhưng lần này thì không hiểu nổi.
blogger Quê Choa
Vì sao mà im lặng, có gì đâu mà im lặng? Chả phải bao nhiêu lần báo chí đồng thanh cất tiếng về những hành động phạm pháp của công an đó sao? Bao nhiêu lần báo chí im lặng trước những gì cần phải lên tiếng, mình đều cố tìm những lý do để thông cảm. Nhưng lần này thì không hiểu nổi. Nếu lần này mà báo chí không lên tiếng thì không được, không thể được. Im lặng lần này chẳng những chúng ta đang tự tố cáo báo chí nước này không phải của dân, sinh ra không vì lợi ích của dân.
Cho dù có bị đàn áp như thế nào đi nữa, giới nhân sĩ trí thức có tâm huyết với quê hương, dân tộc và vận nước đều khẳng định qua nhiều trang nhật ký trên mạng rằng “Việc thanh niên, sinh viên, trí thức và đông đảo nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia biểu tình yêu nước là biểu hiện tình cảm trong sáng, cao quý, linh thiêng và đầy trách nhiệm đối với Tổ Quốc”.
Hành động và tình cảm cao qúy đó đối với Tổ Quốc giữa lúc Phương Bắc xâm lấn quê hương trong sự chìu lụy của giới cầm quyền VN khiến nhà văn Võ Thị Hảo “tôn vinh những bàn chân” trên đường phố, dù những bước chân biểu tình cho quê hương ấy vẫn bị ngăn chận gắt gao ở gần như mọi nẻo đường đất nước. Qua blog Dân Làm Báo, bài “Cho ta cúi đầu tôn vinh những bàn chân” của nhà văn Võ Thị Hảo chất chứa nỗi niềm cho Quê Mẹ:




Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe.(ngày 5 tháng 6, 2011)Source blog ABS
Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe.(ngày 5 tháng 6, 2011)Source blog ABS

Người đi người đi người đi
Cho một ngày Quyền làm Người trở về xác tín,
Ta tôn vinh những đứa con mẹ Việt
Bước chân gầy đường phố
Mắt tràn nước mắt
Những trái tim không sợ chết cho tự do và tổ quốc


Anh Hải Điếu Cày của chúng ta nhiều phần chắc đã trở thành Hải cụt chỉ vì yêu nước, muốn bảo vệ Biển Đông. Còn Biển Đông của ta nhiều phần chắc hơn đã bị cụt thêm nhiều chỉ vì những lãnh đạo hèn với giặc, có dã tâm bán nước.
BS Phạm Hồng Sơn
Trong những ngày qua, nhiều mạng nhật ký cũng báo động về tình cảnh của blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải tiếp tục lâm cảnh đọa đày oan ức chỉ vì anh bày tỏ lòng yêu nước rằng “Hòang Sa và Trường Sa là của VN”. Bây giờ, có tin blogger Điếu Cày bị mất một tay trong chốn lao tù khiến công luận không khỏi bàng hoàng. Bài “Hải Cụt” của BS Phạm Hồng Sơn được nhiều trang mạng nhật ký phổ biến mô tả:
Như vậy sau hàng tháng trời đi lại, truy vấn ráo riết, không mệt mỏi, bà Dương Thị Tân, các con và những người yêu mến Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày cũng đã được biết chút ít về tình trạng của anh, nhưng lại là tình trạng thân thể anh không còn nguyên vẹn. Lại thêm một đau xót nhỏ cho một đau xót lớn. hắc đến khi những thỏa thuận giữa “đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam” Hồ Xuân Sơn với lãnh đạo Trung Quốc vào ngày 25/06/2011 vừa qua được bạch hóa hay phải tiết lộ một phần nào đó sẽ còn làm cho con dân nước Việt bàng hoàng, đau xót hơn nhiều.Anh Hải Điếu Cày của chúng ta nhiều phần chắc đã trở thành Hải cụt chỉ vì yêu nước, muốn bảo vệ Biển Đông. Còn Biển Đông của ta nhiều phần chắc hơn đã bị cụt thêm nhiều chỉ vì những lãnh đạo hèn với giặc, có dã tâm bán nước.

Điếu Cày cái nickname bình dị, dễ thương, nhưng con người anh thì thật sự là không đơn giản. Anh chính là người giữ lửa và truyền ngọn lửa yêu nước”
Nguyễn Bắc Truyển
Qua bài “Nhớ Điếu Cày, người bạn tù” được blog Dân chủ-Nhân quyền Cho VN và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển nhận xét rằng “Cái điếu cày mang lại cho con người sự thư giản, cảm giác khoan khoái, thoải mái. Anh Điếu Cày thì mang lại cho người bạn tù sự ấm áp, thân thương và niềm tin. Điếu Cày cái nickname bình dị, dễ thương, nhưng con người anh thì thật sự là không đơn giản. Anh chính là người giữ lửa và truyền ngọn lửa yêu nước”...Anh bị giam giữ tiếp tục với lời buộc tội khác. Nhưng dù cho sự buộc tội nào đi chăng nữa, cũng không che dấu được cái "tội yêu nước" của Điếu Cày”.
Mục Điểm Blog tuần này xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi chương trình hôm nay.




mercredi 27 juillet 2011

Tấm bản đồ cổ có tên An Nam Đồ Chí

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-07-26

Trong tình hình tranh chấp hiện nay tại Biển Đông thì một tấm bản đồ càng có niên đại cũ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
hannom.org
Ảnh 3

Giáo sư Ngô Đức Thọ là người phát hiện ra tấm bản đồ cổ có tên An Nam Đồ Chí được in ra vào thế kỷ 16 với nhiều bằng chứng mạnh mẽ có thể chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn GS Thọ để tìm hiểu thên về vấn đề này.

