mercredi 29 juin 2011

Nan đề xuất khẩu nhiều không hiệu quả

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-06-28


Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam phụ thuộc xuất khẩu dẫn đến phát triển xuất khẩu ồ ạt không bền vững. Chính phủ đã nhận biết nhưng việc chuyển đổi cơ cấu vẫn mãi dậm chân tại chỗ.
 

AFP . Một công nhân đang kéo xe vật liệu xây 
dựng gần khu công nghiệp ở Hà Nội 

Việt Nam trù liệu việc giảm tốc độ sau một thập niên phát triển xuất khẩu bằng mọi giá để đạt tăng trưởng kinh tế. Theo các số liệu chính thức, trong 10 năm đầu thế kỷ 21 mức tăng GDP bình quân của Việt Nam là gần 8% và tăng xuất khẩu gần 19%.

Xuất khẩu nguyên liệu thô chiếm 70% TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội nhận định:
“Hiện nay chúng ta đang xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ và xuất khẩu trong 10 năm gần đây không thay đổi được nhiều. Xuất khẩu tới 70% là các sản phẩm thô là dầu thô, than đá, cao su, các khoáng sản, nông sản như gạo, cà phê nhân, hồ tiêu….còn sản phẩm công nghiệp như dệt may thì trong đó phần lớn nguyên liệu dệt may phải nhập từ Trung Quốc. Tức là xuất khẩu chậm chuyển biến, chậm tiến lên một nền xuất khẩu dựa vào công nghệ cao và dựa vào giá trị gia tăng cao hơn.”

Xuất khẩu tới 70% là các sản phẩm thô là dầu thô, than đá, cao su, các khoáng sản, nông sản như gạo, cà phê nhân, hồ tiêu….còn sản phẩm công nghiệp như dệt may thì trong đó phần lớn nguyên liệu dệt may phải nhập từ Trung Quốc.TS Lê Đăng Doanh


Cao su là nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu 2,3 tỷ USD vào năm ngoái. Một trong các thí dụ điển hình được đề cập là, Việt Nam xuất khẩu mủ cao su tự nhiên rất nhiều nhưng lại phải nhập vỏ ruột xe cũng như hầu hết sản phẩm cao su. TS Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam nhận định:
“Ngành cao su xuất khẩu nguyên liệu thô chiếm 80%. Sản phẩm cao su trong đó có lốp xe vẫn còn ít, chúng tôi cũng nhận thấy phát triển như vậy chưa bền vững cho nên sắp tới phải đẩy mạnh các sản phẩm cao su xuất khẩu giảm bớt xuất khẩu nguyên liệu thô. Đấy là xu hướng của ngành cao su cho tương lai.


Công nhân mỏ than. AFP 


Chúng tôi cố gắng giảm xuất khẩu thô từ 80%-85% xuống còn 70%, để dành nguyên liệu cho sản xuất trong nước.”
TS Đinh Văn Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương Mại Bộ Công thương xác nhận với báo chí là trong giai đoạn 2011-2020, Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7,5% đến 8% nhưng tăng trưởng xuất khẩu sẽ chỉ gấp 1,5 lần thay vì hơn 2 lần như giai đoạn trước. Việc giảm tốc độ xuất khẩu khá lớn đòi hỏi tái cấu trúc cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu.
Trả lời chúng tôi, TS lê Đăng Doanh bày tỏ e ngại nếu không có hành động kịp thời một số ngành hàng xuất khẩu qua gia công sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông nói:
“Cần suy nghĩ là trong những năm gần đây lạm phát tăng lên, Việt Nam đã phải điều chỉnh tỷ giá đồng bạc, tăng giá xăng dầu, tăng tiền lương. Nếu như xu hướng này tiếp tục, thì ngành dệt may Việt Nam trong vòng 5 năm nữa, theo sự tính toán của cá nhân tôi, sẽ mất khả năng cạnh tranh với những sản phẩm của Bangladesh hay của Indonesia vì giá dệt may trên thị trường thế giới là một giá rất cạnh tranh và làm với thế giới anh không thể nào đòi nâng cao hơn giá đó.

Cần suy nghĩ là trong những năm gần đây lạm phát tăng lên, Việt Nam đã phải điều chỉnh tỷ giá đồng bạc, tăng giá xăng dầu, tăng tiền lương. Nếu như xu hướng này tiếp tục, thì ngành dệt may Việt Nam trong vòng 5 năm nữa, sẽ mất khả năng cạnh tranh với những sản phẩm của Bangladesh hay của Indonesia TS lê Đăng Doanh


Nếu đòi hỏi giá cao hơn người ta sẽ đặt hàng ở Bangladesh hay Indonesia. Trong khi đó ở trong nước những yếu tố đầu vào của ngành dệt may liên tục tăng lên, điện tăng, xăng dầu tăng, tiền lương tăng lên, cước phí vận tải tăng lên và do phá giá đồng bạc cho nên các sản phẩm nhập khẩu chiếm đến 70-75%. Giá thành hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam cũng tăng lên và lúc bấy giờ hàng dệt may Việt Nam không thể còn năng lực cạnh tranh với các sản phẩm của Indonesia và Bangladesh. Đó là một trong những điều hết sức đáng lo ngại.”

Chính sách nội địa hóa chưa thực sự phát huy Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Da giày Việt Nam đồng thời là Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM nhận định là, chính phủ có những chủ trương tốt nhưng khi thực hiện thì không mang lại hiệu quả.


Xuất khẩu cao su tăng. Source CPV.org 


“Chúng tôi cho rằng chính sách nội địa hóa từ công nghiệp lắp ráp rồi sản xuất da giày dệt may… và nhiều ngành khác nữa chính là để giúp giảm nhập siêu. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua cả doanh nghiệp lẫn chính phủ đều đánh giá là những chính sách đó chưa thực sự phát huy tác dụng. Do đó vẫn tiếp tục nhập khẩu và tình trạng nhập siêu tiếp tục xảy ra. Trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây chính phủ đã quyết liệt hơn trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.”

Chúng tôi cho rằng chính sách nội địa hóa từ công nghiệp lắp ráp rồi sản xuất da giày dệt may… và nhiều ngành khác nữa chính là để giúp giảm nhập siêu. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua cả doanh nghiệp lẫn chính phủ đều đánh giá là những chính sách đó chưa thực sự phát huy tác dụng.
Về nông sản, mục tiêu giảm xuất khẩu thô để gia tăng các sản phẩm chế biến là một nan đề vì cần xây dựng thương hiệu, vốn đầu tư lớn và thời gian chuẩn bị cho công nghệ. Một vài sự rục rịch ở ngành cà phê nhưng chậm và sản lượng cà phê qua chế biến là không đáng kể, có chuyên gia nói rằng 15 năm nữa cà phê Việt Nam sẽ vẫn cứ xuất nguyên liệu thô là chủ yếu.
Đối với ngành cao su, TS Trần Thị Thúy Hoa nhận định:
“Chỉ tiêu đặt ra tới 2015-2020 tiến độ vẫn chậm thôi. Để cho khả thi, một mặt các doanh nghiệp trong nước phát triển lên tìm các sản phẩm thích hợp và thị trường thích hợp đối với sản phẩm cao su. Ngoài ra chính phủ nên tạo điều kiện cho đầu tư của nước ngoài vào. Để rút nhanh thời gian, nếu nước ngoài đầu tư vào sản phẩm cao su thì cần ưu tiên, ưu đãi để nâng lượng sản phẩm cao su lên giảm xuất khẩu nguyên liệu thô.”
Việt nam đang đứng trước các câu hỏi hắc búa, bắt nguồn từ tình trạng xuất khẩu nhiều mà không hiệu quả, tạo ra mất cân bằng cán cân thương mại kéo dài. Hàng công nghiệp thì phụ thuộc nguyên liệu đầu vào, trong khi khoáng sản nông sản xuất thô thì ít giá trị gia tăng. Nếu giảm tốc độ xuất khẩu nhanh thì hàng triệu người lao động mất việc làm dẫn tới bất ổn xã hội. Điều cần làm theo các chuyên gia là phải tái cơ cấu xuất nhập khẩu hay rộng hơn nữa là tái cơ cấu nền kinh tế. Nếu bây giờ chưa bắt đầu thì biết đến khi nào mới tới đích.

mardi 28 juin 2011

Đông Đô Đại Phố khu phố người Hoa cao cấp

Tại Bình Dương, tham quan miễn phí !!!


Đăng lúc: 14:06, ngày 23/06/2011Bình Dương
Đã xem: 18 . Mã Tin: 14764758
Người đăng: chau van lua PM
Nội dung

Phóng to ảnh
THÀNH PHỐ MỚI BÌNH DƯƠNG NĂNG ĐỘNG HIỆN ĐẠI THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ:
MỜI CÁC BẠN CLICK VÀO CÁC DỰ ÁN PHÍA DƯỚI ĐỂ CÓ THÔNG TIN CHI TIẾT
VIDEO CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM:
Click vào xem:  VIDEO THÀNH PHỐ MỚI BÌNH DƯƠNG
Click vào xem: VIDEO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG
Click vào xem: VIDEO TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH BÌNH DƯƠNG
Click vào xem: VIDEO ĐƯỜNG CAO TỐC MỸ PHƯỚC TÂN VẠN

CÁC DỰ ÁN ĐANG BÁN:

                         MẶT BẰNG CĂN HỘ CHUYÊN GIA AROMA
Click vào xem: DỰ ÁN PHỐ THƯƠNG MẠI PRINCE TOWN  MỞ BÁN VÀO 20/5
Click vào xem: DỰ ÁN PHỐ THƯƠNG MẠI HOA KIỀU ” ĐÔNG ĐÔ ĐẠI PHỐ”  MỞ BÁN VÀO 20/5
Click vào xem: DỰ ÁN “BILL GATE” KHU BIỆT THỰ TRIỆU ĐÔ SUNFLOWER MỞ BÁN VÀO THÁNG 6
Click vào xem: DỰ ÁN PHỐ THƯƠNG MẠI VÀ BIỆT THỰ THE GREEN RIVER MỸ PHƯỚC 4 MỞ BÁN VÀO THÁNG 6
Click vào xem: DỰ ÁN MỸ PHƯỚC
…………………………………..và nhiều dự án khác.
CÁC DỰ ÁN TRÊN ĐANG ĐƯỢC NHẬN ĐẶT CHỖ VÀ SẮP CÔNG BỐ BÁN CHÍNH THỨC VÌ VẬY QUÝ KHÁCH NHANH CHÂN ĐỂ CHỌN VỊ TRÍ THÍCH HỢP
Nếu quý khách có quan tâm tìm hiểu thông tin hoặc cần đi tham quan dự án xin liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư Becamex IJC theo số điện thoại sau:

Mr. CHÂU VĂN LỤA

Chuyên viên tư vấn
————————————————————————-
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN BECAMEX IJC
Lầu 2 Cao ốc Tuổi Trẻ_60A Hoàng Văn Thụ, P9, Q Phú Nhuận
Mobile: 0906 77 23 79
www.becamexijc.com

HÃY GỌI NGAY CHO CĐT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LỰA CHỌN CƠ HỘI ĐẦU TƯ ĐÚNG THỜI ĐIỂM

CHÚNG TÔI CÓ XE ĐƯA QUÝ KHÁCH THAM QUAN DỰ ÁN MIỄN PHÍ TẤC CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN

HÃY CHIA SẺ THÔNG TIN CHO BẠN BÈ CÙNG THAM KHẢO
XIN CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ QUAN TÂM



Thế kẹt của Bộ chính trị VN trước TQ


 Jun 24, 2011

Bản chất của cộng sản nói chung là gian trá, không chỉ với người dân, với thế giới, mà còn gian trá cả với nhau. Do đó, không chỉ người dân và thế giới là nạn nhân bị cộng sản lường gạt, mà chính VN cũng bị TQ lường gạt thê thảm.