Nguồn gốc

Mặc Lâm : Thưa, xin Giáo Sư vui lòng cho biết ông đã phát hiện An Nam Đồ Chí trong trường họp nào?
GS Ngô Đức Thọ : Dứt khoát không phải là tôi đi nghiên cứu để tìm một cái bản đồ về Hoàng Sa – Trường Sa, mà nói đúng hơn là tôi chú ý đến các bản đồ của Việt Nam nói chung. Đây là tôi nói những bản đồ cổ Hán Nôm, chứ còn bản đồ của Tây thì tôi biết là có cụ Nguyễn Đình Đầu, rồi bên Tổng hợp coi như có Nguyễn Quang Ngọc, nhưng tôi thì tương đối nắm được nguồn tư liệu bản đồ cổ, nhất là bản đồ cổ của Việt Nam.
Các việc nghiên cứu bản đồ cổ đối với chúng tôi có hai vấn đề: một là những bản đồ niên đại, càng sớm càng tốt, nhưng còn quan trọng hơn là những bản đồ cổ của Việt Nam được san định văn bản một cách chính xác, có niên đại hẳn hoi. Đó là một việc khó mà có rất ít tài liệu đạt được điều đó, bởi vì các bản đồ của Việt Nam thì thường là vẽ ra đơn giản mà trong các cuốn sách thì không có cái “date” năm in rất là rõ ràng như của chúng ta hiện nay.
Anh Đinh Khắc Quân nghiên cứu kỹ nhà Mạc, anh ta có đi thăm Trung Quốc và sưu tầm được bản đồ. Tôi hỏi thì Đinh Khắc Quân cung cấp ngay cho tôi cái bản đồ đó thì tôi xem, trước hết tôi quý vô cùng cái bản đồ đó là trong An Nam Đồ Chí có cái niên đại đúng cái mà tôi đang tìm cái khoảng đó xem rất là kỹ càng
Riêng bản thân tôi trước đây từng chứng minh được quyển sách “Thiên tải nhàn đàm”trong đó có bản đồ Thăng Long lúc bấy giờ kỷ niệm Thăng Long, chuyên mục của tôi nói về Thăng Long, được chứng minh rất chính xác năm vẽ của nó là năm 1810, cách đời Lê năm mười năm không đáng kể.
Tôi nghĩ bây giờ có vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa mình phải tìm xem ở thế kỷ 16, tức là thời tương ứng nhà Lê, nhà Minh thì có những bản đồ gì không. Tìm mãi mà không có. Ở Việt Nam không có bản đồ cổ nào có
Ảnh 1b
Ảnh 1b 
 
niên đại của thời Lê trung hung tương ứng với khoảng thế kỷ 16 – thời nhà Minh thì không có.
Tình cờ tôi đọc báo “Xưa và Nay” có đăng bài của người bạn trong cơ quan của tôi, anh bạn này trẻ cũng Tiến sĩ – anh Đinh Khắc Quân, đăng một bản đồ gọi là “Bản đồ An Nam thời Mạc”. Anh Đinh Khắc Quân nghiên cứu kỹ nhà Mạc, anh ta có đi thăm Trung Quốc và sưu tầm được bản đồ. Tôi hỏi thì Đinh Khắc Quân cung cấp ngay cho tôi cái bản đồ đó thì tôi xem, trước hết tôi quý vô cùng cái bản đồ đó là trong An Nam Đồ Chí có cái niên đại đúng cái mà tôi đang tìm cái khoảng đó xem rất là kỹ càng .
Mặc Lâm :Xin ông có thể nói  một cách khái quát tấm bản đồ này hình thức ra sao và chứa đựng những gì, thưa Giáo Sư?
GS Ngô Đức Thọ :  Cái bản đồ đó ở trong sách An Nam Đồ Chí là cái quyển sách của một ông tổng binh đời Minh, vị tổng binh cai quản địa phận đúng là đảo Hải Nam. Thế thì người phụ trách quân sự của đảo Hải Nam được giao  phụ trách về Việt Nam là quá đúng, thì tôi thấy niên đại là Vạn Lịch năm Mậu Tuất, như thế nghĩa là cách đây hơn 400 năm là một bản đồ rất cổ. Đó, về niên đại là như vậy.
Cái bản đồ đó ở trong sách An Nam Đồ Chí là cái quyển sách của một ông tổng binh đời Minh, vị tổng binh cai quản địa phận đúng là đảo Hải Nam. ... tôi thấy niên đại là Vạn Lịch năm Mậu Tuất, như thế nghĩa là cách đây hơn 400 năm là một bản đồ rất cổ.
Thứ hai, tôi xem kỹ ở một góc bé tí trong bản đồ bằng nửa tờ báo như thế này thì có một góc nho nhỏ bằng cái vỏ bưởi vẽ biển thì tôi giơ kính lúp lên tôi xem rất kỹ xem cái chỗ Hoàng Sa – Trường Sa như thế nào. Điều bất ngờ đối với tôi là không có cái hình vẽ như các bản đồ khác vẽ hòn đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa, hoặc Thất Châu Sơn, những địa danh mà tôi đã chú mục đi tìm, nhưng bất ngờ là ở chỗ trên bờ biển ở cái vùng bờ biển của Huế, chúng ta bây giờ gọi là Thuận Hoá – Huế đó, thì có tên bờ biển Đại Trường Sa. Vì tôi là người nghiên cứu chuyên nghiệp về bản đồ từ lâu rồi, tôi theo dõi vấn đề này từ thời kỳ đầu của vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa, Tôi mừng quá, cái tên “Đại Trường Sa”, bờ biển chớ không phải cái vùng biển xa ở chỗ vùng Trị Thiên-Huế. Đó là một thông tin rất có giá trị đối với tôi rồi. Đây là một tài liệu của phía đối phương vô cùng quan trọng mà trước hết là nó được in ấn bằng hình ành hẳn hoi, niên đại là mình đã xác định rõ ràng như vậy rồi.
Điều bất ngờ đối với tôi là không có cái hình vẽ như các bản đồ khác vẽ hòn đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa, hoặc Thất Châu Sơn, những địa danh mà tôi đã chú mục đi tìm, nhưng bất ngờ là ở chỗ trên bờ biển ở cái vùng bờ biển của Huế, chúng ta bây giờ gọi là Thuận Hoá – Huế đó, thì có tên bờ biển Đại Trường Sa.
Riêng vị trí của Cửa Eo, tức là cửa Thuận An bây giờ của Huế, ở cái chỗ ấy thì không biết gọi là cái gì, nó sát với vùng cửa biển. Cái cửa mà ta gọi là Cửa Eo đó thì cái đoạn bờ biển này tôi đoán là ông không biết là cái tên gì do đó ông mới đặt tên cho cửa biển là “Đại Trường Sa” cho cái vùng Cửa Eo của An Nam mình. Việc các nhà hàng hải mà họ đi biển, học địa lý trên biển mà họ nhìn thấy cái gì mà họ không biết thì họ có quyền đặt ra tên. Đấy là cái nguyên tắc thông lệ từ xưa các nước phương Tây, các nhà địa lý phương Tây cũng như là ai đó nếu họ không biết tên hoặc quên thì người ta có quyền đặt ra một cái gì đấy, thì đây chính là ông ấy đặt ra cái tên “Đại Trường Sa”.