Để thực hiện mộng bành trướng bờ cõi hầu giải quyết nạn nhân mãn và phát triển kinh tế, TQ hằng mong Việt Nam trở thành một tỉnh của họ. Khởi đầu cho tham vọng này là việc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Để chuẩn bị việc xâm chiếm này, Tầu cộng đã lợi dụng tình huynh đệ giữa hai nước cộng sản để lừa các cán bộ lãnh đạo Bắc Việt ký công hàm 1958 công nhận chủ quyền của Tầu cộng trên Biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lúc ấy thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Trong cuộc chiến Bắc- Nam, Bộ Chính trị VN đã cầu viện Liên Xô và Trung Quốc. Hai nước đồng chí này đã tích cực giúp Bắc Việt rất nhiều về vũ khí, quân trang, lương thực, nhân sự, tài lực… trong việc tấn công Miền Nam. Nhưng khi chiếm được Miền Nam, Bộ Chính trị VN liền trở mặt ngay với TQ, để chỉ còn bám vào Liên Xô như quan thầy bảo trợ cho chế độ độc tài của mình. Lúc ấy, hai nước cộng sản đàn anh này đang xích mích với nhau, thậm chí thù nghịch nhau.

Để dạy cho VN phản phúc “ăn cháo đái bát” này một bài học để đời, năm 1979, TQ đã huy động một lực lượng quân sự vô cùng hùng hậu tấn công VN dọc biên giới Việt-Trung. Cuộc chiến này làm thiệt hại nặng nề cho cả đôi bên, nhất là về nhân sự cho TQ. Bù lại, nhân cuộc chiến này, TQ đã di chuyển nhiều cột mốc biên giới về phía Việt Nam hàng cây số, khiến Việt Nam bị thiệt hại nhiều về mặt lãnh thổ.

Năm 1989, không may cho VN vì Liên Xô cùng cả khối cộng sản Đông Âu đột ngột sụp đổ. Mất chỗ dựa cho sự tồn tại của mình, Bộ Chính trị VN đành phải muối mặt trở về với TQ mà mình đã trở mặt phản bội, để nước đàn anh này thay Liên Xô bảo trợ cho chế độ độc tài của mình. Đương nhiên, sự trở lại này phải trả giá vô cùng mắc, đó là những mật ước về biên giới Việt-Tầu, trong đó Bộ Chính trị VN phải nhường cho TQ một phần đất và biển của tổ quốc để được nước đàn anh cộng sản này giúp chế độ tồn tại khi gặp nguy hiểm.

Những mật ước này Bộ Chính trị VN đã phải giấu nhẹm với nhân dân và coi là bí mật quốc gia. Kể từ đây, giới lãnh đạo VN chỉ vì tham quyền cố vị bằng mọi giá nên ngày càng lệ thuộc vào TQ, thậm chí trở thành tay sai của chúng, hầu nhận được sự bảo trợ của chúng.

Biết rõ bản chất tham quyền cố vị của bọn đàn em phản phúc này, bề ngoài TQ đưa ra chính sách ngoại giao 16 chữ vàng buộc bọn đàn em này phải đơn phương tuân giữ, bề trong thì dùng tiền bạc và mỹ nhân mua chuộc và gài bẫy chúng hầu chuẩn bị cho chương trình thôn tính Việt Nam. Nhiều thành viên bộ chính trị VN, do mê gái, ham tiền, tham quyền, đã rơi vào bẫy Tầu cộng, đã ký với họ những mật ước nói trên.

Ngoài việc nhượng đất nhượng biển, bộ chính trị VN đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho TQ dễ dàng xâm chiếm Việt Nam, bất chấp sự phản đối của rất nhiều người dân, đặc biệt giới trí thức và giới cựu đảng viên cộng sản. Chẳng hạn:

a- Cho chúng lập khu tự trị tại Tây Nguyên với danh nghĩa khai thác bôxít, trong khi Tây Nguyên là một vị trí chiến lược quan trọng đối với sự sống còn của Việt Nam;

b- Cho chúng lập đường xe lửa cao tốc chạy thẳng vào Việt Nam;

c- Cho chúng đưa dân của chúng vào Việt Nam một cách tự do không cần visa, nghĩa là không thèm kiểm soát họ, và họ đã lập nên những làng Trung Quốc tại Việt Nam;

d- Cho chúng trúng thầu rất nhiều công trình xây dựng tại Việt Nam;

e- Cho chúng thuê rừng dài hạn (50 năm), chúng làm gì trong đó mình không kiểm soát được;

f- Đường mòn Hồ Chí Minh được mở mang rộng rãi tạo điều kiện rất thuận lợi cho chúng đưa quân chạy thẳng vào Miền Trung và Miền Nam Việt Nam…

Tất cả những việc làm trên chẳng khác nào người trong nhà kết thân với kẻ cướp và giao hết chìa khóa nhà cho chúng, tạo điều kiện cho chúng muốn xông vào nhà lúc nào tùy ý. Một khi kẻ cướp đã có đủ điều kiện để vào nhà bất cứ lúc nào mà chúng không vào thì mới là điều lạ. Do đó, không có gì bảo đảm rằng Tầu cộng sẽ không xâm chiếm Việt Nam khi điều ấy rất phù hợp với tham vọng của họ. Do đó, dân tộc Việt Nam đang ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm có thể bị mất nước vào tay Trung cộng.

Hiện nay, Bộ Chính trị VN đang lâm vào một thế hết sức kẹt giữa hai gọng kìm:

1) Một đằng TQ bắt đầu tiến hành chiếm những vùng đất, vùng biển mà Bộ Chính trị VN đã mật ước nhượng cho chúng. Trước sự việc ấy, Bộ Chính trị VN “há miệng mắc quai” không còn nói gì được! Đã lỡ ký kết những mật ước nhượng đất nhượng biển cho Tầu cộng để nhận được một số những quyền và lợi nào đó, bây giờ Tầu cộng đến để nhận những vùng đất và biển đã được nhường cho chúng, chính quyền VN nào dám phản đối? Nếu có phản đối dù bằng cách nào thì cũng chỉ là “giả vờ phản đối”, phản đối lấy lệ để che mắt người dân, đâu dám phản đối thật! Nếu phản đối mạnh hay lên tiếng kiện TQ trước Liên Hiệp Quốc như nhiều người dân đề nghị thì vô cùng nguy hiểm, vì lúc ấy TQ có thể sẽ công khai hóa những mật ước đã ký kết thì Bộ Chính trị VN sẽ bẽ mặt! Nhân dân sẽ phẫn nộ cực điểm và sẽ đi đến biểu tình cả nước đòi lật đổ chế độ thì một cuộc cách mạng tương tự như Hoa Lài sẽ xảy ra tức khắc. Thà cứ để Tầu cộng từ từ lấn chiếm, cứ phản đối qua loa cho có lệ để người dân đỡ tức giận, chờ đến lúc chuyện đã rồi thì… Bộ Chính trị VN cũng đã mua được thời gian để tại vị thêm khá lâu và hy vọng đủ thời gian để chuẩn bị những cuộc đào thoát và tẩu tán tài sản do ăn cắp!

2) Một đằng người dân trong nước đang thức tỉnh trước thảm họa mất nước ngay trước mắt với một viễn ảnh hết sức đen tối cho họ. Vì thế họ đã mạnh dạn biểu tình phản đối TQ khi chúng trắng trợn và ngang ngược xâm phạm lãnh thổ lãnh hải, lại còn dám tuyên bố chủ quyền của chúng trên những phần đất và biển mà từ xưa đến nay là của Việt Nam. Người dân có ngờ đâu những phần đất biển ấy đã bị CS Việt Nam ký mật ước nhượng cho Trung cộng từ lâu rồi!

Nếu cứ để dân chúng biểu tình phản đối TQ thì Bộ Chính trị VN sẽ bị Tầu cộng “gõ đầu”, “dạy cho bài học” như năm 1979, hoặc sẽ công khai những mật ước mà đã ký kết thì… rất nguy hiểm cho chế độ. Nhưng nếu đàn áp biểu tình thì họ sẽ lộ quá rõ bản chất đồng lõa và bán nước của mình. Điều này sẽ làm dân chúng tức giận, và trước nguy cơ mất nước họ sẽ sẵn sàng liều chết để bảo vệ quê hương, cũng là bảo vệ chính bản thân họ và người thân của họ.

Trước nguy cơ mất nước vào tay TQ, ngay những kẻ đang hưởng “ơn mưa móc” của chế độ -đặc biệt quân đội và công an, những kẻ đang chủ trương “còn đảng còn mình”-cũng phải đặt lại vấn đề: Nếu đất nước lọt vào tay TQ thì số phận mình sẽ ra sao? Có được yên thân không? Liệu còn được hưởng những đặc ân như bây giờ không? -Với chính sách cố hữu “vắt chanh bỏ vỏ” của chủ nghĩa CS, thì ngay cả những tên bán nước “gộc” trong Bộ Chính trị cũng sẽ bị Tầu cộng “bỏ sọt rác”, thậm chí bị vào tù hoặc bị thủ tiêu vì không cần tới nữa, huống gì “bọn tép riu”!

Gương của “Mặt trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam” với Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng… hay của bà Nguyễn Thị Năm tức bà Cát Hạnh Long, hoặc mới đây của Trần Trường, hoặc của những tên “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”… còn sờ sờ ra đấy! Công lao của họ giúp cho CSVN cướp được chính quyền và tồn tại lớn thế nào? Nhưng khi đã đạt được mục đích thì chúng đã đối xử với họ ra sao?

Khi đất nước lọt vào tay Tầu cộng, dân Việt sẽ không chịu nổi chính sách cai trị của Tầu cộng vốn đã hết sức hà khắc đối với chính người dân của họ, chắc chắn sẽ hà khắc hơn rất nhiều với dân Việt. Không chịu nổi sự cai trị hà khắc ấy, người dân sẽ nổi loạn. Kết cục là sẽ có từng trăm, từng ngàn người dân Việt bị Tầu cộng đưa vào tù hoặc bị tàn sát hàng loạt như Thiên An Môn.

Người Việt còn lạ gì sự tàn bạo vô cùng phi nhân của Tầu cộng đối với các thành viên Pháp Luân Công, vốn cũng là người Trung Hoa như chúng. Họ không hề chống chính quyền hay làm điều gì có hại cho đất nước, cho đảng cộng sản của chúng cả. Tầu cộng sở dĩ chủ trương tiêu diệt Pháp Luân Công và đối xử hết sức tàn ác với các thành viên phong trào này chỉ vì chúng “sợ bóng sợ gió” phong trào thể dục này ngày càng lớn mạnh sẽ ảnh hưởng quần chúng hơn đảng cộng sản của chúng.

Khi Việt Nam bị Tầu cộng thôn tính, dân Tầu cộng (vốn quá đông) sẽ tràn sang Việt Nam, họ sẽ được Tầu cộng tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt. Dân Việt đương nhiên bị bạc đãi, bị vào tù, bị giết chết, dần dần sẽ trở thành thiểu số ngay trên quê hương mình, tương tự như dân Tây Tạng hay Tân Cương hiện nay tại quê hương của họ. Một viễn cảnh hết sức đen tối đang bao trùm lên toàn dân Việt Nam.

Trước nguy cơ mất nước, người dân dù có ích kỷ và thờ ơ với vận mệnh đất nước tới đâu cũng phải giật mình thức tỉnh, “vì mất nước là mất tất cả”. Việc TQ trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam như một tát tai, không chỉ vào mặt bộ chính trị của VN, mà vào cả dân tộc Việt Nam, đánh thức tất cả những ai đang ngủ mê trong sự yên thân, lãnh đạm với những vấn đề của đất nước, phải tỉnh dậy!

Cách hành xử của cộng sản VN trong quá khứ không chỉ dồn chúng, mà còn dồn toàn dân Việt Nam vào thế kẹt. Người dân chỉ còn một chọn lựa: “bảo vệ đất nước hay là chết”, buộc họ phải hành động, phải biểu tình chống lại Tầu cộng. Nếu biểu tình ôn hòa mà bị nhà nước CS đàn áp, người dân lập tức bị dồn vào thế buộc phải bạo loạn để lật đổ chế độ hầu bảo vệ đất nước, cũng là bảo vệ chính bản thân và gia đình họ. Không lật đổ chế độ bán nước đang cầm quyền thì nguy cơ bị Tầu cộng thôn tính không sao tránh được!!!