Giá trị của ấn bản “An Nam Đồ Chí”

Mặc Lâm : Xin Giáo Sư cho biết bản đồ này giá trị ở chỗ nào và làm sao để phát triển những điều khả tín mà nó chứa đựng để chứng minh với giới học thuật quốc tế, thưa ông?
GS Ngô Đức Thọ : Bây giờ tôi có toàn văn cái bản in ấn của Bắc Bình Đồ Thư Quán, bấy giờ nó gọi là Bắc Bình dưới thời Dân Quốc, tức là diễn ra năm 1933, ấn bản “An Nam Đồ Chí” mà nguyên bản theo cái văn bản
Ảnh 1a
Ảnh 1a 
 
của nhà văn bản học Tiền Đại Hân rất nổi tiếng, có đủ từ đầu chí cuối, từ tờ bạt cho đến chụp bản đồ toàn đồ có cái “Đại Trường Sa” của Việt Nam, tôi xin nói như vậy, nhưng nó không giải thích vì sao lại phải đổi tên của tiếng Việt Nam thành “Đại Trường Sa” thành “Tiểu Trường Sa”? Mà ở đây có cái tên là Cửa Eo sẵn kia mà! Đại khái là như vậy.
Cái cửa mà ta gọi là Cửa Eo đó thì cái đoạn bờ biển này tôi đoán là ông không biết là cái tên gì do đó ông mới đặt tên cho cửa biển là “Đại Trường Sa” cho cái vùng Cửa Eo của An Nam mình. Việc các nhà hàng hải mà họ đi biển, học địa lý trên biển mà họ nhìn thấy cái gì mà họ không biết thì họ có quyền đặt ra tên
Mặc Lâm :Trong những điều mà bản đồ ghi lại thì điều gì Giáo Sư cho là chứng lý quan trọng nhất có thể chứng minh với quốc tế rằng lập luận của mình là đúng?  
GS Ngô Đức Thọ : Quan điểm của tôi cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ rằng trước mắt chúng ta là có An Nam Đồ Chí của người Trung Quốc in ra, trong đó họ không những thừa nhận cái “Đại Trường Sa” của nội địa Trung Quốc bây giờ trên cái bờ biển của ta, đó là bởi vì họ đã chiếu cái quần đảo Đại Trường Sa của chúng ta ở ngoài biển nên dùng tên đó để đặt, chứ làm sao mà biết cái Đại Trường Sa ở đây mà đặt? Đó là chứng lý vô cùng thuyết phục, có một cái niên đại cách đây 400 năm, mà trước đây tôi còn lo đi dò vì tưởng không phải là cách đây 400 năm mà cách đây 300 năm hay 380 năm hay cái gì gì đó mà Trung Quốc chuyển bớt vì thế kỷ 16 không có gì, 17 không có gì, mà 18 cũng không có gì
An Nam Đồ Chí của người TQ in ra, trong đó họ không những thừa nhận cái “Đại Trường Sa” của nội địa TQ bây giờ trên cái bờ biển của ta, đó là bởi vì họ đã chiếu cái quần đảo Đại Trường Sa của chúng ta ở ngoài biển nên dùng tên đó để đặt, chứ làm sao mà biết cái Đại Trường Sa ở đây mà đặt? Đó là chứng lý vô cùng thuyết phục
Mặc Lâm : Xin hỏi Giáo Sư câu hỏi cuối. Giáo Sư đã trình báo việc phát hiện của ông cho cơ quan thẩm quyền Việt Nam chẳng hạn như Ban biên giới chính phủ hay Bộ Ngoại giao hay chưa?
GS Ngô Đức Thọ : Các nhà chính sách của Việt Nam từ Bộ Ngoại Giao, Ban Biên Giới thì nên chú ý ngay đến An Nam Đồ Chí mà Ngô Đức Thọ đã phát biểu chứng minh. Những cái này thật tâm  muốn hỏi thì họ cũng nghĩ là họ không có thẩm quyền gì, còn những điều quan trọng thậm chí họ cũng chả hiểu ra sao, thậm chí Bộ Ngoại Giao không quan tâm đến cái này thì tôi thấy sai lầm vô cùng. Đây là cái chứng lý khẳng định nhờ mọi người giám định thì vô cùng chắc chắn.
Ban Pháp Luật có mở ra hội đồng, chương trình gì đâu! Cái bản đồ cổ tôi đang nghĩ rằng chỉ cấn một cuộc hội thảo, viện khoa học có thẩm quyền đứng ra là có thể kết luận được bài của tôi, nhưng hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì không làm được.Viện Hán Nôm tổ chức cũng được, Bộ Ngoại Giao không ai làm.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn GS Ngô Đức Thọ đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn ngày hôm nay ạ.