Nhìn vào thái độ của chính quyền trong những cuộc biểu tình của giới trẻ vào các ngày Chúa nhật mùng 5, 12 và 19 tháng 6 vừa qua, ta thấy CSVN đã đứng hẳn về phía Tầu cộng chống lại những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Tầu cộng xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Bản chất bán nước của Bộ Chính trị VN đã lộ rất rõ. Nếu người dân để im không có phản ứng thích hợp, đất nước chắc chắn sẽ rơi vào tay TQ với sự tiếp tay đắc lực của bọn chúng.

Trước nguy cơ khẩn cấp này mà các vị lãnh đạo tôn giáo vẫn thờ ơ, vẫn chủ trương “đối thoại với CS” thì quả là vô trách nhiệm. Nếu dân chúng cũng theo gương thì đất nước có bị ngoại bang thôn tính cũng là chuyện tự nhiên, dễ hiểu! Lúc đó thử hỏi các tôn giáo sẽ ra sao?

Chúng ta không thèm nói tới mấy cái đảng xôi thịt hoặc mấy chính khách salon, bịp bợm, trong cộng đồng tị nạn, nhưng khẩn thiết mong các vị chân tu, đạo cao đức trọng hãy vì tương lai cuả đất nước mà lớn tiếng và liên tục kêu gọi tín đồ cuả tôn giáo mình thức tỉnh trước nguy cơ mất nước gần kề. Đã đến nước này, quí vị không thể nói "tôn giáo không hoạt động chính trị". Xin hãy biến các tôn giáo lớn thành những mặt trận chống Tàu Cộng và cả Việt Cộng. Tất nhiên khi các vị chân tu dấn thân thì sẽ có một lực lượng lớn quần chúng (có đạo hay không) ủng hộ.

Tóm lại, vấn đề nghiêm trọng mà dân Việt hiện nay đang phải đối đầu là: “Chống Tầu cộng hay là chết”. Nhưng không thể chống TQ hữu hiệu nếu cộng sản VN vẫn tiếp tục nắm quyền!

Nguyễn Chính Kết

KÊU GỌI ĐỒNG KHỞI XUỐNG ĐƯỜNG


 TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 03/07/2011

KÊU GỌI ĐỒNG KHỞI XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH ÔN HÒA
PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 03/07/2011

Kính thưa đồng bào yêu nước!

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, giặc Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1974 chúng chiếm Hòang Sa, năm 1979 xua quân đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc, tiếp sức cho bọn diệt chủng Pôn Pốt đánh vào các tỉnh Tây Nam Việt Nam, năm 1988 đánh chiếm đảo Đá chữ thập và bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận được không?

Mặc dù năm 1991 Trung Quốc đã ký với Việt Nam hiệp định hòa bình, tuyên bố láng giềng hữu nghị với 16 chữ vàng, 4 tốt. Nhưng thực tế, suốt từ đó đến nay, trong 20 năm qua, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn liên tục ngang ngược cho tàu ra ngăn cản, bắt tàu đánh cá, phạt vạ, trấn lột, cướp bóc tài sản, bắt và bắn giết hàng ngàn ngư dân vô tội của Việt Nam đang phải vất vả mưu sinh trên vùng biển của mình. Đó không gì khác hơn là hành động của kẻ cướp, xã hội đen. Chúng ta có chịu đựng được không?

Không dừng lại đó, với lòng tham không đáy của mình, Trung Quốc còn muốn thè cái lưỡi máu gian ác và xảo trá ra nuốt trọn vẹn biển Đông, kể cả vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam đã được thế giới công nhận thông qua Công ước quốc tế về luật biển của LHQ. Vậy có khác nào mang dây ra căng gần hết đất có sổ đỏ của hàng xóm rồi cậy mạnh nhận bừa đó là đất của mình. Chúng ta có chấp nhận được không?

Ngày càng leo thang gây hấn, ngày 26 tháng 5 năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc xông vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tấn công, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh II của Việt Nam. Ngày 9 tháng 6 năm 2011, tàu Trung Quốc lại hung hãn xông vào cắt cáp tàu Viking II của chúng ta đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với ý đồ xấu xa là biến vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam thành vùng đang tranh chấp để thực hiện cái gọi là “gác bỏ tranh chấp, cùng khai thác” với kiểu lấy sức mạnh đè người; áp đặt thô bạo đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông mà không có cơ sở lịch sử, pháp lý nào. Việc làm này đã gây hại lớn cho Việt Nam ta, ngăn cản tự do hàng hải, và đang bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên tiếng phản đối. Các hành vi nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn Luật Biển và Công ước về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 của Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là thành viên Thường Trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lẽ ra cần phải gương mẫu, vi phạm nghiêm trọng tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký năm 2002. Chúng ta có chịu đựng được không?

Nhân dân Việt Nam từ ngàn xưa đến nay luôn ưa chuộng hòa bình, tôn trọng lẽ phải, mong muốn được sống yên ổn, thậm chí đã phải nhân nhượng Trung Quốc nhiều lần. Như vậy mà Trung Quốc vẫn chưa vừa lòng tham, được đằng chân, lân đằng đầu. Chúng ta càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới, vì chúng quyết tâm chiếm trọn vẹn cả hai quần đảo và vùng biển Đông của Việt Nam. Bất chấp đạo lý, luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết tâm cướp của nhà người khác thành của mình. Chúng ta có chấp nhận được không?

Không! Không! Không! Không đời nào người Việt Nam ta chấp nhận kiểu hành xử xã hội đen như vậy của Trung Quốc, đặc biệt là trong thế giới phẳng và hiện đại ngày hôm nay! Nhân dân Việt Nam, gần 90 triệu dân Việt Nam yêu nước cúng ta quyết tâm làm tất cả, nguyện đem tất cả sức mình để chống lại các hành động xâm lấn hiếu chiến của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất, biển, đảo của Việt Nam.

Liên tục trong 4 ngày chủ nhật vừa qua của tháng 6, hàng ngàn người dân Việt Nam yêu nước ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu cũng như ở nhiều quốc gia khác đã cùng đoàn kết xuống đường tuần hành phản đối những hành động vô nhân đạo của Trung Quốc. Qua đó đã gửi đến nhà cầm quyền Trung Quốc thông điệp rõ ràng về tinh thần đoàn kết, sự kiên quyết phản đối của nhân dân yêu nước Việt Nam. Tinh thần đoàn kết và phản kháng đó của nhân dân Việt Nam đã được hàng chục cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình của rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới đưa tin và ngợi khen, chia sẻ.

Đấu tranh chống tư tưởng Đại Hán bá quyền và tư tưởng cướp đất nhà hàng xóm của Trung Quốc là một quá trình lâu dài, bền bỉ cần sự đoàn kết gắn bó của toàn bộ đồng bào yêu nước chúng ta. Tiếp tục hoạt động phản đối Trung Quốc, nhóm nhân sĩ, trí thức chúng tôi, gồm nhiều lứa tuổi, ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng đều chung tinh thần yêu nước và phản kháng, nhiệt liệt kêu gọi đồng bào ta, từ thanh niên, sinh viên, công chức đến người lao động v.v… cùng một buổi đồng khởi xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc trên khắp đất nước.

- Thời gian tuần hành: từ 8h30 đến 11h00 ngày 03/07/2011 (chủ nhật tới)
- Địa điểm:
+ ở Hà Nội: Đại sứ quán Trung Quốc: 46 Phố Hoàng Diệu, Quận Ba Đình; tập trung tại Vườn hoa Lênin;
+ Ở TP Hồ Chí Minh: Lãnh sự quán Trung Quốc: số 39 đường Nguyễn Thị Minh Khai (tập trung ở giữa công viên 30/04).
+ Tại các thành phố khác: đề nghị sắp xếp, bố trí ở trung tâm hoặc ở một địa điểm thích hợp.

Mục đích duy nhất của cuộc tuần hành là phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt gây hấn, yêu cầu nhà nước Trung Quốc bồi thường thiệt hại và dừng ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Để đảm bảo an toàn và sự thành công cho cuộc tuần hành, xin trân trọng để nghị đồng bào tham gia thực hiện nghiêm túc những điều sau:

- KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu.

- KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung “phản đối Trung Quốc”. Những khẩu hiệu gợi ý gồm: “PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN”, “TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, “TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN”, “TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM”, “TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA”, “PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP”…v..v.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng Trung, có thể in bạt, viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, dễ gây chú ý.

- KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ, chống trả lực lượng công an giữ trật tự, hay có những hành động quá khích, và không để cho các đối tượng xấu khác lợi dụng gây hành động phi pháp.
- KHUYẾN KHÍCH mang theo cờ máu Việt Nam, áo in màu cờ máu Việt Nam v..v..
- Không KHUYẾN KHÍCH mang ảnh Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp v..v..

HỠI ĐỒNG BÀO YÊU NƯỚC! CHÚNG TÔI KÊU GỌI ĐỒNG BÀO CÙNG XUỐNG ĐƯỜNG THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH ĐỒNG KHỞI TRÊN TOÀN QUỐC NGÀY 3/7/2011 NÀY. HÃY CÙNG HÒA NHỊP VÀO TIẾNG NÓI YÊU NƯỚC CỦA HÀNG NGÀN NGƯỜI ĐÃ VÀ SẼ THAM GIA!
XIN HÃY GIÚP CHÚNG TÔI CHUYỂN TIẾP LỜI KÊU GỌI NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN CỦA BẠN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, EMAIL, YM, BLOG, FACEBOOK, TWITTER HOẶC KÊU GỌI TRỰC TIẾP V..V…

ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH! CHA ÔNG TA ĐÃ CHỨNG TỎ CHO GIẶC TÀU VÀ THẾ GIỚI THẤY ĐIỀU ĐÓ. HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CHÚNG TA CÓ CHÍNH NGHĨA, CÙNG BẢO VỆ TỔ QUỐC!!!

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, mọi con dân Việt Nam ta phải cùng nhau giữ lấy nước”


CHÚC TẤT CẢ CHÚNG TA SỨC KHỎE VÀ CHÚC CUỘC TUẦN HÀNH THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!
HẸN GẶP CÁC BẠN TẠI GIỜ G, ĐIỂM G :)) :))

VIỆT NAM MUÔN NĂM!!!
"Việt Nam hai tiếng tự hào
Đứng lên hành động, lẽ nào ngồi yên”.


Thay mặt gần 90 triệu đồng bào Việt Nam
Nhóm thanh niên yêu nước

-----------------------
Việt Nam hai tiếng tự hào
Anh em, chiến sĩ, đồng bào ta ơi
Đứng lên giữ lấy biển trời
Hoàng Sa là đảo của người Việt Nam
Phản đối cái lũ tham lam
Âm mưu chiếm lấy nước Nam của mình
Đấu tranh, vận động, biểu tình
Công nhân, viên chức, học sinh một lòng
Việt Nam ta tồn hay vong
Đều nhờ đoàn kết một lòng của dân
Đừng lo cho cái bản thân
Mà lo cho nước là cần thiết hơn.
Việt Nam một dải giang sơn
Đang chờ các bạn trả ơn lúc này
con rồng cháu lạc hôm nay
Quyết tâm làm được điều này mới thôi
Biển, trời tổ quốc ta ơi.
Việt Nam hai tiếng ngàn đời còn vang.
(thơ sưu tầm)

Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-06-23


Thời gian gần đây, Trung Quốc ngày càng có hành động gây hấn đáng ngại tại Biển Đông, tương phản với những tuyên bố của giới lãnh đạo Bắc Kinh là sống chung hòa bình với các nước láng giềng.
 

AFP photo
Hai tàu Đài Loan với tên lửa trên vùng biển 

gần căn cứ hải quân ở miền nam Đài Loan 
vào ngày 18 tháng năm 2010. 



Tham vọng của Bắc Kinh
Báo mạng Asia Times số hôm mùng 9 tháng Sáu này có bài tựa đề tạm hiểu là “Chiến đấu hay rút khỏi biển Đông”, mở đầu rằng trong thời gian gần đây, TQ thể hiện triệu chứng bất nhất trong cách ứng phó với vấn đề gây go về chủ quyền biển Đông.