Hình ảnh chú thích theo bài được trích từ dự liệu của Viện Nghiên cứu Hán nôm (hannom.org)

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi trả tự do cho LM Nguyễn Văn Lý

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011-07-26

Một ngày sau khi linh mục Nguyễn Văn Lý bị đưa trở lại nhà tù, Ân Xá Quốc Tế ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm này.
AFP photo
Linh Mục Lý tại tòa năm 2007.

Sức khỏe yếu kém

Thông cáo báo chí của Ân Xá Quốc Tế, phổ biến hôm thứ Ba, một ngày sau khi linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý bị đưa trở lại nhà tù sau thời hạn một năm tạm tha và ba tháng gia hạn do sức khỏe yếu kém, nhấn mạnh quan điểm của tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế này rằng đáng lẽ Việt Nam không nên bắt giữ và tống giam một người trong tình trạng sức khỏe  yếu kém như vậy.
Lý do nhà cầm quyền loan báo khi đưa linh mục Nguyễn Văn Lý trở lại nhà tù là vì ông đã lợi dụng thời gian được tạm hoãn thi hành án và được cho ra ngoài chữa bệnh để phát tán tờ rơi kêu gọi chống chính phủ.
Từ London, bà Janice Beanland, chuyên trách vận động dư luận về các vấn đề của Việt Nam trong Ân Xá Quốc Tế:
“Thứ nhất Ân Xá Quốc Tế kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý.
Thứ hai, chính quyền Việt Nam phải công bố nơi giam giữ linh mục Lý, cho phép ông được tiếp xúc với gia đình và được chọn luật sư. Một điều hiển nhiên nữa là linh mục Lý đang trong tình trạng đau ốm, vậy chính quyền hãy bảo đảm hoàn toàn nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của ông.”
Một điều hiển nhiên nữa là linh mục Lý đang trong tình trạng đau ốm, vậy chính quyền hãy bảo đảm hoàn toàn nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của ông.
Bà Janice Beanland
Trong văn bản kêu gọi trả tự do cho linh mục Tađêo Nguyễn Văn Lý, Ân Xá Quốc Tế cũng nhấn mạnh là ông đã trải qua mười bảy năm trong tù chỉ vì lên tiếng một cách ôn hoà, phê bình chính sách kiểm soát tôn giáo và quyền tự do phát biểu của người dân .
Năm 2006, linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong những người sáng lập khối  8406 với tôn chỉ tranh đấu cho tự do dân chủ và đoì hỏi các quyền căn bản của con người.
Năm 2007, linh mục Nguyễn Văn Lý bị cáo buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự với bản án tám năm tù và năm năm quản chế.

“Trước đó, Amnesty International đôi ba lần yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý chứ không phải đợi đến giờ.”
Đến tháng Mười Một 2009, vào khi đang ở  trại tù Ba Sao, linh mục Lý bị đột quị nhưng không được chẩn bệnh và cho thuốc đúng mức. Hai tuần sau đó, ông được chuyển về bệnh viện của trại giam ở Hà Nội.

Dư luận quốc tế

Theo báo cáo của Amnesty International, bất chấp tình trạng bán thân bất toại do tai biến gây ra, ông được đưa trở lại nhà giam một tháng sau đó, ngày 11 tháng  Mười Hai 2009. 
Tháng Ba năm 2010, linh mục Nguyễn Văn Lý được tạm hoãn thi hành án một năm và được cho về Nhà Chung thuộc Tòa Giám Mục Huế để chữa bệnh.
Đến ngày 10 tháng Ba 2011, thời gian đáo hạn một năm tạm tha, linh mục Nguyễn Văn Lý được gia hạn thêm ba tháng ở ngoài thay vì quay trở lại nhà tù.