Bài báo trích dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt nhắc lại “câu thiệu” quen thuộc với các nhân vật tương nhiệm tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La mới đây ở Singapore rằng TQ không bao giờ có tham vọng bá quyền hay bành trướng quân sự; Bắc Kinh luôn cam kết duy trì hoà bình và ổn định qua hợp tác an ninh, luôn theo đuổi chính sách hữu nghị, giao hảo với các nước láng giềng.

Tuy nhiên, cách đó chỉ vài ngày, các tàu tuần duyên TQ thực hiện hành động ngang ngược chưa từng có đối với những nước tranh chấp chủ quyền với Hoa Lục ở biển Đông – hoạt động mà Bắc Kinh mô tả là họ chỉ thực thi luật hàng hải thường lệ, giám sát vùng biển gọi là thuộc chủ quyền của TQ.

Theo bài báo thì sự lạc điệu nghiêm trọng giữa lời nói và hành động của Hoa Lục khiến cho “câu thiệu” của tướng Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Singapore trở thành giả dối.
Về vấn đề này, Giáo sư Trần Văn Đoàn thuộc Viện Đại Học Quốc Lập Đài Loan và từng là giảng sư Đại học Bắc Kinh nhận xét:

“Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt trong bài diễn thuyết tại Singapore đã nói tới 27 lần chữ “hoà bình”. Đây chỉ là 1 bước lùi của TQ mà thôi…TQ đàm phán cùng lúc lấn đất của nước khác. Khi mọi người phản đối, họ có thể lùi 1 bước, nhưng thật ra họ đã chiếm được 1 bước rồi. Thành thử trong thế giới hôm nay họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị nhưng sẽ tìm cách để thắng. Đó là bản chất của TQ.”

Bài tựa đề “Tham vọng Bắc Kinh làm tăng căng thẳng về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” đăng trong báo AsiaNews hồi thứ Hai tuần này lưu ý rằng các hoạt động bán quân sự của Hoa Lục trong lãnh hải của VN thể hiện trắng trợn lòng tham của một nước vô thần và duy vật.

Lên tiếng nhân Hội nghị An ninh của ASEAN tại Indonesia hồi trước đây trong tháng, giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng lại đưa ra “câu thiệu” rằng Hoa Lục không muốn đe doạ hay xâm chiếm bất kỳ nước nào, và muốn duy trì hòa bình tại vùng biển Hoa Nam, tức biển Đông – điều mà bài báo vừa nói cho là không trung thực. Bài báo lưu ý rằng những hoạt động quân sự hiện giờ của Bắc Kinh gây nên quan ngại, âu lo cũng như đe doạ hòa bình tại lãnh hải của những nước Đông Nam Á.

Vẫn theo báo AsiaNews, trong khi hứa là sẽ không sử dụng võ lực trong cuộc tranh chấp ở biển Đông, TQ cảnh cáo “những nước không có liên hệ trực tiếp” đừng nhúng tay vào – lời cảnh báo rõ ràng nhắm vào Hoa Kỳ giữa lúc VN và cả Philippines tranh thủ sự trợ giúp của Washington để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh.

Bài báo trích dẫn lời 1 học giả TQ cho rằng việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng TQ Chu Ân Lai hồi năm 1958 đã tạo thuận lợi cho tuyên bố chủ quyền của TQ ở biển Đông hiện giờ.

Gây khó khăn trong khu vực

Một tàu lai dắt tàu USS Blue Ridge đến 

Cảng Nam Manila hôm 04 tháng 8 năm 2010. 
AFP photo

Báo mạng Asia Sentinel trụ sở chính tại Hồng Kông, qua bài “Những tuyên bố đáng ngại của TQ về biển Đông”, lưu ý rằng những thông tin không thấu đáo khiến gây ấn tượng là cuộc tranh chấp Việt-Trung mới đây nhất tại biển Đông bắt nguồn từ Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng thực ra vấn đề phát xuất từ tham vọng của Hoa Lục muốn chiếm trọn biển Đông, tới tận các vùng lãnh hải không những của VN mà còn Malaysia, Brunei và Philippines.

Trong khi đó, những hình ảnh về các chiến hạm TQ hiện diện tại khu vực giữa các đảo của Nhật Bản ở TBD khiến Tokyo quan ngại đáng kể. Trong những tuần lễ gần đây, VN, Philippines và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại hoặc chính thức phản đối hoạt động của Bắc Kinh. Bộ Quốc Phòng TQ giải thích rằng những tàu của TQ được phát hiện giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật là trong khuôn khổ luật quốc tế, thuộc kế hoạch thường niên của quân đội TQ. Nhưng Tokyo cho biết các tàu của TQ gia tăng hoạt động tại vùng biển gần Okinawa kể từ 3 năm nay.

Các phân tích gia lưu ý rằng những chiếc tàu dân sự của TQ ngày càng hoạt động cho hải quân nước này nhằm tìm cách xác định chủ quyền của Hoa Lục tại các vùng biển tranh chấp.

Trong bối cảnh như vậy, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain của đảng Cộng Hoà, cựu tù binh tại VN, lên tiếng tại hội nghị do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc Tế ở Washington hôm thứ Hai rằng hành động gây hấn cùng những tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở của Bắc Kinh đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở biển Đông. Và ông thúc giục Hoa Kỳ giúp những nước Đông Nam Á giải quyết tranh chấp với TQ, đồng thời giúp các nước này phát triển và bố trí hệ thống phòng thủ.

Còn Thượng nghị sĩ Jim Webb của đảng Dân chủ Hoa Kỳ cho biết Wasington cần bày tỏ bất bình về việc TQ sử dụng võ lực tại biển Đông, và xúc tiến phương cách đa phương để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở biển Đông.

Theo chuyên gia an ninh Michael Vatikiotis thuộc Trung tâm Đối thoại Nhân đạo ở Singapore thì 1 lý do khiến tranh chấp biển Đông bùng phát trong những năm gần đây là do thoả thuận về Quy tắc Hành xử ở biển Đông mà Bắc Kinh ký kết với ASEAN hồi năm 2002 không có hiệu quả.

Phân tích gia hàng hải Mark Valencia tại Hawaii và là chuyên gia về vấn đề tranh chấp biển Đông bày tỏ quan ngại rằng xem chừng như những rắc rối liên quan TQ và các nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện ngày càng đáng ngại hơn.

Tuyên cáo về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-06-28


Vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, trên một số trang blog xuất hiện Tuyên cáo về tình hình Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
 

Courtesy chhvblog 
Tuyên cáo đặc biệt của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam. 



Đồng lòng ký tên
Bản thông cáo chung do một số nhân sĩ, trí thức khởi xướng cụ thể là do nhà nghiên cứu sử địa học Nguyễn Đình Đầu cùng soạn thảo với ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch UB MTTQ TP.HCM. Từ khi xuất hiện đầu tiên từ ngày 25 tháng 6, bản thông cáo đã được hàng trăm người tham gia ký tên từ giới trí thức cho đến thường dân trong và ngoài nước.

Trong danh sách 100 người ký tên đầu tiên, người ta thấy xuất hiện nhiều cái tên quen thuộc như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội)…. Phát biểu với đài RFA, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết:

“Việc nhà cầm quyền Trung Quốc xâm hại lãnh hải của Việt Nam, phá hoại công ăn việc làm của ngư dân, đe dọa tính mạng ngư dân và thậm chí phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam…đã làm cho người dân hết sức phẫn nộ. Cho nên tôi cho rằng việc chúng tôi ký tên vào bản thông cáo chung ấy là một việc làm bình thường.”

Tình thế đang nguy hiểm. Nguy ở chỗ là “người ta” ra thông cáo và đồng ý thống nhất với nhau. Tuy nhiên, dân đã đồng ý chưa mà thống nhất? Thứ nhất, phải hỏi dân. Thứ hai, phải hỏi quốc hội. Ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn là cái gì mà dám thay mặt toàn dân?Nhà Giáo Phạm Toàn 

Bản thông cáo chung đưa ra những nhận định về hành động xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam điển hình qua các cuộc chiến năm 1974, 1979, 1988. Đồng thời, tố cáo những hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông cũng như vi phạm Luật biển và Công ước về Luật biển UNCLOS năm 1982 của Liên Hiệp Quốc cũng như tuyên bố về quy tắc ứng xử trên biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.

Bản thông ra đời trong bối cảnh nhiều người nghi ngờ thái độ mềm mỏng quá mức của chính phủ đối với Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Trung Quốc ra thông tin báo chí chung về vấn đề biển Đông. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết, cần thiết có bản thông cáo chung tập trung nguyện vọng của dân chúng vì đất nước đang bị đặt vào tình cảnh nguy hiểm. Ông nói:

“Tình thế đang nguy hiểm. Nguy ở chỗ là “người ta” ra thông cáo và đồng ý thống nhất với nhau. Tuy nhiên, dân đã đồng ý chưa mà thống nhất? Thứ nhất, phải hỏi dân. Thứ hai, phải hỏi quốc hội. Ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn là cái gì mà dám thay mặt toàn dân?”

Những căng thẳng biển Đông bắt đầu từ việc Trung Quốc 2 lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngày 26 tháng 5 và ngày 9 tháng 6, thậm chí trấn lột ngư dân Việt Nam chỉ sau đó 1 tuần. Sự việc đã làm nhiều người dân Việt Nam phẫn nộ, nhất là giới trí thức và thanh niên. Tuy nhiên, dù có những căng thẳng ấy, chính phủ Việt Nam vẫn tiến hành tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ ngày 19 và 20 tháng 6. Mới đây nhất, ngày 25 tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã gặp Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc. Hai bên khẳng định vẫn theo đuổi giải pháp hòa bình hữu nghị và “tăng cường định hướng đúng đắn dư luận”.


Chữ ký của Ông Nguyễn Văn Hải (Hải Bình), 

nguyên Trưởng Phân xã TTXVN tại tỉnh Tiền Giang, 
đồng ý ký vào bản Tuyên cáo. Courtesy chhvblog. 

Và nhiều người cho rằng, hành động này chứng tỏ sự quá mền dẻo của chính phủ Việt Nam, và bỏ ngoài tai những nguyện vọng của dân chúng. Bản thông cáo cũng thể hiện mong muốn có một biện pháp “tích cực và hữu hiệu hơn” nhằm bảo vệ đất nước. Blogger Trăng Đêm, người vừa ký tên vào bảng thông cáo cho biết:

“Mình thấy là nhà nước làm lơ đi, không quan tâm đến tiếng nói và nguyện vọng của người dân”.

Trách nhiệm với đất nước
Điểm đặc biệt của bản tuyên cáo này là đề cao vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Trong 4 điều tuyên bố của bản thông cáo, có đến 3 điều đề cao sức ý chí, nguyện vọng, sức mạnh của dân chúng. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết:

Trung Quốc xâm hại lãnh hải của Việt Nam, phá hoại công ăn việc làm của ngư dân, đe dọa tính mạng ngư dân và thậm chí phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam…đã làm cho người dân hết sức phẫn nộ. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết 


“Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và mong muốn được sống, lao động yên ổn. Tôi cho rằng đây là trách nhiệm của chính phủ. Tôi nghĩ rằng việc thứ trưởng Hồ Xuân Sơn thay mặt lãnh đạo cấp cao Việt Nam đàm phán với Trung Quốc để giải quyết vấn đề biển Đông trong hòa bình là đáng hoan nghênh. Nhưng điều đó không có nghĩa là người dân không được quyền tiếp tục thể hiện thái độ của mình”.

Bản thông cáo ra đời sau cuộc biểu tình thứ 4 tại Việt Nam để phản đối Trung Quốc. Sau những bắt bớ từ cuộc biểu tình, nhiều người quan ngại rằng những người ký tên vào bản thông cáo sẽ chịu chung số phận của những người bị bắt. Thế nhưng, một khi đã ký vào bản tuyên cáo, thì đây không phải là quan ngại của họ. Anh Lê Công Vinh, người vừa ký tên vào bản thông cáo cho biết:

“Trước lúc ký tên, tôi đã xác định là có thể gặp khó khăn với an ninh. Thế nhưng, tôi đã xác định ký tên vào bản tuyên cáo thì không ngại vấn đề đó bởi vì việc này hoàn toàn đúng với pháp luật Việt Nam, đúng với trách nhiệm, lương tâm của một người dân nên không có gì phải sợ”


Chữ ký của các nhân sĩ, trí thức đồng ý ký vào

bản Tuyên cáo. Courtesy chhvblog. 

Blogger Trăng Đêm cho biết, cô ký tên vào bản thông cáo vì điều thứ 4 của bản thông cáo này nêu ra rằng “không có lý do gì ngăn chặn hành động yêu nước bao gồm các cuộc biểu tình” bởi theo cô, một khi đã đứng lên cất tiếng nói cho độc lập dân tộc đất nước, là mọi người tự thân mình ý thức được hành động ấy là cần thiết. Cô nói:
“Không ai xúi giục kích động được bởi họ thừa biết là họ sẽ bị trả giá sau đó. Chẳng hạn, sau khi họ tham gia biểu tình thì cái giá mà họ phải trả là bị công an sách nhiễu, làm phiền hoặc gây khó khăn trong một thời gian dài. Điều này đã được chứng minh qua việc các blogger trong nước bị rắc rối. Mình thấy nhiều blogger trong nước cho rằng, cái câu đầu tiên mà công an thường hỏi họ là “Có bị đảng phái nào dụ dỗ hay thế lực nào cho tiền không?”. Mình nghĩ rằng một khi họ hỏi như thế thì họ đã quá coi thường người dân Việt Nam. Họ nghĩ rằng người dân bị dụ dỗ, thiếu hiểu biết và khi tham gia biểu tình mà không lường trước những gì sẽ xảy ra với chính họ. Mình không đồng tình với suy nghĩ đó”.

Kết quả bản thông cáo còn chưa rõ, nhưng đối với nhiều người, mục đích của họ khi ký tên vào những lời kêu gọi chung, cụ thể là bản thông cáo này, chỉ để nâng cao nhận thức người dân. Theo nhà giáo Phạm Toàn, họ không hy vọng chính quyền sẽ đối thoại, chỉ mong nhân dân ý thức hơn đối với sự nghiệp chung của dân tộc. Đây cũng là ý của đông đảo thanh niên yêu nước bao gồm anh Lê Công Vinh:

“Thực ra, tôi nghĩ tuyên cáo này cũng không tác động gì lớn đến chính quyền hiện tại, đến suy nghĩ hay đến cách giải quyết vấn đề của chính phủ. Nhưng nó là tiếng nói của tầng lớp trí thức và những người có lương tâm, có trách nhiệm với đất nước. Từ sự kiện kêu gọi ngừng khai thác Bauxite Tây Nguyên, sự kiện kêu gọi trả tự do cho LS Cù Huy Hà Vũ và đến lời tuyên cáo này sẽ tạo khuynh hướng cho nhân dân có trách nhiệm hơn với đất nước chứ không phải chỉ đứng bàng quan hưởng thụ như bây giờ đâu”.

Việt Nam-Trung Quốc: Sẽ bùng nổ xung đột vào tháng 7?

Phan Nguyễn Việt Đăng, viết riêng cho RFA từ Saigon
2011-06-27


Hạ tuần tháng 7.2011 là thời điểm căng thẳng nhất trong mối quan hệ Việt-Trung, kể từ sau cuộc chiến 1979.
 

AFP PHOTO

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong nghi thức chào đón tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác từ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tại Hà Nội ngày 12 tháng 10 năm 2010.

Cuộc đối thoại và giằng co về biển Đông đã đến điểm gút cuối cùng, được sự theo dõi của mọi giới từ trong nước đến ngoài nước. Số phận của dân tộc Việt Nam có được một bước ngoặc mới hay không cũng là phụ thuộc vào bàn cờ Việt-Trung lúc này.

Người ta có thể nhìn thấy sự dè dặt của Hà Nội trong cuộc đối thoại này, do Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng chịu trách nhiệm, bằng cách công an, báo chí đã đổi một thái độ khác trước sự giận dữ của người dân Việt Nam về chuyện lấn áp của Trung Quốc trên biển Đông.

Sáng 26 tháng 6.2011, Saigon chịu một áp lực kinh khủng của ngành an ninh. Một nhân viên an ninh giấu tên cho biết rằng "lệnh cấp trên là triệt để không để bất kỳ một người biểu tình nào được xuất hiện, dù là cầm cò đỏ sao vàng hay hình Hồ Chí Minh cũng vậy".

Ngay tại Hà Nội, áp lực đó đè nặng đến mức chỉ có khoảng trên dưới 50 người đi bộ, mệt mỏi và sợ hãi và kết thúc trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, thậm chí cũng đã có thanh niên bị áp giải về đồn khi biểu hiện có vẻ kích động và kêu gọi người khác tham gia tuần hành.

Là bạn hay là thù?

Nhiệm vụ của Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng lúc này là thuyết phục Trung Quốc hãy hòa hoãn hơn nữa về việc vươn vai, thẳng cân trên biển Đông. Người dự đoán rằng Việt Nam sẽ thuyết phục Bắc Kinh kéo dài thêm thời gian lấn biển, hoặc chấp nhận cùng Việt Nam chia sẻ khai thác tài nguyên trên biển.

Hoặc là cuộc thương thuyết không thành, sẽ là một cuộc trở mặt của Việt Nam, chấp nhận cho trò diễn đi dây mới, nhưng lần này sẽ nghiêng về phương Tây nhiều hơn.

Ve vuốt Bắc Kinh, cũng trong thời gian này, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm thời im tiếng. Thay vào đó, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, "chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam" tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây.

Và cuộc gặp này được đánh giá chung là kết thúc với nụ cười hể hả, khẳng định phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Trò 2 mặt của Trung Quốc vẫn diễn ra. một mặt thì vẫn xúc tiến thương thảo ngoại giao, nhưng một mặt thì vẫn có những ngôn ngữ hết sức chính thống, kiểu như tướng Trung Quốc Bành Quang Kiêm, phó tổng thư ký Ủy ban chính sách an ninh quốc gia, tuyên bố sẽ dạy thêm cho Việt Nam một bài học. Một cuộc hội luận ngày 22/6/2011 trên Đài Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc, với những bình luận gia tên tuổi, cũng nói rằng hiện dân Trung Quốc có đến 85% đang "nóng lòng" muốn "đập" Việt Nam một trận cho hả.



Tàu Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông trước đây. AFP PHOTO. 


Cuộc di chuyển các quân cờ hết sức khéo léo của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong việc dành lại quyền lực và uy tín đã rơi vào một tình thế độc đáo cho nước Việt Nam. Hãy chú ý rằng suốt trong quá trình từ vụ tàu Bình Minh 2 bị cắt dây cáp - được Hà Nội bật đèn xanh cho lên tiếng - Nguyễn Tấn Dũng đã nhanh chóng nhảy vào vị trí của người hô hào yêu nước vào bảo vệ chủ quyền, là mờ hẳn cả vụ tai tiếng Vinashin.

Những người theo dõi thời sự ở Việt Nam đều nhìn thấy rõ cuộc trở cờ của ông Trương Tấn Sang, sau khi bí mật tổ chức tin tức cho báo chí tấn công mạnh mẽ vào thủ tướng qua vụ Vinashin, đã sớm nhận ra rằng phải đổi phe, mới có thể tồn tại. Và cuối cùng Nguyễn Phú Trọng, lại cô đơn hơn nữa.

Trọng là người được cho rằng là nhân vật thân Trung Quốc trong bộ ba Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, đã im lặng không nó một lời nào trong đợt phản ứng của cả nước về vụ xâm lấn của Trung Quốc. Nay lại phải đảm nhiệm vai trò báo cáo tình hình nội bộ và thương thuyết về số phận của Việt Nam - Trung Quốc, cũng như số phận của chính ông.

Là bạn hay sẽ là thù, tiếp tục là chư hầu hay sẽ là đối đầu, kết quả này sẽ phải được bộc lộ trong tháng 7 này.

Số phận Trường Sa?
Nếu thất bại trong cuộc thương thuyết đầy tính hoãn binh và hứa hẹn việc cùng chia sẻ quyền lợi khai thác biển Đông, chắc chắn, một cuộc đột kích vào Trường Sa trong tháng 7 này từ phía Trung Quốc rất có thể xảy ra.

Vì sao là tháng 7? Theo nhận định của nhiều người, đó là giai đoạn mà Việt Nam vẫn còn lập lờ chưa bắt tay hẳn với Mỹ để có thể có được một vai trò là đồng minh chiến lược và được bảo vệ. Và tháng 7, là tháng mà nội bộ của Hà Nội chưa kịp xếp đặt để thanh lọc các thành phần cấp cao thân Trung Quốc, trước khi súng nổ trên biển.

Người ta vẫn nhớ câu chuyện tranh chấp đảo Falkland giữa Anh và Argentina vào tháng 4 năm 1982. Cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 74 ngày đó đã biến hòn đảo này thuộc quyền của Anh cho đến nay. Bắc Kinh đang giở lại lịch sử và ngấu nghiến bài học này với nỗi thèm khát dược nuốt chửng Trường Sa.

Nếu có một cuộc chiến diễn ra, người ta dự đoán là khả năng chiếm đóng của Trung Quốc trong khoảng 1 tuần. Dĩ nhiên, chưa bàn đến là nỗ lực đánh trả có thật sự hết sức mình của hải quân Việt Nam, trong bối cảnh có quá nhiều quan chức cao cấp Việt Nam đang phụ thuộc quyền lợi và quyền lực vào Bắc kinh lúc này.


Hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật 

tại Trường Sa, tháng 6-2011. AFP PHOTO. 

3 tấc lưỡi của ông Nguyễn Phú Trọng, theo nhận định, là rất khó thành công. Vì chưa lúc nào, Trung Quốc phải lấy biển Đông như lúc này. Đây là lúc mà "bàn thắng vàng" hết sức dễ đạt được, một khi cái lối lấp lửng của Hà Nội về việc song phương và đa phương, tiếp tục là lợi thế của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, mất Trường Sa như một cuộc chiến sòng phẳng và vạch mặt rõ kẻ thù, vẫn là đáng để xảy ra, hơn là để mất đảo, mất biển trong sự thỏa hiệp giả trá của những người cầm quyền Việt Nam trước Bắc Kinh. Đó sẽ là điều tồi tệ hơn tất cả, là một âm mưu lịch sử đầu độc, giết chết và bán rẻ một dân tộc.

Người yêu nước sẽ ra sao?
Chưa bao giờ người yêu nước, dù là những người tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa Cộng sản cũng như những người chủ trương một chế độ tự do, đang rơi vào tình thế cheo leo nhất.

Những người yêu nước, vốn tự phát bằng bản năng của tổ tiên và lương tâm, đang bị Hà Nội lợi dụng và điều khiển vào việc họ muốn mặc cả với Bắc Kinh trong việc được và mất quyền lợi và quyền lực của riêng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Việc sử dụng người yêu nước như một con cờ, lúc thì dọa dẫm Trung Quốc, lúc thì chà đạp và trấn áp khi Bắc Kinh ra lệnh, đang làm cho người dân Việt Nam mỗi lúc một tức giận, chỉ trích chính quyền Cộng sản Việt Nam nhiều hơn. Gần đây, người ta đang bắt gặp lại những từ ngữ rất quen thuộc trên các trang mạng như "Việt gian", "Ngụy quyền CSVN"... đang áp dụng cho chính chế độ hiện tại.

Trong một bản tin phát đi, như ngầm báo động, báo Dân Trí ngày 25 tháng 6.2011, cho biết rằng Trung Quốc đang mở hàng loạt các trường tình báo, nhằm tung đại trà vào các cộng đồng. Chắc chắn Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài tầm ngắm.

Năm 2007, khi Việt Nam có những cuộc biểu tình chống trung Quốc đầu tiên, nhiều nguồn tin tiết lộ rằng Việt Nam đã làm dịu cơn giận của Bắc Kinh bằng cách trao chính thức các danh sách những người biểu tình bị bắt giữ hay tình nghi.