Dưới mắt người chuyên trách vận động dư luận về các vấn đề Việt Nam trong Ân Xá Quốc Tế, bà Janice Beanland, điều này chứng tỏ Việt nam có phần nương tay trước áp lực của quốc tế:
“Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam có nghe tiếng nói của dư luận nên mới quyết định tạm hoãn án một năm rồi tiếp đó gia hạn thêm ba tháng cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Theo tôi ngoài vấn đề linh mục Lý cần thuốc men chạy chữa, Việt Nam còn bị áp lực nặng nề từ những tổ chức bảo vệ nhân quyền bên ngoài mà đã trực tiếp đề cập với họ về trường hợp linh mục Lý.
Tôi không nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam không nghe hoặc không màng đến những lời kêu gọi đấy, chính vì thế chúng tôi phải tiếp tục lên tiếng để mong Hà Nội suy nghĩ cân nhắc về trường hợp tù tội trở lại của linh mục Lý.
Điều khiến chúng tôi thấy khó chấp nhận là không hiểu tại sao nhà cầm quyền Việt Nam luôn e dè quan ngại trước những tiếng nói khác với quan điểm của nhà nước, đối xử mạnh tay với các  nhà bất đồng chính kiến, gán cho họ những tội danh và những án tù lâu năm trong lúc họ chỉ phô bày chính kiến một cách ôn hòa. Đó là lý do Ân Xá
Quốc Tế một lần nữa và sẽ nhiều lần nữa tiếp tục yêu cầu Việt Nam trả  tự do ngay tức khắc cho linh mục Nguyễn Văn Lý.”
Với câu hỏi ngoài việc linh mục Lý vừa bị đưa trở lại nhà giam hôm thứ Ba thì Ân Xá Quốc Tế còn muốn bày tỏ thêm điều gì không, bà Janice Beanland nhắc đến một người bất đồng chính kiến khác đang ở trong tù, blogger Điều Cày:
“Những thông tin mà chúng tôi nghe được về Điếu Cày thật đáng lo và đáng báo động. Theo một thành viên trong gia đình thì có nhiều khả năng Điếu Cày đã bị cụt mất một cánh tay. Điều chúng tôi muốn nói  ở đây là không hiểu chuyện gì xảy ra cho Điều Cày, trong tình huống nào. Chúng tôi cũng được biết không một ai nhìn thấy Điều Cày từ tháng  Mười 2010 cho đến lúc này.
Ân Xá Quốc Tế một lần nữa và sẽ nhiều lần nữa tiếp tục yêu cầu Việt Nam trả  tự do ngay tức khắc cho linh mục Nguyễn Văn Lý.”
Bà Janice Beanland
Trong tư cách bảo vệ quyền lợi cho nhà bất đồng chính kiến này, Ân Xá Quốc Tế đang cố gắng bằng mọi cách lưu ý và yêu cầu chính quyền Việt Nam cung cấp mọi thông tin liên quan đến nơi  chốn giam giữ, tình trạng sức khỏe, cung cách đối xử đối với người tù Điếu Cày. Chúng tôi muốn biết thực sự ông có bị mất một cánh tay không và nếu có thì trong trường hợp như thế nào.”
Để kết luận, bà Janice Beanland nhắc lại vai trò của bà nói riêng và tôn chỉ của Ân Xá Quốc Tế nói chung là không bao giờ từ bỏ hoặc xao lãng nhiệm vụ tranh đấu bênh vực cho những tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Bà nhấn mạnh Ân Xá Quốc tế không bỏ cuộc, trái lại vẫn theo dõi và lên tiếng cho đến khi tất cả những tù nhân lương tâm những tiếng nói chân chính ở Việt Nam được trả tự do và được đối xử như những công dân vô tội.

Sài Gòn tổ chức tưởng niệm anh hùng tử sĩ cả hai bên

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và Hoàng Sa-Trường Sa được dự kiến tổ chức vào sáng nay 27/7 tại 43 Nguyễn Thông quận 3 TP.HCM

Photo vietlist.com.us
Hộ tống hạm VNCH HQ-10 
dự trận Hoàng Sa 1974- 
Photo vietlist.com.us
 
Vinh danh anh hùng tử sĩ  

Đây là lần đầu tiên một lễ tưởng niệm được lên kế hoạch tổ chức mà chủ thể là tất cả những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Việt Nam, trong đó có những liệt sĩ Hải quân quân đội nhân dân trong trận Gạc Ma 1988 và cả những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến Hoàng Sa Ngày 18/1/1974.
4 chiến hạm VNCH chiến đấu tại Hoàng Sa 1974- Photo Vietlist.com.us
4 chiến hạm VNCH chiến đấu tại Hoàng Sa 1974- Photo Vietlist.com.us

Được biết giới nhân sĩ trí thức TP.HCM phối hợp với Câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình tổ chức buổi tưởng niệm hiếm có, lồng vào khung cảnh Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam.
Ý tưởng về vấn đề này được thực hiện giữa lúc chủ quyền biển đảo của Việt Nam bị Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng và người dân Việt Nam sục sôi lòng yêu nước với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bị chính quyền trấn áp.
Nhà nghiên cứu lịch sử địa lý Nguyễn Đình Đầu 91 tuổi, người thay mặt ban tổ chức ký tên trên thư mời nói là, buổi lễ diễn ra ở địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ nên không cần phải xin phép.
Đáp câu hỏi của Nam Nguyên là có thể xem lễ tưởng niệm như một hình thức vinh danh những người đã chết vì bảo vệ lãnh thổ Việt Nam không phân biệt là quốc gia hay cộng sản. Cụ Nguyễn Đình Đầu đáp:
Bộ đội sơn cước  Trung Quốc bỏ mình trên đường vào Việt Nam- 1979- Photo mai-thanh-hai blog
Bộ đội sơn cước Trung Quốc bỏ mình trên đường vào Việt Nam- 1979- Photo mai-thanh-hai blog

“Đúng như thế, nhất là những người đã hy sinh rồi thì không nên phân biệt ý thức hệ hay về phương diện chính trị. Nhưng thế nào cũng có tác động về phương diện chính trị, tôi làm việc này thuần túy trên phạm vi tinh thần, cầu nguyện cho những người đã hy sinh cho tổ quốc.
Những chiến sĩ bên này hay bên kia nhưng đều là bảo vệ đất đai của tổ quốc. Chúng tôi cũng cầu nguyện và tôn vinh cả những đồng bào nạn nhân của những lực lượng thù địch ngoại bang chống phá Việt Nam.” 
Tôi thấy ở khu chôn những người lính Mỹ trong cuộc nội chiến Nam Bắc 1861-1865 thì chôn chung một chỗ không phân biệt ai là ta ai là địch ai là bạn ai là thù. Vấn đề đó đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều.
Đinh Kim Phúc, Sài Gòn

Không phân biệt ý thức hệ

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ở TP.HCM nói với chúng tôi ông không ở trong Ban Tổ Chức nhưng ông sẽ đến dự lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến 1979 chống Trung Quốc xâm lăng miền Bắc, hay trong cuộc chiến Tây Nam mà ông từng tham gia, cũng như  cuộc chiến bảo vệ biển đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa:
“Tất cả những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước thì đều trân trọng. Nhưng mà hoàn cảnh Việt Nam hiện nay cũng còn những ý kiến khác nhau, mặc dù ai cũng muốn thực hiện điều mọi người nói là hòa giải và hòa hợp.
Riêng tôi, chỉ có thể phát biểu như thế này, lần đầu tiên tôi đến nghĩa trang quốc gia Arlington ở thủ đô Washington Hoa kỳ tôi thấy ở khu chôn những người lính Mỹ trong cuộc nội chiến Nam Bắc 1861-1865 thì chôn chung một chỗ không phân biệt ai là ta ai là địch ai là bạn ai là thù.
Vấn đề đó đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều và tôi nghĩ rằng có thể đó là một trong những lý do để Mỹ trở thành một trong nhửng nước siêu cường."

Biệt hải VNCH lên đường ra Hoàng Sa -1974- Photo vietlist.com.us
Biệt hải VNCH lên đường ra Hoàng Sa -1974- Photo vietlist.com.us


Tối 26/7 khi trả lời chúng tôi nhà nghiên cứu sử Nguyễn Đình Đầu nói rằng việc tổ chức buổi lễ tưởng niệm có thể gặp một ít trở ngại nhưng cụ tin rằng nó sẽ vẫn diễn ra.
Đối với quan ngại chính quyền sẽ cản trở buổi lễ vì có thể có biểu tình hay biểu dương để phản kháng Trung Quốc, cụ Nguyễn Đình Đầu phát biểu:
“Chúng tôi làm với tính cách một nghi lễ đối với những người đã hy sinh vì tổ quốc hay là nạn nhân ngoại xâm. Kỳ này chúng tôi làm sẽ không kết nối các công việc trong các phạm vi khác.
Buổi lễ này hoàn toàn có tính cách nghi lễ cầu siêu tôn vinh những người đã hy sinh vì tổ quốc hay là nạn nhân chiến cuộc. Theo tôi biết sẽ không có sự biến chuyển sang mít tinh biểu tình…”  


Trong lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và ở Hoàng Sa Trường Sa dự kiến tổ chức vào 9giờ sáng 27/7 tại 43 Nguyễn Thông Quận 3 TP.HCM, sẽ có phát biểu của nhà nghiên cứu sử Nguyễn Đình Đầu, Giáo sư Tương Lai, ông Lê Hiếu Đằng, ông Huỳnh Tấn Mẫm.
Các nhân sĩ trí thức này cũng là những người dẫn đầu cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc lần đầu ở TP.HCM hôm 5/6/2011.

lundi 25 juillet 2011

"ĐÁP LỜI SÔNG NÚI" hát vang tại Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược ở Saigon

Ai kiểm duyệt, đục bỏ thơ Hồ Chí Minh?



 
Mặc Lâm (RFA) - Gần đây, một thông tin có thể làm nổi lên lòng cuồng nộ của cả nước khi hai văn bia tuyên xưng công trạng của vua Quang Trung nằm tại đền thờ Núi Quyết thuộc tỉnh Nghệ An đã bị đục bỏ.

Đục bốn chữ "Trung Quốc xâm lược"

Điều đáng nói là một trong hai văn bia này là thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương Quang Trung Nguyễn Huệ. Sự thật ra sao mời quý vị theo dõi bài nói chuyện của Mặc Lâm với ông Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch hội Nhà văn Hà Nội, là người phát hiện ra việc đục bỏ này mời quý vị theo dõi sau đây:

Câu chuyện về tấm bia đặt tại đầu cầu Khánh Khê thuộc tỉnh Lạng Sơn kỷ niệm chiến thắng Trung Quốc khi họ tấn công vào Việt Nam năm 1979 đã bị ai đó đục bỏ bốn chữ "Trung Quốc xâm lược" vẫn chưa nguôi sau, một thời gian dấy lên sự chống đối của nhiều người nhưng mau chóng bị quên bẵng. Người phát hiện vụ việc là nhà báo Đỗ Hùng anh kể lại chuyến công tác của mình tại Lạng Sơn để viết bài kỷ niệm 32 năm chiến thắng Trung Quốc.
Một người mang sách Quang Trung - Nguyễn Huệ đi biểu tình chống TQ tại Sài Gòn

Chỉ một thời gian rất ngắn, bài viết cảm động của anh không còn xuất hiện trên tờ Thanh Niên nữa và độc giả cũng tự biết tại sao. Tuy nhiên trên trang blog của Đỗ Hùng vẫn còn dấu tích bài viết nhất là tại đoạn ghi lại hình ảnh của tấm bia này như sau: Từ “Trung Quốc” đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ “xâm lược” cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời. Ở TP.HCM, tôi thấy những tấm bia ghi chiến tích đánh Mỹ đặt trước Lãnh sứ quán Mỹ, khách sạn Park Hyatt vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.”

Đỗ Hùng và báo Thanh Niên không nói ai là người đục bỏ bốn chữ kia trên tấm bia nhưng chỉ nhẹ nhàng than thở, “khi người ta đã dám đục bỏ bốn chữ "Trung Quốc xâm lược” tức là đã đục bỏ lòng yêu nước”. Hành động này phải được gọi là gì nếu không dùng hai từ "phản quốc”?

Thời gian để làm người hiểu chuyện quên đi hành động phản quốc này chưa lâu thì lại xảy ra một câu chuyện khác tương tự như việc tấm bia tại Lạng Sơn. Lần này thì không cần phải tìm kiếm ai là thủ phạm vì kẻ xuống tay rất dễ thấy, và tấm bia bị đục cũng rất dễ truy tầm nguyên gốc. Người phát hiện là nhà phê bình văn học, đương kim chủ tịch hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên.