Điều này được chứng minh là sau đó, khi Trung Quốc tổ chức Olympic vào tháng 8-2008. Rất nhiều người Việt cho biết họ bị ngăn cấm hoặc làm khó không cho đến Trung Quốc vì sợ sẽ tham gia biểu tình chống Olympic. Đó là những người từng bị an ninh Việt Nam bắt, thẩm vấn, sách nhiễu vì tham gia biểu tình vào tháng 12.2007.

Khi ông Võ Văn Kiệt còn sống, những người thân cận của ông nói rằng ông đã từng bác bỏ việc Trung Quốc đòi phải cho chi bộ tình báo người Hoa ở Việt Nam được quyền trang bị vũ khí và quyền bắt người trước khi thông báo cho an ninh Việt Nam. Tuy nhiên, điều này có thể đã bị phá bỏ, sau cái chết bí ẩn của ông Kiệt.

Nếu mất Trường Sa, và mất cả chủ quyền, liệu những người yêu nước sẽ còn được không gian sống an toàn ở ngay trên đất nước mình?

Phan Nguyễn Việt Đăng (Sài Gòn 27-06-2011)

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Đấu thầu EPC (hợp đồng trọn gói) của Trung Quốc tại Việt Nam

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2011-06-27


Ngoài chuyện hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, Trung Quốc còn trúng thầu đến 90% những dự án đấu thầu trọn gói trên lãnh thổ Việt Nam.
 

Source Innov Green.  
Cán bộ địa phương huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 
thăm đất rừng cho Công ty Innov Green 
(Trung Quốc - Đài Loan) thuê. 



Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trúng thầu này của Trung Quốc. Vũ Hoàng tìm hiểu và trình bày.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trúng thầu này của Trung Quốc. Vũ Hoàng tìm hiểu và trình bày.

Những loại hợp đồng bán nước Hợp đồng EPC hay còn gọi là hợp đồng chìa khoá trao tay là hình thức nhà thầu đảm trách toàn bộ dự án đầu tư từ khâu thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng, cung cấp thiết bị cho đến khâu xây lắp và vận hành.
Nghĩa rằng, nhà đầu tư giao toàn bộ trách nhiệm từ A đến Z cho nhà thầu đảm trách. Tuy nhiên, con số 90% các gói thầu xây lắp dạng EPC lại do các công ty Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam không khỏi làm người ta giật mình. Và quan trọng hơn nữa, phần lớn những dự án Trung Quốc dành được lại là những dự án khai thác năng lượng, luyện kim và hoá chất.

con số 90% các gói thầu xây lắp dạng EPC lại do các công ty Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam không khỏi làm người ta giật mình. Và quan trọng hơn nữa, phần lớn những dự án Trung Quốc dành được lại là những dự án khai thác năng lượng, luyện kim và hoá chất.


Theo một bài báo mới đăng tải gần đây trên tờ Kinh Tế Sài Gòn cho thấy, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp… cung cấp vốn ODA cho Việt Nam họ chủ yếu tập trung vào các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho Việt Nam, trong khi Trung Quốc hầu như lại chỉ tập trung vào các dự án công nghiệp năng lượng và khai thác tài nguyên khoáng sản, trong đó phải kể đến 6 nhà máy nhiệt điện, các dự án luyện kim như đồng Sin Quyền, bauxite ở Tây Nguyên đều do các công ty của Trung Quốc thực hiện. Về cơ bản, thường thì các quốc gia cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì các nhà thầu của nước đó mới được tham gia.
Về vấn đề này, nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huy, đồng thời cũng là người viết nhiều cuốn sách nghiên cứu về Trung Quốc, hiện đang sinh sống tại Pháp nhận xét:
Trung Quốc tập trung khai thác tài nguyên khoáng sản ở những vùng xa xôi hẻo lánh, ở vùng sát biên giới Trung Quốc hoặc những vùng Tây Nguyên của mình chứ họ không bao giờ khai thác ở vùng đồng bằng. Ngoài


Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và 

làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. 

khả năng họ chiếm lĩnh gần hết cuộc đấu thầu về hạ tầng cơ sở ở Việt Nam, họ còn muốn khai thác những tài nguyên của Việt Nam như cây rừng phía Bắc Việt Nam với Lào, bô xít ở Tây Nguyên, chất lượng bô xít ở đó không cao, nhưng đó là vùng chiến lược sát biên giới Việt – Miên – Lào và sát biên giới Trung Quốc.

Ngoài khả năng họ chiếm lĩnh gần hết cuộc đấu thầu về hạ tầng cơ sở ở Việt Nam, họ còn muốn khai thác những tài nguyên của Việt Nam như cây rừng phía Bắc Việt Nam với Lào, bô xít ở Tây Nguyên, chất lượng bô xít ở đó không cao, nhưng đó là vùng chiến lược sát biên giới Việt-Miên- Lào và sát biên giới Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Huy


Cũng theo lời ông Huy thì Trung Quốc không nhắm trực tiếp vào vấn đề kinh tế, mà là vì lợi ích lâu dài của họ ở vùng Đông Nam Á. Do đó Trung Quốc đầu tư vào những vùng chiến lược tại Việt Nam để đặt những cơ sở, phòng khi có bất lợi thì chính những cơ sở tại địa phương này sẽ ngay lập tức can thiệp và giải quyết.
Ngoài ra ông cũng giải thích hiện nay có sự phát triển không cân bằng giữa vùng biển phía Đông của Trung Quốc với vùng lục địa, nhằm tránh hố sâu giầu nghèo ngăn cách này, Trung Quốc phải phát triển một con đường khác từ phía Vân Nam, Quảng Tây xuống vịnh Thái Lan, nên họ tập trung vào con đường dọc phía bắc Lào, sát biên giới Việt Nam. Chính vì vậy, phía Trung Quốc tập trung nắm giữ vùng biên giới Tây Bắc và vùng Tây Nguyên của Việt Nam.

Khác biệt giữa tư nhân và nhà nước 

Quay lại với câu chuyện đấu thầu, Luật đấu thầu không khống chế vấn đề xuất xứ thiết bị và công nghệ khi xét duyệt một gói thầu, mà Luật đấu thầu tập trung vào các điều kiện về hiệu quả, chất lượng công trình và nhất là giá cả. Vì thế, khi nhà thầu Trung Quốc chào thầu với một mức giá thấp nhất, thì họ dễ dàng được chấp nhận, còn chuyện thẩm định về chất lượng hay hiệu quả một dự án lại là chuyện “hạ hồi phân giải.” Giải thích về các điều kiện đấu thầu, anh Nghiêm Bá Hưng, trung tâm thông tin của Hiệp Hội Các Nhà Thầu Việt Nam cho biết:
Hiện nay khi nói về các nhà thầu Trung Quốc thì có một số vấn đề, có rất nhiều dự án về năng lượng, về điện lực là do Trung Quốc bỏ tiền ra cho vay để làm và họ cũng đưa các thiết bị máy móc của họ vào. Một điểm thứ hai cũng là lỗ hổng về mặt pháp lý, nếu mình nhớ không nhầm, vẫn đặt chế độ anh nào có giá bỏ thầu thấp nhất thì thắng. Nhưng cái đó không quy định chất lượng, hiệu quả. Nếu nói rẻ nhất thì chưa chắc


Nhà hàng Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai ở thị trấn Lộc Thắng, 

huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Source SGTT

đã rẻ nhất, đó cũng là lỗ hổng trong chính sách của mình.
Với những dự án lớn như năng lượng, điện lực, luyện kim…do ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái thậm chí cả những chuyện “chiến lược” như lời ông Huy nói, thì giá cả không thể là vấn đề ưu tiên hàng đầu, mà ở đây, khi duyệt thầu, yếu tố chất lượng về mặt dài hạn mới là điều kiện tiên quyết.
Cũng liên quan về các điều kiện đấu thầu dự án EPC, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết:

Nếu là chủ đầu tư tư nhân thì họ rất kỹ càng trong điều này, họ tổ chức đấu thầu nhưng trước đó họ khảo sát rất kỹ bởi vì vốn của chính họ, cho nên họ phải cẩn thận, phải cân nhắc. Còn các chủ đầu tư Nhà nước, tất nhiên nhiều người là vì lợi ích chung thôi, nhưng một số người còn nghĩ đến lợi ích riêng, cho nên có một số không được rõ ràng. Ông Phạm Sỹ Liêm


Luật Đấu thầu chỉ đưa ra những nguyên tắc chung thôi, còn điều kiện đưa ra để đấu thầu thì do chủ đầu tư đưa ra. Chủ đầu tư mà không quan tâm đến xuất xứ, thì không yêu cầu xuất xứ, còn chủ đầu tư quan tâm đến xuất xứ thì họ yêu cầu, chứ không phải tất cả các chủ đầu tư không quan tâm đến xuất xứ cả.
Chủ đầu tư mà không đưa xuất xứ, thì thực ra, một số chủ đầu tư chủ yếu là của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, thì chủ ý họ đã chọn nhà thầu nào rồi. Cho nên đấu thầu như vậy không minh bạch, cho nên dư luận cũng đã nhiều lần nói đến chuyện này. Nhiều khi vì tham rẻ và cũng do thiếu am hiểu về mặt kỹ thuật nên mới chấp nhận. Bây giờ qua thực tế mấy năm mới dần dần vỡ lẽ ra giá rẻ không tốt, cho nên hiệu quả kém.
Ông Phạm Sỹ Liêm cũng cho biết thêm, nếu các chủ đầu tư là các công ty tư nhân thì họ rất cẩn trọng trong việc duyệt thầu, còn với các doanh nghiệp Nhà nước thì nhiều khi không được rõ ràng, ông cho biết tiếp:
Nếu là chủ đầu tư tư nhân thì họ rất kỹ càng trong điều này, họ tổ chức đấu thầu nhưng trước đó họ khảo sát rất kỹ bởi vì vốn của chính họ, cho nên họ phải cẩn thận, phải cân nhắc. Còn các chủ đầu tư Nhà nước, tất nhiên nhiều người là vì lợi ích chung thôi, nhưng một số người còn nghĩ đến lợi ích riêng, cho nên có một số không được rõ ràng.
Ngoài hình thức cho Việt Nam vay mượn để từ đó đưa máy móc, thiết bị nhân công sang Việt Nam, nhất là khai thác ở các vùng chiến lược thì Trung Quốc còn sử dụng các mối quan hệ để có thể trúng thầu, mà người Trung Quốc gọi là “Guan xi” về chuyện này, ông Liêm nhận xét thêm:

những người quyết định, chính vì vậy tôi thấy rằng những cuộc đấu thầu ở các địa phương gần sát biên giới với Trung Quốc hoặc những vùng chiến lược của Việt Nam mình, thường thường thì các cán bộ địa phương bị Trung Quốc mua chuộc hết. Ông Phạm Sỹ Liêm


Theo những gì tôi biết, thì người Trung Quốc giao dịch theo kiểu quan hệ rất giỏi, người ta gọi là “guan xin” rất giỏi, tôi chỉ biết như vậy thôi.
Khác với các nước phương Tây đấu thầu dựa trên năng lực thực sự thì bằng các mối quan hệ, người Trung Quốc “đi cửa sau” cho những gói chào thầu của mình. Ông Nguyễn Văn Huy trình bày thêm:
Người Trung Quốc thì ngược lại họ đi thẳng đến những người lãnh đạo, những người quyết định, chính vì vậy tôi thấy rằng những cuộc đấu thầu ở các địa phương gần sát biên giới với Trung Quốc hoặc những vùng


Vườn ươm cây Bạch Đàn giống của 

Công ty Innov Green (Trung Quốc - Đài Loan)
ở Lạng Sơn. Source Innov Green. 

chiến lược của Việt Nam mình, thường thường thì các cán bộ địa phương bị Trung Quốc mua chuộc hết, họ tìm cách mua chuộc không phải là tìm cách bỏ phong bì cho các người đó có tiền mà làm bằng mọi cách để người đó thấy rằng họ có giá trị hoặc là khi ký hợp đồng với Trung Quốc họ được đối xử tử tế, ưu đãi hơn so với người khác. Chính vì vậy, tôi thấy khác với các nước phương Tây, họ dùng đồng tiền, uy tín và tình cảm mua chuộc các người cán bộ.
Và hệ luỵ từ những dự án EPC Trung Quốc trúng thầu sẽ là câu chuyện của việc lệ thuộc vào thiết bị vật tư, phụ tùng thay thế, họ được phép mang sang Việt Nam mọi thứ từ những con bù lon, ốc vít, đến cả những lao động phổ thông, mà hiện giờ báo chí trong nước đang lên tiếng cảnh báo. Bên cạnh đó, khi Trung Quốc độc quyền tiến hành dự án, thì việc chậm tiến độ, chèn ép công ty nội địa là chuyện chắc chắn không tránh khỏi. Hơn nữa, khi những gói thầu này Trung Quốc nắm giữ, cũng sẽ khiến tình trạng nhập siêu với Trung Quốc thêm trầm trọng hơn.
Những dự án EPC Trung Quốc trúng thầu là cả một câu chuyện dài, vừa bắt nguồn từ phía chủ quan do luật đấu thầu Việt Nam còn nhiều kẽ hở, từ phía các chủ đầu tư doanh nghiệp Nhà nước và cũng vừa bắt nguồn từ phía khách quan của Trung Quốc muốn khai thác và chiếm giữ những lĩnh vực chiến lược Việt Nam. Vì thế, chúng tôi xin trích dẫn lời T.S Nguyễn Quang A để kết thúc bài viết. Tiến Sĩ A cho rằng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân, cách làm EPC là cách làm thông dụng, chẳng có gì phàn nàn. Có lẽ cái đáng phàn nàn là ở chính chúng ta.”