Trong một lần về Nghệ An thăm núi Quyết, Phạm Xuân Nguyên đã thấy hai tấm bia trong đền thờ Nguyễn Huệ. Vốn là nhà phê bình văn học nổi tiếng ông cảm nhận ngay nét đẹp khác trên hai bài văn bia ngay. Nhà bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung”. Nhà bia bên phải khắc “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung” ông Phạm Xuân Nguyên nhớ lại:

“Tôi lên đó vào năm 2009 thấy kiến trúc ở trên đó rất là đẹp. Khi bắt đầu bước vào thì gặp tấm bình phong và hai nhà bia một cái bên tả một cái bên hữu. Bên trái là bia công trạng Quang Trung Nguyễn Huệ tức là tiểu sử của ông, công trạng của ông đánh đông dẹp bắc như thế nào. Còn bên phải là tấm bia ghi lời thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi Nguyễn Huệ Quang Trung. Bài thơ này chúng tôi rất thích đọc thấy nó nôm na nhưng rất đúng. Ca ngợi Nguyễn Huệ như thế vừa xác thực vừa đồng thời nói được khí phách dân tộc và tôi thuộc ngay.”
 Tấm bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung”  (chụp tháng 7-2010)

Nay đã bị đục bỏ, thay bằng bài “Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung” của Vũ Khiêu

Tuy nhiên một dấu chấm hỏi theo ông một thời gian dài khi người giữ đền nói với ông rằng hai nhà bia này sắp bị thay đổi vì có người cho là bia viết không hay, ông kể:

“Nhưng cũng chính ngày 29 ấy thì người giữ đền cũng đã có nói sắp tới có khi phải hạ tấm bia này, tấm bia khắc thơ của Hồ Chủ Tịch đấy. Chúng tôi đã lờ mờ hiểu chuyện nhưng cũng cố hỏi vì sao, thì người giữ đền nói là họ cho rằng nó không hợp, không ăn!

Mặc dù quá trình chọn một bài để khắc lên bia không phải là đơn giản. Quá trình ấy là sau khi chọn câu nào, của ai, sau đó sẽ giao cho một nhóm thông qua, rồi báo cáo ra Bộ, ra Trung ương quyết định rồi mới tới giai đoạn chọn chữ khắc lên bia. Vì vậy việc chọn chữ khắc lên bia là rất quan trọng, rất thiêng liêng không thể tuỳ tiện được.

Nghe thế thì chúng tôi đã thấy buồn rồi. Tất cả chúng tôi, đoàn nhà văn nhà báo đã sững sờ và tự hỏi sao lại như thế được?”

Bài học chống ngoại xâm

Hai năm sau ông Phạm Xuân Nguyên phát giác ra rằng có ai đó đã thay đổi cả hai lời khắc trên bia. Tấm bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung” đã bị đục bỏ, thay bằng bài “Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung” của Vũ Khiêu. Bài Thơ yêu nước của Hồ Chí Minh đã bị đục bỏ, thay bằng đoạn trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô.

Nói về nội dung bài thơ của Hồ Chí Minh ông Phạm Xuân Nguyên kể:

“Tôi phải nói rõ ràng đoạn thơ này nằm trong cuốn “Lịch sử nước ta” do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản tại Cao Bằng năm 1942. Năm 1941 ông Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm ở nước ngoài đã trở về Việt Nam qua con đường từ biên giới Trung Quốc xuống Cao Bằng. Ông xây dựng căn cứ ở đấy và tổ chức lực lượng cho cách mạng trong nước. Trong công tác tuyên truyền thì ông nêu lại lịch sử Việt Nam, những bài học lịch sử kiên cường của tổ tiên nòi giống để khích lệ tinh thần người dân trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp.
 Còn tấm bia bên phải khắc ghi bài thơ yêu nước của Hồ Chí Minh ca ngợi Quang Trung  (chụp tháng 7-2010)

Nay đã bị đục bỏ để thay bằng một đoạn trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô

Tháng 2 năm 1942 sách lịch sử xuất bản tại Cao Bằng mở đầu với “Lịch sử nước ta” viết bằng lục bát từ đời Hồng Bàng cho đến thời cận đại. Ông điểm qua từ thời Hồng Bàng, Hai Bà Trưng, Lê Lợi cho đến Nguyễn Huệ ông đều viết như vậy. Đến đời Nguyễn Huệ thì ông viết:

Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu
ông đà chí cả mưu cao
dân ta đoàn kết cùng nhau một lòng
cho nên Tàu dẫu làm hung
dân ta vẫn giữ non sông nước nhà!

Cái đoạn này có lẽ là đoạn ông rất tâm đắc và ông rất sảng khoái vì trước đó ông viết chủ yếu một ngàn năm Bắc thuộc thì chỉ đánh Tàu thôi. Ông luôn luôn nhấn mạnh cứ khi nào nhân dân đoàn kết thì chúng ta chiến thắng ngoại xâm, và khi đến phần Nguyễn Huệ thì ông tổng kết một bài học như thế.”

Lý do mà ai đó đưa ra là thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh không thích hợp vì gọi Nguyễn Huệ là “kẻ”. Tuy hợp lý nhưng không hợp tình. Ai cũng biết đối với Việt Nam chỉ cần đụng tới một chữ rất bình thường của chủ tịch Hồ Chí Minh là một điều phạm húy, có thể suốt đời phải ngồi tù vì tội phản động huống chi là cả một bài thơ, lại là thơ lịch sử thì kẻ đó chắc không phải là người thường.

Hơn nữa trong tình hình khủng hoảng niềm tin như hiện nay, thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh không thể bị chê một cách tùy tiện, vì cả nước đang vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong mọi việc từ lớn tới nhỏ. Tư tưởng này sẽ thay thế dần học thuyết Mác Lê vì đã đi quá xa với thực tế.

Vậy thì ai là người đủ can đảm đục bỏ bài thơ để thay bằng một bài khác kém sức thuyết phục vì chỉ nói tới việc dời đô, trong khi bài thơ của Bác thẳng thừng kêu cả nước Tàu ra mà chỉ trích?

Ông luôn luôn nhấn mạnh cứ khi nào nhân dân đoàn kết thì chúng ta chiến thắng ngoại xâm, và khi đến phần Nguyễn Huệ thì ông tổng kết một bài học như thế.
Ông Phạm Xuân Nguyên

Trong thời gian trước năm 1975, báo chí miền Nam Việt Nam khi muốn tố cáo hay chống đối chính phủ mà không muốn tờ báo bị tịch thu, chủ bút sẽ bỏ trống mấy chữ “nhạy cảm” và thay vào đó bằng câu: “tòa soạn tự ý đục bỏ!”

Ngày nay câu chuyện xảy ra không khác mấy với chuyện ngày xưa. Ai đó đã “tự ý đục bỏ” câu thơ “phạm huý” với người Tàu, với nước Tàu để còn được cơ hội thăng quan tiến chức. Ngày xưa, người Chủ bút tránh voi để mua sự sống còn của tờ báo. Ngày nay, một vài kẻ cai trị muốn đem cả đất nước để chỉ đổi lấy sự sung túc cho vài chục gia đình, hay cùng lắm là vài chục giòng họ.

Cuối cùng ai cũng thấy: cuộc đổi chác khá hời cho kẻ lái buôn biết nhìn xa trông rộng. 

Thư gửi con trai trưởng trước cuộc biểu tình chống TQ ngày 24/07/2011


Đỗ Xuân Thọ

Hà Nội, ngày 23-7-2011

Hải Minh vô cùng yêu thương của bố

Bố viết lá thư này cho con có lẽ là lần cuối cùng bởi ngày mai trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc bố vẫn mang biểu ngữ “CÙNG CHUNG TAY XÉ TRUNG QUỐC THÀNH NHIỀU QUỐC GIA ĐỘC LẬP” để đánh vào tử huyệt của lũ bành trướng Đại Hán Bắc Kinh.
Con biết không, khi bố kêu gọi như thế, câu khẩu hiệu làm Bắc Kinh khiếp đảm và làm tất cả các dân tộc láng giếng của Trung Quốc hỡi lòng hởi dạ. Câu khẩu hiệu này làm tăng thêm sức mạnh của các dân tộc khác Hán ở Trung Hoa đang quyết tâm ly khai khỏi Trung Quốc.

Con có biết không? Bọn gián điệp người Tầu và bọn thân Tầu đông nhan nhản ở nước ta. Chúng có từ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam cho đến những thương lái Trung Quốc vào tận đất mình để thu mua hàng. Chúng có trong hàng ngũ công an đến người thường dân…Một phát súng….Một tai nạn giao thông….Một gói thuốc độc thả vào thức ăn….Thế là bố xong đời!!! Từ hàng nghìn năm nay con thử xem bọn bành trướng Tầu có từ thủ đoạn nào mà chúng không dám làm???

Cái biểu ngữ của bố là kết quả của nhiều năm tháng nghiền ngẫm để trả lời một câu hỏi chát chúa luôn giáng vào đầu bố: “Bằng cách nào đây??? Bằng con đường nào đây tiêu diệt được hiểm họa ngoại xâm từ phương Bắc???” Một nỗi lo lắng mà từ mấy trăm thế hệ người Việt Nam từ trước tới nay đã ngấm vào gene di truyền!!!

Từ trước tới nay, dân tộc Việt Nam phải đợi cho bọn Tầu xâm chiếm đất nước mình rồi mới đánh đuổi…. Bố nhớ chỉ có một vị tướng tuyệt vời duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý Thường Kiệt vác quân sang thành Ung Châu của nước Tầu đánh tan đội quân đang tập hợp để xâm chiếm Việt Nam.

Thế giới đã đổi thay…Từ trước tới nay ta chỉ dùng nội lực của Dân Tộc Việt Nam để chống Tầu thì giờ đây chúng ta phải dùng cả nội lực lẫn ngoại lực.

Nghiền ngẫm và nghiền ngẫm bố mới phát hiện ra rằng: Trung Quốc càng bành trướng ra bên ngoài thì bên trong càng yếu!!!

Trung Quốc - Tan rồi lại Hợp. Hợp rồi lại Tan….

Triết học Mác- Lênin đang thống trị Trung Hoa không giữ nổi lòng người Trung Hoa ly tán…

Các lực lượng ngầm của Mỹ, Nhật, Án Độ, Nga, EU….đều muốn xé Trung Quốc thành nhiều mảnh.

Do đó việc: TRUNG QUỐC BỊ XÉ THÀNH NHIỀU QUỐC GIA ĐỘC LẬP LÀ QUY LUẬT CỦA THƯỢNG ĐẾ KHÔNG CƯỠNG LẠI ĐƯỢC.

Việc muốn xé Tầu thành nhiều mảnh là ước mơ thầm kín nhưng vô cùng khát khao của tất cả các dân tộc là láng giềng của Trung Quốc.

Khẩu hiệu của bố làm những cái đầu thông minh nhất trong Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, trong CIA, MI6 và tất cả các cơ quan tình báo trên thế giới sướng tưng tửng vì bố nói hộ ước vọng của họ…

Nhưng cũng chính vì thế mà bọn Tầu căm bố và quyết giết bố…

Các trang web, blog của bọn thân Tầu đang chửi bới bố một cách điên cuồng. Bên cạnh đó những người chân chính bảo vệ bố cũng nhiều con ạ.

Vì thế ngày mai bố vẫn đi biểu tình và mang theo biểu ngữ đó.

Nếu bố có ngã xuống thì con hãy tự hào là đã đóng góp vào cuộc đấu tranh chống Tầu giữ nước bằng máu của cha đẻ mình.

Chúc con học cực giỏi để về phụng sự quê nhà.

Hôn con,

Bố của con,

Đỗ Xuân Thọ