MS Phạm Ngọc Thạch bị công an bắt giữ, hành hung

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-06-25


Mục sư Phạm Ngọc Thạch thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam, bị công an TP.HCM bắt giữ, còng tay, hành hung, rồi đưa đi tối thứ Bảy 25-6-2011.
 

file photo 
Mục sư Phạm Ngọc Thạch, áo xanh bên trái.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do, Bà Nguyễn Thanh Nụ, vợ Mục sư Phạm Ngọc Thạch, cho biết ông đã bị công an Phường 26, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn bắt, hành hung, nhục mạ và đưa đi mất.



Bị còng tay, bị đánh đập

Tiếp chuyện Thanh Quang qua điện thoại, bà Nguyễn Thanh Nụ kể lại sự việc như sau:

“Khoảng 10 giờ tối hôm thứ Bảy, chồng tôi ra đường. Khoảng 15 phút sau, tôi nhận được cuộc gọi của chồng tôi nói là công an đang tấn công anh ở Cầu Đỏ, Phường 26, Quận Bình Thạnh.

Tôi nghe tin như vậy thì thông báo anh em tôi có chạy ra, thấy giữa cầu có 1 chiếc giầy của chồng tôi và cái bàn đạp xe rớt ra giữa đường, nhưng không thấy chồng tôi đâu cả. Còn bên cạnh cầu thì thấy chừng một chục công an, dân phòng cầm dùi cui.

Người nhà tôi mới mang chiếc giày và bàn đạp chiếc xe về. Trên đường về, gia đình tôi nghĩ co thê họ đưa chồng tôi về Phường 26, Quận Bình Thạnh. Sau đó anh em tôi tới và nhìn thấy chồng tôi đang bị còng số 8 và ngồi trong phường này.

Chồng tôi nói là chồng tôi đang bị nó khoá tay, khoá chân, đánh gãy càm của anh rồi, đau xương hàm lắm. Và tôi nghe tiếng thảm thiết của chồng tôi. Bà Nguyễn Thanh Nụ 


Tôi mới bồng con tôi mới 15 tháng tuổi chạy ra phường, hỏi chồng tồi là MS Phạm Ngọc Thạch ở đâu”.

Thanh Quang: Thưa bà, công an trả lời ra sao ? Và họ có nói bắt chồng bà vì lý do gì không?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Cán bộ phường nói là không biết, không có bắt ai tên Phạm Ngọc Thạch cả. Nhưng tôi khẳng định là gia đình tôi thấy chồng tôi bị còng và đang ngồi trong phường này. Lúc đó lực lượng của họ rất đông. Còn tôi thì chỉ có mẹ con tôi cùng một số anh em tôi đứng bên ngoài, cũng chẳng vô được.

Thanh Quang: Nhưng anh em của bà, như bà vừa kể, là đã nhìn thấy chồng bà bị cồng trong đồn công an này mà ? Như vậy bà phản ứng ra sao?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Phường 26 đó có 2 cửa. Cửa trước ra đường về cầu Bình Triệu và bến xe Miền Đông, còn cổng sau là nơi họ nhốt chồng tôi. Ban đầu tôi cũng chưa biết. Có 1 anh em bảo tôi rằng có thể thầy Thạch đang bị nhốt ở cổng sau.

Tôi tới cửa sắt cổng sau, đá vào cửa và gọi “anh Thạch ơi”, thì tôi nghe tiếng chồng tôi nói là “anh đang ở trong này”. Và chồng tôi nói thêm là chồng tôi đang bị nó khoá tay, khoá chân, đánh gãy càm của anh rồi, đau xương hàm lắm. Và tôi nghe tiếng thảm thiết của chồng tôi.



Thanh Quang: Chính chồng bà lên tiếng đau đớn như vậy, họ có cho bà vào gặp chồng không?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Tôi đề nghị người chỉ huy ở đây cho tôi được gặp chồng tôi, cho con tôi được gặp cha nó. Nhưng họ không cho vô.

Sau đó tôi đấu tranh rất nhiều, nói về đạo lý con người, hỏi họ rằng họ có trái tim hay không khi thấy mẹ con tôi đứng giữa đêm khuya thế này, tôi bồng đứa con thơ đi tìm chồng, tìm cha như thế này.

Họ không rung động gì cả dù tôi đứng tới 2 tiếng đồng hồ. Họ cả mấy chục người an ninh rồi dùi cui cản không cho tôi vô. Tôi vẫn đấu tranh rất nhiều. Sau đó có 1 anh mời tôi vô.

Tôi xin cho tôi vô Phòng Tiếp Dân, vì cơ quan nhà nước nào cũng có Phòng Tiếp Dân, vì tôi là 1 công dân. Nhưng anh này chỉ cho mẹ con tôi ngồi ở vỉa hè, dù Phòng tiếp Dân có, có ghế trong đó nhưng cũng không cho mẹ con tôi vô.

Đến khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ thì có 1 anh mời tôi vô. Anh này mặc thường phục, không bảng tên, không chức vụ gì cả.

Anh công an tên Hùng nói chồng tôi bị bắt vì dán tờ rơi kích động biểu tình. Ông Hùng đó nói là bây giờ biểu tình là trái pháp luật thì bắt.Bà Nguyễn Thanh Nụ


Tôi có hỏi anh tên, chức vụ là gì, làm ở cơ quan nào thì tôi mới biết để nói chuyện với anh ta. Anh này xưng là Nguyễn Thanh Hùng, công an TP.

Lý do bắt giữ?

Thanh Quang: Người công an này có giải thích lý do bắt chồng bà không?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Anh ta trả lời rằng chồng tôi bị bắt vì dán tờ rơi kích động biểu tình. Tôi hỏi nội dung tờ rơi đó là gì, và kích động biểu tình về vấn đề gì ? Ông Hùng đó nói là bây giờ biểu tình là trái pháp luật thì bắt.

Thanh Quang: Còn việc MS Phạm Ngọc Thạch bị họ đánh đập thì sao?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Tôi hỏi về sức khoẻ của chồng tôi thì ông này nói là không sao dù từ bên ngoài, tôi nghe tiếng la hét của chồng tôi là anh bị đánh đập, bị nhổ nước bọt vào mặt và còn gọi chồng tôi bằng từ mà tôi không biết có tiện nói ra ở đây hay không.

Nhưng tôi cũng xin nói ra để qúy vị biết thêm cung cách của cán bộ. Tôi nghe chồng tôi nói họ bảo là “đánh chết thằng chó này”. Tôi mới hỏi họ tại sao nói chồng tôi là chó?

Họ cũng biết tục ngữ “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, thì tại sao họ lại chưởi chồng tôi là chó ? Vậy họ là cái gì ? Tôi nói vọng vô như vậy, tay bồng đưa con thơ mà rất xót xa.

Thang Quang: Rồi họ vẫn tiếp tục nhốt chồng bà ở đó, hay đưa ông đi đâu?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Công an Hùng này cho biết đưa chồng tôi lên quận. Tôi hỏi quận nào để tôi đi theo, để biết sức khoẻ chồng tôi ra sao. Hình ảnh tôi không thể cầm lòng được là hình ảnh 1 chiếc giầy và 1 cái bàn đạp xe của chồng tôi mà anh em tôi cầm về.

Tôi rất buồn, nghĩ là chồng tôi đi bằng bàn chân không thôi. Sau đó họ dàn cảnh, cho lực lượng gồm công an, dân phòng đứng 2 hàng ở trước cửa phường để đưa anh Thạch lên xe cảnh sát.

Tôi hỏi anh Hùng này là đưa chồng tôi ra cổng nào ? Anh ấy trả lời là ra cổng trước. Tôi mới bồng con tôi ra cửa trước đợi để được nhìn thấy chồng, để con thấy cha của nó. Xe cứu thương có tới, xe cảnh sát lực lượng 113 rất là đông.

Khi họ đẩy chồng tôi vô xe, chồng tôi còn kịp hô to một câu là “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Thì 1 công an bịt miệng chồng tôi. Rồi xe 113 của cảnh sát giao thông cùng xe chở chồng tôi hú còi, đi đường ngược chiều mất dạng. Bà Nguyễn Thanh Nụ


Nhưng tôi đợi mãi không thấy, rồi nghe 1 cán bộ nói thật nhỏ rằng “đi cổng sau nhé”. Nghe vậy tôi chạy vội ra cổng sau thì thấy 1 xe cảnh sát trực sẵn ở đó. Tôi thấy chồng tôi bị dẫn ra.

Tôi chạy theo kêu lên “anh ơi”, thì bị lực lượng quá đông bao vây mẹ con tôi bé nhỏ không làm gì được. Họ còn bẻ tay tôi, không cho tôi tiến tới chồng tôi. Tôi chỉ còn kịp kêu lên rằng “Anh ơi, em đây, con đây!”.

Khi họ đẩy chồng tôi vô xe, chồng tôi còn kịp hô to một câu là “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Thì 1 công an bịt miệng chồng tôi. Rồi xe 113 của cảnh sát giao thông cùng xe chở chồng tôi hú còi, đi đường ngược chiều mất dạng.

Chồng tôi đi đâu, số phận như thế nào thì tôi không biết, để lại 2 mẹ con tôi. Tôi chỉ biết quay trở về nhà cầu nguyện mà thôi.

Thanh Quang: Thưa, Hội Thánh và cá nhân bà có chuẩn bị như thế nào để giúp MS Phạm Ngọc Thạch không?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Thưa tình hình mới xảy ra đây thôi nên tôi chưa có gặp anh em trong Hội Thánh hay như thế nào cả. Tôi vẫn thức trắng, không ngủ được.

Thanh Quang: Thưa nhân đây bà muốn lên tiếng gì không với công luận thế giới về trường hợp của MS Phạm Ngọc Thạch?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Dạ, tiện đây tôi xin nói rằng nếu chồng tôi đấu tranh cho “Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam” thì tôi ủng hộ. Và tôi mong rằng quý vị cùng đứng bên cạnh chồng tôi, không phải đấu tranh cho chồng tôi mà đấu tranh cho đất nước VN thân yêu, đấu tranh cho “Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam”.

Thanh Quang: Xin cảm ơn bà rất nhiều!

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Việt Long, phóng viên RFA
2011-06-25


Hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật, một hành động chưa từng có, sau khi tố giác tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận, hai lần tấn công các tàu nghiên cứu của Việt Nam, trong vòng một tháng vừa qua.
 

AFP
Biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila, 

Philippines ngày 08/06/2011, tố cáo Trung Quốc 
"bắt nạt" Philippines trong tranh chấp quần đảo Trường Sa.

Trong khi người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, tuyên bố Bắc Kinh sẽ không sử dụng vũ lực, thì trận đấu khẩu ngoại giao vẫn tiếp diễn. Lực lượng những người dân gọi là “yêu nước” của cả hai nước đều tỏ ra bừng bừng khí thế. Nguy cơ không nhỏ của chiến tranh khi ẩn khi hiện.

Cuộc đối đầu cho thấy những thách thức đáng kể mà Trung Quốc phải đối diện để bảo vệ sự công bố chủ quyền ở biển Đông gây nhiều tranh cãi. Từ lâu Trung Quốc đã công bố quyền sở hữu hải phận chung quanh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bác bỏ sự xác lập chủ quyền của các nước láng giềng.

Tạo thêm mâu thuẫn


Giới trẻ xuống đường biểu tình chống 

Trung Quốc hôm 12/6/2011 tại Hà Nội. 
AFP Photo. 

Trong những năm gần đây, Trung Quốc nhìn chung thì cũng gắng bắt chước Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt trong thế kỷ 20 trước đây, để “nói ngọt nhưng trong tay mang gậy lớn”.

Lần đầu tiên dự cuộc Đối thoại về chiến lược Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nhắc lại là “Bắc Kinh luôn kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình” và nước ông “không có hành động bá quyền hay bành trướng quân sự”.

Lời đó không thuyết phục được các nước láng giềng. Họ tin rằng lời hòa dịu êm tai của Bắc Kinh chỉ ẩn dấu thêm những hành động thô bạo ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Với một căn cứ hải quân tương đối mới ở đảo Hải Nam, một hạm đội hiện đại, Trung Quốc giàu khả năng hơn trong việc dọa dẫm láng giềng. Nhiều dấu hiệu cho thấy họ càng ngày càng sẵn sàng làm như vậy.

Tuần qua Việt Nam đã tố giác hành động của Trung Quốc là một hành động có dự mưu, tính toán cẩn thận, để tấn công chiếc tàu thăm dò khai thác dầu của Việt Nam. Philippines cũng lên án nhiều tàu Trung Quốc đã có hành động bắt nạt tàu của Philippines, thậm chí còn bắn vào những ngư dân không vũ trang hồi cuối tháng giêng. Manila còn có hành động tượng trưng để thách thức Trung Quốc, đặt lại tên biển Nam Trung Hoa là biển Tây Philippines, và nhổ bỏ một số cọc Trung Quốc cắm trong vùng biển Trường Sa.

Sự quả quyết trong hành động xác định chủ quyền ở biển Đông, hay biển Nam Trung Hoa, có thể làm hài lòng một số người ở Bắc Kinh, nuôi dưỡng tinh thần quốc gia và yểm trợ lời kêu gọi xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, vươn xa. Tuy nhiên ít ra trong thời gian sắp tới những hành động nặng tay có thể không lợi cho Trung Quốc.

Chiếc dù an ninh của Mỹ


Thượng Nghị Sĩ John McCain đang phát biểu

tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông 
ở Washington DC hôm 20-06-2011. 
Photo courtesy of CSIS. 

Phản ứng của các nước liên quan đến vấn đề chủ quyền biển Đông đã làm mối quan hệ giữa Bắc Kinh với khu vực này thêm rắc rối, và có vẻ đang khiến những nước này lui về nhờ vả chiếc dù an ninh của Mỹ. Tháng qua, Việt Nam, Philippines và một số nước khác đã kêu gọi Mỹ giúp đỡ. Khu trục hạm Chung-Hoon, thuộc lại tối tân của hải quân Hoa Kỳ, đã được lệnh vào vùng để “bảo đảm tự do lưu thông”.

Trung Quốc đang chạm phải sự mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng về giải pháp cho biển Đông. Bắc Kinh muốn giải quyết song phương với từng nước nhỏ hơn để dễ đạt được sự nhượng bộ. Các quốc gia này lại muốn theo đuổi đường lối đa phương, để những chú tí hon xúm lại lại chống anh khổng lồ đồng thời chung nhau chiếc dù che của Mỹ, khi hạm đội 7 thong dong vượt sóng ở phía chân trời.

Đối với Trung Quốc, muốn tránh đường lối đa phương thì phải có chiến lược “gài nêm” để dụ dỗ từng nước liên quan tách ra, bỏ rơi các nước kia, tránh xa Mỹ. Trung Quốc đã thử cả bàn tay bọc nhung lẫn tay bọc sắt, lúc thì kêu gọi cùng khai thác chung, lúc thì lên gân khoe bắp thịt quân sự. Cả hai lối đều vô hiệu.

Biện pháp ngoại giao sẽ đưa các quốc gia đối thủ vào bàn thương nghị, nhưng Trung Quốc sẽ không ở vị thế giữ nhiều được quyền quyết định. Thêm nữa, một Trung Quốc hiền dịu cũng không dọa được Đông Nam Á đừng đoàn kết.

Nhưng dùng bàn tay sắt cũng đem lại không ít khó khăn. Bắc Kinh có khát nhiên liệu đến mấy cũng không khao khát tung ra chiến tranh trong một khu vực mà hải quân Hoa Kỳ vẫn giữ quyền lãnh đạo chỉ huy, và việc bảo vệ lãnh thổ lãnh hải sẽ đem lại những chi phí lớn lao về kinh tế, và tổn thất về ngoại giao. Chưa nói đến hành động quân sự, chỉ cần đe dọa quân sự cũng đủ khiến láng giềng vội ngả theo Mỹ để được giúp, và làm cho Trung Quốc mang tai tiếng nói một đằng làm một nẻo.

Sách lược của Bắc Kinh hiện nay cho thấy rõ nỗ lực chèo lái giữa hai chiến thuật mềm và cứng đó. Một mặt đe dọa để các đối thủ kết hợp lập trường xác định chủ quyền, một mặt lại lẩn ra ngoài những đụng chạm để chờ thời cơ khi lực lượng hải quân Trung Quốc có thể cân bằng được những lợi và hại trong toàn khu vực. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh bi nguy cơ gây tổn hại cho chiến lược tương đối thành công, là chiến lược “tấn kích êm đềm” ở Đông Nam Á, đồng thời lại tạo nuôi dưỡng những lực lượng có thể gây nên những cuộc xung đột ngoài ý muốn.


(Nguồn: CNN/John D. Ciorciari, giáo sư Đại học Michigan)

dimanche 26 juin 2011

Công nhân đình công phản đối TQ

Mỹ đáp trả Trung Quốc về biển Đông

Đại diện ngoại giao Mỹ, Singapore và các nghị sĩ Anh kêu gọi giải quyết tranh chấp ở biển Đông theo cách tiếp cận hòa bình và đa phương.Phát biểu với báo giới hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Kurt Campbell nói: “Chúng tôi rất quan tâm tới tình hình căng thẳng tại biển Đông. Mỹ có những nguyên tắc bất di bất dịch về tự do hàng hải, giao thương cũng như duy trì hòa bình, ổn định và hy vọng các bên liên quan tự kiềm chế”. AFP cũng dẫn lời ông Campbell khẳng định: “Mỹ sẽ giúp tìm cách giảm căng thẳng và không có ý định thêm dầu vào lửa ở biển Đông”.

Tuyên bố này dường như nhằm đáp trả phát biểu bị cho là hăm dọa của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải hôm 22.6. Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Thôi bác bỏ những lời kêu gọi Mỹ tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp ở biển Đông và nói: “Tôi cho rằng nhiều nước đang đùa với lửa và tôi hy vọng ngọn lửa sẽ không lan trúng Mỹ”. Hôm 23.6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng phản ứng phát biểu của ông Thôi bằng tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết mâu thuẫn theo luật pháp quốc tế.

Ông Cambpell và ông Thôi sẽ gặp nhau trong buổi tham vấn song phương về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương tại Hawaii hôm 25.6 (trưa nay, giờ VN). Theo AFP, vấn đề biển Đông sẽ được đặt ra trên bàn nghị sự. Ngoài ra, phía Mỹ sẽ tìm hiểu về phương hướng phát triển quân sự của Trung Quốc cũng như vấn đề CHDCND Triều Tiên và Myanmar.

Cũng trong hôm qua, Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam kêu gọi tất cả các bên không để căng thẳng tăng thêm ở biển Đông. Channel News Asia dẫn lời ông Shanmugam nói: “Các tuyên bố chủ quyền nên được dàn xếp theo cách mà tất cả các bên có thể chấp nhận được và nhất là không để tái diễn các sự cố trên biển như vừa qua”. Ngoại trưởng Singapore cũng nói ASEAN có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các tranh chấp ở biển Đông. Dự kiến, vấn đề này sẽ được nêu ra tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào tháng tới tại Bali, Indonesia.

Trong khi đó, theo website chính thức của Hạ viện Anh, đến ngày 24.6, đã có 9 nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền, Công đảng và đảng Dân chủ và Lao động ký tên vào bản kiến nghị về tình hình căng thẳng ở biển Đông. Nội dung kiến nghị nêu rõ: “Thành viên Hạ viện quan ngại về tình hình leo thang căng thẳng tại biển Đông”. Các nghị sĩ hoan nghênh lời kêu gọi của các nước ASEAN giải quyết tranh chấp thông qua những giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Kiến nghị cũng kêu gọi có các hướng tiếp cận song phương và đa phương để giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và khôi phục ổn định trong khu vực.


Lê Loan

Tướng Trung Quốc ngạo mạn đe dọa Việt Nam

SGTT – Chủ nhật, ngày 26 tháng sáu năm 2011
Trang web của hãng thông tấn Bình luận Trung Quốc ngày 25.6 dẫn lời thiếu tướng Bành Quang Khiêm, phó tổng thư ký Ủy ban chính sách an ninh quốc gia, hội nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc, ngạo mạn tuyên bố rằng Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn.

 

Tướng Bành Quang Khiêm "khua môi múa mép" 
về vấn đề Biển Đông trên một chương trình 
truyền hình của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng thông tấn Bình luận Trung Quốc, Tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình (Biển Đông) đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây "liên tục khiêu khích".

Viên tướng này nói: "Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn”.

Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng "nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao".

Trước đó, báo Văn Hối, vốn được coi là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong ngày 18.6 cũng đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.

Bài xã luận của tờ Văn Hối, cộng với phát biểu vừa qua của một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề an ninh Trung Quốc đã thể hiện thái độ không nhất quán của một số quan chức nước này xung quanh vấn đề Biển Đông.

Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự.

Trong cuộc Đối thoại Shangri-la lần thứ 10 tại Singapore từ 3 đến 5.6, chính Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình.

Trong khi ấy, trước và sau bài phát biểu của ông Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la, các tàu của Trung Quốc đã liên tục có những hành vi gây hấn, cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh 02 và Viking II của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong lúc các tàu này đang khảo sát hoặc tiến hành thăm dò địa chất tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Sự việc tàu Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng đã gây quan ngại trong giới học giả quốc tế. Giáo sư Carl Thayer, hiện đang công tác tại Khoa Nhân văn và Xã hội học trường Ðại học New South Wales của Australia, cho rằng: “Hành động cắt dây cáp của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế đã quy định cho họ. Hành động này rõ ràng đã chấm dứt những gì lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN đã và đang thương thảo về Biển Đông.”

Còn trong cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ hôm 21.6 vừa qua, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

Ông nhấn mạnh: "UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế."

Cũng tại hội thảo này, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế."

 

Tàu Trung Quốc "diễu võ giương oai" 
trên biển trong mưu đồ biến Biển Đông thành ao nhà.

Tại cuộc hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông” do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ tổ chức tại Jakarta mới đây, tiến sĩ Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng những vụ việc đã và đang xảy ra cho thấy tình hình ở Biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại. Theo nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải khu vực Iskander Rehman, cách hành xử của Trung Quốc “đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và Philippines.”

Như thế, một cách khách quan nhất, chính Trung Quốc mới là bên khiến cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, và phát biểu trên của ông Bành Quang Khiêm càng làm sai lệch bản chất của sự việc và cho thấy phía Trung Quốc luôn sẵn sàng hăm dọa dùng vũ lực với các nước láng giềng trong khu vực.

Ngược lại, trước sau như một, Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm và lập trường của là thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.

Tại Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã diễn ra từ ngày 13-17.6, tại New York, thứ trưởng bộ Ngoại giao, đại sứ, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh khẳng định việc gần đây Trung Quốc liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.

Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Theo Vietnam+